Review

Kéo Búa Bao

Thể loại Kỹ năng – Quản trị
Tác giả Len Fisher
NXB NXB Đại học kinh tế quốc dân
Công ty phát hành Alphabooks
Số trang 294
Ngày xuất bản 04-2016
Giá bánXem giá bán

KÉO, BÚA, BAO – TRÒ CHƠI KHÔNG DÀNH RIÊNG CHO TRẺ NHỎ?

Thuở nhỏ, chắc hẳn trong những lúc vui đùa với bạn bè, chúng ta vẫn hay bày ra những trò đấu trí. Những trò chơi trẻ con ấy nhiều vô kể, nào ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, trốn tìm, rồng rắn lên mây… Và chắc chắn sẽ có những cô bé, cậu bé chơi cực hay một số “trò tủ” của mình, không để cho bạn bè có cơ hội thắng cuộc.

Nhưng tôi dám chắc có một trò chơi rất quen thuộc mà không ai dám vỗ ngực xưng là mình luôn toàn thắng. Đó chính là Oẳn tù tì, hay còn gọi là Kéo, búa, bao.

Lý do rất đơn giản, vì hơn nửa cơ hội chiến thắng của bạn trong trò này phụ thuộc vào “chiến lược” của đối thủ. Bất kể trước mặt bạn là một người thông minh hay khờ khạo thì cơ hội chiến thắng của bạn vẫn như nhau. Không phải ngẫu nhiên mà đây được xem là trò chơi may rủi dành cho trẻ con, và chỉ có trẻ con mới thích phân định thắng thua bằng may rủi.

Ấy thế mà người lớn chúng ta vẫn đang chơi Kéo, búa, bao mà không biết đấy. Hãy thử nghĩ mà xem. Bạn luôn chọn hàng người ngắn nhất khi đến tính tiền tại siêu thị, đinh ninh người đi hướng ngược lại phải bước xuống nhường đường khi bước trên một vỉa hè hẹp hay lấy dư vài ba chiếc ống hút khi lấy đồ uống ở quầy tự phục vụ. Bạn hẳn tự nghĩ mình là người khôn khéo khi làm thế đúng không. Phải đấy, nhưng hãy cứ chờ đến lúc trước mắt bạn là những hàng người cứ dài mãi ra, hay khi va phải người đi đối diện vào phút cuối, hay ngơ ngác trước hộp để ống hút trống không mà xem.

Vấn đề ở đây chính là người khác cũng có cùng suy nghĩ như bạn. Và khi đó, cả bạn và tất cả những người còn lại sẽ cùng bị thiệt. Đó cũng là nội dung chính trong quyển sách Kéo, búa, bao của Tiến sĩ Len Fisher. Qua kinh nghiệm bản thân và nhiều năm nghiên cứu, ông đã trình bày rất nhiều ví dụ và tình huống trong đó những bên tham gia luôn cố giành lợi ích về mình. Tuy chúng hơi khác với trò Kéo, búa, bao nhưng lại có một điểm chung: Chiến lược của các bên sẽ dần đi đến một điểm cân bằng, trong đó tất cả đều chịu tổn thất hoặc thất bại.

Vậy bạn phải làm gì để thoát khỏi những tình thế tiến thoái lưỡng nan đó, thoát khỏi kết cục thảm hại đang chờ đợi mình? Chỉ có một cách duy nhất, đó là phối hợp với đối phương để cùng giành thắng lợi. Tất nhiên, mỗi tình huống sẽ có những cách phối hợp khác nhau, những chiến lược khác nhau để thuyết phục đối phương và giành lấy lợi thế cho mình.

Và những chiến lược đó là gì? Xin mời bạn khám phá trong phần sau nhé.

Tháng 3/2016

ALPHABOOKS GIỚI THIỆU

[taq_review]

Trích dẫn

BẢY THẾ LƯỠNG NAN CHẾT NGƯỜI

Thế lưỡng nan của người tù chỉ là một trong số nhiều thế lưỡng nan xã hội mà chúng ta đối mặt trong nỗ lực hợp tác với nhau. Bảy thế lưỡng nan này đều đặc biệt tai hại và các lý thuyết gia trò chơi đã đặt cho mỗi thế lưỡng nan một cái tên đầy sức gợi. Một trong số đó tất nhiên là  Thế lưỡng nan của người tù. Sáu cái tên còn lại là:

 

