Review

Mình Nói Chuyện Gì Khi Mình Nói Chuyện Tình

Thể loại Văn học nước ngoài
Tác giả Raymond Carver
NXB NXB Văn Hoá Sài Gòn
Công ty phát hành Nhã Nam
Số trang Đang cập nhật
Ngày xuất bản 06-2016
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách

Một giọng tỉnh rụi miệt mài “sao chép” tâm thế nước Mỹ thời hậu công nghiệp, “sao chép” thế giới ở vào cái thời mà những mối liên kết trở nên đầy xung động, tan rã từ bên trong. Gọi là “sao chép” bởi có vẻ như nhà văn tài năng này chẳng mấy dụng công trong việc trả thế giới về như nó vốn dĩ, không cần bình luận, can thiệp hay chú thích về nó. Có thể gặp nơi nhiều cuộc đối thoại mà Raymond Carver bày biện trong hầu hết các truyện ngắn của mình là tâm thế của những cá nhân tưởng mình nắm được tiện nghi và thế giới nhưng lại luôn chới với, mất kiểm soát, những gia đình biến thành các “nhà thương điên”, những xã hội mà ở đó đầy rẫy các quyết định hạnh phúc tầm thường vô hướng, những mối quan hệ chóng vánh chẳng gắn kết bởi niềm tin hay tình yêu. 17 truyện ngắn trong tập truyện này hầu hết là những cuộc đối thoại lạnh lùng, có khi ồn ào nhằm phủ lên những thương tổn, va chạm chẳng dễ gì hoá giải. Vì vậy, đọc Raymond là đọc cái mạch ngầm hẫng hụt, vắng thiếu, sự vong thân, giãy chết của những tâm hồn. Tất cả những điều đó chìm sâu bên dưới những văn bản cấu trúc rời rạc và có vẻ khốc liệt, mạnh mẽ.

Nhận định:

– “Nước Mỹ của Raymond Carver bất lực, bị che phủ bởi nỗi đau và sự đánh mất giấc mơ, nhưng nó không mong manh như vẻ ngoài. Nó là nơi của những kẻ sống sót và nơi của các câu chuyện… Carver làm được điều mà nhiều nhà văn tài năng nhất thất bại; Ông đã sáng tạo ra một đất nước của riêng mình, không giống bất cứ đâu ngoại trừ chính cái thế giới, như Wordsworth đã nói, vốn là thế giới với tất cả chúng ta” – Michael Wood, The New York Times Book Review.

– “Trác việt… tập truyện như một chỉnh thể, khác với đại đa số, cứ lớn dần lên và ngân vang trong một hiệu ứng cộng dồn tuyệt vời” – Tim O’Brien, Chicago Tribune Book World.

– “Truyện của Carver sơ giản đến mức phải mất một hồi người ta mới nhận thấy cả một văn hoá và cả một tình thế đạo đức đã hiện ra trọn vẹn như thế nào với thậm chí một phác thảo tưởng chừng nhẹ nhàng nhất Tập truyện thứ hai của ông rõ ràng là tác phẩm của một bậc thầy chín muồi” – Frank Kermode.

[taq_review]

Bạn đọc cảm nhận

Ngô Đức Tuấn Anh

Mình thấy tên tác giả được đề cập đến nhiều trên báo chí nên quyết định mua 1 quyển của ông về đọc thử. Khi đọc mình thực sự bất ngờ vì cảm thấy nó không hay như mình tưởng tượng hoặc mình chưa đủ trình độ để thưởng thức nó, mình chỉ cảm thấy nó ẩn chứa nhiều điều bên trong, cần thời gian suy ngẫm. Đây là cuốn sách nên đọc lại lần thứ 2. Cái nữa mình thấy nhiều đoạn dịch khá khó hiểu, không được uyển chuyển nên đọc khô sao ấy.

Nguyễn Thị Vy

Qua lăng kính của nhà văn Raymond Carver, những chuyện tưởng chừng phức tạp nhất lại hóa ra đơn giản nhất, còn những chuyện tưởng như đơn giản nhất lại trở nên vô cùng rắc rối, gai góc. Đó là những gì mà “Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình” đem đến cho độc giả. Bằng một cái nhìn lạ kỳ, không giống ai, tác giả khắc họa nên chân dung của những con người, những cuộc đời, những số phận khác nhau, kể cho chúng ta nghe những câu chuyện vừa quen vừa lạ, đồng thời gửi gắm nhiều ấn ý sâu xa cho người đọc. Trong những truyện ngắn của mình, tác giả đã thể hiện được cách viết lôi cuốn, cách sử dụng ngôn từ bậc thầy của mình, cùng một lối tư duy khác biệt và độc đáo. Đây là một cuốn sách để đọc đi đọc lại nhiều lần, vì nếu chỉ đọc một lần, bạn sẽ chẳng biết được tác giả thực sự muốn gửi gắm điều gì thông qua những câu chuyện kỳ lạ của mình.

Nguyễn Quỳnh

Mặc dù có cái tựa là Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình, nhưng chắc chắn tập truyện này không thiên về chuyện tình, và cũng không chứa những gì ướt át, lãng mạn bay bổng. Nói cách khác, nó nói toàn chuyện cực kì thực tế, dù đôi lúc nó được đặt trong cái nền mờ mờ ảo ảo đến nỗi ta tự hỏi liệu nó có thực hay không (điển hình là câu chuyện mở đầu cho tập truyện ngắn này). Bên cạnh đó, Raymond Carver cũng có 1 phong cách viết rất lạ. Các truyện của ông cực ngắn, có những truyện tồn tại chưa quá 3 trang giấy, gần như không có tình tiết gì nhiều, chứ không nói đến cao trào hay kết thúc, vậy mà nó điều nó nói lên đôi khi còn hùng hồn hơn nhiều người viết tràng giang bất tận mà kết cục chẳng đi tới đâu (đặc biệt là các tác giả trẻ VN bây giờ). Có thể truyện rất ngắn, bối cảnh của nó có thể thường nhật trong xã hội hoặc không, nhưng phải mất nhiều thời gian mới thẩm thấu được. Và chắc chắn, đây 1 phải 1 loại sách để thư giãn.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button