Review

Lâu Đài

Thể loại Văn học nước ngoài
Tác giả Franz Kafka
NXB NXB Văn Học
Công ty phát hành Nhã Nam
Số trang 265
Ngày xuất bản 03-2016
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách

Một tối mùa đông, một người đàn ông, một người lạ tên K, tới ngôi làng nằm dưới chân một lâu đài thuộc lãnh địa của Bá tước Westwest. Khi bị hỏi giấy phép, K bảo rằng được Lâu đài vời tới làm người đạc điền. Nhưng K có phải người đạc điền thật sự không hay chỉ tự xưng, K được triệu đến thật không, K chỉ tình cờ đến làng hay đến có chủ đích và chủ đích gì – tất cả những điều này hoàn toàn không rõ ràng. Nhân thân của K cũng mù mờ. Lâu đài không ra tiếp nhận cũng không ra chối từ, và tình trạng mông lung của K trên con đường tiếp cận lâu đài càng lúc càng tăng. Qua sáu ngày lạc lõng giữa mùa đông giá lạnh ở ngôi làng vô định dưới chân tòa lâu đài bí ẩn, K vẫn vô vọng chưa đến được nơi muốn đến. Và tiểu thuyết bị bỏ dở dang ở ngày hôm đó.

[taq_review]

Trích dẫn

Bước ra ngoài gió đang hoang dại thổi, và từ chỗ cầu thang lên chàng nhìn vào bóng tối. Thời tiết rất xấu. Không hiểu sao chàng lại nhớ tới việc bà chủ quán đã cố gắng thuyết phục chàng làm biên bản ra sao, và chàng đã từ chối như thế nào. Tất nhiên đó không phải là nỗ lực rõ ràng, ngay liền đó bà ta lại đã ngấm ngầm xúi chàng từ chối việc làm biên bản. Rốt cuộc không thể biết được là chàng đã từ chối hay nghe theo bà ta. Bản chất của bà ta là quỷ quyệt và bà ta hành động có vẻ vô nghĩa và mù quáng như ngọn gió, theo một sự chỉ đạo của ai đó, từ xa mà không bao giờ chúng ta có thể biết được.

Mới đi được vài bước trên đường quốc lộ, chàng thấy hai người cầm đèn đi lảo đảo: tín hiệu của cuộc sống vui tươi. Chàng đi vội về phía họ, và những người đó cũng ngất ngưởng về phía chàng. Chính chàng cũng không biết là tại sao mình lại cảm thấy thất vọng đến thế khi nhận ra những kẻ giúp việc. Những người đó đến với chàng, chắc là Frida bảo họ; những chiếc đèn đã giải thoát chàng ra khỏi bóng đêm gào rít, ầm ĩ cũng là đèn của chàng. Vậy mà chàng vẫn cảm thấy thất vọng, chàng tưởng họ là những người lạ chứ đâu nghĩ là những người quen cũ mà mình đã chán đến tận cổ này. Nhưng không chỉ những người giúp việc đến từ trong bóng tối, giữa họ, Barnabás bước ra.

– Barnabás! – K. kêu lên và chìa tay cho gã. – Anh đến gặp tôi à?

Cuộc gặp gỡ bất ngờ, đột ngột đã làm chàng quên đi mối thù mà mới gần đây nhất Barnabás đã gây nên cho chàng.

– Tôi đến gặp ông, – Barnabás vẫn thân mật như hôm nào. – Tôi mang thư của Klamm đến.

– Thư của Klamm! – K. ngẩng phắt đầu, nói và nhanh nhẹn lấy lá thư từ tay Barnabás. – Các anh soi đèn vào đây! – Chàng bảo những người giúp việc đang từ bên phải và bên trái chen lên tới chỗ chàng, họ nâng đèn lên, K.p nhỏ tờ giấy cỡ lớn để gió không giật đi, sau đó chàng bắt đầu đọc.

“Gửi ngài đạc điền ở quán “Bên cầu”. Tôi ghi nhận những công việc đạc điền cho đến lúc này ngài đã hoàn thành. Công việc của những người giúp việc cũng đáng khen ngợi, ngài đã biết làm cho họ làm việc một cách tốt đẹp. Mong rằng nhiệt tình của ngài không giảm sút trong thời gian tới! Hãy đưa công việc này đến cùng, sự ngưng trệ sẽ làm tôi không hài lòng, về những việc khác ngài hãy yên tâm, vấn đề tiền công sẽ được giải quyết nhanh chóng. Tôi vẫn để ý tới ngài”.

