Review

Một Túi Yêu Thương

Thể loại Nuôi dạy con
Tác giả Gail Rechlin – Caroline Winkler
NXB NXB Dân Trí
Công ty phát hành Alphabooks
Số trang 430
Ngày xuất bản 03-2015
Giá bánXem giá bán

Lần đầu tiên nuôi dạy một đứa trẻ, bạn sẽ có rất nhiều câu hỏi. Một số câu hỏi không thực sự quan trọng, một số khác bạn có thể tự trả lời bằng chính bản năng làm cha mẹ và bằng những kiến thức sẵn có của bản thân. Nhưng sẽ còn rất nhiều câu hỏi mà bạn không tìm được câu trả lời, trong suốt nhiều năm, cho đến khi con dần khôn lớn. Bạn biết tìm ai để có thể nhận được lời khuyên?

Bạn có thể tìm được câu trả lời qua rất nhiều cuốn sách nuôi dạy trẻ nhưng thực tế là chỉ có một vài trong số đó đáng để bạn mua. Những câu trả lời mang tính tức thời, nặng tính lý thuyết, thiếu thông tin, không thể nào áp dụng thành công cho các tình huống thực tế trong cuộc sống.

Thực tế, nuôi dạy trẻ là một lĩnh vực đầy phức tạp và khó khăn. Đã nhiều năm, tôi khuyên các cha mẹ trẻ tìm tới ông bà – những người đã làm rất tốt công việc nuôi nấng những đứa trẻ của họ, và hãy để bản năng làm cha, làm mẹ chỉ đường cho bạn. Ai sẽ cho lời khuyên về những vấn đề như dạy một đứa trẻ đang chập chững ngồi bô tốt hơn một bà mẹ đã thành công trong việc nuôi con? Hay để có lời khuyên khi đứa trẻ lên 3 bị đau ốm thì còn gì tốt hơn là tìm đến và nghe lời chia sẻ của một ông bố đã thành công trong tình huống như vậy?

Reichlin và Caroline Winkler chính là những vị phụ huynh mà bạn cần tìm. Tôi đã biết Gail được một vài năm nay, và tôi cảm thấy cô có khả năng viết nên một cuốn sách nuôi dạy trẻ. Cô rất giàu kinh nghiệm và là người đặc biệt quan tâm tới trẻ em. Cô và người cộng sự, Caroline Winkler, hai phụ nữ giỏi giang, những bà mẹ tuyệt vời của ba đứa trẻ, họ có cả một kho báu kinh nghiệm để cho bạn những lời khuyên, những hướng dẫn chính xác và đáng tin cậy. Họ cũng là những người thường xuyên tiếp xúc, gần gũi với các ông bố, bà mẹ, thậm chí cả các chuyên gia về trẻ em. Được viết nên từ những kiến thức thực tế và tấm lòng chân thành, ấm áp, cuốn sách chứa đựng hầu hết những điều mà người đọc tìm kiếm và sẽ tìm thấy, ngay trong cuốn sách này.

— Tiến sĩ Burton L. White

[taq_review]