  • Bi kịch của cái chung, vốn tương đương về mặt logic với một loạt Thế lưỡng nan củangười tù diễn ra giữa nhiều cặp đối tượng trong một nhóm.
  • Kẻ ngồi không hưởng lợi (16) (một biến thể từ Bi kịch của cái chung) – trường hợp này nảy sinh khi con người lợi dụng tài nguyên của cộng đồng mà không đóng góp được gì.
  • Kẻ nhát gan (còn gọi là chính sách Bên miệng hố chiến tranh), trong đó mỗi bên đều cố gắng đẩy bên kia càng tới sát bờ vực càng tốt, vì mỗi người đều hy vọng rằng người kia sẽ đầu hàng trước. Nó có thể xuất hiện trong những tình huống từ đơn giản như một người cố chen lấn xô đẩy trong hàng, tới những tình huống phức tạp như tình trạng đối đầu giữa các quốc gia có nguy cơ dẫn tới chiến tranh, và đôi khi nguy cơ đó trở thành sự thật.
  • Thế lưỡng nan của người tình nguyện, trong đó một người phải đại diện cả nhóm hy sinh, nhưng nếu không ai hy sinh thì mỗi người đều thất bại. Từng người đều hy vọng rằng sẽ có ai đó khác trong nhóm thực hiện hành động hy sinh đó – hành động này có thể nhỏ nhặt như đi đổ rác hay lớn lao như hy sinh mạng sống của mình để cứu người khác.
  • Cuộc chiến giữa hai giới. Đây là tình huống trong đó hai người có sở thích khác nhau, chẳng hạn như người chồng muốn đi xem đá bóng còn người vợ lại thích đi xem phim. Cái khó ở đây là mỗi người đều muốn vợ/chồng mình đi cùng chứ không muốn theo đuổi thú vui một mình.
  • Săn nai, trong đó sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm có cơ hội thành công cao với thành quả lớn nhưng lại khá mạo hiểm, tuy nhiên, một cá nhân chắc chắn sẽ thành công nếu phá vỡ sự hợp tác và tự mình thực hiện, dù thành quả có ít hơn.

 

Xét theo nghĩa nào đó thì tất cả những thế lưỡng nan trên đều chỉ là một mà thôi. Sự hợp tác sẽ mang lại kết quả tổng thể tốt nhất, nhưng giải pháp hợp tác lại không phải là một điểm cân bằng Nash và có ít nhất một điểm cân bằng Nash không mang tính hợp tác đang chực chờ kéo chúng ta vào cái lưới nó giăng sẵn. Ở đây, tôi nghiên cứu cách thức vận hành của những chiếc bẫy này và cách chúng ảnh hưởng đến chúng ta trong đời thực. Trong các chương tiếp theo (độc lập với chương này), tôi sẽ bàn đến những cách giúp chúng ta có thể tránh hoặc thoát khỏi chúng (17).

Điểm dừng đầu tiên của tôi trong hành trình này là một trong những vấn đề phổ biến và phức tạp nhất mà lý thuyết trò chơi từng lật mở.

Bi kịch của cái chung

Bi kịch của cái chung (Ô 3.1) là thế lưỡng nan xã hội trên quy mô lớn. Khi vừa có ý định viết cuốn sách này, tôi đã bắt tay thu thập các ví dụ từ những câu chuyện trên báo, và thế là sàn phòng nghiên cứu của tôi chẳng mấy chốc đã chất đầy hàng đống mẩu giấy cắt ra từ các tờ báo. Những câu chuyện viết về tình trạng sao chép đĩa DVD lậu, gian lận của công, nạn lấy trộm đồng đỏ từ các nhà máy điện ở Nga, nạn đánh bắt cá bừa bãi, gửi thư rác và các lợi ích phụ từ thẻ tín dụng trong khi chủ thẻ bị mắc kẹt trong cái bẫy tín dụng. Các bài báo cũng nói về tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và hiện tượng ấm lên toàn cầu. Tất cả đều là những ví dụ cho Bi kịch của cái chung, vốn là hình thái Thế lưỡng nan của người tùáp dụng với nhiều người, trong đó ảnh hưởng tích lũy của việc nhiều người cùng gian lận khi hợp tác có thể dẫn đến kết quả thảm khốc.

Wendy vợ tôi và tôi đã tận mắt chứng kiến một ví dụ thực tế khi tới thăm Sri Lanka sau thảm họa sóng thần năm 2004. Các nguồn tài trợ đã được quyên góp để hỗ trợ người dân sống trong các khu vực bị ảnh hưởng chuyển đi hoặc xây dựng lại nhà cửa bị hư hại. Nhưng một hướng dẫn viên du lịch địa phương lại cho chúng tôi hay rằng có một số người thực ra không sinh sống ở những khu vực này nhưng lại chuyển đến đó để đòi được chia phần lợi ích. Khi họ làm thế, ta có thể cho rằng mỗi người trong số họ đang lấy đi một phần nhỏ trong nguồn viện trợ dành cho mỗi người dân thực sự sống ở đây. Nhìn chung, nó tạo thành bối cảnh cho một Bi kịch của cái chung: nếu quá nhiều người cùng theo đuổi một chiến lược giành giật giống nhau, thì sẽ không có đủ tiền xây được một ngôi nhà đàng hoàng hay dựng lại một ngôi nhà hư hại cho bất kỳ ai.

