Review

Nâng Cao Sức Mạnh Tinh Thần

Thể loại Kỹ năng – Sống đẹp
Tác giả Margaret Pinkerton
NXB NXB Văn Hoá Sài Gòn
Công ty phát hành First News – Trí Việt
Số trang 124
Ngày xuất bản 01-2012
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách

Càng ngày con người càng nhận ra một điều rất quan trọng là sức khỏe và thể chất có mối liên hệ rất gần gũi với tình trạng trí tuệ, cảm xúc và tinh thần của con người. Khi một người có những trải nghiệm trí tuệ, cảm xúc và tinh thần mang tính tiêu cực và mất quân bình thì hệ thống miễn nhiễm cũng suy giảm đi tính hiệu quả của nó, làm giảm bớt khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể.

Các bác sĩ có thể cung cấp cách chữa trị cho những bệnh tật thể chất. Tuy nhiên, việc phát triển nhận thức và tiến trình tái lập quân bình cho các trải nghiệm tri thức, cảm xúc, và tinh thần để đi đến tính tích cực, sức khỏe và hạnh phúc lại là trách nhiệm của mỗi cá nhân. Vì vậy, quyển sách này ra đời nhằm giúp các bạn nâng cao sức mạnh tinh thần để có được sức khỏe và hạnh phúc cao nhất trong cuộc sống.

Mặc dù quyển sách được đặc biệt viết cho những người đang sống cùng với những căn bệnh đe dọa đến tính mạng, nhưng nó cũng hữu ích cho bất cứ ai mong muốn khám phá tiến trình tự chuyển hóa bản thân – một phần cơ bản của việc làm tăng sức khỏe toàn diện và hạnh phúc.

Và, quyển sách nhỏ này nhằm giúp ta học cách sống thật sự và vui sống, qua tiến trình tự chuyển hóa bản thân và suy niệm.

[taq_review]

Trích dẫn

Sự tha thứ

Từ buồn khổ tiến tới chấp nhận và bình an

Khi khám phá ra rằng một thành viên trong gia đình hay chính mình đang mắc phải chứng bệnh nan y nào đó, một cơn khủng hoảng sẽ xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, nếu cơn khủng hoảng đó được giải quyết một cách thận trọng bằng sự quan tâm, thông cảm và hiểu biết, thì qua quá trình này, tất cả có thể trở nên mạnh mẽ hơn, sáng suốt hơn, và bình an hơn.

Kinh nghiệm đối diện với cái chết xuất phát từ những trải nghiệm đau thương trong quá khứ, những mối quan hệ, đời sống tâm linh, kinh nghiệm cuộc sống và cả những ước vọng tương lai. Tuy nhiên, mối đe dọa của sự chết chóc không nhất thiết là một cơn ác mộng, trừ khi chúng ta tạo ra nó. Trái lại, đó có thể là lúc mà sự can đảm, sức mạnh và tính sáng tạo nội tâm trỗi dậy.

Trong cuốn To Live Until We Say Goodbye (Sống cho đến lúc nói lời từ giã), Elisabeth Kbler- Ross khẳng định rằng công việc cả đời của bà là “giúp các bệnh nhân nhìn căn bệnh dẫn đến cái chết không phải là một thế lực phá hủy và tiêu cực, mà như là một cơn bão tố trong đời làm tăng trưởng đời sống nội tâm và giúp họ vượt lên như con bướm thoát ra từ cái kén, với vẻ đẹp và cảm nhận bình an, tự do”.

Phản ứng của chúng ta trước cái chết và đau thương là một phần trong tiến trình gồm nhiều giai đoạn. Tuy nhiên, bất cứ điều gì chúng ta cảm nghiệm đều là do chúng ta chọn lựa. Chẳng hạn, tôi có thể vùi đầu trong cát và cố gắng quên nó đi. Tôi có thể chết đuối trong sự tự nuối tiếc, hay tức giận, đau khổ, và nhiều lúc đổ lỗi cho người khác. Hay tôi có thể nói “vâng” vơ ái bệnh tật, đau đơ án, cảm xúc, rối loạn của tôi, và với phản ứng của người khác. Và rồi tôi xem những hoàn cảnh này như là một cơ hội cho sự trải nghiệm nội tâm, giúp tăng thêm khả năng chấp nhận, bình an, và tự do.