Trích dẫn

Đặt biệt danh và so sánh trẻ với bạn khác

Câu hỏi: Tôi nói với cậu con trai siêu nghịch của mình rằng con nên bình tĩnh và học tập chị gái con, chị ấy thật ngoan. Tại sao mọi thứ tôi nói đều không có tác dụng với cậu bé?
Trả lời: Có một điều khá tự nhiên là các bậc phụ huynh thường để ý tới sự khác biệt giữa những đứa trẻ và có xu hướng so sánh đứa con nhỏ của mình với anh chị của nó, hoặc thậm chí là với một đứa trẻ gặp ngoài đường phố. Nhưng dẫu thế nào thì các bậc phụ huynh cũng không nên chỉ ra những khiếm khuyết của con mình, đặc biệt là ngay trước mặt chúng. Thậm chí ngay cả những biệt danh có ý tốt cũng có thể làm nản lòng đứa còn lại, khiến chúng không muốn cố gắng và cảm thấy tự ti. (“Anh là nhà thông thái, và chị là vận động viên của gia đình ta.”). Hãy nghĩ về sự khác biệt giữa những đứa trẻ, không theo chiều tích cực mà cũng chẳng tiêu cực, và bạn nên nhớ rằng mỗi đứa trẻ là một cá nhân duy nhất, có những điểm mạnh và điểm yếu riêng.
Giải pháp sáng suốt
Đánh giá cao việc mỗi người có những điểm mạnh, nhưng cũng có những điểm yếu riêng.
Giúp trẻ xác định điểm mạnh, điểm yếu và hướng dẫn trẻ dùng thế mạnh của mình để đạt được những thành công. Hiểu được những điểm yếu của con và cho phép trẻ sai lầm một số lần nhất định. Thất bại có thể giúp trẻ trưởng thành nếu nó xảy ra trong gia đình, khi có mặt bố mẹ hay những người lớn có thể giúp trẻ.
Thay đổi chủ đề khi những người hàng xóm bắt đầu so sánh những đứa trẻ với nhau, thậm chí cả khi con bạn đang được đánh giá cao hơn. Cố gắng không tham gia vì điều đó tạo cho bạn thói quen xấu và đánh mất cách đánh giá giá trị cá nhân của từng đứa trẻ.
Khen ngợi một số hành động nhất định của trẻ hơn là chỉ khen con đã làm tốt trong vai trò chung chung nào đó.
Thay vì gọi con trai mình, Aaron, là “vận động viên của gia đình”, Gail nói: “Con thực sự đã rất tập trung vào quả bóng! Cú bắt bóng vừa rồi rất tuyệt vời!” Vì cô lo ngại rằng nếu cô gán chức danh “vận động viên của gia đình” cho cậu con trai, con gái cô có thể cảm thấy cô bé không nên chơi vì cô khó có thể được như anh. Hơn nữa cô cũng không có ý thích trở thành vận động viên.
Tránh so sánh khiến trẻ đối đầu nhau.

