Review

Kafka Bên Bờ Biển

Thể loại Văn học nước ngoài
Tác giả Haruki Murakami
NXB NXB Văn Học
Công ty phát hành Nhã Nam
Số trang 530
Ngày xuất bản 10-2016
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách

Kafka Tamura, mười lăm tuổi, bỏ trốn khỏi nhà ở Tokyo để thoát khỏi lời nguyền khủng khiếp mà người cha đã giáng xuống đầu mình.Ở phía bên kia quần đảo, Nakata, một ông già lẩm cẩm cùng quyết định dấn thân. Hai số phận đan xen vào nhau để trở thành một tấm gương phản chiếu lẫn nhau. Trong khi đó, trên đường đi, thực tại xào xạc lời thì thầm quyến rũ. Khu rừng đầy những người linh vừa thoát khỏi cuộc chiến tranh vừa qua, cá mưa từ trên trời xuống và gái điếm trích dẫn Hegel. Kafka bên bờ biển, câu chuyện hoang đường mở đầu thế kỷ XXI, cho chúng ta đắm chìm trong một chuyến du hành đầy sóng gió đầy chất hiện đại và mơ mộng trong lòng Nhật Bản đương đại.

Haruki Murakami, nhà văn Nhật đương đại nổi tiếng với những tác phẩm như Rừng Nauy; Xứ sở kỳ diệu vô tình và Nơi tận cùng thế giới; Phía Nam biên giới, Phía Tây mặt trời; Người tình Sputnik, Biên niên ký chim vặn dây cót và Kafka bên bờ biển.

Nhận định

“Tác giả Nhật được yêu thích nhất tại Mỹ này có thể xuất bản ẩn danh tác phẩm này mà những fan của ông vẫn sẽ nhận ra tức khắc. Còn với những ngưòi đọc lần đầu, Kaffa bên bờ biển sẽ là giải thích xuất sắc cho tiếng tăm xứng đáng của ông cả ở phương Tây lẫn ở quê nhà. Ông viết ra loại văn hậu hiện đại, triết lý, hoang đường mà đọc thì thật lý thú, ông trầm trọng hơn Tom Robbins, nhẹ nhõm hơn Thomas Pynchon.”

(Steven Moore, The Washington Post)

“Một cuốn sách để-ngấu-nghiến thật sự, cũng thật là một ám ảnh siêu hình dai dẳng […] Đằng sau những cuộc phiêu lưu điên rồ và bất ổn theo lối biểu tượng của nhân vật chính, còn có một lực đẩy trong tìm thức gần ngang bằng với lực đẩy của sex và tuổi trưởng thành: lực đầy về phía hư vô, về khoảng trống, về sự rỗng không đầy hoan lạc. Murakami là hoạ sĩ nhẹ nhàng của những khoảng-chân-không.”

(John Updike, The New Yorker)

“Cuốn sách là một hỗn hợp chừng mực giữa giật gân, kỳ ảo và văn chương, và nó thuyết phục một cách đặc biệt. Lại một lần nữa ông đã tạo ra một câu chuyện khiến bạn lật qua nhanh chóng đến lạ, để rồi ghi nhớ và băn khoăn về nó lâu dài.”

(Hugo Barnacle, Sunday Times)

[taq_review]

Trích đoạn sách

Hôm đó là thứ Hai, thư viện đóng cửa. Bình thường đã khá tĩnh lặng, những hôm đóng cửa thư viện lại càng giống như một miền đất bị thời gian bỏ quên. Hay đúng hơn, một miền đất đang nín thở, hy vọng là thời gian đừng chạm tới mình.

Đi xuôi theo hành lang từ phòng đọc, qua tấm biển DÀNH CHO NHÂN VIÊN, ta thấy một khoang bếp, có cả một lò vi ba, có thể pha cà phê hoặc trà ở đó. Tiếp iền đó, là cửa vào phòng ngủ dành cho khách có tủ tường và buồng tắm nhỏ xíu. Cạnh chiếc giường một là một tủ nhỏ đầu giường trên đặt một chiếc đèn đọcà một bộ bàn ghế kiểu cổ để tiếp khách và một hòm đựng quần áo. Bên trên một tủ lạnh cỡ nhỏ là một giá để bát đĩa. Nếu muốn tự làm một bữa ăn đơn giản, thì khoang bếp ở ngay ngoài cửa. Buồng tắm được trang bị vòi hoa sen, xà phòng và dầu gội đầu, máy sấy tóc và nhiều khăn tắm. Tất cả những tiện nghi cần thiết cho một kỳ tạm trú ngắn. Qua một cửa sổ mở về hướng Tây, có thể thấy cây trong vườn. Đã sắp tối và ánh chiều tà lấp lánh qua những cành tuyết tùng.

