Review

Kẻ Ích Kỷ Lãng Mạn

Thể loại Văn học nước ngoài
Tác giả Frédéric Beigbeder
NXB NXB Văn Học
Công ty phát hành Nhã Nam
Số trang 340
Ngày xuất bản 04-2013
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách


Một kẻ ích kỷ, ưa châm chọc tàn nhẫn và chất chứa những suy nghĩ không mấy tốt đẹp, lại cũng có thể là một con người đầy rung động và đặc biệt mong manh dễ vỡ. Rất sợ đối diện với cuộc sống nhưng lại lao vào cuộc sống bằng toàn bộ sức lực, rồi sau đó loay hoay trốn tránh những câu hỏi lớn của cuộc đời; ngần ấy mâu thuẫn làm nên con người Frédéric Beigbeder thể hiện trong Kẻ ích kỷ lãng mạn .

“Tôi chỉ thích đọc, viết và làm tình. Vì thế với tôi một căn hộ nhỏ là đủ để sống, với điều kiện nó có một giá sách, một máy vi tính và một cái giường.”

Và cuốn nhật ký rối bời này lóe sáng những suy tư độc đáo, sâu sắc của một trong những nhà văn thú vị nhất nước Pháp hiện nay, tiếp nối một truyền thống văn chương tâm lý huy hoàng mà đất nước này từng biết cách sản sinh không ngừng.

“Điều khó khăn nhất không phải là biết được tại sao ta lại sống, mà là thoát được khỏi câu hỏi này.”

[taq_review]

Trích dẫn


Thứ bảy.

Khi Houellebecq viết tuyên ngôn lý thuyết của mình về thơ, anh đã đặt cho nó nhan đề “Hãy Sống”. Tôi tin rằng một ngày nào đó nếu có ai đó viết một thuyết gì đó về sự nổi tiếng thì hẳn người ấy phải đặt cho nó nhan đề: “Hãy Bình Thường”. Sự nổi tiếng là một tình trạng bất thường nhưng xã hội lại đòi hỏi các siêu sao phải tỏ ra bình thường. Thế là ta có thể nói rằng người nổi tiếng chỉ còn một mục đích: không “vênh vang”. Ta không còn nhận ra những người nổi tiếng qua khuôn mặt họ nữa (thường là cạo râu cẩu thả hoặc bị kính râm hay mũ trùm đầu che đi) mà qua sự thân tình thái quá của họ. Họ thể hiện sự thân tình một cách quá đáng, siết chặt tay bạn hàng giờ liền, vờ như quan tâm đến bạn… Thế là bạn tự nhủ: anh chàng này hẳn phải nổi tiếng lắm đây thì mới cố mà “tỏ ra bình thường” như thế. Người của công chúng là người bỏ hết thời gian để gắng sức làm cho sự nổi tiếng của mình được tha thứ. Ta nhận ra một kẻ ngu ngốc sặc mùi cá nhân hắn qua việc hắn tử tế với ta quá thể đáng, quan tâm đến cuộc sống thối rữa của ta, hỏi han ta một cách ân cần và vờ như lắng nghe những gì ta trả lời. Ngay khi một ngôi sao thực hiện chiêu bài ấy (nói rõ lâu và rõ chăm chú với một người chẳng mang lại cho anh ta điều gì), thì đó là để người đang nghe chuyện kể lại với mọi người rằng ngôi sao ấy “trong đời thực còn bội lần dễ thương hơn trên truyền hình” trong khi cú lừa này chỉ là bằng chứng cho thấy ngôi sao ấy còn “bội lần tính toán hơn một người bình thường” (người vô danh sẽ chẳng bao giờ được gặp lại ngôi sao ấy, sự tồn tại vô ích của anh ta sẽ ngay lập tức bị xóa phăng khỏi trí nhớ của ngôi sao năm phút sau cuộc trò chuyện khó quên kia, cuộc trò chuyện mà trong đó ngôi sao chẳng lắng nghe gì hết bởi còn quá bận tâm tới chuyện mỉm cười với cánh nhiếp ảnh). Theo quy tắc chung thì bạn nên cảnh giác với tất cả những người quan tâm đến bạn, nhất là khi người đó lại nổi tiếng. Tôi biết rõ điều này: tôi là loại vênh vang bẩm sinh mà.

***

Chủ nhật.

