Review

Mùa Tôm

Thể loại Văn học nước ngoài
Tác giả Thakazhi Sivasankara Pillai
NXB NXB Văn Học
Công ty phát hành Phương Nam
Số trang 286
Ngày xuất bản 02-2015
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách

Mùa Tôm là câu chuyện diên ra ở một làng chài phương Nam, rất gần làng Thakazhi của tác giả, được Pillai thể hiện tài tình từ thiên nhiên đến con người qau một tình yêu bi kịch, một bi kịch đạt đến tầm u huyền bi thiết nhất.

Đó là tình yêu của Karuthamma, cô con gái của một ngư phủ Hindu đầy tham vọng và Parikutti, con trai của một thương buôn tôm cá Hồi Giáo.

Tôn giáo, tập quán, niềm tin truyền thống, tiền bạc và cả nữ thần Biển Kadalamma khó tính dễ cuồng nộ bắt đầu thổi qua tình yêu đầu đời của họ. Có thể nhìn thấy bi kịch ngay từ ban sơ và biết rõ thảm họa sẽ không buông tha họ cho dù nó trì hoãn tới đâu…

Ngòi bút Pillai lướt nhanh, dường như nhẹ nhàng nữa nhưng tràn đầy khí lực, ngôn ngữ như dậy vang tiếng bi thương của đời, của đêm tối, biển khơi và giông tố.

Tác giả Thakazhi Sivasankara Pillai đã có hàng loạt các tiểu thuyết truyện ngắn đã góp phần làm cho nền văn chương Ấn Độ ngang tầm vói nhiều lãnh thổ lớn của văn học thế giới hiện đại.

[taq_review]

Trích dẫn

Ngày cưới đã được ấn định. Không cần phải tổ chức rườm rà vì Palani không có một ai thân thích trên đời để đứng ra thay mặt anh đòi hỏi một thứ gì. Palani đã báo tin mừng cho người chủ thuyền của mình. Chemban cùng đi với anh đến thưa chuyện và xin phép trưởng làng anh. Chemban cũng mang đồ lễ đến trưởng làng mình.
Thế là chấm dứt những lời kêu ca nói Chemban không chịu gả chồng cho con gái. Ông bảo vợ:
– Bà nó thấy chưa? Chemban Kunju đã xoay sở mọi chuyện tốt đẹp.
Chakki bẻ lại:
– Ông kiếm được chàng rể thế nào? Không nhà, không cửa không họ hàng thân thích, tốt đẹp nhỉ?
Chemban rủa vợ:
– Bà mày không thấy sao? Rể nhà ta là một người lao động giỏi. Có sức lực mà lại nhạy cảm. Không kiếm được đâu một chàng trai nào như nó khắp mấy làng biển quanh đây.
Chakki không khích bác thêm.
– Thế là bây giờ nhà ta có thể nhàn nhã được rồi – Bà mỉm cười nói.
– Chúng ta sẽ vui thú. Chúng ta sẽ hưởng lạc như vợ chồng Panlikunnat.
– Nếu định vui thú như bọn trẻ thì trả cho xong món nợ của Parikutti đã. – Chakki lại nhắc.
Cả việc này nữa cũng có cách thu xếp. Chemban không quên. Ông sẽ lần lượt lo liệu tất cả mọi việc vào lúc thích hợp.
– Bà nó nghe này. Ta không có con trai. Tôi tính, hay ta nhận quách thằng Palani này là con trai. – Chemban nghiêm trang nói.
– Dù sao thì nó là rể lớn nhất trong nhà. – Chakki đáp.
Cho rằng Chakki chưa hiểu hết ý mình, Chemban giải thích cặn kẽ. Palani không có bà con thân thích nào cả. Vậy sau ngày cưới anh rất có thể ở cùng hai vợ chồng Chemban được lắm. Nay đã có hai chiếc thuyền rồi. Nếu Palani bằng lòng ở lại thì hay quá. Chakki công nhận rằng có một đứa con trai quả thật là tốt, nhưng bà còn băn khoăn.
– Liệu nó có ưng không? – Bà hỏi.
– Sao không? Sao nó lại không ưng? – Chemban quả quyết.
– Đã có đứa con trai đánh cá nào ở lại nhà vợ chưa?
Chemban suy nghĩ một lúc rồi nói:
– Nó nhất định thích ở lại nhà ta. Nó nghèo mà.
– Có chắc nó ở không? – Chakki lại nói – Khi ông lấy tôi, ông có ở với gia đình tôi được hai ngày không nào?
– Tôi còn bố mẹ tôi.
Chakki không tin Palani sẽ ở lại sống với vợ chồng bà.
Karuthamma biết được ý định của bố. Cô tìm gặp mẹ. Thái độ của cô làm Chakki kinh ngạc. Bà nói:
– Con có hiếu đấy. Bố mẹ lo liệu cuới xin cho con xong là con muốn bỏ nhà đi luôn. Bố mẹ nuôi con phí công à? Vừa mới thấy có người đến hỏi là con đã không cần bố mẹ nữa.

