Review

Kẻ Móc Túi

Thể loại Văn học nước ngoài
Tác giả Nakamura Fuminori
NXB NXB Lao Động
Công ty phát hành Nhã Nam
Số trang 150
Ngày xuất bản 03-2017
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách

Một gã trai sống lang bạt ở Tokyo bằng tài móc túi thiên bẩm: móc túi thuận cả hai tay. Gã với tay móc mọi thứ của người khác nhưng lại quay lưng với thế giới. Một ngày, tay trùm Yazuka bắt gã thực hiện ba phi vụ “nhỏ”: lấy trộm điện thoại di động của một người đàn ông; lấy một vật nhỏ có dính vân tay của một người đàn ông khác kèm theo vài sợi tóc của hắn; đánh tráo tập tài liệu mà một người đàn ông luôn mang theo bên người sao cho ít nhất hai ngày sau hắn mới phát hiện ra.

Hai phi vụ đầu được gã thực hiện suôn sẻ, cho tới phi vụ cuối cùng… Và số phận hai mẹ con cô gái điếm mới quen đột nhiên nằm trong tay gã…

Giữa sự sống và cái chết, ánh sáng bất ngờ soi rọi lên cuộc đời kẻ móc túi…

“Cuốn sách này không dành cho những người ưa thích tiểu thuyết trinh thám truyền thống. Một câu chuyện thông minh, thuyết phục và cảm động bất ngờ.”

– Laura Wilson, The Guardian

[taq_review]

Bạn đọc cảm nhận

Nguyễn Ngọc Bảo Châu

Đây chắc chắn không phải là một tác phẩm thuần trinh thám, cá nhân tôi, Kẻ Móc Túi là văn học xã hội. Nơi nhà văn Nakamura Fuminori thẳng thừng nói về góc khuất xã hội Nhật.

Những tên móc túi, những kẻ ăn trộm… không tìm cách thoát ra khỏi cuộc sống hiện tại. Họ cam chịu, họ không ca thán, họ quy phục trước cuộc đời. Nhân vật chính của câu truyện đã nói, gã làm nghề móc túi không phải vì tiền, mà để xem kết cục của những kẻ như gã sẽ đi về đâu.

Có lẽ với gã, mọi nỗi khổ của thế gian đều sẽ biến mất bằng cách hoà vào dòng đông đúc, rồi nghĩ về việc móc túi.

Cách nêu tả của nhà văn Nakamura Fuminori phải dùng từ “tinh tế” mới đúng, những đoạn viết về cách gã dùng hai ngón đưa vào túi áo người lạ, cách mà gã khám phá cái bóp tiền như bước vào tâm tư người khác thật khiến tôi khâm phục.

Lối viết không dài dòng, từ ngữ điêu luyện. Thật sự là tinh tế.

Có lời khen đến dịch giả, lối dịch của Nguyễn Thị Ái Tiên truyền tải câu truyện vô cùng chân thực.

Tin tôi, điều đáng sợ nhất của Kẻ Móc Túi không nằm ở tội ác, không nằm ở việc giết người mà là tội phạm vị thành niên. Gã gặp cậu nhóc, cậu bé sống với một người mẹ làm gái mại dâm, bị cha dượng bạo hành. Gã không có gì để giúp được cho cậu bé, cái duy nhất mà gã có chỉ là nghề móc túi. Và tai hại thay, gã đã dạy cho cậu bé cách móc túi.

Một vòng lẩn quẩn…

Không thể cho đi thứ mình không có, một người móc túi không thể rao giảng đạo đức. Gã muốn giúp cậu bé nhưng không biết phải làm gì. Suy cho cùng, sống trong một gia đình không hạnh phúc thì con người không có quyền lựa chọn lối sống đẹp. Hãy cho tôi biết có bao nhiêu người thành công trong gia đình như vậy?

Trong Kẻ Móc Túi còn có một nữ nhân vật, cô xuất hiện chỉ qua hồi ức của gã nhưng tôi rất ấn tượng. Đó là Saeko.
Cô đã có chồng nhưng lại ngoại tình với gã, Saeko được kể lại bằng hồi tưởng của gã, những lần làm tình, những giấc mơ kỳ quái của cô. Phần nào, cô có cuộc sống tốt hơn gã nhưng Saeko vẫn tự sát.

Saeko bị ám ảnh bởi sự suỵ tàn. Tôi nhớ mãi một câu của Saeko:

“Đôi khi em muốn huỷ hoại những thứ có giá trị trước mắt em.”

Rõ ràng Kẻ Móc Túi không phải một câu truyện màu hồng, cái kết của gã phần nào ta sẽ nhận ra được từ trước. Trong một thế giới của những ông trùm, của những chính trị gia biến chất, thì những người sống ở tầng đáy bị lợi dụng, bị xem là con cờ. Thậm chí, cái chết của họ cũng chẳng khiến một ai quan tâm.