Đến bữa ăn, hai cậu con trai của Dean có biểu hiện khác hẳn nhau. Jimmy thì thường chỉ ăn chút ít, trong khi Paul lại ăn rất ngon miệng. Một ngày, bố rất tức giận vì Jimmy không ăn hết phần của mình trong bữa trưa, ông nói: “Hãy ăn hết chỗ bánh của con trước em, em ăn ngon như vậy, sao con không ăn đi!” Thật bất ngờ, cậu em đáp lại lời bố: “Nhưng con không đói nữa bố ạ!”
Khi Jenny nói với con gái: “Con hãy ăn hết chỗ bánh sandwich của mình không mẹ sẽ cho em trai con, em ăn rất ngoan,” cả hai đứa trẻ sau đó đã đẩy đĩa bánh lên phía trước và bắt đầu cãi nhau. Cô nhận ra nếu nói lên thực tế “Hãy ăn nhanh vì chúng ta phải đi sớm” thì mọi chuyện có vẻ đã tốt hơn.
Không nên so sánh các con bạn với nhau bằng ngôn ngữ của chính đứa trẻ.
Phải ở trong nhà vì cơn bão tuyết, Carolin bật đĩa nhạc và động viên những đứa con hiếu động của mình nhảy. Chẳng mấy chốc các con chị đều toát mồ hôi và để ý xem ai là người nhảy tốt hơn. Vừa lắc hông, Nolan vừa nói: “Con là người nhảy hay nhất trong nhà. Con thực sự nhảy hay hơn, tốt hơn Sean rất nhiều, phải không mẹ?” Nhận thấy cả hai đứa trẻ đều đang nhìn mình, chờ đợi câu trả lời, Caroline tạm dừng để suy nghĩ. “Xem nào,” cô nói. “Nolan di chuyển rất nhanh và xoay người rất nhiều. Sean lại có thể nhảy rất lâu mà chưa thấy mệt. Cả hai đều là những vũ công với phong cách rất riêng!”
Việc gán biệt danh cho đứa lớn là “kẻ bắt nạt” và đứa nhỏ hơn là “nạn nhân” sẽ có ảnh hưởng lớn đến trẻ. Theo thói quen, nhiều bố mẹ sẽ bảo vệ đứa bé nhất trong gia đình, nhưng đôi khi điều đó lại ngăn cản đứa bé học cách tự bảo vệ mình hoặc có thể sẽ khuyến khích chúng đóng vai người “đổ lỗi”.
Cố gắng để con không bị ảnh hưởng bởi những biệt danh được gia đình, bạn bè, thầy cô giáo, huấn luyện viên, và thậm chí là cả chính bản thân chúng gán cho.
Cuộc tranh cãi giữa Carl và David đã tới tai ông. Mẹ của chúng, Liza, nghe được ông nói, lần thứ ba trong ngày hôm đó: “Carl! Sao cháu lại cư xử hung hãn như thế với em trai?” Liza nói: “Carl có thể đối xử tốt với em. Carl sẽ chia sẻ nếu David hỏi lịch sự.”
Cố gắng tạo ra không khí thoải mái trong gia đình, tránh áp lực từ môi trường bên ngoài
Sau khi nản lòng với trò bóng rổ, cậu bé 5 tuổi, Brent, phàn nàn: “Con sẽ không bao giờ ném được bóng vào rổ! Các bạn con chơi tốt hơn con rất nhiều!” Bố cậu đáp: “Một số bạn có khả năng trong trò chơi đó. Nhưng nếu con kiên nhẫn và chịu khó luyện tập, bố tin con có thể có những cú ném rất tốt. Hãy tập luyện sau bữa tối ở nhà, bố sẽ luyện cùng con.”
Lần lượt lắng nghe ý kiến của các con. Đừng nghĩ rằng đứa trẻ nhỏ nhất hay đứa thiếu quyết đoán hơn không thể đóng góp gì cho cuộc thảo luận. Hãy chắc chắn rằng từng trẻ được nói lên suy nghĩ của mình trong khi những người còn lại lắng nghe.
Jane dành thời gian để hỏi ý kiến của các con, bắt đầu từ đứa nhỏ nhất: “Nathan, con có thể đưa ra hai địa điểm con muốn đến cuối tuần này không?” Sau đó cô hỏi đứa thứ hai: “Sarah, con nghĩ sao?” Rồi tới đứa lớn nhất, Jane nói: “Hãy lên một danh sách nào.” Bằng việc lên kế hoạch cho việc đi dã ngoại, cô đã dung
hòa được nhu cầu khác nhau của mỗi trẻ.
Hãy nghĩ về sự ảnh hưởng của những thứ như bạn là con thứ mấy trong gia đình cho đến thời niên thiếu. Nhận thức này có thể giúp bạn biết liệu bạn và chồng/vợ có đang vô tình lặp lại những gì bạn (phải) trải qua ở thời niên thiếu lên con mình hay không.
Nadine thường bênh vực đứa con lớn nhất bởi nó gợi cô nhớ về những kỷ niệm thời thơ ấu. Cô thường cảm thấy bị đổ lỗi oan, và vì cô là con lớn nhất trong nhà nên luôn phải “biết làm gương cho các em”. Chồng cô, Harry, người con út trong gia đình có năm anh em, lại thấy mình ngày xưa qua đứa con nhỏ nhất. Nadin nói với chồng rằng em gái cô ngày xưa hay khơi mào mọi thứ và khiến cô gặp rắc rối như thế nào. Harry thì nhớ lại những người anh của mình đã cảm thấy ra sao khi mà mẹ anh luôn nói “đưa nó cho em” (Họ thường quay ra trêu chọc anh ngay khi bà đi ra khỏi phòng). Nadine và Harry đã cùng nhau cười phá lên và đồng cảm với con, những bản sao của họ ngày trước và cùng nhủ sẽ thay đổi trong tương lai.