Ô 3.1- Thế lưỡng nan của người tù VÀ BI KỊCH CỦA CÁI CHUNG

Thế lưỡng nan của người tùnảy sinh khi có sự hiện diện của duy nhất một điểm cân bằng Nash. Toàn bộ những thế lưỡng nan khác được đề cập trong chương này đều liên quan đến ít nhất hai điểm cân bằng Nash. Để dễ hiểu và dễ so sánh các thế lưỡng nan khác nhau, tôi sẽ miêu tả chúng dưới hình thức là những lợi ích tích cực. Chẳng hạn, trong  Thế lưỡng nan của người tù (mô tả trong chương 1), mức án phạt tối đa là mười năm và lợi ích cho một chiến lược cụ thể trong đó là số năm tù có thể rút ngắn từ án phạt tối đa. Chẳng hạn, nếu cả Bernard và Frank đều nhận tội và đi tù bốn năm, thì về cơ bản, lợi ích của họ là sáu năm.

Nếu vẽ ma trận các chiến lược của họ theo cách này, chúng ta sẽ có sơ đồ sau:

Ô màu xám đại diện cho một điểm cân bằng Nash, trong đó cả Frank lẫn Bernard đều không thể độc lập cải thiện tình hình mà không cần đến người còn lại, để rồi làm hỏng nỗ lực của cả hai. Kết quả chung tốt nhất là giải pháp hợp tác nằm ở ô dưới cùng bên phải, nhưng vì mỗi người đều cố gắng cải thiện vị thế riêng của mình, nên họ bị mắc kẹt trong thế cân bằng Nash ở ô phía trên bên trái.

Về cơ bản, Bi kịch của cái chung là phiên bản  Thế lưỡng nan của người tù dành cho nhiều người. Lựa chọn chiến lược của chúng ta là hợp tác với nhóm bằng cách không lấy nhiều hơn phần được chia công bằng của mình hoặc gian lận bằng cách chiếm lấy phần hơn từ nguồn tài nguyên chung. Kết quả có thể rất khác nhau, tùy thuộc vào lựa chọn của các thành viên khác trong nhóm.

Chẳng hạn, sau một đợt hạn hán nghiêm trọng ở  Úc, hiện nay các nông dân trồng hoa màu tại đây đang bị hạn chế về lượng nước họ được phép sử dụng. Nếu đồng thuận với sự hạn chế này thì sản lượng hoa màu trên mỗi mẫu đất họ thu được sẽ bị giảm đi – để minh họa, ta hãy giả dụ rằng lúc này họ chỉ thu được 5 tấn hoa màu/mẫu thay vì 10 tấn/mẫu như trước kia. Nếu chỉ một số ít nông dân gian lận bằng cách dùng nước thoải mái, thì những người này vẫn thu được 10 tấn/mẫu. Nhưng nếu phần lớn đều gian lận thì lượng nước dự trữ sẽ ít đi và sản lượng của họ sẽ giảm 2 tấn/mẫu. Thế là những biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn lại được đưa ra, và những cá nhân nào hợp tác với biện pháp hạn chế mới có lẽ chỉ thu được 1 tấn hoa màu/mẫu.

Kết quả tùy thuộc vào cách nhìn nhận bản thân của phần lớn nông dân. Nếu họ xem mình là thành viên của một nhóm hợp tác thì nhiều khả năng họ sẽ hợp tác. Ngược lại, nếu họ nghĩ mình là những cá nhân cạnh tranh với nhau, trong đó mỗi người đều cố gắng hết sức mang về lợi ích lớn nhất cho mình dù điều đó sẽ làm tổn hại đến người khác, thì ma trận lý thuyết trò chơi của họ sẽ được minh họa như sau:

Nói cách khác, nếu họ xem mình chỉ là những cá nhân thì chiến lược chủ đạo của họ sẽ là gian lận bất kể chiến lược của người khác là gì. Tuy nhiên, khi tất cả cùng gian lận thì tất cả sẽ có chung một kết quả là ô phía trên bên trái chứ không còn là ô phía dưới bên phải mang tính hợp tác nữa (giống như trong Thế lưỡng nan của người tù). Chìa khóa hợp tác là phải tìm ra một động lực nào đó mang lại lợi ích cho mọi người (dù là về mặt tinh thần hay vật chất) khi trở thành các thành viên trung thành và hợp tác trong nhóm. Tôi sẽ trình bày sâu hơn về chìa khóa này trong các chương sau.

