Review

Nghịch Lý Của Sự Lựa Chọn

Thể loại Tâm lý học
Tác giả Barry Schwartz
NXB NXB Lao Động Xã Hội
Công ty phát hành Alphabooks
Số trang 336
Ngày tái bản 06-2016
Giá bánXem giá bán

Nội dung

Đây là cuốn sách có giá trị vì hai lý do. Thứ nhất, nó đã biện luận một cách đầy sức thuyết phục rằng chúng ta sẽ sống tốt hơn nếu có ít lựa chọn hơn, và rằng nhiều người trong chúng ta đang phải rất vất vả để đi đến những quyết định lựa chọn tốt nhất. Thứ hai, cuốn sách cũng dành một lời giới thiệu đầy hấp dẫn về xu hướng nghiên cứu hiện tại trong ngành tâm lý học về lựa chọn và cuộc sống con người.

“Thật khó vui sống khi ta luôn hối tiếc về mọi quyết định của mình bởi luôn nghĩ nó chưa chắc đã phải là quyết định tốt nhất. Dễ thấy rằng nếu thường xuyên hối hận, bạn sẽ kém hài lòng với những quyết định đủ tốt. Tệ hơn nữa là bạn thực sự có thể cảm thấy hối tiếc trước cả khi đưa ra quyết định. Bạn hay mường tượng việc mình sẽ cảm thấy thế nào nếu phát hiện ra vẫn còn những lựa chọn tốt hơn. Và chỉ cần có vậy, bạn sẽ bị sa lầy vào sự bất an và trăn trở về mọi quyết định thậm chí còn đang manh nha. Có vẻ như khi xã hội Mỹ càng phát triển hơn và người Mỹ được tự do theo đuổi và làm bất cứ điều gì họ muốn, thì họ càng ngày càng ít hạnh phúc hơn .”

(Daniel Kahneman)

[taq_review]

Review

Thủy Triều

Quyển này có bìa sách rất ấn tượng, nhưng nếu bạn nghĩ là đọc xong sách sẽ biết cách chọn được quả trứng vàng từ rổ trứng thì bạn cũng bị nhầm giống tôi. Bởi vì quyển này ý nghĩa hơn thế nhiều. Nó sẽ giúp bạn nhận ra quả trứng mà bạn đã chọn rất kỹ chính là quả trứng vàng chứ không phải những quả mà bạn đã không chọn…

Ngoài ra sách còn phân tích rât kỹ về tâm lý học lựa chọn trong cuộc sống con người.

Minh Hoang Pham

Cuốn sách này và cuốn “Phi lý trí” có rất nhiều điểm tương đồng về nội dung, ví dụ/thí nghiệm 2 tác giả dẫn ra cũng rất giống nhau, nhưng khi mà “Phi lý trí” tập trung vào việc giải thích và dự đoán các quyết định của người khác thì cuốn sách này lại giúp bạn nhìn vào việc đưa ra quyết định của chính bạn, cách mà bạn có thể sống tốt hơn mà không cần lúc nào cũng đưa ra lựa chọn “tốt nhất”. Tôi vừa trải qua một số chuyện rất tồi tệ về tình cảm và may mắn đọc cả 2 quyển sách này liền nhau, thực sự đã giúp tôi nhẹ nhõm hơn rất nhiều, nhìn vào vấn đề của mình một cách rõ ràng hơn và đưa ra các quyết định một cách nhẹ nhàng hơn, bớt hối tiệc hơn.