  1. ngẩng lên nhìn sau khi đọc thư, những người giúp việc đọc chậm hơn, sung sướng trước tin vui, họ reo to lên ba lần tiếng hoan hô, đung đưa những chiếc đèn họa theo.

– Các anh hãy yên lặng, – chàng nói với họ; rồi sau đó với Barnabás: – Đây là một sự hiểu nhầm.

Barnabás không hiểu.

– Đây là sự hiểu nhầm, – K. nhắc lại, và nỗi mệt mỏi ban chiều lại xâm chiếm người chàng, con đường dẫn đến trường học trở nên dài vô tận, phía sau Barnabás hiện lên toàn bộ gia đình gã, còn những người giúp việc thì vẫn luôn luôn chen lấn cạnh chàng làm cho chàng phải dùng cùi tay hất họ ra xa. Làm sao mà Frida bảo họ đến với chàng, một khi chàng đã ra lệnh cho họ ở lại với cô ấy. Một mình chàng cũng có thể tìm về đến nhà cơ mà; đi một mình còn dễ hơn là đi với cái hội này. Thêm vào đó, một người trong bọn họ lại còn quấn chiếc khăn quanh cổ, đoạn cuối của chiếc khăn bay phất phới trong gió, mấy lần đã quất vào mặt K., cho dù người giúp việc thứ hai dùng những ngón tay dài nhọn luôn ngọ nguậy lập tức kéo nó ra khỏi mặt chàng thì cũng không giúp ích gì nhiều. Mà rõ ràng là họ thích thú cái trò chơi này, cũng như sự náo động của gió và đêm tối đã làm cho họ phấn chấn lên.

– Cút! – K. kêu lên. – Nếu các anh đến đón tôi tại sao các anh không mang gậy của tôi theo? Bây giờ lấy gì để tôi đuổi các anh về nhà?

Nghe thế những người giúp việc trốn ra phía sau Barnabás, nhưng họ cũng không sợ đến mức không dám để những chiếc đèn của họ từ hai phía lên vai người bảo hộ. Tuy nhiên Barnabás ngay lập tức đã hất chúng xuống.

– Barnabás, – K. nói, vì chàng cảm thấy nặng nề trước việc Barnabás không hiểu mình, rằng những lúc bình yên thì áo chẽn của anh ta lấp lánh, những lúc có chuyện nghiêm chỉnh thì chàng không thể tìm được sự giúp đỡ ở anh ta mà chỉ thấy một sự chống đối im lặng, không thể cùng chiến dấu với con người này được, bởi vì bản thân anh ta cũng không được bảo vệ, chỉ có nụ cười của anh ta là tỏa sáng, nhưng nụ cười cũng không giúp được gì giống như những ngôi sao ở trên trời trước cơn bão dữ tợn dưới mặt đất.

– Anh xem, ngài chánh văn phòng đã viết gì cho tôi, – K. nói và chìa lá thư trước mặt anh ta. – Người ta đã thông báo cho ngài không đúng. Tôi chưa hoàn thành công việc đạc điền nào cả, còn những người giúp việc làm được tích sự gì thì chính anh cũng thấy đấy. Vì công việc chưa làm; nên không thể có sự ngưng trệ, nghĩa là cả sự không hài lòng của ngài tôi cũng còn chưa làm được thì làm sao tôi có được sự thừa nhận của ngài! Và tôi cũng không thể nào yên tâm được.

– Rồi đây tôi sẽ báo cáo, – Barnabás nói; suốt thời gian đó anh ta nhìn lá thư mà không thể đọc được vì K. đã để lá thư quá gần mặt anh ta.

– Ồ, anh lúc nào cũng hứa là sẽ báo cáo, – K. nói, – nhưng chẳng lẽ tôi có thể tin được anh à? Tôi rất cần một liên lạc viên có lời nói đáng tin cậy, bây giờ lại càng cần hơn bao giờ hết. – Chàng cắn môi vì sốt ruột.