“Mình đã ở đây vài lần, khi không tiện về nhà,” Oshima nói. “Ngoài ra, chưa có ai khác dùng căn phòng này. Theo mình biết, thì Miss Saeki chưa bao giờ đặt chân vào đó. Mình muốn nói là cậu ở đây không chiếm chỗ của ai cả.”

Tôi đặt balô xuống sàn và nhìn quanh nơi ở mới của mình.

“Giường nệm sạch tinh tươm và tủ lạnh có đủ thức cho cậu dùng. Sữa, hoa quả, rau, bơ, giăm bông, phómát… Không đủ cho một bữa ăn tươm tất, nhưng chí ít cũng đủ cho một món xa-lát hay xăng-uých. Nếu cậu muốn xôm hơn thì có thể gọi nhà hàng mang tới hoặc ra ngoài ăn. Riêng khoản quần áo bẩn, có lẽ cậu phải tự giặt lấy trong buồng tắm thôi. Thế nhé, mình còn bỏ sót điều gì không nhỉ?”

“Miss Saeki thường làm việc ở đâu?”

Oshima chỉ lên trần. “Cậu có nhớ cái phòng trên tầng hai mà cậu đã thấy hôm tham quan không? Bao giờ bà cũng ngồi viết ở đấy. Khi nào mình có việc phải ra ngoài, thì bà xuống tầng trệt trực thay ở quầy. Nhưng trừ phi bà có việc phải làm dưới trệt, bà luôn luôn ở phòng đó.”

Tôi gật đầu.

“Ngày mai mình sẽ có mặt ở đây trước mười giờ để chỉ dẫn cụ thể công việc của cậu. Từ giờ đến lúc đó, cậu cứ nghỉơi thoải mái.”

“Cám ơn anh về mọi sự,” tôi nói.

“My pleasure[18],” anh đáp.

Sau khi anh rời khỏi, tôi bỏ đồ trong balô ra. Xếp mớ quần áo nghèo nàn vào hòm, treo sơ mi và áo vest lên mắc, để sổ tay và bút lên bàn viết, các đồ dùng vệ sinh vào buồng tắm và cuối cùng, cho chính cái balô vào tủ tường.

Phòng không có trang trí gì ngoài một bức sơn dầu nhỏ, chân dung tả thực một cậu bé bên bờ biển. Không tồi, tôi khẳng định – có lẽ là tác phẩm của một họa sĩ nổi tiếng chăng? Cậu bé khoảng mười hai tuổi, đội một cái mũ che nắng màu trắng và ngồi trên một chiếc ghế bố nhỏ, chống khuỷu tay lên ghế, đỡ lấy cằm. Vẻ hơi buồn nhưng đồng thời cũng có phần mãn nguyện. Một con chó bẹc-giê Đức màu đen ngồi cạnh chú bé như một vệ sĩ. Trên nền sau là biển và vài ba người khác, nhưng quá xa không thấy rõ mặt. Thấp thoáng một hòn đảo nhỏ và vài đám mây hình quả đấm trôi trên bầu trời. Rành là một cảnh mùa hè. Tôi ngồi vào bàn viết và ngắm bức tranh hồi lâu, kỳ đến lúc bắt đầu cảm thấy như đang nghe tiếng sóng vỗ bờ và ngửi mùi muối mặn của biển.