Trích đoạn

Lựa chọn chăm sóc sắc đẹp

Bạn muốn mình sẽ trông như thế nào? Nhờ vào các dịch vụ giải phẫu thẩm mỹ mà ngày nay chúng ta có thể thay đổi cả hình dạng và mặt mũi của mình. Vào năm 1999, hơn 1 triệu ca giải phẫu thẩm mỹ đã được thực hiện ở Mỹ bao gồm 230.000 ca hút mỡ, 165.000 ca nâng ngực, 140.000 ca sửa mắt, 73.000 ca nâng mặt, 54.1 ca chỉnh rốn. Mặc dầu số lượng bệnh nhân nữ chiếm tới 89% nhưng vẫn có một số lượng là nam giới. Một phát ngôn viên của Trung tâm giải phẫu Mỹ (American Society Plastic Surgeons) cho biết họ coi việc giải phẫu thẩm mỹ cũng giống như việc làm móng tay, móng chân hay đi đến spa vậy. Một người khác thì cho rằng việc này cũng giống như là bạn mặc vào một chiếc áo len đẹp, chải tóc, làm móng tay móng chân hoặc là đi tắm nắng vậy. Nói một cách khác, giải phẫu thẩm mỹ đã dần trở thành một việc bình thường mà người ta có thể bàn tán hàng ngày. Xét về khía cạnh nào đó thì việc bề ngoài trông như thế nào đã trở thành vấn đề của sự chọn lựa. Ngày nay người ta chịu trách nhiệm luôn cả việc bề ngoài của họ trông như thế nào. Nhà báo Wendy Kaminser cho biết sắc đẹp là cái mà tạo hoá ban tặng cho một số ít người để chúng ta chiêm ngưỡng. Ngày nay nó là một thành tựu, sự xấu xí không chỉ đơn thuần là không may mắn nữa mà là một thất bại.

Lựa chọn cách thức làm việc

Trong suốt chiều dài lịch sử, nước Mỹ luôn tự hào về tính năng động xã hội mà công dân mình có được. Khoảng 2/3 học sinh tốt nghiệp phổ thông tiếp tục vào đại học. Việc này mở ra cho sinh viên nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn. Việc người Mỹ chọn lựa nghề nghiệp của mình không gò bó bởi nghề nghiệp mà cha mẹ họ làm trước đây hay bởi công việc hiện tại. Tôi hiểu rõ công việc mà những cơ hội cho mỗi người Mỹ là không đồng đều nhau. Tài chính gia đình và khuynh hướng kinh tế quốc gia vẫn đặt một áp lực lên vai nhiều người nhưng không nhiều như trước đây.

Sau khi đã chọn được định hướng nghề nghiệp cho mình, người ta lại gặp phải những sự lựa chọn khác. Cuộc cách mạng viễn thông đã tạo điều kiện linh hoạt hơn trong việc chọn lựa nơi chốn và địa điểm làm việc. Các công ty phải bất đắc dĩ thừa nhận rằng nhiều người có thể làm việc rất hiệu quả tại nhà, tránh bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài. Và khi con người ta có thể làm việc ở bất cứ đâu vào bất cứ giờ nào, thì họ cũng phải đối mặt với thách thức từng ngày từng phút về việc quyết định có làm việc hay không. Email chỉ là một phương tiện liên lạc. Chúng ta có nên mang theo laptop vào kỳ nghỉ của mình hay không? Chúng ta có nên kết nối hệ thống voice-mail qua điện thoại di động và kiểm tra mail trong khi đợi ở quầy tiếp tân tại khách sạn? Đối với một số ngành nghề, người ta phải luôn đối mặt với những khó khăn khác nhau trong suốt quá trình làm việc. Điều này cho thấy cho dù chúng ta có đi làm hay không thì đây cũng là vấn đề chọn lựa từng phút từng giờ.