– Thưa ông, – Barnabás nói, đầu hơi nghiêng sang bên, và với cử chỉ đó khiến cho K. phải tin mình: – Hoàn toàn chắc chắn là tôi sẽ báo cáo, tôi cũng sẽ báo cáo việc mà gần đây nhất ông đã giao cho tôi.

– Làm sao cơ? – K. kêu lên. – Thế anh vẫn chưa giải quyết việc đó à? Hôm đó anh không đến Lâu đài à?

– Không, – Barnabás nói. – Ông đã thấy đấy, bố tôi là một người già cả, đang lúc có nhiều việc nên tôi đã phải giúp đỡ ông cụ, nhưng bây giờ thì tôi sẽ đi ngay lên Lâu đài.

– Anh làm gì, người đâu mà quá đáng! – K. kêu lên và vỗ tay lên trốn. – Thế không phải những việc của Klamm là quan trọng hay sao? Anh là liên lạc, vậy mà anh đã đảm đương trọng trách đó một cách tồi tệ như thế sao? Ai quan tâm đến công việc của bố anh? Klamm đang chờ tin tức, còn anh lẽ ra phải vắt chân lên cổ mà chạy thì lại lấy việc chuyển phân ra khỏi chuồng là quan trọng nhất!

– Bố tôi là thợ giày, – Barnabás nói không chút bối rối. – Ông cụ đã nhận hàng của Brunswick, và tôi là người phụ việc.

– Thợ giày! Đặt hàng! Brunswick! – K. kêu lên một cách xót xa như thể dứt khoát vô hiệu hóa những từ đó. – Ở đây ai cần đến giày đi trên những con đường muôn thuở hẻo lánh này kia chứ? Và tôi liên quan gì đến toàn bộ chuyện đóng giày dép này? Không phải tôi nhờ anh nhắn tin để rồi anh quên khuấy đi mà vá giầy mà là để anh chuyển ngay cho Ngài.

Lúc này K. đã hơi bình tĩnh lại vì chàng nhớ rằng có thể trong thời gian đó Klamm không ở Lâu đài mà có mặt ở quán “ông Chủ”. Nhưng Barnabás lại làm K. bực mình khi anh ta bắt đầu đọc lại thuộc lòng điều nhắn gửi đầu tiên của chàng để chứng tỏ rằng anh ta nhớ rõ ra sao.

– Đủ rồi, – K. nói. – Tôi không muốn nghe một lời nào nữa.

– Ông đừng g tôi, thưa ông, – Barnabás nói và dường như định trừng phạt K. một cách vô tình, anh ta không nhìn chàng mà nhìn xuống đất, thật ra anh ta chỉ hoảng lên vì tiếng quát của K.

– Tôi không giận anh, – K. nói và sự bực bội của chàng giờ đây quay ra chống lại chàng. – Tôi không giận anh, nhưng thật nguy cho tôi vì tôi chỉ có người liên lạc như thế này trong những công việc quan trọng.

– Ông xem, – Barnabás nói, và có lẽ vì bảo vệ danh dự của người liên lạc nên anh ta đã nói nhiều hơn mức cho phép. – Klamm không chờ đợi tin tức, thậm chí ngài cáu thẳng thừng nếu phải nhìn thấy tôi. “Lại những tin mới!”, có một lần ngài đã nói vậy, và phần lớn là ngài đứng dậy đi sang phòng bên khi vừa thoáng trông thấy tôi, không thèm tiếp. Mà thực ra cũng không có quy định là tôi phải trình báo ngay tất cả mọi điều nhắn gửi, nếu có thì tất nhiên tôi đã đi ngay, nhưng không có gì hết, không có quy định nào như thế cả, và như vậy thì người ta cũng chẳng lưu ý nếu tôi không bao giờ xuất hiện. Nếu tôi chuyển lời nhắn gửi thì cũng chỉ vì lòng tốt của mình thôi.

– Được rồi, – K. nói, chàng chăm chú nhìn Barnabás, không để ý tới những người giúp việc đang thay nhau rướn người lên từ từ sau lưng Barnabás như từ một thiết bị nâng lên hạ xuống, sau đó đột nhiên họ lại đổ nhào xuống với tiếng huýt sáo bắt chước tiếng gió thổi, tuồng như sợ K.. Họ giải trí như vậy hồi lâu.