Lời nói của Chakki làm Karuthamma đau lòng. Không phải vì cô không yêu quí bố mẹ mà cô có ý định như thế. Và cô không nghĩ lấy chồng rồi lại với bố mẹ sẽ bị mang tiếng. Cố nhiên, cô bao giờ cũng chả là con của mẹ. Và cô biết mẹ cô bao giờ cũng chả sẵn sàng làm bất cứ việc gì vì cô. Làm sao cô có thể sống xa Pachami được. Cái ngày mà cô bước chân ra khỏi ngôi nhà này… làm sao cô có thể chịu đựng nổi.
Thế mà Karuthamma vẫn muốn bứt ra khỏi căn nhà này, làng xóm này.
– Con không có ý nói thế đâu, mẹ ạ. Mẹ đừng nghĩ thế. Không có bố mẹ, làm sao con thành người? – Cô đau đớn nói.
Karuthamma òa khóc, không nén nổi những tiếng thổn thức, và gục đầu vào vai mẹ. Mẹ cô quàng tay ôm lấy cô.
Chakki không định làm cho câu chuyện nghiêm trọng như vậy. Bà có ngờ đâu Karuhtamma xúc động mạnh nhường ấy trước những điều bà nói.
Karuthamma khóc nức nở. Chakki cũng khóc.
– Con… con… không muốn ở lại làng này tí nào nữa. Cả nhà ta hãy cùng rời khỏi nơi này đi. – Karuthamma nói.
– Con nói gì thế, con? – Chakki hỏi lòng tràn ngập xót thương
Không kiềm nổi xúc cảm, Karuthamma thốt lên:
– Nếu con còn ở lại bãi biển này…
– Sao con?
Cahkki tưởng lời nói gay gắt của bà làm cho Karuthamma khóc. Nhưng thực ra Karuthamma nặng trĩu trong lòng một nỗi buồn mênh mông và cô không thể giãi bày với mẹ.
Cố nén những tiếng thổn thức, Karuthamma nói:
– Mẹ ơi, nếu con ở lại đây, làng ta sẽ gặp tai họa mất!
Người mẹ chan hòa nước mắt:
– Đừng nói thế con!
– Không, mẹ ạ. Con phải đi khỏi đây. Đó là niềm hy vọng duy nhất của con. Mẹ ơi, con còn có thể nói ra điều này với ai ngoài mẹ nữa?
Nhưng ngay cả với mẹ, Karuthamma cũng không thể tỏ hết nỗi lòng.
– Mẹ thấy hình như thằng con trai ấy đã bỏ bùa cho con rồi. – Chakki bảo.
Karuthamma chối. Không có ai bỏ bùa cho cô.
– Ở bãi biển này, có người con gái nào khác như vậy không, hở mẹ? – Cô hỏi.
– Có người con gái như thế nào, con?
– Mẹ không nghe hiểu lời con nói à, mẹ?
– Lạy Nữ thần Biển, con tôi mất trí rồi.
– Không, con không mất trí đâu, mẹ ạ. Con muốn nói ở làng này có người con gái nào gặp cảnh ngộ như con không?
Một người con gái dân chài đem lòng yêu thương một người ngoài đẳng cấp của mình, dù rằng cố quên đi mà thấy ngày càng nặng lòng hơn với người mình yêu… một người đàn bà như thế, đã từng có ai ở làng biển này không? Đó là điều cô muốn biết. Đã từng có một chuyện tình nào như vậy không? Đã có ai ngoài đẳng cấp dân chài mà đi yêu một người con gái nhà chài lưới rồi vì mối tình ấy mà làm hỏng cả đời mình không? Các hạt cát trên bãi biển này đã từng nghe được lời ca của một người tình và rộn ràng lên vối tiếng hát say sưa đó không? Câu chuyện của người tình ấy như thế nào?
Con gái có thể hỏi mẹ những câu như vậy được không?
Được. Có thể hỏi được. Nhưng Karuthamma cảm thấy chỉ mình cô đã chịu số phận ấy. Chỉ có mình cô đã nuôi một mối tình như vậy. Dù cho những người con gái khác cũng có những chuyện tình trên bãi biển này, nhưng chưa từng có ai yêu ai như cô yêu Parikutti.

