Review

Hồi Ức Về Những Cô Gái Điếm Buồn Của Tôi

Thể loại Văn học nước ngoài
Tác giả Gabriel Garcia Marquez
NXB NXB Tổng hợp TP.HCM
Công ty phát hành First News – Trí Việt
Số trang 128
Ngày xuất bản 06-2009
Giá bánXem giá bán

“Mỗi một cuộc sống, mỗi một số phận đều có những nỗi niềm, những suy tư, trăn trở riêng và đáng để ta suy ngẫm…” – First News phối hợp với Nhà xuất bản Tổng Hợp phát hành một tác phẩm nổi tiếng “Hồi Ức Về Những Cô Gái Điếm Buồn Của Tôi” dựa trên tác phẩm nổi tiếng “Memoria de mis putas tristes” của nhà văn Gabriel García Márques do Lê Xuân Quỳnh dịch và Nhà báo Hoàng Hoài Sơn hiệu đính.

Mọi người biết đến Gabriel García Márques – nhà văn vĩ đại người Colombia qua những tác phẩm nổi tiếng như: “Ngài đại tá chờ thư”, “Tình yêu thời thổ tả”, “Tướng quân giữa mê hồn trận”, “Trăm năm cô đơn” (tác phẩm đoạt giải Nobel Văn Học năm 1982), và gần đây là tác phẩm Sống để kể lại… Ông không chỉ là một nhà văn nổi tiếng mà còn là một phóng viên chiến trường kỳ cựu với những kí sự nổi tiếng thập niên 70’, 80’, 90’.

Các tác phẩm của ông đều mang đậm bản sắc châu Mỹ La- tinh, toát lên sự giản dị của tâm hồn hay sự nhạy cảm của nội tâm. Ông như sống với trăn trở của từng nhân vật, từng số phận trong tác phẩm của mình; chính vì vậy bạn đọc luôn đón nhận tác phẩm của ông với sự trân trọng. Với tư duy nghệ thuật độc đáo, Márquez đã thể hiện trong các tác phẩm của mình một tình yêu vừa thơ ngây vừa sâu sắc, mãnh liệt đối với con người, với cuộc đời. Ông đã từng nói: “Trên thực tế, mỗi nhà văn chỉ viết một cuốn sách.

Cuốn sách mà tôi đang viết là cuốn sách về ‘Cái cô đơn.” Quả thực, sau hơn 50 năm cầm bút, Márquez vẫn viết về cái cô đơn trong một câu chuyện khác, tác phẩm “Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi”. Hồi Ức Về Những Cô Gái Điếm Buồn Của Tôi là câu chuyện của một nhà báo già, sinh ra trong một gia đình trung lưu nhưng ông sớm mồ côi cha mẹ. Trong căn nhà cũ kỹ, ông đã sống một cuộc sống hoàn toàn cô độc, không vợ con, không bạn bè. Ông đã từng dạy ngữ pháp tiếng La tinh và Tây Ban Nha. Sau đó, ông biên tập tin tức và viết bình luận âm nhạc cho một tờ báo địa phương đến năm 90 tuổi. Và chính trong buổi sáng kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90 của mình, ông bỗng ao ước có một đêm tình ái nồng say với một thiếu nữ còn trinh nguyên. Cái ý muốn kỳ lạ đó thôi thúc tâm trí ông đến độ ông phải tìm cách liên hệ với một người đàn bà mối lái mà ông quen từ ngày còn trẻ, nhờ bà ta giúp đỡ bất chấp nỗi xấu hổ. Ông đã đến nơi hẹn với một cô bé đang ngủ say. Khi ra về, ông đặt lên trán cô nụ hôn vĩnh biệt và lời cầu Chúa giữ hộ trinh tiết cho cô. Thế nhưng, chính sự cô đơn của tuổi già đã khiến ông nhiều lần nữa đến gặp cô bé. Mỗi lần, ông lại thêm yêu thương cô. Ông đem những bức tranh, những bó hoa, những cuốn sách… bày trong căn phòng để sớm mai, khi thức dậy, cô bé cảm thấy ấm cúng. Ông hát ru cô bé về Delgadina – cô công chúa út được vua cha yêu quý. Ông gọi cô là Delgadina. Ông nhận thấy sự hiện diện vô hình của cô trong căn nhà vắng lặng của mình. Cuộc sống nhàn tẻ, nghèo cực của ông như có một ý nghĩa, đó là niềm yêu thương, lo lắng cho tương lai của cô bé. Lần đầu tiên, ông nhận ra rằng: “Niềm thích thú thực sự là khi được ngắm nhìn thân thể người phụ nữ ngủ say mà không bị áp lực của dục vọng hay bối rối vì ngượng ngùng.”