Internet mang đến một ví dụ khác mơ hồ hơn, nhưng quả thực cứ mỗi lần dùng máy tính để lướt web là chúng ta lại cảm giác được bàn tay ma quái của Bi kịch của cái chung. Khi tải những các tập tin ca nhạc, hình ảnh hay trò chơi về máy, những lượt tải xuống của mỗi người chúng ta chỉ ảnh hưởng rất ít. Tuy nhiên, chúng sẽ làm chậm tốc độ gửi nhận e-mail, gián đoạn các cuộc gọi Skype hay thậm chí còn khiến chúng ta đột quỵ hay trụy tim sớm vì cứ bực dọc ngồi trước bàn phím chịu đựng ảnh hưởng của một tình trạng nghẽn mạch khác, hay còn được gọi là “bão Internet”. Có thể chúng ta không coi hành vi của cá nhân mình là ích kỷ, nhưng trên thực tế mỗi người trong chúng ta đều cố chiếm nhiều hơn phần mình đáng được hưởng một chút – đây chính là điểm cốt yếu trongBi kịch của cái chung.

Những kẻ gửi thư rác thuộc hàng những tên tội phạm tồi tệ nhất, bởi họ làm tốn thời gian của rất nhiều người chỉ để theo đuổi một lợi ích vị kỷ là bán thêm chút hàng hóa. Mỗi sáng khi mở e-mail, tôi đều thấy hai, ba chục tin nhắn rác chất đầy hộp thư đến. Tôi xóa hầu hết chúng trong tâm trạng bực dọc, nhưng có một tin khiến tôi bật cười. Nó đích thị là một tin nhắn rác có lẽ được gửi cho cả triệu người, nhưng lại chào mời một chương trình lọc thư rác rẻ tiền!

Các cơn bão Internet và tin nhắn rác chỉ là chuyện nhỏ nếu đặt cạnh tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ấmlên toàn cầu, chủ nghĩa khủng bố vàchiến tranh; nhưng tất cả đều bắt nguồn từ một trò bóng bàn logic dây dưa – tức sự lưỡng lự giữa việc hợp tác với người khác hay tự làm theo ý mình và mặc kệ họ.

Kẻ ngồi không hưởng lợi

Giống với người họ hàng gần của nó làBi kịch của cái chung, Kẻ ngồi không hưởng lợi là phiên bản áp dụng cho nhiều người của Thế lưỡng nan của người tù.Một số ví dụ phổ biến gồm có: để mặc cho người khác dọn dẹp trong khu vực sinh hoạt chung chứ không chịu góp sức; lựa chọn giữa việc ngồi yên một chỗ hay đứng lên để nhìn rõ hơn (và cản trở tầm nhìn của người khác) trong một sự kiện thể thao hay một buổi hòa nhạc ngoài trời; từ chối tham gia công đoàn thương mại nhưng vẫn chấp nhận những lợi ích mà công đoàn giành được khi thương lượng với chủ sở hữu lao động; lừa đảo tín dụng (vì tổn thất của nhà cung cấp được chuyển sang cho những người tiêu dùng trung thực bằng việc nâng giá); trộm cắp và thậm chí cả việc giải trừ quân bị (nếu đa số mọi người muốn đất nước mình giải trừ vũ khí thì họ vẫn được quân đội bảo vệ nếu một lượng thiểu số người dân vẫn muốn vũ trang cho đất nước và sẵn sàng cung cấp tài nguyên cho quân đội).

Chúng ta thường xuyên phải đối mặt với sự lựa chọn giữa việc hợp tác với người khác hay theo đuổi lợi ích riêng bất chấp người khác, trong những tình huống liên quan tới vấn đề chăm sóc và sử dụng nguồn tài nguyên chung. Thậm chí, chúng ta dường như còn cảm thấy việc ngồi không hưởng lợi thực ra cũng không gây hại cho ai. Chẳng hạn, một người bạn của vợ chồng tôi đã thuê một thùng rác lớn để đổ rác vào đấy và hết sức giận dữ khi một vài người hàng xóm cũng bỏ chút rác vào đó. Những người này lý luận: “Có vấn đề gì đâu cơ chứ? Đằng nào chị chẳng thuê cái thùng đó rồi, nên chúng tôi có bỏ thêm xíu rác vào thì cũng đâu khiến chị mất thêm đồng nào nữa!”.