– Ở chỗ Klamm như thế nào thì tôi không biết, tôi cũng nghi ngờ là anh biết tất cả một cách chính xác ở chỗ ngài, mà nếu anh có biết tất cả một cách chính xác thì chúng ta cũng không thể thay đổi được cái gì. Nhưng việc chuyển lời nhắn của tôi thì anh làm được, và tôi yêu cầu anh làm việc đó. Chỉ một lời nhắn ngắn gọn thôi. Anh đưa đến ngay ngày mai và ngay ngày mai anh có thể nói câu trả lời hoặc chí ít thì anh cũng có thể thông báo về việc người ta đã đón tiếp như thế nào? Anh có làm được, và muốn làm việc này không? V đối với tôi. Và có lẽ tôi sẽ có cách để trả ơn anh xứng đáng; hay là ngay bây giờ anh cũng có mong muốn gì chăng?

– Chắc chắn tôi sẽ thực hiện sự ủy nhiệm, – Barnabás nói.

– Và anh sẽ hoàn thành một cách tốt đẹp theo khả năng: anh chuyển cho Klamm lời nhắn gửi, và xin ông ta câu trả lời. Anh làm việc này ngay ngày mai, sáng ngày mai chứ?

– Tôi làm cái gì tôi làm được, – Barnabás nói. – Tôi vẫn luôn luôn làm việc đó.

– Chúng ta đừng tranh luận nữa về điều đó, – K nói. – Lời nhắn của tôi như sau: ông đạc điền đề nghị ngài chánh văn phòng cho phép ông ta được trình bày trực tiếp những điều muốn nói, ông ta chấp thuận trước mọi điều kiện kèm theo sự cho phép đó. Ông ta buộc phải làm như vậy vì những nhân vật trung gian, cho đến lúc này, đã hoàn toàn không có tác dụng, và điều đó đã dẫn đến việc cho đến lúc này ông ta chưa làm được một chút công việc đạc điền nào. Theo thông báo của ngài trưởng thôn thì ông đạc điền sẽ không bao giờ có thể làm việc được, chính vì vậy mà ông ta đọc lá thư gần đây nhất của ngài chánh văn phòng với một sự xấu hổ tuyệt vọng mà chỉ có việc thưa chuyện trước mặt ngài chánh văn phòng mới giúp được ông ta. Ông đạc điền rất biết rằng yêu cầu của ông ta quá lớn, nhưng ông ta sẽ cố gắng để làm phiền ngài chánh văn phòng ít nhất, ông ta buộc mình phải hạn chế thời gian, và nếu thấy cần thiết, bằng lòng chấp nhận việc xác định trước số lời sẽ dùng khi thưa chuyện, và tin rằng ông ta chỉ cần mười lời cũng đủ sung sướng rồi. Xin chờ quyết định với lòng kính trọng và sự hồi hộp căng thẳng.

Bạn đọc cảm nhận

Bùi Thị Thu Hà

Đây là lần thứ hai tôi cầm trên tay cuốn sách thực mang đậm chất kafkaesque thế này sau cuốn Hóa thân. Tác phẩm này quả thật rất xứng với tên tuổi của Franz Kafka, một trong những người đã mở đầu cho nền văn học hiện đại Đức, cũng chính là một tác giả tiêu biểu tiên phong cho phong trào tiểu thuyết theo chủ nghĩa phi lý.