– Hay con đã gặp chuyện chẳng lành rồi, con?
Chakki lo lắng hỏi. Karuthamma không hiểu câu hỏi của mẹ.
– Con gái lớn khôn… – Chakki nói tiếp.
Karuthamma không hiểu ý nói xa xôi của Chakki là một điều hết sức hệ trọng. Cô nói một cách tự nhiên:
– Không, mẹ ạ, con chưa sẩy mình đâu.
Karuthamma chỉ có một điều muốn hỏi. Một nỗi lo sợ mông lung lớn lao đã xâm chiến tâm hồn cô. Một con quái vật ngoác rộng miệng lăm le nuốt chửng cô. Cô phải chạy thoát khỏi cái bóng đen của nó. Mẹ cô đã hứa hẹn cứu vớt cô. Bà đã hứa sẽ cho cô đi ngay hôm cưới.
Cô dâu Karuthamma bây giờ trở thành đối tượng chăm sóc của cả hàng xóm láng giềng. Đó là một nền nếp lâu đời. Khi việc cưới xin đã được định đoạt thì hàng xóm láng giềng có trách nhiện khuyên bảo cô dâu về những nhiệm vụ thiêng liêng của người vợ. Nếu cô dâu không biết làm tròn bổn phận người vợ thì hàng xóm sẽ chê trách những người láng giềng.
– Con ơi, chúng ta sẽ giao cho con trông nom gìn giữ một người đàn ông. – Nanlapennu nói với Karuthamma.
Theo phong tục, không phải người con gái được giao phó cho người con trai mà ngược lại, người con trai được giao phó cho người con gái khi thành vợ thành chồng.
– Con ơi, hãy nhớ rằng, chồng con chúng ta phải làm việc trên biển cả sóng lớn. – Kalikunju nhắn nhủ cô.
Người nào cũng có lời nhắn bảo khuyên nhủ Karuthamma. Họ hết thảy đã từng đón nhận những lời khuyên bảo đó, rồi lại truyền lại cho người khác. Đó là bổn phận của họ. Chưa có một người con gái nào ở làng đi lấy chồng xa làm một điều gì khiến cho hàng xóm láng giềng phải ân hận. Những lời khuyên ấy không có gì là ác ý hoặc ghen ghét.
Karuthamma lắng nghe tất cả những lời căn dặn ấy và cô hiểu. Nhưng cô khao khát hỏi họ một câu, chính câu mà cô đã không thể hỏi mẹ.
“Ở làng này, có một người con gái nào đã yêu dấu một người và được người ấy yêu thương lại mà phải đi lấy một người khác làm chồng không?”
Câu hỏi ấy cứ luẩn quẩn trong tâm trí Karuthamma. Sẽ xảy ra chuyện gì đối với người con gái bất hạnh đó?
Có lúc, Karuthamma tưởng tượng ở làng biển này lẩn khuất linh hồn một người con gái giống như vậy, một người con gái bị số phận nguyền rủa và lòng khát khao tình yêu không bao giờ được toại nguyện. Những khi một mình, cô tưởng đang được nghe ai đó kể lại một câu chuyện bằng một thứ ngôn ngữ kỳ lạ mà cô không hiểu nổi. Hẳn đã có những người đàn bà đã từng đau khổ thế này. Gió biển cũng rì rầm câu chuyện cổ đau buồn đó. Trong cả tiếng sóng nữa, cũng nghe thấy vẫn câu chuyện ấy. Và các hạt cát trên bãi biển hẳn cũng biết những chuyện này.
Một hôm, Karuthamma hỏi Nanlapennu:
– Cô ơi, ở làng ta có người đàn bà nào lỡ bước ra khỏi con đường đoan chính không?
– Có. Đã có một vài trường hợp hiếm hoi. Có một hai chuyện rất xa xưa. Không phải họ rắp tâm sống hư hỏng. Có một bài hát cổ ở bãi biển kể lại cuộc đời một người phụ nữ như thế. Vì người phụ nữ ấy đi chệch khỏi con đường đức hạnh nên sóng biển dâng cao như núi và nhận chìm bờ biển. Bờ biển nhung nhúc thuồng luồng, rắn độc. Rồi có những con quái vật miệng rộng như hang núi đuổi theo các thuyền đánh cá. Đó là câu chuyện cổ. Nanlapennu hát một vài đoạn trong bài hát ấy.
Bài hát đó cũng là một câu chuyện về tình yêu. Karuthamma không biết sau đây nhiều năm, người ta có lấy đời cô đặt ra một bài hát như thế không.
– Luật lệ của làng biển là vậy. – Nanlapennu nói.
– Ngay bây giờ cũng thế hở cô? – Karuthamma hỏi.
– Ngày nay không còn sự trong sạch ấy nữa, hoặc sự cương tỏa ấy nữa. Ngày nay cả đàn ông nữa cũng vậy.
Đàn ông và đàn bà ngày nay đang xa rời nề nếp và truyền thống lâu đời ấy. Nhưng những người con gái của biển thì phải gìn giữ truyền thống cổ xưa ấy.