Dù cho sự lựa chọn là gì đi nữa thì tốt nhất là khi có sự thông cảm và chấp nhận của những người xung quanh. Chúng ta không thể ép buộc thực tế và cần phải giải quyết các vấn đề của mình trong thời gian thuận tiện tùy theo nhu cầu của bản thân. Tuy nhiên, nếu chúng ta bị mắc kẹt trong nỗi sợ hãi, bực tức, và cảm giác tội lỗi, hoặc nếu cứ giam mình trong những tổn thương đã qua, những cơ hội đã mất hay là những mong đợi không thành, thì chúng ta sẽ không thể chọn lựa chấp nhận hoàn cảnh cùng với sự thay đổi và phát triển nội tâm. Một điều chúng ta cần phải làm đó là tha thứ, là quên đi và tiếp tục tiến bước. Tôi cần tha thứ cho chính mình và cho người khác.

Chúng ta phải tha thứ cho mình về những lỗi lầm đã qua, những cơ hội đã mất và ngay cả căn bệnh hiện tại của bản thân. Khi tha thứ cho mình, chúng ta có thể bắt đầu quá trình quên đi những dằn vặt trong quá khứ, những bực tức ở hiện tại và sự sợ hãi trong tương lai. Khi tha thứ cho mình, chúng ta đang bắt đầu quá trình đế cho hình ảnh tiêu cực về mình qua đi, những hình ảnh có thể liên hệ đến các vai trò, điều kiện thể chất hay nhân cách của tôi. Một hình ảnh tiêu cực về mình có thể dẫn đến ý nghĩ: “Bây giờ, do bệnh tật nên tôi trông khác đi; vì vâ åy, người ta sẽ nghĩ xấu về tôi”, hay là “Tôi không thể làm việc được vì tôi bị bệnh, tôi có mặc cảm tội lỗi và xem mình là một kẻ thất bại”, hoặc là “Tương lai của tôi thì mù mịt và vì thế tôi cảm thấy sợ hãi”. Khi đến với người khác bằng những ý nghĩ như thế, chúng ta thường ngăn cản mình cảm nhận tình thương và sự chấp nhận mà người khác dành cho chúng ta. Nếu cảm thấy khó để cho qua đi những hình ảnh tiêu cực về mình, có thể là vì ta đã quá dính chặt vào chúng và cảm thấy khó nhìn cuộc đời bằng những thái độ khác. Chúng ta đã nhìn một cách sai lầm về những điểm yếu của mình và coi chúng là điểm mạnh rồi dựa vào chúng, hoặc là chúng đã trở thành thói quen. Tuy nhiên, nếu có can đảm để bỏ qua những điểm yếu trong thái độ của mình, khoảng cách còn lại cuối cùng có thể được lấp đầy với những thái độ tích cực.

Suy ngẫm có thể làm cho quá trình này trở nên dễ dàng hơn bằng cách hướng dẫn ta tập trung chú ý và phát triển những điểm mạnh, những phẩm chất và cái nhìn tích cực về mình. Đến một lúc nào đó, những tư tưởng, cảm xúc tiêu cực sẽ tự động qua đi.

Khi phát triển sức mạnh để tha thứ cho bản thân, chúng ta cũng phải bắt đầu tha thứ cho người khác về những tổn thương và đau khổ mà chúng ta cảm thấy họ đã gây ra cho mình. Đế làm được điều ấy, chúng ta phải để cho sự tức giận và những kỳ vọng của mình về người khác qua đi (chẳng hạn như, mong đợi người khác “phải” chăm sóc và yêu mến mình hơn nữa, hay họ “phải” biết cách tôn trọng và thỏa mãn những nhu cầu của mình). Khi chúng ta tha thứ vàcho qua đi thì chiều hướng chấp nhận người khác có thể phát triển cùng với cảm giác công nhận rằng họ đã làm những gì có thể làm vào thời điểm đó.

Sẽ rất tốt nếu cá nhân mô îi người có thể tự nói lên những vấn đề chưa kết thúc với người khác. Tuy nhiên, nếu không thể đươ åc thì chúng ta có thế du âng phương pháp suy ngâ îm và mường tượng để bắt đầu giải quyết những vấn đề chưa kết thúc.