Cốt truyện kể về một người đạc điền tên K., một người xa lạ được lâu đài của bá tước Westwest thuê đến làm việc. Thế nhưng khi đến nơi đây, chẳng những K. không được đến Lâu Đài, mà một chuỗi các chi tiết khó hiểu lại lần lượt xuất hiện, nhất là việc người dân ở ngôi làng dưới chân Lâu Đài đều cố gắng ngăn cản K. tiếp cận với nơi đó. Dù vậy K. vẫn cố gắng để tìm hiều nguyên nhân và mọi thứ đang diễn ra ở nơi này. Có lẽ chính sự cố chấp của K. khi anh muốn đến với Lâu Đài đã khiến trật tự xã hội của nơi này dường như bị đảo lộn. Xuyên suốt mạch truyện là một quang cảnh ảm đạm với những con người với cuộc sống khác nhau nhưng chung một cái nhìn đề phòng, lo sợ về những yếu tố bên ngoài, như một K. xa lạ chẳng hạn. Càng tiến sâu vào hành trình 6 ngày đi tìm lời giải đáp của K., ta lại càng phải đặt ra nhiều câu hỏi hơn về thế giới trong này: Lâu Đài là nơi như thế nào? Tại sao người dân trong làng lại cố giữ khoảng cách của K. với nơi đó? Tại sao Lâu Đài lại muốn xua đuổi K. khi đã mời anh ta đến làm việc? Sự xuất hiện của hai người được Lâu Đài cử xuống để tự xưng là phụ tá của anh ta có ý nghĩa gì? Ngài thư kí Klamn có thật hay không hay chỉ là một ảo ảnh theo đúng nghĩa cái tên của hắn? Tại sao người trong làng lại sợ hãi quá mức khi nhắc tới hắn? vân vân…

Thế giới của Lâu Đài là một thế giới phi lý, nơi nhân vật chính được đặt trong một hoàn cảnh khó hiểu và cách suy nghĩ của anh ta cũng khó hiểu không kém. Dầu vậy đó vẫn là đặc trưng phong cách kafkaesque mà tôi luôn ngưỡng mộ. Lâu Đài giống như một bức tranh lập thể hay trừu tượng, với một lượng vừa phải chi tiết nhưng lại được vẽ nên từ vô vàn cách pha màu sắc. Đó chính là “một biển cả” các phép ẩn dụ chồng chất mà chưa chắc người đọc có thể đã tìm đến những tầng sâu nhất của nó. Ý nghĩa của Lâu Đài, như lời tựa, không phải là để phê phán chính phủ hay những thế giới có những nhà cầm quyền muốn gây dựng trật tự. Nó là hình tượng tiêu biểu để diễn giải sự phi lý của thế giới này, hay hiểu sâu xa là sự tồn tại của xã hội hiện tại như nó vốn có. Thực chất, chưa ai có thể hiểu đúng ý nghĩa thực sự của “mê cung” Lâu Đài, không phải vì nó chưa có kết thúc, mà bởi vì cái nó đặt ra là những câu hỏi lớn về sự phi lý, những câu hỏi mang đậm tính chất triết học sao siêu mà ta chưa thể lý giải nổi.

Nếu là một fan của Murakami, có lẽ bạn cũng sẽ thích văn phong Franz Kafka và Lâu Đài. Đây là một cuốn sách thực sự có giá trị lấn lớn, rất đáng để được tìm đọc.

Sun Lucky

Đây là lần đầu tiên tôi đọc truyện của một tác giả mà lạ đến thế . Lạ ở đây không phải theo ý xấu mà là mặc dù kì quặc nhưng nó lại thu hút tôi ngay từ những trang đầu tiên . Truyện kể về cuộc hành trình của nhân vật K khám phá những bí ẩn trong lâu đài . Những âm mưu chính trị những quyền lực to lớn ẩn sâu trong bóng tối của lâu đài ấy mấy ai đủ can đảm để khám phá . Truyện rất hay có nhiều chỗ đánh đố người đọc khiến tôi phải suy nghĩ rất nhiều vô tình càng tăng thêm hứng thú của tôi với truyện

Lê Mỹ

Mới thấy đã rất thích rồi. Bìa rất đẹp luôn.

Cái thiết chế quyền lực bí ẩn của Lâu đài, với những hình ảnh quái dị, tầm thường đó đã chế ngự đời sống của từng con người, quy định trạng thái sống, hành vi ứng xử và cách nghĩ của họ, biến họ thành những kẻ làm theo, nói theo, vừa hài hước vừa tội nghiệp!

Đọc đến hết cuốn tiểu thuyết ta vẫn không rõ lời K. nói rằng mình là người đạc điền có đúng không vì cả hai khả năng đều có thể xảy ra. Ngay từ đầu, K. đã muốn vào Lâu đài, nhưng con đường chàng xuất phát rất dài và nó không dễ dàng đến ngọn đồi nơi có Lâu đài, cứ đến gần đó là như cô ý, nó lại vòng sang lối khác.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button