Chú bé trong tranh có thể là chú bé đã từng sống trong căn phòng này, người yêu thuở xưa của Miss Saeki. Chàng trai bị mắc kẹt giữa những cuộc đụng độ trong phòng trào sinh viên và đã bị đánh đến chết một cách phi lý. Không có căn cứ chắc chắn, nhưng tôi dám cuộc đó là ai. Cảnh trong tranh nom rất giống những gì ta thấy ở quanh đây. Nếu đúng thế, thì đây chắc là khoảng bốn mươi năm[5] trước – đối với một đứa như tôi, quãng thời gian đó là cả một thiên thu. Tôi cố hình dung mình bốn mươi năm sau, nhưng thật chẳng khác nào cố tưởng tượng ra những gì ở bên ngoài.

Sáng hôm sau, Oshima nói và chỉ cho tôi những việc phải làm trước khi mở cửa thư viện. Trước hết, phải mở khóa, mở các cửa sổ cho thông thoáng các phòng, lia nhanh một tua máy hút bụi, lau các mặt bàn, thay hoa trong các bình, bật đèn, thỉnh thoảng tưới nước trong vườn cho sạch bụi và đến giờ thì mở cửa ra vào. Đến giờ đóng cửa, cũng vẫn những công việc ấy theo thứ tự đảo ngược – khóa các cửa sổ, lau các mặt bàn, tắt đèn và đóng cửa trước.

“Ở đây chẳng có nhiều thứ cho kẻ trộm dòm ngó, cho nên có lẽ chúng ta không cần lúc nào cũng lo khóa cửa chính,” Oshima nói. Nhưng Miss Saeki và mình không thích cung cách làm ăn cẩu thả. Cho nên chúng tôi cố gắng làm việc theo đúng quy tắc. Đây là ngôi nhà của chúng tôi, chúng tôi trân trọng nó. Và tôi hy vọng cậu cũng sẽ làm như thế.”

Tôi gật đầu.

Sau đó, anh chỉ dẫn cho tôi công việc ở quầy tiếp tân, làm thế nào để giúp những người đến đọc ở thư viện.

“Hiện tại, cậu chỉ cần ngồi cạnh mình, quan sát những gì mình làm. Cũng chẳng có gì khó lắm đâu. Nếu có gì phức tạp cậu không xử lý được, cậu cứ lên gác hỏi Miss Saeki. Bà sẽ giải quyết.”

Miss Saeki đến trước mười một giờ một chút. Chiếc Volkswagen Golf của bà có tiếng động cơ rất dễ phân biệt, nó vừa đến là tôi nhận ra ngay. Đậu xe xong, bà vào bằng lối cửa sau và chào hai chúng tôi. “Chào buổi sáng,” bà nói. “Chào cô,” chúng tôi đáp. Chuyện trò giữa chúng tôi chỉ tới chừng đó. Miss Saeki mặc một chiếc áo dài xanh nước biển ngắn tay, vai đeo túi, tay khoác một chiếc áo vest. Không có chút gì có thể gọi là đồ trang sức, son phấn trang điểm chỉ loáng thoáng. Tuy nhiên, ở bà có một cái gì thật rực rỡ. Bà liếc nhìn tôi đứng cạnh Oshima, vẻ như muốn nói điều gì, song lại thôi. chỉ hơi mỉm cười với tôi rồi lên phòng làm việc của mình trên tầng hai.

“Đừng ngại,” Oshima trấn an tôi. “Bà không thắc mắc gì về sự có mặt của cậu ở đây đâu. Bà vốn không thích chuyện phiếm, có thế thôi.”

Đúng mười một giờ, Oshima và tôi mở cửa chính, nhưng hồi lâu không có ai đến. Trong khoảng thời gian đó, anh hướng dẫn tôi cách tìm sách trên máy tính. Máy ở đây đều thuộc loại dành cho thư viện tôi đã quen dùng. Sau đó anh bày cho tôi cách sắp xếp tất cả các phiếu nhập sách. Hằng ngày, thư viện nhận được những sách mới xuất bản và một trong những nhiệm vụ của tôi là tạo phiếu cho sách mới đến.