Khó có thể – mà thực tế là không thể – bẻ lại logic của họ, vì đó cũng là thứ logic đứng sau Thế lưỡng nan của người tù. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, nếu xét rằng vấn đề Kẻ ngồi không hưởng lợicũng có cấu trúc logic tương tự như Bi kịch của cái chung (Ô 3.2). Nó cũng là tình huống khó giải quyết giống như thế, vì chiến lược của kẻ ngồi không hưởng lợi là thoải mái sử dụng một nguồn tài nguyên vốn luôn tồn tại dù họ có dùng nó hay không – và dường như điều này hoàn toàn hợp lý. Mà nó quả thực hợp lý – cho đến khi mọi người khác đều làm như thế. Chẳng hạn, nếu cả phố cùng chuyển sang đổ rác vào thùng của chị bạn tôi, thì sẽ đến lúc chị ấy không còn chỗ để đổ rác của mình nữa, để rồi băn khoăn tại sao ngay từ đầu mình lại cất công thuê cái thùng rác to tướng ấy về làm gì. Thực ra, nếu lường trước được cách hành xử này, chị sẽ chẳng thuê thùng rác làm gì!

Có lẽ vấn đề Kẻ ngồi không hưởng lợinên được gọi chính xác làKẻ hưởng lợi ung dungthì hơn, bởi tổn thất mà nó gây ra cho xã hội là rất nhỏ, nhưng không phải không có. Nếu có quá nhiều người trở thành kẻ ngồi không hưởng lợithì những tổn thất không đáng kể gộp lại sẽ thành một gánh nặng lớn. Đây hẳn là điều đã xảy ra ở Liên Xô khi các công dân Matx-cơ-va lạm dụng nguồn khí nóng từ hơi nước và điều hòa nhiệt độ trong nhà bằng cách bật hệ thống sưởi tối đa trong khi vẫn mở tung cửa ra vào và các cửa sổ.

Ô 3.2-KẺ NGỒI KHÔNG HƯỞNG LỢI

Kẻ ngồi không hưởng lợiđã mở ra một biến thể mới và bất ngờ từ Bi kịch của cái chung. Giả dụ, để xây một gác chuông mới cho nhà thờ, ta cần 100 nghìn đô-la và mỗi người được kêu gọi đóng góp 100 đô-la. Tôi có thể tính ra lợi ích về tiền bạc cho bản thân mình bằng cách tự hỏi mình rằng tôi sẵn sàng đóng góp bao nhiêu nếu gác chuông mới đem lại sự khác biệt. Giả sử câu trả lời của tôi là 200 đô-la. Vậy tôi nên đóng góp trong trường hợp nào thay vì đểnhững người khác đóng góp và hưởng lợi ích từ nó? Từ quan điểm lấy mình là trung tâm, tôi đã vẽ ra một ma trận đơn giản gồm mọi yếu tố liên quan (lợi ích trừ tổn thất) để dễ tính toán hơn:

Mọi người khác

Thật thú vị làm sao! Chỉ có một tình huống cho thấy tôi nên đóng góp, đó là khi sự đóng góp của tôi tạo nên mọi điều khác biệt. Các lý thuyết gia trò chơi gọi đó là điểm “hợp tác hiệu quả tối thiểu” và họ nhận thấy những điểm như thế có thể là một trong những chìa khóa hợp tác.

Thật không may, đó cũng là điểm mà nếu vượt qua nó thì việc trở thành kẻ ngồi không hưởng lợi, trông cậy vào đóng góp của những người khác cũng trở nên bõ công. Thế cũng tốt thôi, cho đến khi tôi nhận ra rằng còn có hàng nghìn ma trận giống hệt như thế, trong đó người khác đóng vai trò của “tôi”, và tôi bị gộp chung vào với “những người khác”!

Trên thực tế, rất khó xác định được điểm hợp tác hiệu quả tối thiểu, do đó ma trận hệ quả thường sẽ trông giống như sau:

Mọi người khác

Từ ma trận này, có thể thấy rõ là chiến lược Không hành động (tức gian lận) là hành độngchủ đạo của mỗi cá nhân. Chỉ khi nào các cá nhân coi mình là thành viên của nhóm thì kết quả mới khác đi. Giống như trong phiên bản rộng hơn của Bi kịch của cái chung, chìa khóa hợp tác chính là tìm ra cách khích lệ nào đó để tưởng thưởng – bằng tinh thần hoặc vật chất – cho những người xem mình là thành viên của nhóm.