Chúng ta sẽ làm việc cho ai? Đây có lẽ là sự lựa chọn mà chúng ta phải đối mặt hàng ngày. Một người Mỹ 32 tuổi trung bình đã làm việc cho 9 công ty khác nhau. Cách đây vài năm trong một bài báo về sự biến động của thị trường lao động Mỹ có tựa đề U.S News and World Report ước tính vào năm 1999 có khoảng 17 triệu người Mỹ tình nguyện rời bỏ công việc hiện tại để tìm một công việc khác. Người ta tìm đến công việc mới để được tăng lương và tìm kiếm những cơ hội phát triển tốt hơn. Họ cũng thay đổi công việc vì muốn đến sống ở thành phố khác thay vì chán công việc cũ. Thật vậy, việc thay đổi công việc đã trở thành chuyện bình thường đối với những người làm việc trên 5 năm cho cùng một công ty. Trừ khi người ta hãy còn muốn gắn bó và tham vọng với công việc của mình, hay ít ra là công việc và môi trường làm việc cũ quá tốt. Khi tình hình trở nên xấu đi, chúng ta dễ dàng tìm đến một công việc mới hơn. Rõ ràng mức độ thay đổi công việc hiện nay đã giảm hơn so với năm 1999, tuy nhiên người ta vẫn luôn trong tình trạng kiếm công việc mới.

Vậy khi nào chúng ta nên tìm kiếm một công việc mới? Câu trả lời nằm ở chỗ bạn bắt đầu tìm kiếm thời điểm bắt đầu công việc của mình. Hãy nghĩ tới giây phút bạn phải quyết định lựa chọn: “Tôi nên làm việc ở đâu và làm công việc gì? Đó là những câu hỏi vẫn chưa có lời giải đáp. Thông tin về những cơ hội mới và tốt hơn luôn rất dồi dào. Một quảng cáo của hãng Microsoft: “Bạn muốn đi đâu ngày hôm nay?” không chỉ đơn thuần là việc lướt web mà thôi.

Sự đa dạng trong công việc mang lại cho chúng ta nhiều cơ hội hơn. Việc tự do thay đổi công ty và công việc mở ra nhiều cơ hội và sự chọn lựa thách thức hơn. Tuy nhiên mọi thứ đều có cái giá của nó, ở đây chính là gánh nặng trong việc tìm kiếm thông tin và đưa ra quyết định cho chính mình. Người ta sẽ không thể nào có thể thoải mái tận hưởng những thành quả của mình và luôn trong trạng thái tìm kiếm những cơ hội tốt hơn.

Ngay cả việc phải ăn mặc như thế nào khi đi làm cũng trở thành sự lựa chọn mới đồng thời là những mối lo mới. Xu hướng ăn mặc một cách thoải mái nơi công sở xuất hiện cách đây một thế kỷ với mong muốn làm cho cuộc sống của nhân viên được dễ dàng hơn, thoải mái hơn tại nơi làm việc đồng thời tiết kiệm được tiền bạc. Tuy nhiên kết quả lại hoàn toàn ngược lại. Bên cạnh đồng phục bình thường nơi công sở, người ta cũng thiết kế ra những bộ trang phục nơi công sở hàng ngày. Không chỉ đơn thuần là áo thun hay len mà bạn mặc ở nhà vào những ngày cuối tuần, những bộ trang phục ngày nay vừa phải đáp ứng nhu cầu thoải mái mà cần phải gọn gàng nghiêm túc. Trang phục công sở ngày một bùng nổ cũng dẫn đến vấn đề quyết định chọn lựa như thế nào. Ngày nay không chỉ là quần tây áo sơ mi cà vạt vàng hay đỏ nữa mà vấn đề thế nào là trang phục bình thường. Tờ New York đã chia mảng thời trang này thành 6 loại khác nhau: năng động, khoẻ mạnh, thể thao, sang trọng, phong cách doanh nghiệp, v.v… Jogn Seabrook cũng nói về vấn đề này như sau: “Điều này đã làm cho trang phục thường ngày trở nên tồi tệ hơn thậm chí không còn là trang phục thường ngày nữa.” Vì vậy, cho dù là chúng ta được quyền quyết định cách ăn mặc như thế nào trong những ngày được cho phép, thì nhiều người vẫn cảm thấy vấn đề này vô cùng phức tạp.