Bạn đọc cảm nhận

Quỳnh Anh

vì trước đây chẳng thấy công ty nào tái bản, phải đọc bản cũ những năm 80-90 giấy đen thui…. Cuốn sách văn học Ấn Độ này rất hay, đơn giản là nên đọc, đọc để biết được một nét văn hoá ấn độ, để cảm nhận được cuộc đời ko như mong muốn của nhân vật nữ, không thể cưới người mình yêu nhưng khi làm vợ người khác vẫn toàn tâm chăm sóc chồng. những câu văn trong đây rất dễ tiếp nhận, không hề khó đọc, diễn biến hợp lý, không lan man, không xến súa mà vừa phải, cuốn sách là một câu chuyện tình chứ không phải nói về mùa tôm khô khan đâu, mùa tôm ở đây là ẩn dụ cho cuộc sống bao quanh các nhân vật, có cái hồn lạnh lạnh của biển, có cái nóng nóng của tình yêu con người. Mình đã đọc 7 năm trước và bây giờ sẽ lại đọc nữa

Nguyễn Hằng

Xuyên suốt tác phẩm là nỗi buồn khó có thể cân đo đong đếm được. Ôi đọc có lúc thấy ghét người kia nhưng nghĩ lại thì họ cũng khổ mà, bản thân sinh ra đã bị áp đặt những định kiến, những ” lệ làng ” hà khắc thì làm sao họ mở lòng cho được. Những tưởng mùa tôm sẽ là mùa ấm no hạnh phúc nhưng cuối cùng chỉ là vọng tưởng, những thuyền cá vẫn về, người ta vẫn đi chợ và làm lụng như mọi ngày chỉ có hai trái tim bị giam cầm đã hoà vào biển khơi

Trần Dương Hoàn Mỹ

Đây là quyển sách mà mình mong đợi từ rất lâu. Như một bạn đã nhận xét ở phía dưới, bạn chờ 7 năm để đọc lại được quyển sách này, còn mình thì phải chờ đến 15 năm mới tìm được nó. Ngày trước mình đọc ké sách của mẹ, khi đó vẫn còn là một cô bé, chưa hiểu nhiều về tình yêu và cuộc sống gia đình, nhưng đã khóc rất nhiều khi đọc quyển sách này. Mà thời đó mình chỉ đọc được phân nửa truyện thôi, vì tập hai không có. Mối tình trong quyển truyện luôn ám ảnh mình và mình cứ mong mãi để được đọc một quyển hoàn chỉnh. Tiki đã mang niềm vui đó đến cho mình, mình đã đọc một lèo cho đến hết quyển truyện ngay khi nhận được nó..

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button