Khi chúng ta sẵn sàng để cho qua đi và tha thứ, thì bài diễn giải suy niệm về sự tha thứ ở cuối chương này có thể hữu ích.

Dĩ nhiên, quá trình tha thứ cho người khác không phải xảy ra một sớm một chiều. Những cảm xúc bị tổn thương và tức giận không bao giờ nên bị đè nén, mà phải được nhìn nhận, xử lý để cuối cùng có thể quên chu áng đi. Một số người có thể cần phải bộc lộ ra nỗi sợ hãi, bực bội và mặc cảm tội lỗi; cu äng có người cần phải chia sẻ nỗi đau đớn và sầu khổ hay ngay cả la hét lên và nổi cơn thịnh nô å. Dù chúng ta chọn cách nào đi nữa thì điều quan trọng duy nhất là ta đang đi lươ át qua các vấn đề và không bị mắc kẹt trong nỗi lo sợ, tổn thương hay tức giận.

Quá trình “cho qua đi” có thể giúp chúng ta tiến đến việc quý trọng những gì mình đa ä đạt được trong đời, có những giây phút hạnh phúc và thời gian quý giá để vui sống với những người thân yêu. Khi sự sợ hãi, bực bội, tức giận không còn xâm chiếm tâm trí được nữa, chúng ta bắt đầu có thể “sống” trở lại, mỗi ngày và mọi ngày…

Suy ngẫm giúp thực hiện quá trình “cho qua đi” bằng giúp chúng ta tiến đến gần với những điểm mạnh và khả năng của mình. Khi học cách trải nghiệm về con người nội tâm và các phẩm chất của chúng ta độc lập với thể xác, sức khỏe, và các mối quan hệ, thì ta sẽ tiếp xúc được với nguồn mạch của sức mạnh nội tâm và khả năng để giải quyết, chấp nhận sự thay đổi.

Khi chúng ta nhận ra rằng mình là một người đáng giá, thì bất kể tình trạng cơ thể hay những hoàn cảnh có thế nào đi nữa, chúng ta cũng bắt đầu phát triển niềm tin vào kết quả cuối cùng của cuộc đời. Trong quá khứ, nếu chúng ta đã lựa chọn trải nghiệm những thái độ tiêu cực thì giờ đây, chúng ta vẫn có thể quyết định để chúng qua đi.

“Cho qua đi” những vấn đề chưa kết thúc có thể dễ dàng hơn nếu chúng ta sử dụng thích đáng các hệ thống hỗ trợ quanh mình. Các hệ thống này có thể là bạn bè, gia đình, suy ngẫm các giá trị hay niềm tin, tôn giáo và ký ức. Mỗi người phải nhận diện, khám phá và sử dụng các hệ thống này thích hợp với nhu cầu của mình.

Các phản ứng của gia đình sẽ đóng góp rất nhiều vào việc đối phó với căn bệnh. Khi các thành viên trong gia đình có thể ngồi lại với nhau để giải quyết các nỗi tức giận, bực bội, và cảm giác tội lỗi (ví dụ, cảm thấy mình đã không làm hết sức để ngăn chặn người kia khỏi phải mắc bệnh) thì họ có thể đi qua giai đoạn thương tiếc và bước vào giai đoạn chấp nhận. Có thể đến một lúc mà gia đình và bạn bè phải chủ động cho qua đi các mối quan hệ của họ với người thân yêu sắp chết. Nếu gia đình cứ bám vào ý nghĩ rằng mối quan hệ vẫn tiếp tục và họ sẽ không chịu nổi cuộc sống này khi không còn người thân yêu đó, và nếu họ nói với người sắp chết rằng họ sẽ không vượt qua được nỗi đau này thì việc sống và chết trong an bình, trong sự chấp nhận sẽ khó khăn hơn cho cả đôi bên.