Khoảng mười một rưỡi, hai phụ nữ cùng đến, mặc quần jeans giống hệt nhau. Người thấp hơn tóc húi cua như một vận động viên bơi, còn người cao hơn tết tóc thành bím vắt vẻo sau lưng. Cả hai đều đi giày chạy bộ, một người mang đôi Nike, người kia mang đôi Asics. Người cao trạc bốn mươi tuổi, đeo kính, mặc sơ mi carô, người thấp, khoảng ba mươi, mặc áo cánh trắng. Cả hai đều đeo ba lô nhỏ sau lưng, vẻ mặt u ám như bầu trời đầy mây và chẳng nói gì mấy. Oshima đề nghị họ gửi ba lô ở cửa vào và hai người đàn bà, vẻ không hài lòng, lấy bút và sổ tay ra trước khi gửi lại.

Hai người đàn bà đi khắp thư viện, xem xét từng ngăn sách một, ráo riết lật giở từng bìa phiếu, thỉnh thoảng lại ghi ghi chép chép. Họ không đọc gì, cũng chẳng thèm ngồi. Họ hành xử không giống độc giả của thư viện mà giống những thanh tra sở thuế đến kiểm tra sổ sách của một công ty kinh doanh vậy. Oshima và tôi không thể đoán được họ là ai hoặc định làm gì. Anh nháy mắt với tôi và nhún vai. Tôi cảm thấy chuyện này chẳng có gì tốt lành, nói vậy còn là nhẹ.

Đến trưa, trong khi Oshima ra ngoài vườn ăn trưa, tôi thay anh đứng quầy.
“Xin lỗi, cho tôi hỏi một câu,” một trong hai phụ nữ, bà cao, tiến đến, nói với tôi. Giọng bà ta khô khốc, rắn đanh như một ổ bánh bỏ quên lâu ngày trong góc chạn.
“Vâng, tôi có thể làm gì cho bà?”
Bà ta cau mày nhìn tôi như nhìn một cái khung tranh méo. “Cậu là học sinh trung học?”
“Vâng, đúng thế, tôi đang tập sự,” tôi đáp.
“Tôi muốn nói chuyện với cấp trên của cậu, có ai trong số họ ở đây không?”
Tôi ra vườn kiếm Oshima. Anh chậm rãi nhấp một ngụm cà phê để chiêu chút thức ăn trong miệng, phủi những vụn bánh vãi trên lòng và vào nhà.
“Vâng, tôi có thể giúp gì cho bà?” Oshima nhã nhặn đáp.
“Xin nói cho anh biết, chúng tôi đang điều tra các phương tiện văn hóa công cộng trong toàn quốc từ quan điểm nữ giới, trên các mặt: dễ sử dụng, dễ tiếp cận và một số vấn đề khác,” bà nói. “Nhóm chúng tôi đang tiến hành một cuộc điều tra kéo dài một năm và dự định sẽ xuất bản một báo cáo về những phát hiện của mình. Một số lớn phụ nữ đã tham gia vào dự án và hai chúng tôi đây được giao phụ trách khu vực này.”
“Nếu bà không phiền,” Oshima nói, “xin cho biết tên của tổ chức đó?”
Bà ta rút ra một tấm danh thiếp, chìa cho anh.
Vẻ mặt không chút thay đổi, Oshima đọc kỹ tấm danh thiếp, đặt lên quầy rồi ngước lên nhìn bà ta đăm đắm với một nụ cười nồng cháy. Một nụ cười hảo hạng, đảm bảo có thể là đỏ mặt bất kỳ người đàn bà dồi dào sinh lực nào.
Lạ thay, người đàn bà này không hề phản ứng, thậm chí không cả nhướn mày. “Thật không may, chúng tôi đã đi đến kết luận là thư viện này có một số vấn đề cần xét.”
“Bà nói từ quan điểm nữ giới,” Oshima bình luận.
“Đúng, từ quan điểm nữ giới,” bà ta đáp. Bà ta hắng giọng. “Và chúng tôi muốn nêu vấn đề với ban quan trị ở đây và nghe họ trả lời, nếu anh không phiền.”
“Chúng tôi không có cái thứ sang trọng gọi là “ban quản trị”, nhưng tôi xin vui lòng nghe bà.”
“Tốt, trước hết, ở đây không có nhà vệ sinh dành riêng cho phụ nữ. Đúng không?”
“Vâng, đúng thế. Thư viện này không có nhà vệ sinh dành riêng cho nữ giới. Chúng tôi có một nhà vệ sinh cho cả nam và nữ.”

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button