Tác phẩm Hồi Ức Về Những Cô Gái Điếm Buồn Của Tôi của G. G Márquez khiến người đọc nhớ đến “Người đẹp say ngủ” của nhà văn Kawabata (Nhật Bản). Những ông già – nhân vật trong tác phẩm của hai nhà văn, trong cố gắng tuyệt vọng để tìm lại tuổi trẻ đã tìm thấy một tình cảm khác. Đó là niềm thương xót với thân phận con người, đặc biệt là những người phụ nữ. Nhân vật của Kawabata khi đến ngủ bên người phụ nữ đã có ý nghĩ: “Đến đấy ngủ giống như ngủ với Đức Phật nấp kín đâu đây vậy”.

Trong một cách hành xử khác, một cách diễn đạt khác, nhân vật của G. G. Márquez cũng đạt được tình cảm thanh khiết đó. G. G. Márquez viết về “Cái cô đơn” của một con người, một dòng họ, một đất nước chính là để “sáng tạo ra một huyền thoại khác hẳn, một huyền thoại mới, hấp dẫn của cuộc sống, nơi không ai bị kẻ khác định đoạt số phận mình, ngay cả trong cách thức chết, nơi Tình yêu có lối thoát và Hạnh phúc là cái có khả năng thật sự và nơi những dòng họ bị kết án Trăm năm cô đơn sẽ có vận may để tái sinh trên mặt đất này”.

[taq_review]

Trích dẫn


Còn có thể làm gì hơn là cảm ơn anh ta? Tôi phải dừng lại ba lần để lấy hơi mới lên được cái dốc cuối cùng. Từ đó có thể nhìn thấy mặt trăng to như chiếc dĩa bằng đồng đang chiếu sáng từ chân trời, và một cơn đau bụng bất thường khiến tôi lo lắng cho số phận của mình, nhưng cuối cùng thì cũng qua khỏi. Cuối con đường nơi khu phố chìm trong khu vườn cây ăn trái, tôi đi vào tiệm của bà Rosa Cabarcas.

Hình như nó không còn như trước. Hồi xưa nó vốn là nhà chứa kín đáo nhất và cũng nổi tiếng nhất. Một người đàn bà to béo mà chúng tôi phong là thượng sĩ chữa cháy, không chỉ vì to xác mà còn vì tính hiệu quả trong việc dập tắt rất nhanh ngọn lửa trong lòng đám khách hàng. Nhưng nỗi cô đơn đã làm héo mòn thân xác bà ta, làm da nhăn nheo và làm cho giọng nói sắc gọn hơn như tiếng của đứa bé già cả. Người đàn bà trước đây chỉ còn giữ lại được hàm răng chắc khoẻ, duy nhất có một chiếc được bọc vàng để làm duyên. Bà ta vẫn để tang người chồng bị chết lúc mới có năm mươi tuổi đời tầm thuờng, và rồi phải đeo tang thêm một lần nữa cho người con trai duy nhất. Bà ta chỉ còn ánh mắt sáng, sống động, nhưng đầy vẻ độc ác và, nhìn qua ánh mắt ấy, tôi nghiệm ra rằng tính khí bà ta không hề thay đổi.

