Review

Lao Động Và Biển Cả

Thể loại Văn học nước ngoài
Tác giả Victor Hugo
NXB NXB Văn Học
Công ty phát hành NXB Văn Học
Số trang 540
Ngày xuất bản 10-2015
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách

Lao động biển cả (Les Travailleurs de la mer) đã cuốn hút rất nhiều bạn đọc Việt Nam biết tiếng Pháp qua nhiều thế hệ. Đây không chỉ là một tác phẩm hiện thực phản ánh xã hội tư sản Pháp trong những ngày đầu của chế độ tư bản ở nước này. Qua tác phẩm này tác giả cũng xây dựng thành công một số nhân vật điển hình đại diện cho cái Thiện và cái Ác. Với một ngòi bút vững vàng đầy kinh nghiệm, tác giả đã vạch trần những mánh khóe xảo quyệt táng tận lương tâm của những con người như Rantaine hay Clubin. Đồng thời ông cũng miêu tả rất thực và rất sinh động những con người chân chính, lao động không mệt mỏi như Gilliatt. Qua câu chuyện tình éo le, dang dở của Gilliatt, bạn đọc vừa cảm thương cho số phận hẩm hiu của anh vừa căm giận những bất công trên đời này. Phải chăng đấy là một thứ “định mệnh của vạn vật”?

Dẫu sao, sau khi đọc xong dòng chữ cuối cùng, gập sách lại, bạn đọc vẫn còn thấy lắng lại trong tâm tư những gì cao quý, tuy chua chát, của con người. Bởi vì trước sau Victor Hugo vẫn là một nhà văn đại diện cho các nhà văn lớn thế giới với những tư tưởng nhân văn cao quý.

[taq_review]

Trích dẫn

Tôn giáo, xã hội, thiên nhiên; đấy là ba cuộc tranh đấu của con người. Ba cuộc tranh đấu ấy đồng thời cũng là ba nhu cầu. Con người cần tin tưởng, vì vậy mà lập nên đền thờ; con người cần sáng tạo, vì vậy mà thành ra đô thị; con người cần phải sống, vì vậy mà có cày cuốc, thuyền bè. Nhưng ba giải pháp ấy lại chứa đựng ba cuộc chiến tranh. Khó khăn bí mật của cuộc sống từ ba chỗ ấy mà ra. Con người gặp phải trở ngại dưới hình thức mê tín, dưới hình thức thành kiến, và dưới hình thức nguyên tố cơ bản. Ba định mệnh đè nặng lên chúng ta, định mệnh của tín điều, định mệnh của luật pháp, định mệnh của vạn vật. Trong Nhà thờ Đức Bà Paris, tác giả đã tố cáo cái thứ nhất; trong Những người khốn khổ, tác giả đã làm nổi bật cái thứ nhì; trong quyển sách này, tác giả nói rõ đến cái thứ ba.

Cùng với ba thứ định mệnh bao trùm con người ấy, lại xen thêm định mệnh bên trong, sức mạnh lớn nhất, trái tim con người

Bạn đọc cảm nhận

Bình Yên

Nhà xuất bản Văn học mới đây đã cho ra mắt bạn đọc cuốn tiểu thuyết đầy không khí sử thi của ông mang tên “Lao động biển cả”. Tác phẩm mô tả cuộc đấu tranh của chàng đánh cá Giliatt với biển cả và sự hy sinh cao quý của chàng cho hạnh phúc của người chàng yêu tha thiết, Deruyset.

Trước tiên phải khẳng định, đọc cuốn tiểu thuyết này không dễ, bởi người đọc phải có sự hiểu biết tương đối về không gian sử thi và thần thoại Hy Lạp. Các nhân vật trong tiểu thuyết “Lao động biển cả” cũng như hầu hết những tác phẩm khác của đại văn hào Victor Hugo đều không có nét đặc sắc về tâm lý. Gilliatt- nhân vật chính không có những biến đổi tâm lý mạnh, cuốn sách cũng không có nhiều trường đoạn khắc hoạ suy nghĩ của anh.

Như Giáo sư Đặng Thị Hạnh đã nhận xét, những tâm lý nhân vật trong “Lao động biển cả” chỉ là những giản đồ tâm lý so với các tiểu thuyết gia khác như Stendhal, Balzac, Flaubert… Vì vậy so với thời gian tiểu sử-cốt truyện thì có thể coi dòng thời gian tâm lý trong tác phẩm này không có vai trò như trong các tiểu thuyết đương thời của Balzac, Flaubert…. Nhịp điệu trong tác phẩm này chỉ vang lên rõ nhất ở thời gian sự kiện.

Nhưng “Lao động biển cả” cũng có một kết cấu sự kiện chặt chẽ chứng tỏ sự già dặn trong nghệ thuật kể chuyện của Hugo sau những kiệt tác “Nhà thờ Đức Bà Paris” (1831), “Những người khốn khổ” (1862). Có thể chứng minh điều này khá rõ qua cách bố trí một cách chặt chẽ kết cấu sự kiện trong lời kể của tác giả và việc sử dụng những thủ pháp “treo tình tiết” theo kiểu tiểu thuyết đen khá phổ biến đương thời.

Một độc giả yêu văn học cho biết: “Các đoạn tả cảnh gió, cảnh bão, cảnh Gilliat tự dựng xưởng sửa tàu giữa biển khơi khiến tôi đọc đi đọc lại không thấy chán. Cả các đoạn viết về địa chí của cụm đảo Ghecnơxê cũng vô cùng hấp dẫn. Đoạn tôi thích nhất là đoạn hội thoại giữa tay thuyền trưởng và tay lái súng khi mặc cả khẩu súng 6 nòng của Mỹ – hoặc đoạn mặc cả với bọn buôn lậu cũng vậy”.

Như lời đề tặng của tác giả: “Tôi tặng quyển sách này cho hòn núi mến khách và tự do, cho mảnh đất Normandi già cỗi, nơi sinh sống của dân tộc cao quý nhỏ bé miền biển, cho đảo Ghecnơxê nghiêm nghị và hiền hòa, chỗ nương thân hiện thời của tôi và có thể là nơi tôi yên nghỉ”, cuốn tiểu thuyết “Lao động biển cả” là một món quà vô cùng ý nghĩa cho những độc giả vẫn còn nặng tình với vẻ đẹp thuần khiết của văn chương cổ điển.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

One Comment

  1. Cuốn sách này tên gọi là Ngư ông và biển cả được dịch từ The Sea and the fisherman. Dùng chử Lao động vừa thô kệch quê mùa vừa sai nghĩa. Chẳng qua người dịch vẫn còn mang mặc cảm chủ nghĩa mà thôi….

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button