Tôi đã phát hiện ra một biến thể thú vị của hành vi này trong chuyến đi mới đây tới Hungary, nơi vẫn còn nhiều người phải sống trong những căn hộ chung cư tường mỏng được xây dựng từ thời xưa. Ngày nay, họ sở hữu những căn hộ đó nhưng phải chi trả tiền điện chiếu sáng và sưởi ấm. Tuy nhiên, những cư dân sống trong các căn hộ phía bên trong lại được hưởng lợi vào mùa đông, vì các bức tường mỏng đến nỗi hơi ấm từ các căn hộ bên ngoài có thể dễ dàng lọt qua tường để họ cũng được ấm lây. Trò ngồi không hưởng lợi của họ cứ tiếp diễn đến mức những người sống ở các căn hộ phía bên ngoài đang vô tình trả tiền sưởi ấm cho họ mà không biết.

Các nhà khoa học chính trị gọi vấn đề Kẻ ngồi không hưởng lợi là Người lướt ván Malibu, bởi rất nhiều kẻ lười nhác hay lướt sóng ở Malibu được coi là những kẻ ngồi không hưởng lợi và sống nhờ vào phúc lợi xã hội. Có thể nói rằng những kẻ được gọi là người lướt ván Malibu thực ra chỉ hưởng thụ rất ít và sử dụng ít tài nguyên hơn người giàu, vốn là những người có khuynh hướng chọn lối sống ít bền vững hơn về mặt sinh thái. Nhưng lập luận này lại vấp phải lời phản biện rằng chi phí cho một cộng đồng ít người thường xuyên lướt ván ở Malibu có thể không đáng kể, nhưng nếu hàng nghìn người trẻ bắt đầu làm theo, thì chi phí chúng ta phải chịu sẽ nhanh chóng tăng vọt. Xã hội có thể dung thứ một số ít kẻ ngồi không hưởng lợi, nhưng số lượng lớn thì không, dù chúng ta có lẽ đều gián tiếp mong muốn được chia sẻ sự tự do của họ.

Những người trẻ hay đi đây đó để tìm kiếm sự hứng khởi không phải là những kẻ ngồi không hưởng lợi duy nhất. Nhà sử học Edward Gibbon đã gọi những giáo viên phụ giảng của ông ở Đại học Magdalen, Oxford là “những con người đáng kính, dễ dãi cứ điềm nhiên ngồi hưởng thành quả của người đi trước – và đây chắc chắn là một định nghĩa xuất sắc dành cho kẻ ngồi không hưởng lợi. Ở Úc, chúng tôi gọi họ là “những kẻ trốn việc”, một thuật ngữ chỉ bất kỳ ai không tự tay làm công việc lao động trong tầng lớp lao động trẻ chúng tôi. Việc chuyển sang công việc bàn giấy được xem là một lựa chọn nhẹ nhàng và bị coi thường. Nhà thơ Úc Dorothy Hewett đã viết những dòng bất hủ sau:“Giai cấp lao động có thể bợ đỡ tôi, vì sau cùng tôi cũng tìm được việc cho kẻ ưa trốn việc”.

Những kẻ trốn việc có thể sẽ luôn ở cùng với chúng ta. Vấn đề chính ở đây là làm sao để số lượng những người này không vượt quá tầm kiểm soát. Nhưng chúng ta có thể làm gì đây? Có một phương pháp là biến mọi việc trở nên đầy rủi ro, hoặc gây nhiều tổn thất cho từng kẻ ngồi không hưởng lợi khi họ muốn hưởng lợi ích từ việc ngồi không đó.

Tôi đã kể về một cô thư ký đã nghĩ ra một cách rất hay để xử lý những thành viên trong nhóm của chúng tôi có thói quen để tới phút chót mới giao việc cho cô. Họ quả thực đã ngồi không hưởng lợi bằng cách tạo áp lực cho cô chứ không chịu lên kế hoạch trước. Cô đã đáp trả bằng cách viết một thông báo dán lên cửa phòng làm việc của mình như sau: “(Các anh) không có kế hoạch thì (tôi) không có trách nhiệm phải gấp gáp vì các anh”. Từ đó về sau, cô ấy có thể hỗ trợ một người làm nhiệm vụ nào đó gấp, nhưng nếu một người nữa xen vào và cũng yêu cầu cô làm gấp thì người này sẽ nhận được một bài thuyết giảng nghiêm khắc, hay thậm chí bị từ chối. Người thứ ba xen vào, dù là giám đốc cấp cao, cũng bị từ chối thẳng thừng. Chiến lược của cô đã phát huy tác dụng và số lượng những yêu cầu gấp cũng nhanh chóng giảm đi.

Một kỹ thuật khác nhằm đối phó với những kẻ ngồi không hưởng lợi chính là thay đổi cơ cấu lợi ích để xóa đi cám dỗ từ việc ngồi không hưởng lợi ngay từ ban đầu. Một nhóm trong chúng tôi đã thành lập một ủy ban chào mừng để giới thiệu những đầu mối liên hệ sở tại cho các cư dân mới đến ngôi làng của chúng tôi ở Úc, và rồi áp dụng chiến lược này thành công với một phụ nữ tự dưng xông vào bữa tiệc mừng năm mới của chúng tôi.