Gã đã tìm ra được đoạn kết đời mình. Như cách gã bước vào nghề móc túi.

Nguyên Phương

Chắc hẳn với những ai đã quá quen với dòng tiểu thuyết noir (tiểu thuyết đen) sẽ không còn xa lại với cái tên Nakamura Fuminori. Bước chân vào văn đàn Nhật Bản, ông đã nhận được khá nhiều giải thưởng như Shincho với tác phẩm Ju (Khẩu súng), giải thưởng Noma dành cho tác giả mới với tác phẩm Shako (Chắn sáng), giải Akutagawa với tác phẩm Tsuchi No Naka No Kodomo (Đứa trẻ trong lòng đất), giải Oe Kenzaburo với tác phẩm Kẻ móc túi…

Với tác phẩm Kẻ móc túi, nam tác giả đã gây được tiếng vang lớn trong lòng fan tiểu thuyết đen. Minh chứng rõ ràng nhất là tác phẩm đã bán trên 250.000 bản tại Nhật Bản và được dịch sang 12 thứ tiếng.

Tác phẩm kể về một chàng trai tên Nishimura, anh sống lang bạt ở Tokyo bằng tài móc túi thiên bẩm của mình. Nishimura hành nghề điêu luyện đến mức có thể móc túi thuận cả 2 tay.

Đặc biệt, điều khiến độc giả phải tò mò ở chàng trai này cách hành xử và suy nghĩ. Bản thân anh có thể với tay móc mọi thứ gì của những người xung quanh nhưng lại quay lưng với thế giới thực tại. Nishimura chọn cách sống cô độc.

Trong thâm tâm anh luôn tồn tại ý nghĩ cuộc đời mình sống cũng chẳng khác gì một người đã chết, không người thân, bạn bè, không gì hết.

Số phận đưa đẩy, một biến cố lớn đã đến trong cuộc đời chàng trai có tài móc túi thiên bẩm này. Anh đã được một ông trùm Yazuka để mắt tới, ông yêu cầu Nishimura phải làm cho mình 3 việc: lấy trộm điện thoại di động của một người đàn ông; lấy một vật nhỏ có dính vân tay của một người đàn ông khác kèm theo vài sợi tóc của anh ta và cuối cùng là đánh tráo tập tài liệu mà một người đàn ông luôn mang theo bên người sao cho ít nhất 2 ngày sau người chủ nhân mới phát hiện ra đồ mình đã bị đánh cắp.

Nếu làm trót lọt thì anh sẽ có cơ hội được sống tiếp trên cuộc đời này. Nhưng ngược lại, sự việc thất bại anh sẽ phải chết. Và trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mà Nishimura có ý định chạy trốn thì 2 mẹ con anh mới quen sẽ không bảo toàn được mạng sống.

Trong quá trình thực hiện 3 việc được yêu cầu, Nishimura cô độc dần dần hiểu được cảm giác khi vận mệnh của mình nằm trong tay người khác và do người khác điều khiển là như thế nào.

Từ đó, anh bắt đầu suy nghĩ về vận mệnh của chính bản thân, đây là lần đầu tiên trong đời, người không sợ chết như anh cảm thấy mình khao khát và thực sự mong muốn vẫn tiếp tục được sống.

Khi 2 phi vụ đầu được thiên tài móc túi thực hiện một cách suôn sẻ, thì tới phi vụ cuối cùng, gánh nặng bắt đầu đè lên đôi vai anh. Số phận 2 mẹ con cô gái mà Nishimura mới quen đang nằm trong tay mình, giữa sự sống và cái chết, ánh sáng bất ngờ soi rọi lên cuộc đời chàng trai hành nghề móc túi.

“Nếu mày muốn làm điều ác, mày tuyệt đối không được quên điều thiện. Nhìn thấy đứa con gái quằn quại đau khổ mà chỉ cười thôi thì chán chết. Mày phải thấy cô ta thật tội nghiệp, thật đáng thương, phải tưởng tượng đến nỗi đau của cô ta, đến bố mẹ đã nuôi dạy cô ta, vừa nhỏ những giọt nước mặt thương cảm, vừa khiến cô ta đau đớn hơn. Giây phút đó sẽ vô cùng tuyệt vời.”

Cái kết của Kẻ móc túi được tác giả Nakamura Fuminori đưa ra thật tài tình, ông đã để nhân vật chính kẹt giữa 2 sự lựa chọn. Có thể nói tác phẩm này không dành cho những độc giả luôn ưa thích tiểu thuyết trinh thám truyền thống, đây là một câu chuyện đầy thông minh, có sức thuyết phục, trên hết nó khiến bạn hiểu, biết quý trọng cuộc đời mình và những người xung quanh.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button