Đôi khi bạn muốn con trưởng thành và có trách nhiệm hơn, nhưng lại không muốn con rời xa vòng tay mình.
Caroline đã rất lúng túng khi cô nhận ra cô và những người bạn của mình đã đăng ký cho những đứa con đầu lòng vào trại hè dành cho trẻ đang tập đi trong khi họ đáng lẽ phải gửi chúng vào lớp 4 tuổi ở trường mầm non.
Cố gắng không lo lắng hay yêu quý một đứa trẻ vì cậu bé hay cô bé là con trai duy nhất hoặc con gái duy nhất trong gia đình đông con.
Thường xuyên chú ý tới những vấn đề con bạn gặp phải có thể sẽ tạo cho trẻ có những suy nghĩ tiêu cực về bản thân và tái diễn những hành vi mà bạn muốn chúng thay đổi.
Janie đau lòng nhớ lại bố mẹ cô đã vất vả như thế nào khi chị gái cô thì thừa cân, trong khi cố ép cô, đứa con bị còi xương phải ăn nhiều lên. Tới lúc Janie phải chăm các con mình, cô không nói với các con rằng bác sĩ đã bảo Brian phải duy trì chế độ ăn kiêng hay Nathan ăn kém. Thay vào đó, cô thêm vào khẩu phần ăn của mọi người nhiều rau và hoa quả.
Hãy quan sát cẩn thận điều mà bạn cho là điểm yếu của trẻ, có những điều ban đầu tưởng chừng là điểm yếu nhưng thực ra lại là điểm mạnh của con.
Al là một người đam mê các môn thể thao, và anh thực sự rất thích huấn luyện cậu con trai lớn nhất của mình, George, những trò chơi bóng mềm. George chia sẻ tình yêu thể thao với bố và cũng rất có năng khiếu, luôn tập luyện với bố rất ăn ý. Tất cả những đứa trẻ khác trong đội đều ngưỡng mộ George. Nhưng Al không hài lòng với cậu con trai thứ hai, Peter, vì cậu bé không có sở thích chơi thể thao. Cậu bé thích quan sát những đứa trẻ khác chơi hơn là tham gia cùng. Al lo rằng Peter sẽ không có cơ hội trải nghiệm thành công và được biết đến nhiều như George. Tuy nhiên, các thầy cô giáo mầm non lại cho anh biết rằng Peter rất đam mê chế tạo các dụng cụ thể thao và khiến những đứa trẻ khác thích thú. Al đã thay đổi cách nhìn về cậu con trai thứ hai của mình.
Bạn thường khó chấp nhận được sự thật là các con bạn khác nhau, và cũng khác với các bạn. Hãy học cách đánh giá thành công của mỗi trẻ thông qua những thế mạnh của riêng chúng.
Hãy luôn nhớ rằng những gì bạn nghĩ rằng là điểm yếu của con ở độ tuổi này có thể là kết quả của sự chậm phát triển và nó sẽ tự biến mất mà không cần bất kì sự can thiệp nào cả.
Mặc dù bạn bè của Matt không ai gặp khó khăn trong việc buộc dây giầy, nhưng Matt thì có. Vì thế, Frank, một người bố tâm lý, đã mua giầy quai dán cho Matt. Cố gắng dạy con trai buộc dây giầy dường như chỉ làm cả hai bực mình. Nhưng Frank đã rất tin tưởng rằng rồi con trai mình sẽ làm được, vì thế ông quyết định chờ đợi tới khi Matt lớn hơn sẽ thử lại. Và một năm sau đó Matt đã thành công!
Thảo luận với vợ/chồng những điều bạn kì vọng vào trẻ hay thậm chí có thể chỉ ra những điểm bạn cho là chưa được.
Chuyên gia phát triển trẻ em Alicerose (Sissy) Barman đã định nghĩa những mong đợi của cha mẹ vào con cái của họ như sau: “Mỗi phụ huynh ai cũng muốn con mình có, làm, và trở thành tất cả mọi thứ mà họ muốn ở một đứa trẻ. Mỗi phụ huynh đều muốn con mình tránh tất cả mọi thứ mà họ thấy nguy hiểm, có thể gây thương tích, khó khăn hay khó chịu. Và mỗi phụ huynh, ai cũng muốn con mình có, làm, và trở thành mọi thứ họ đã mong ước nhưng chưa có cơ hội trải nghiệm.”
Kết luận
Mặc dù việc đặt những biệt danh cho con dường như đã trở thành chuyện khá tự nhiên, nhưng nếu chúng ta nhận biết được thế mạnh của từng trẻ và tập trung vào những thế mạnh đó, ta có thể giúp các con tự tin lên rất nhiều.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button