Ban đầu, chúng tôi không thấy có gì bất ổn cả. Cô ấy bước tới bàn ăn của chúng tôi trong một nhà hàng Trung Hoa, xin lỗi vì đến muộn rồi ngồi xuống. Chúng tôi không quảng cáo gì về bữa tiệc này, nhưng cho rằng cô ấy là người mới đến và nghe phong thanh ở đâu đó về bữa tiệc. Chỉ khi cô nàng rời đi sau khi đã uống vài cốc sâm-panh được mời và tự mình gọi một món đặc biệt, chúng tôi mới chợt nhận ra cô nàng bỏ đi mà không trả tiền. Thật may là số tiền mà chúng tôi cùng nhau góp vào đủ chi trả cho phần thức ăn của cô ấy, nhưng cô ấy lại đẩy chúng tôi vào thế bí vì không thể boa cho anh phục vụ bàn. Như vậy, kỳ thực chuyện này cũng không khiến chúng tôi thiệt thòi bao nhiêu (dù với anh phục vụ bàn thì có), chúng tôi xem đó như một bài học cuộc sống. Chúng tôi đã bàn với nhau về cách hành xử nếu tình huống tương tự lại diễn ra, thế là có cơ hội đưa lý thuyết của mình vào thực tiễn khi chính cô nàng trơ trẽn đó lại xuất hiện trong một buổi cà phê sáng thường lệ của chúng tôi vài tháng sau. Mỗi người chúng tôi đều lẳng lặng tìm cớ rút lui sau khi uống cà phê xong và để lại cho cô nàng tờ hóa đơn thanh toán toàn bộ. Và kể từ đó, cô nàng không còn xuất hiện nữa.

Một số ví dụ mà tôi nêu lên có vẻ nhỏ nhen, nhưng ngồi không hưởng lợi không phải bao giờ cũng là chuyện nhỏ nhặt. Đôi khi, nó có thể để lại những hệ quả hết sức nghiêm trọng. Ấm lên toàn cầu là ví dụ điển hình: tại sao không giành lấy lợi ích kinh tế bằng cách để các quốc gia khác chịu tổn hại từ việc cắt giảm lượng khí thải carbon? Nhưng nếu có quá nhiều quốc gia vận dụng cùng logic ấy, thì tất cả chúng ta đều sẽ bị nhấn chìm – tôi nói điều này theo cả nghĩa bóng và nghĩa đen, nhất là khi mực nước biển dâng cao.

Một ví dụ khác về tác động nghiêm trọng của vấn đềKẻ ngồi không hưởng lợitrong thế giới hiệnđại là tình trạng tham nhũng, vốn có thể dẫn tới sự mất ổn định của cả một quốc gia.Kẻ ngồi không hưởng lợiở đây là cá nhân vị quan chức nhận hối lộ – hay tiền lót tay – để các quan chức khác duy trì luật pháp. Nhưng khi quá nhiều quan chức cùng suy nghĩ theo hướng đó thì tình trạng tham nhũng sẽ bùng phát ngoài tầm kiểm soát và các dịch vụ công mà các quan chức đó được cho là phải giám sát sẽ đổ sụp. Có lẽ đây chính là điều đã khiến Peter Ustinov phải lên tiếng nhận xét rằng: “Tham nhũng là phương pháp khôi phục niềm tin của chúng ta vào dân chủ một cách tự nhiên”.

Cuối cùng, tôi xin dẫn ra đây một ví dụ đáng buồn về nhà văn Trung Quốc Aiping Mu. Trong cuốn sách Cánh cổng đỏ, bà đã kể một câu chuyện về thời thơ ấu của mình trong cuộc Cách mạng Văn hóa:

Vào thời kỳ “cơn bão hợp tác hóa nông nghiệp”, người nông dân làm việc cho nền kinh tế tập thể không hào hứng bằng khi làm việc cho bản thân, vì lợi ích là như nhau dù họ làm ít hay nhiều và không ai buồn ngó ngàng đến tài sản tập thể cả. Trải nghiệm đau đớn nhất của tôi là phải ăn uống ở nhà ăn tập thể, vốn nhằm giải phóng phụ nữ khỏi nhiệm vụ nấu nướng hằng ngày, từ đó giúp họ nâng cao năng suất làm việc và chất lượng đời sống. Nhưng kết quả hoàn toàn ngược lại.