Lựa chọn cách yêu

Tôi chơi với một người bạn khá thân tên Joseph từ khi anh ấy tốt nghiệp đại học đầu những năm 90. Anh ấy tiếp tục theo học PhD và hiện nay đang làm nghiên cứu tại một trường đại học. Vài năm trước Joseph rất chắc chắn với tôi về điều này. Joseph đã có những quyết định quan trọng đối với nghề nghiệp và người bạn đời của mình. Tuy nhiên trong quá trình tìm hiểu lẫn nhau, cả hai phải trải qua những quyết định hết sức khó khăn. Đầu tiên họ phải quyết định xem có sống chung với nhau hay không. Quyết định này bao gồm việc xem xét thói quen độc lập với việc phụ thuộc lẫn nhau và cả những lợi ích khác như thuận tiện, tiết kiệm được tài chính từ việc sống chung với nhau và phải đối mặt với cả sự phản đối của gia đình. Một thời gian sau, họ phải quyết định việc tổ chức hôn lễ ở đâu và như thế nào. Họ có nên đợi đến khi cả hai đã có được một công việc ổn định hay không? Ai sẽ là người theo đạo của người kia? Việc quyết định sống chung còn bao gồm cả việc quyết định các khoản chi tiêu như thế nào.

Tiếp theo, họ phải quyết định về việc có nên có con hay không? Việc này liên quan đến một loạt các vấn đề khác như thời gian sinh hoạt, hoàn thành bằng PhD và một tương lai không chắc chắn khác về mặt công việc. Họ cũng phải giải quyết vấn đề tôn giáo. Họ phải quyết định xem sẽ cho con mình theo đạo nào.

Một loạt các quyết định khác liên quan đến vấn đề công việc. Họ có nên tìm kiếm một công việc tốt hơn hay không và có nên tận dụng những cơ hội đó cho dù có phải sống riêng hay không? Nếu không ai sẽ là người chấp nhận hy sinh? Khi tìm việc, họ nên để tâm đến việc gần nhà nội hay nhà ngoại hoặc đơn giản chỉ việc tìm kiếm những công việc tốt nhất trong cùng một thành phố? Đối mặt và giải quyết những lựa chọn trên thật sự khó khăn cho Joseph và Jane. Họ cho rằng họ phải có những quyết định hết sức khó khăn khi yêu nhau và cam kết gắn bó với nhau. Bấy nhiêu đó đã đủ hay chưa?

Người Mỹ luôn phải đối mặt với nhiều sự lựa chọn khác nhau trong cuộc sống của mình. Tuy nhiên trong quá khứ những sự lựa chọn đều được mặc định sẵn nên người ta nhận thức các quyết định lựa chọn của mình. Chọn lựa bạn đời cũng là một vấn đề, nhưng phải nhớ rằng cần phải quyết định càng sớm càng tốt kể cả vấn đề con cái vì đó là việc người ta vẫn làm. Những người không theo quy tắc này là những người sống ngoài những lề thói của xã hội. Ngày nay thật khó để có thể xác định sự lựa chọn nào nằm trong số này. Khi xem xét xung quanh, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự cam kết tưởng tượng cho những mối quan hệ gần gũi của con người.

Những sự lựa chọn không chính thống này được hoan nghênh ở nhiều nơi trên thế giới và nhiều vùng ở nước Mỹ. Nhìn chung thì khuynh hướng truyền thống vẫn được chấp nhận hơn. Ngay cả trên truyền hình hầu như cũng không có những người tiên phong nào, chỉ có những người đã lập gia đình, chưa lập gia đình, những người thích quan hệ khác giới và đồng giới, những gia đình đông con và không có con luôn cố gắng làm chúng ta cười mỗi ngày. Ngày nay mọi sự lựa chọn về tình cảm đều có sẵn. Một sự bùng nổ khác cùng với những lo lắng khác theo đó nảy sinh.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button