Marie Montuir nhìn tôi uống nốt cốc caipirinha thứ 42 ở quán Closerie.

– Anh uống ghê quá đấy, nàng trách móc tôi.

Nhưng tôi không để mình chao đảo. Tôi bật lại ngay tắp lự (và trịnh trọng giơ ngón tay lên):

– Em có vẻ vuột được khỏi tầm mắt nhưng lại chẳng có gì đang không ở đây em cả.

***

Thứ Hai.

“Xin chào. Nhà hàng chúng tôi hết phi lê đà điểu rồi”, cô phục vụ nhà hàng Farfalla (số 1, đại lộ Croisette, Cannes) tuyên bố bằng giọng thê thảm trong khi chúng tôi chỉ vừa mới ngồi xuống dùng bữa tối. Tôi nghĩ tất cả chúng tôi sẽ nhất trí trao cho cô nàng Giải thưởng Lớn dành cho Câu nói trong Tuần kèm lời Khen tặng của Ban Giám khảo.

***

Thứ Ba.

Tại quán bar Marché, tôi làm quen với Isabelle, một cô nàng tóc nâu trẻ trung thích một mình đi đến Phòng trà video hot Salon de la vidéo hot – có phải liên quan đến cái revue Hot video do Fabrice Castel lập ra? Ở Không gian Champerret (nàng từng tới đó năm lần). Trong lần tới đó gần đây nhất, nàng ngồi cả buổi chiều ở hàng đầu để dòm xem trình diễn thoát y.

Đôi khi, nàng kể, các buổi trình diễn thoát y chọn một gã trai trong đám khán giả rồi cởi đồ cho gã trên sân khấu, nhưng cái gã tội nghiệp ấy chẳng bao giờ cương cứng được cả.

Nàng cũng giải thích với tôi rằng có một gian cạo lông mu và rằng, khi nàng tới đó, anh chàng người Ý lẽ ra phải cạo lông mu cho nàng thì lại định liếm láp vùng kín của nàng. Vô cùng hoảng hốt, nàng quyết định phi vội về nhà. Cũng trong đêm ấy, nàng mơ thấy mình chìa ngực ra cho một gã đàn ông dùng dao đe dọa nàng nhưng lại không chịu cưỡng bức nàng. Nếu là chuyên gia phân tích, hẳn tôi đã có thể kiếm được cho mình một khoản kếch sù với toàn bộ các cô nàng hư hỏng mà tôi thu hút được.

***

Thứ Tư.

Tiệc cocktail ở nhà Jérôme Béglé, phóng viên Paris Match. PPDA vẫn luôn đi cùng cô nàng quyến rũ Claire Castillon (rất xinh đẹp với khuôn mặt luôn mỉm cười). Jean-Jacques Schuhl vẫn luôn đi cùng cây gậy của mình (như François Nourissier). François Weyergans vẫn đang sửa bản in thử của cuốn sách sắp tới. François Gibault vẫn luôn là ứng cử viên của Viện Hàn lâm. Emmanuelle Gaume không còn làm cho Canal + bao lâu nữa. Tiếp đó, gút lại buổi tối ở Saint-Ouen, trong bữa tiệc nhạc techno Kenzo thác loạn. Yves Adrien gọi tôi là “Con Người Khả Kính”; chúng tôi vừa nốc gin tonic vừa nói về đảo Seychelles và ngày tận thế. Cảm ơn Chúa, tối hôm đó, ngày tận thế không nhận được thiệp mời.

***

Thứ Năm.

Để miêu tả một cô gái rụt rè, ta thường nói rằng cô nàng có “một cái chổi trong lỗ đít”. Tôi chưa bao giờ hiểu được nghĩa của cách nói này. Tôi tin chắc rằng nếu thấy một cô gái với cái chổi trong lỗ đít, hẳn tôi sẽ chẳng hề thấy cô nàng rụt rè chút nào.

***

Thứ Sáu.

“Tôi là người các bạn đang nhìn nhưng chính các bạn mới là người mà các bạn trông thấy”. Jacques Rigaut vẫn luôn có lý.

