Review

Ngàn Mặt Trời Rực Rỡ

Thể loại Văn học nước ngoài
Tác giả Khaled Hosseini
NXB NXB Văn Học
Công ty phát hành Nhã Nam
Số trang Đang cập nhật
Ngày xuất bản 06-2014
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách


Bốn thập kỷ biến động và ly tán ở Afghanistan, một lối dẫn dắt chân thực bậc thầy, câu chuyện về những số phận bị vùi dập nhưng đầy ám ảnh. Với Ngàn mặt trời rực rỡ, Khaled Hossini đã chứng minh thành công của Người đua diều không phải điều ngẫu nhiên.

Mariam và Laila, hai người phụ nữ, hai tuổi thơ trái ngược nhau, những biến cố khốc liệt khiến họ phải gặp nhau. Một là cô bé con rơi mà cha mình không thể công nhận, một là cô gái thượng lưu sống trong nhung lụa, cả hai cùng trở thành vợ một người đàn ông, cố gắng sinh con cho anh ta, cùng bị đánh đập tàn nhẫn. Một người vợ đã giết chết người chồng chung đó. Còn một người phải rời đất nước ra đi với người yêu và những đứa con. Số phận họ đã hòa quyện vào nhau trong thân phận đau thương, bền bỉ của người phụ nữ Afganistan trước nền chính trị hỗn loạn và tôn giáo hà khắc, làm nên một trường ca tiểu thuyết vô cùng cảm động.

Tạp chí Times xếp Ngàn mặt trời rực rỡ ở vị trí thứ 3 trong 10 tiểu thuyết xuất sắc nhất thế giới năm 2007.

Khaled Hosseini sinh năm 1965 ở Kabul, Afghanistan. Gia đình ông chuyển đến Paris, Pháp năm1976, sau đó định cư ở California, Hoa Kỳ. Tại đây, ông lấy bằng cử nhân Sinh học năm 1988 và bằng Bác sĩ Y khoa năm 1993.

Năm 2003, Hosseini giới thiệu tiểu thuyết đầu tay Người đua diều – tác phẩm bán chạy nhất thế giới và được xuất bản ở 48 quốc gia. Năm 2007, nhà văn ra mắt cuốn tiểu thuyết thứ hai với tựa đề Ngàn mặt trời rực rỡ, cho đến nay nó đã được xuất bản ở 40 nước.

Hiện Hosseini đang sống ở miền Bắc California và tiến hành các hoạt động trợ giúp nhân đạo choAfghanistan thông qua Quỹ Khaled Hosseini.

[taq_review]

Bạn đọc cảm nhận


Nguyễn Thị Minh Hằng

Một cô bé 15 tuổi buộc phải kết hôn với một người đàn ông 40 tuổi. Hai mươi năm sau, một cô bé khác 14 tuổi cũng không còn cách nào khác phải lấy chính người đàn ông đó. Tưởng chừng như trái với luân thường đạo lí và khó có thể xảy ra. Thế nhưng trong câu chuyện của Khaled Hosseini thì nó lại diễn ra vô cùng hợp lí và logic bởi sự nghiệt ngã của số phận và hoàn cảnh.

Khaled Hosseini thật biết cách làm người ta thương cảm và khóc cho nhân vật của mình. Sự đối lập giữa tâm hồn trong trẻo và trớ trêu của hoàn cảnh tạo nên những tình huống éo le khiến một độc giả chỉ thích đọc truyện trinh thám với tiết tấu nhanh mà ít đoái hoài đến cảm xúc nhân vật như tôi phải động lòng.

Afghanistan đã đến với tôi qua những cung bậc cảm xúc như thế. Qua những tác phẩm của Khaled Hosseini.

Văn Kim Thành

Đây là một câu chuyện về bạo lực, cuộc chiến loạn lạc, một tôn giáo cổ hủ và cũng là một câu chuyện cảm động về sự đau thương, mất mát. Tôi tìm thấy một chút gì đó tương tự ở đây so với “Người đua diều”.

Tôi cảm thấy thương hại Rasheed. Tất nhiên cả cảm xúc ghê tởm. Vợ anh ta chết, con trai anh ta cũng chết, anh ta chỉ mong muốn một đứa con trong khi, số phận rủi thay, Mariam không còn khả năng sinh nở sau lần sẩy thai đầu tiên – đây là một nỗi đau đối với bất kỳ một người phụ nữ nào. Và rồi hắn tìm đến Laila để thoả mãn dục vọng của mình.

Hai người phụ nữ đã chịu đựng bị bạo hành. một Afkanistan bất ổn và biến động được nhắc đến khiến con người ta rùng mình. Tôi không biết nhiều về đất nước của họ, những tôn giáo hay những hủ tục của họ, nhưng tôi cảm thấy ghê tởm. Tôi nghĩ rằng, sẽ không nhiều người còn muốn du lịch tới chốn đây nữa sau khi đọc xong cuốn này. Toàn súng ống, bom đạn và giết chóc…

Nguyễn Minh Tú

Biết tới tác giả Khaled Hosseini qua Người Đua Diều, mình đã tìm đọc ngay Ngàn Mặt Trời Rực Rỡ sau khi bị mê hoặc bởi lối dẫn dắt chuyện đầy tính chân thực, xúc động và ám ảnh của ông. Lần này, thay vì đưa hình ảnh đua diều, lịch sử, văn hóa của đất nước Afghanistan lại được khắc họa thông qua số phận của hai người phụ nữ, hai thế hệ, hai giai cấp hoàn toàn khác biệt trong xã hội phân hóa tôn giáo, giai cấp rõ rệt, một xã hội đầy biến động, đầy sự phân biệt giới tính, nơi người phụ nữ bị quá nhiều ràng buộc…

Theo từng câu chữ, đưa người đọc trải qua vô vàn cảm xúc , từ vui vẻ, buồn phiền cho tới đau thương và căm phẫn. Hai người phụ nữ, Mariam và Laila, xuất thân hoàn toàn khác biệt, tuổi tác chênh lệch nhưng số phận trớ trêu đưa đẩy họ cùng lấy một người chồng, để rồi, cũng nhờ cái sự trớ trêu đó, 2 người gắn kết với nhau, đùm bọc nhau để cùng sống, cùng tồn tại dưới sự khắt khe của chế độ gia đình đàn ông trị trong xã hội Afghanistan, nơi người phụ nữ chỉ được xem như món đồ sở hữu của đàn ông, nơi người phụ nữ không có quyền tìm việc làm, ngay cả khi ông chồng không nuôi nổi gia đình mình… Đọc để thấy đau lắm, thương lắm những người phụ nữ sống trong xã hội đó, nhưng cũng đầy cảm phục họ vì họ vẫn ráng sống, cố gắng làm mọi việc để tồn tại, vô cùng ngưỡng mộ họ vì dám đứng lên đấu tranh cho tự do của chính bản thân mình, dám phá bỏ rào cản của tôn giáo, của một xã hội dường như không tồn tại khái niệm “quyền phụ nữ”… Tôi đã thấy hai mặt trời rực rỡ, tỏa sáng nhất trong cuốn sách này, và còn Ngàn Mặt Trời Rực Rỡ khác, xứng đáng được tôn vinh. Một cuốn sách tuyệt hay của Khaled Hossini!.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button