Tiệm chỉ có một đốm sáng nhạt hắt từ trên trần xuống và trong các tủ không hề bày bán bất cứ thứ gì dù chỉ là để làm bình phong cho thứ dịch vụ không được rao to mà ai cũng biết. Rosa Cabarcas đang sắp xếp phòng cho một khách hàng khi tôi rón rén đi vào. Tôi không biết là thực sự bà ta không nhật ra mình hay giả vờ như thế để giữ đúng thủ tục. Tôi ngồi xuống ghế chờ bà ta làm xong việc và cố dựng lại trong ký ức hình ảnh người đàn bà này trước đây. Hơn hai lần, khi chúng tôi còn khỏe mạnh, bà ta đã từng kéo tôi ra khỏi cơn hoảng sợ. Tôi tin là bà ta đã đọc được ý nghĩ của tôi nên quay lại nháy mắt với tôi. Thời gian như không đi qua người đàn ông, bà ta buồn bã thở dài. Tôi muốn nịnh khéo bà ra: Với bà thì có đấy, nhưng lại làm bà trẻ lại. Nói thật nhé, bà ta nói, cái mặt ngựa chết của ông cũng đã sống lại rồi đấy. Có lẽ là vì tôi thay đổi chỗ ăn cũng nên, tôi nói đùa với bà ta. Bà ấy tỏ ra phấn chấn. Nếu tôi nhớ đúng thì ông đã từng có nữ hầu hạ đầu tắt mặt tối, bà ta nói với tôi. Thế cô ta thế nào rồi? Tôi cố tình lảng tránh. Kể từ khi chúng ta không gặp nhau, điểm khác duy nhất là thỉnh thoảng tôi thấy nóng đít. Bà ta có ngay lời chuẩn đoán: Vì ít dùng đến đấy mà. Tôi chỉ dùng nó như Chúa đã tạo ra mà thôi, tôi nói với bà ta, nhưng đúng là trước đây tôi thấy nóng cháy ở đó, và luôn luôn vào những ngày trăng tròn. Rosa tìm trong hòm kim chỉ và lấy ra một lọ dầu mày xanh có mùi dầu xoa bóp làm từ cây kim sa. Ông bảo con bé dùng ngón tay bôi dầu này cho ông, bà ta vừa nói vừa xoay xoay ngón tay trỏ một cách thành thạo.Tôi đáp lại là nhờ Đức Chúa tôi vẫn còn đủ khả năng tự bảo vệ được mình, không cần bôi cái thứ vớ vẫn đó. Bà ta chế nhạo: Ái chà, thưa thầy, xin tha mạng sống cho con. Thôi tuỳ ông.

Con bé ở trong phòng từ lúc mười giờ, bà ta nói với tôi; nó đẹp, sạch sẽ và ngoan nhưng đang sợ chết khiếp, bởi vì con bạn gái của nó trốn đi cùng một tay bốc vác ở Gayra đã chảy máu suốt hai giờ liền. Nhưng, bà Rosa thừa nhận, người ta phải hiểu rằng bọn người ở Gayra có tiếng là thô bạo. Rồi bà ta nói tiếp: Tội nghiệp con bé, nó phải làm việc đơm cúc suốt ngày ở nhà máy. Tôi thấy việc này đâu có gì nặng nhọc. Đàn ông cứ nghĩ vậy, bà ta đáo lại, nhưng việc này còn nặng nhọc hơn đèo đá nữa đấy. Ngoài ra bà ta còn thú nhận đã cho con bé uống một hợp chất đồng với kim loại pha và rễ cây nữ lang và giờ này nó đang ngủ say. Tôi sợ bà ta kể những chuyện thương tâm đó như một mánh để nâng giá, nhưng không phải như vậy, bà ta nói, lời của tôi là lời vàng. Với một quy tắc bất di bất dịch: việc gì thêm là phải trả thêm tiền, tiền mặt trả trước. Và đúng như thế.

Tôi đi theo bà ta qua khu vườn, mà lòng thấy xót xa cho nước da khô héo và kiểu đi khó nhọc với đôi chân sưng phồng trong đôi tất bằng bông thô của bà ấy. Mặt trăng rằm đã lên cao giữa bầu trời và thế giới như chìm đắm trong biển nước xanh. Bên cạnh tiệm có một căn nhà mái lợp bằng lá cọ dùng cho các buổi lễ hội của giới công chức, có nhiều ghế bằng da và võng treo trên cọc. Cuối vườn nơi bắt đầu rừng cây ăn quả có một dãy sáu căn phòng ngủ xây bằng gạch không nung, các cửa sổ có lưới chắn muỗi. Phòng duy nhất có người ở chìm trong ánh đèn mờ và vọng tiếng hát của Tona, cô gái da đen đang hát bài ca thất tình qua đài phát thanh. Rosa Cabarcas thở mạnh: Điệu hát bolero chính là cuộc sống. Tôi đồng ý với bà ta, nhưng cho đến tận bây giờ tôi vẫn chưa dám viết ca từ cho loại nhạc bolero. Bà ta đẩy cửa, vào trong phòng một lát rồi quay trở ra. Con bé vẫn ngủ say, bà ta nói.Có lẽ nên để cho nó nghĩ ngơi tất cả thời gian mà cơ thể yêu cầu, đêm của ông sẽ bài hơn đêm của con bé nữa đấy. Tôi bực bội: Thế bà bảo tôi cần phải làm gì nào? Ông tự biết, bà ta nói với giọng hồ hởi không đúng chỗ, dù gì chăng nữa ông cũng là người thông thái mà. Bà ta xoay người và để tôi đứng một mình với nỗi bất an trong lòng.