Điều quan trọng là các thành viên trong gia đình không nên bắt đầu tách rời khỏi thế giới bên ngoài để chăm sóc người bệnh. Các thành viên trong gia đình cần phải tiếp tục cuộc sống của mình mà không cảm thấy tội lỗi giày vò, và cần nạp thêm năng lượng từ những nguồn mà họ có thể có. Khi các thành viên gia đình tiếp tục cuộc sống của mình trong bất cứ cách nào họ có thể, thì việc thích ứng với những vai trò mới do căn bệnh mang đến có thể dễ dàng hơn. Tất cả mọi người cần chấp nhận ră çng cuộc sống là một quá trình thay đổi. Sự tăng trưởng cá nhân phụ thuộc vào sự thích ứng với thay đổi, hay sử dụng các hệ thống hỗ trợ sẵn có và bằng cách xem mỗi trải nghiệm như là một cơ hội cho sự tăng trưởng và sự khôn ngoan. Khi ta sống và chấp nhận một cách tích cực nhất tất cả mọi chuyện, cuộc đời đã và sẽ dự trữ cho chúng ta một kho của báu là những kinh nghiệm mới.

Diễn giải suy niệm: SỰ THA THỨ

Tôi nhắm mắt lại và ngồi thoải mái, và thư giãn bằng cách hít thở sâu. Tôi nhớ lại và mường tượng ra một trong những bãi biển mà tôi thích nhất. Trong tưởng tượng của mình, tôi thấy tôi đang đi trên bãi biển, tôi đang cởi giày dép ra và tôi đi đến mép nước. Tôi có thể cảm nhận được bãi cát, mà trước hết, tôi cảm thấy cát khô và rồi cát ướt dưới bàn chân mình. Những con sóng đang vỗ về quanh đôi chân trần của tôi khi những bọt nước trắng xóa xô vào bờ. Mặt trời lấp lánh trên nước như muôn ngàn hạt kim cương trôi giạt trên biển. Tôi hít thở trong bầu khí mằn mặn và tôi cảm thấy tỉnh táo trở lại.

Khi tôi cảm nhận bầu không khí của biển, nghe tiếng sóng vỗ về, cảm nhận hơi ấm của mặt trời và cảm giác lành lạnh của làn nước biển, thì vẻ đẹp của quang cảnh này nối kết tôi cùng với nét đẹp của riêng tôi, với những phẩm chất và giá trị đặc biệt của tôi. Giống như biển, nhiều lúc, tôi có sức mạnh và cương quyết, và có những lúc tôi cảm thấy bình tĩnh, yên lặng và an bình; và cu äng giống như biển, tôi cũng có những tầng sâu lắng ẩn giấu của tĩnh lặng, những tầng sâu lắng ẩn giấu của sự hiểu biết, và một vẻ đẹp nội tâm, đó là một sự diễn tả của tình yêu qua cuộc sống. Tôi nhận ra rằng tâm trí tôi đã trở nên phẳng lặng và yên tĩnh như thế nào và các tư tưởng của tôi được lôi kéo một cách tự nhiên đến một vẻ đẹp thánh thiện hơn – vẻ đẹp của một nguồn năng lượng sống thuần khiết. Đó là vẻ đẹp vĩnh cửu của niềm vui tột độ, bình an và quyền lực vô hạn. Mặt biển sáng lấp lánh và bọt nước trắng xóa trên những con sóng nhắc nhở tôi về tình yêu đẹp đẽ, tươi mát của nguồn năng lượng ấy. Tôi ý thức rằng năng lượng sống ấy là suối nguồn tối thượng của những điều tốt đẹp. Tôi có thể cảm nhận được năng lượng thuần khiết của cái đẹp, tình yêu và bình an chạm đến tâm hồn tôi. Trái tim tôi mở rộng và tôi hấp thụ cái đẹp, tình yêu và bình an thấm sâu vào trong cõi thinh lặng của con người nội tâm.

Tâm hồn tôi cảm thấy nhẹ nhàng và tươi mát, không có gì nặng nề, không gánh nặng. Những sự bực tức ăn sâu trong con người tôi tự nhiên tan biến một cách dễ dàng khi cái đẹp nội tâm của tôi trổi lên và khi lối diễn tả tình yêu của tôi trở nên mạnh mẽ hơn. Tôi thấy mặt nước trong veo của biển giống như tấm gương phản ảnh của sự trong sáng trong tâm hồn tôi.

Tôi cúi xuống và viết lên bãi cát: “Tôi yêu…Tôi yêu…” và tôi viết tên của tất cả những ai mà tôi muốn gởi đến tình yêu thương, trong số đó có tôi… “Tôi yêu… Tôi yêu… Tôi yêu… Tôi yêu…”. Và tôi tiếp tục viết “Tôi tha thứ cho… Tôi tha thứ cho…” với tên của tất cả những người đã làm tổn thương tôi theo một cách nào đó, và một lần nữa, tôi viết cả tên tôi vào đó. “Tôi tha thứ cho… Tôi tha thứ cho… Tôi tha thứ cho… Tôi tha thứ cho…”.