Do bị tuyên truyền nhồi sọ, nên những người nông dân tưởng rằng một cuộc sống sung túc thế là đã bắt đầu và họ có thể ăn no căng bụng… Nhưng những người nông dân đã đánh mất gần như mọi thứ, ngay cả đồ làm bếp và thực phẩm dự trữ… Khi nạn đói chấm dứt, người ta ước tính có khoảng 23 triệu người dân nông thôn Trung Quốc đã chết.

Kẻ nhát gan

Đôi khi chúng ta rơi vào những tình huống trong đó người nào hành động trước sẽ thua cuộc. Cái tên đầy sức gợi mà các lý thuyết gia trò chơi đặt cho những tình huống như thế được lấy từ bộ phimRebel Without a Cause(tạm dịch: Nổi loạn vô cớ), trong đó các nhân vật Jim (James Dean thủ vai) và Buzz (Corey Allen thủ vai) chơi một trò chơi gọi là “đua gà”. Họ đua những chiếc xe ăn trộm được và chạy tới một bờ vực, người nào nhảy ra khỏi xe trước sẽ thua cuộc và bị gọi là “kẻ nhát gan” (18). Kẻ thua cuộc là Buzz, nhưng tình cảnh trớ trêu khiến cậu ta càng thêm phần thảm hại là sợi dây áo khoác da bị kẹt vào cửa xe khi cậu nhảy ra ngoài, thế nên cậu bị kéo lê tới vách đá cùng với chiếc xe.

Việc không đành lòng thua cuộc bằng cách hành động trước đôi khi sẽ mang lại những cái kết hài hước. Sĩ quan hải quân Gaurav Aggarwal đã trình bày một ví dụ thú vị khi ghé qua lễ duyệt binh tốt nghiệp ở Học viện Hải quân, nơi ông và một vị tướng khác – vốn là khách mời danh dự – đứng yên chào nhau, nhưng không ai chịu bỏ tay xuống trước. Tình thế chỉ được cứu vãn khi một người bắt đầu phì cười một cách lố bịch.

Tiếng cười có thể là cách khá hay để làm lắng dịu một số trò chơi kiểuKẻ nhát gan mà chúng ta thường chơi. Tôi thậm chí cũng từng dùng tiếng cười để hóa giải một tình huống suýt chút nữa đã trở thành màn ẩu đả khốc liệt trên đường phố, khi tôi và một tài xế khác suýt đâm vào nhau khi hai làn đường mà chúng tôi đang đi hợp lại thành một con đường quê ở Úc và cả hai đều quyết vượt mặt người kia. Bằng chất giọng Anh chuẩn mực nhất, tôi mở cửa sổ và nói: “Mời anh đi trước”, rồi nở một nụ cười. Anh ta càu nhàu “Đồ ngốc” rồi lái xe vọt đi – nhưng ít nhất thì anh ta cũng lái xe đi, trong khi những hành khách người Úc sau lưng tôi cứ cười khúc khích, suýt chút nữa làm vỏ bọc của tôi bị lộ.

Nhìn từ góc độ lý thuyết trò chơi, vấn đề (Ô 3.3) nằm ở chỗ có đến hai điểm cân bằng Nash, mỗi điểm lại ủng hộ một bên – tức bên không chịu nhường.Trong ví dụ trước của tôi về hai người khách bộ hành, nếu họ đi về phía nhau trên một vỉa hè chỉ đủ rộng cho một người đi, thì một người sẽ chịu thua bằng cách bước xuống rãnh để cả hai cùng đi qua. Giải pháp logic và cũng là điểm cân bằng Nash, chính là một trong hai người phải bước xuống rãnh, dù rằng người đó sẽ “thua” vì để giày dính bùn. Tuy nhiên, nếu cả hai đều không chịu bước xuống rãnh, thì kết quả sẽ là một cuộc tranh cãi hay thậm chí ẩu đả. Trong tình thế tương tự giữa các quốc gia, điều đó có thể dẫn tới chiến tranh.

Trong chính trị, tình huống đôi khi được gọi là bên bờ vực chiến tranh. Tuy nhiên, dù tên gọi là gì đi chăng nữa thì các bên tham gia cũng chỉ có những lựa chọn không mấy hài lòng. Nếu một bên nhân nhượng thì cả hai bên sẽ rơi vào một cân bằng Nash có lợi lớn cho bên còn lại. Nhược bằng không thì cả hai bên đều sẽ rơi vào một tình huống có thể trở thành thảm họa.

Điều này suýt nữa đã xảy đến trong cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba năm 1962, khi Liên Xô và Hoa Kỳ đang trên bờ vực chiến tranh hạt nhân sau khi Khrushchev từ chối di dời tên lửa Xô Viết khỏi Cuba, còn Tổng thống Mỹ Kennedy không chịu dỡ hàng rào hải quân phong tỏa của mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button