Không còn đường thối lui. Tôi bước vào phòng với trái tim vỡ tung, và thấy bé gái đang ngủ, trần trụi trên chiếc giường rộng mênh mông như khi mới được sinh ra. Nó nằm hơi nghiêng mặt quay ra phía cửa, toàn thân được ngọc đèn sáng chói từ trên trần chiếu thẳng xuống lộ rõ mọi chi tiết. Tôi ngồi xuống mép giường chiêm ngưỡng bằng cả năm giác quan. Nó có nước da nâu và nồng ấm. Người ta đã buộc nó theo chế độ vệ sinh và làm đẹp cẩn thận đến từng lông tơ của mu âm hộ. Họ đã uốn tóc và bôi sơn tự nhiên cho móng tay và móng chân của nó, nhưng làn da bánh mật vẫn còn thô rám và không hề được chăm chút. Cặp vú mới nhú như của đứa bé trai nhưng đã thấy ẩn chứa năng lượng bí ẩn sắp nổ bung ra. Nét xuất sắc nhất trên thân thể của nó chính là đôi chân to với những ngón dài và thuôn như ngón tay. Toàn thân ướt đẫm mồ hôi lóng lánh mặc dù trong phòng có quạt máy, và trời càng về khuya càng nóng hầm hập. Không thể nào tưởng tượng được gương mặt của bé gái này ra sao sau lớp phẩm phết dầy, dưới lớp bột gạo quết đầy hai má, cặp lông mi giả, lông mày và mí mắt như bị hun khói đen và cặp môi được làm to thêm bằng k5o sô-cô-la. Nhưng tất cả không thể làm sai lệch được đặc tính của nó: mũi cao, lông mày chụm, đôi môi mọng chín. Tôi nghĩ: Đúng là con bò cái tơ hiền lành.

Mười một giờ, tôi làm các thủ tục thường ngày ở trong buồng vệ sinh nơi y phục của cô bé nghèo được vắt rất cẩn thận như của người giàu có trên một chiếc ghế: bộ đồ in hoa bướm, một quần lót màu vàng rách và đôi dép bằng sợi cây xương rồng. Trên mớ y phục để chiếc vòng đeo tay loại bán hạ giá và một dây chuyền mảnh mai đeo tấm huy hiệu ảnh Đức Mẹ đồng trinh. Trên nắp lavabo có chiếc ví đựng bút tô môi, thỏi son, một chìa khoá và mấy đồng bạc lẻ. Tất cả đều rẻ tiền và cũ kỹ khiến tôi phải tưởng tượng xem còn có ai nghèo như cô bé này không.

Tôi cởi quần áo và treo thật cẩn thận trên từng mắc áo để khỏi nhàu chiếc áo sơ mi bằng lụa và mất nếp bộ veston. Tôi đi tiểu vào bồn cầu, ngồi đúng cách mà ngày bé mẹ Florina de Dios đã dạy để không ướt gỗ lót, và dù hết sức khiêm tốn, tôi cũng phải nói rằng dòng nước chảy vẫn ào ào và liên tục như của chú ngựa hoang vậy. Trước khi rời khỏi buồng, tôi còn quay lại nhìn trong gương. Con ngựa nhìn tôi qua gương không phải có nét của kẻ bị chết mà đầy nét buồn thảm, và cả có cái cằm như của Đức Giáo hoàng, đôi mi mắt sưng húp, bờm lưa thưa mà tôi coi là biểu tượng nhạc sĩ của mình.

– Đồ cứt đái – tôi nói với con bé – ta biết làm gì nếu em không yêu ta?

Cố không đánh thức con bé dậy, tôi ngồi trần như nhộng ngay mép giường và với cặp mắt vốn đã quá quen với ánh sáng ảo màu đỏ, tôi xem xét từng ly từng tý thân thể nó. Tôi dùng lòng ngón tay trỏ lướt nhẹ dọc gáy đẫm mồ hôi của con bé và toàn thân nó rung lên như dây đàn. Nó nằm quay lại, miệng rên ậm ừ và bao bọc tôi trong bầu không khí đầy hơi thở chua chua của nó. Tôi dùng ngón trỏ và ngón cái bóp mũi nó, toàn thân nó lại run lên, nghiêng đầu và quay lưng lại phía tôi mà không hề tỉnh ngủ. Bất chợt, tôi cố dùng đầu gối đẩy hai chân cô bé ra xa nhau. Trong hai lần đầu, cô bé gồng cơ bắp của cô bé như hơi chùng xuống. Một dòng nước ấm chảy râm ran trong huyết mạch của tôi và con thú hưu trí trong người tôi từ từ bừng tỉnh dậy sau giấc ngủ dài.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button