 

Bạn đọc cảm nhận


Little Moon

Có lẽ mình không phải là người kiên nhẫn khi đọc tác phẩm này của Frédéric Beigbeder. Mình đánh giá khả năng đọc của mình khá tốt, đọc vài trăm trang của 1 quyển tiểu thuyết rất ổn, nhưng khi đọc chưa được vài chục trang cuốn sách này, mình thật sự chán nản và có ý nghĩ *đầu hàng*
– Sách được viết theo thể loại nhật ký, tuy nhiên không phải ghi lại ngày/tháng/năm như chúng ta thường viết mà là kiểu viết Thứ 2/ Thứ 3/../ Thứ 7/ Chủ Nhật, cứ như thế xuyên suốt cuốn sách với những câu chuyện xảy ra trong ngày. Đôi khi, có ngày chỉ vỏn vẹn đôi ba dòng chữ như ghi lại cảm xúc trong ngày khi không biết viết gì, điều đó làm bố cục rất rời rạc, khó theo dõi đối với người đọc.
– Có những đoạn văn rất cay độc, thẳng thừng, triết lý về đời người, về chính trị, về những *tế nhị*… khiến mình khá ấn tượng, thích thú, nhưng tổng quan lại không có ấn tượng sâu đậm, khó nắm bắt những điều tác giả muốn gửi gắm.
– Tác phẩm nêu rất nhiều tên riêng, đủ mọi tầng lớp, từ chính trị gia, nhà văn, nhà báo, ca sĩ, đạo diễn.. người Anh, Pháp, Mỹ, Ai-len.. hơi khó nhớ. Có lẽ vì thế mà phía sau cuốn sách có hẳn trang *Chú giải cho các tên riêng* dành cho người đọc (Nếu thật sự không có thì mình cũng chẳng biết được đó là ai với ai..), đây cũng xem như 1 điểm cộng nhỏ cho cuốn sách.
Bản thân mình thấy đây là 1 cuốn sách kén người đọc, các bạn có thể cân nhắc trước khi mua. Nếu bạn đủ kiên nhẫn và thời gian, mình khuyên các bạn mới nên tìm đọc.

Nguyễn Vicky

Mình thích Frédéric từ hồi Một tiểu thuyết Pháp. Văn của ông luôn như vậy, cô đọng và chứa nhiều thứ. Cuốn sách này là cuốn nhật kí, có lẽ cũng một phần nào cho ta thấy được một chút đời sống và suy nghĩ của ông. Thú vị, phải nói rất thú vị, cái cuộc sống riêng tư, quan điểm cá nhân và những suy nghĩ độc đáo đó, nhưng cũng có vẻ rất sâu, có một tầng nghĩa nào đó mà mình vẫn chưa nắm bắt được. Ông xuất hiện trong Oscar Dufresne, một con người khó hiểu buông thả, khinh đời, các thứ. Nhưng tận sâu trong đó, trong cái con người buông thả ấy là một nỗi cô đơn khó tả. Nỗi cô đơn ẩn hiện trong từng câu chữ, không phải nói ra, nhưng mình-độc giả vẫn có thể thấy. Và điều đó làm cho cuốn tiểu thuyết-nhật kí này trở nên đẹp. Nói chung đây là một cuốn tiểu thuyết rất đáng đọc.

Trang Jenny

Một cuốn sách đẹp, từ hình thức cho đến nội dung. Giọng văn của Frédéric Beigbeder vừa có cái gì đó bất cần lại vừa rất thu hút người đọc. Câu chuyện như một cuốn nhật ký mỗi ngày, mỗi ngày là một trải nghiệm, dù ngắn, dù dài, dù ít, dù nhiều… thì nó vẫn trở thành kỳ niệm.

Frédéric Beigbeder châm biếm, cả những người xung quanh và cả bản thân mình, nhưng đằng sau sự châm biếm đó lại là một con người cô đơn, lấy cái sự ích kỷ, bất cần bên ngoài để che giấu một sự nhạy cảm bên trong. Là sự đấu tranh trường kỷ của bản thân để tìm mục đích sống thật sự. Là câu chuyện vê những người xung quanh như Amsterdam, Jaguar…

Rất nhiều bài học được rút ra qua câu chuyện mỗi ngày. Như câu hỏi “Đời là gì? – Là một cơn bão não dài dằng dặc hòng giải quyết câu hỏi này”.

Với lối viết sâu cay nhưng bông đùa, ngông cuồng nhưng cũng rất hợp lý, bỡn cợt nhưng lại cũng rất hài hước, nhưng trên hết đó là trải nghiệm của một người đã trải qua rất nhiều thăng trầm của cuộc đời mới có thể viết ra những câu chữ như vậy.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button