Trong tâm trí mình, tôi thấy một người trong số những người trên đang đứng trên bãi biển. Tôi ổn định cảm xúc của mình trong vẻ đẹp yên tĩnh và bình an của con người nội tâm. Tôi ý thức rằng cả hai chúng tôi đều được bao quanh bởi một thứ ánh sáng của thánh thiện, thanh cao. Tôi nói: “Tôi tha thứ cho bạn. Tôi tha thứ cho bạn” và vơ ái mỗi lần dâng tặng sự tha thứ thì tôi làm cho tinh thần bên trong trở nên nhẹ nhàng mát mẻ hơn.

Với lòng tha thứ, một sự chấp nhận sâu xa cả trong tôi và trong người kia, một sự chấp nhận mà trong sự bất toàn hiện tại của mỗi tâm hồn tiềm ẩn một vẻ đẹp và tình yêu thinh lặng.

Đứng trên bờ biển, tôi ý thức về giấc mơ của Thượng đế cho loài người, Người mơ rằng tất cả mọi tâm hồn có thể đổ đầy trái tim với thật nhiều tình yêu và nét đẹp tinh thần, để rồi họ lấy được sức mạnh để tránh xa những lỗi lầm quá khứ và tiến đến những quan hệ diễn tả một cách tự nhiên lòng kính trọng, quan tâm và tình yêu.

Khi tôi đã sẵn sàng trở về từ biển cả và với thời gian thuận tiện, tôi quay bước trở lại trên bãi cát khô ấm áp. Và tôi cảm thấy tư tưởng của mình quay trở về, trở về với thời gian và nơi chốn hiện tại.

Bạn đọc cảm nhận

Lý Trung Quân

Một cuốn sách hay nên đọc. Một người khỏe mạnh được hiểu là người đó không chỉ khỏe về thể chất mà còn phải khỏ về tinh thần.Có câu “Một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể tráng kiện”, các bác sĩ có thể cung cấp cách chữa trị cho những bệnh tật thể chất. Tuy nhiên, việc phát triển nhận thức và tiến trình tái lập quân bình cho các trải nghiệm tri thức, cảm xúc, và tinh thần để đi đến tính tích cực, sức khỏe và hạnh phúc lại là trách nhiệm của mỗi cá nhân.Mặc dù quyển sách được đặc biệt viết cho những người đang sống cùng với những căn bệnh đe dọa đến tính mạng, nhưng nó cũng hữu ích cho bất cứ ai mong muốn khám phá tiến trình tự chuyển hóa bản thân – một phần cơ bản của việc làm tăng sức khỏe toàn diện và hạnh phúc.Có câu “Sức khỏe quí hơn vàng” thật đúng.

Tuyết Nhung Trịnh

Việc nâng cao tin thần sẽ khiến cho bạn có 1 cuộc sống dễ thở hơn thoải mái hơn và có nhiều ước vọng hơn . Nhiều lần bạn muốn buông tay để mặc cho đời xô đẩy hay quyết tâm làm việc để được 1 cuộc sống như mình mong muốn . Để có 1 tin thần sảng khoái để bắt đầu 1 công việc nhàm chán mà bạn mỗi ngày bạn phài đối mặt thì đây là quyển sách dành cho bạn , dành cho những ai muốn đối mặt với thử thách của cuộc sống khó khăn đang diễn ra.

Nguyễn Hoàng Nam

Nếu thức ăn cung cấp cho cơ thể có năng lượng thì những suy nghĩ cung cấp cho tâm trí một nguồn năng lượng. Nhưng để có được năng lượng đó thì phải ăn những thức ăn nào? những loại suy nghĩ nào? Đa số con người trong xã hội ngày nay chỉ có những suy nghĩ tiêu cực, những suy nghĩ này sẽ lấy đi rất nhiều năng lượng, ấy thế mà có mấy ai nhận ra được. Thông qua quyển sách nhỏ này, nó giúp tôi nhận ra được những suy nghĩ của mình, có một hướng nhìn về xã hội, đồng thời giúp chuyển hóa được trạng thái của tôi.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button