Review

Hãy Đi Đặt Người Canh Gác

Thể loại Văn học nước ngoài
Tác giả Harper Lee
NXB NXB Hội Nhà Văn
Công ty phát hành Nhã Nam
Số trang 304
Ngày xuất bản 05-2016
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách

Nước Mỹ những năm 1950. Làn sóng đòi quyền bình đẳng cho người da đen đang dâng trào cả nước; trong vài tiểu bang miền Nam, người da trắng tập hợp để bảo vệ cái mà họ coi là bản sắc bị tước đoạt của mình… Trở về thăm nhà như lệ thường, Jean Louise không ngờ mình sắp bước chân vào giữa cuộc chiến tư tưởng của thập kỷ. Cô sẽ ngỡ ngàng thấy người cha Atticus, vị anh hùng vì lẽ công bình của cô thuở bé, dường như đã đổi màu niềm tin; người thân, bạn bè lâu năm bỗng dưng xa lạ; thị trấn Maycomb quê hương và chính cô không còn nhận ra nhau. Công lý ở đâu, đúng sai là gì? Khi thành trì lương tâm tuổi thơ cô đã vụn vỡ từng viên đá một, Jean Louise bắt đầu đi tìm một sự thật của riêng mình.

Câu chuyện cổ tích trong “Giết con chim nhại” đã nhuốm một màu sắc khác khi nhân vật đột ngột thức tỉnh trong thế-giới-nơi-ta-là-người-lớn. Trưởng thành hơn, day dứt hơn, tuy vẫn với chất uy-mua hồn hậu ấy, Hãy đi đặt người canh gác càng thêm sắc bén với những người đọc thế kỷ 21, khi đang khẩn thiết đặt ra hơn bao giờ hết câu hỏi về khác biệt và khoan dung giữa người với người.

[taq_review]

Bạn đọc cảm nhận

Darling Little

Ban đầu mình đã không định mua cuốn này, vì khi đọc cuốn Giết con chim nhại (GCCN) mình chẳng ấn tượng mấy về nội dung.

Nhưng mà GCCN và HĐĐNCG chưa bao giờ là tác phẩm có nội dung hay mà cái hay của cả hai đều nằm ở chỗ giá trị tư tưởng.

Muốn hiểu được cả hai thì phải đặt tác phẩm vào thời gian và bối cảnh ra đời của nó những năm 60 của thế kỷ trước mới thấy hết được-thời điểm mà sự phân biệt chủng tộc còn rất mạnh mẽ ở nước Mỹ. Lúc đó nhân vật Atticus xuất hiện như một anh hùng với sự chính trực của ông đã ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa Mỹ, thật tình mà nói thì VN mình đọc 2 cuốn này chẳng thấm mấy đâu vì ở nước mình không có việc phân biệt chủng tộc, phân biệt màu da sâu sắc như bên Mỹ. Do đó khi đọc có thể nhiều người không hiểu vì sao nó gây ra nhiều tranh cãi khi xuất bản, thậm chí GCCN từng bị cấm xuất bản, còn đến khi xuất bản HĐĐNCG rất nhiều người nói là thà đừng xuất bản cuốn này còn hơn vì nó phá vỡ hình tượng và giá trị của 2 nhân vật chính. Cảm nhận của mình thì theo hướng ngược lại, mình thấy ấn tượng với cuốn này hơn cuốn GCCN và thấm thía câu con người nhiều khi chỉ thấy những gì mà họ muốn thấy.

Khi gởi bản thảo thì GCCN chỉ là một phần trong tác phẩm gốc của bà Lee phải cộng cả HĐĐNCG+ GCCN mới thể hiện đầy đủ tư tưởng của bà, nhưng biên tập đã không chấp nhận chỉ lấy phần ký ức tuổi thơ của Scout và mất 13 năm chỉnh sửa để xuất bản thành GCCN và nó đã trở nên nổi tiếng. Không biết có phải vì thế mà bà Lee lúc còn sống không viết thêm tác phẩm nào nữa và bà từng tuyên bố là sẽ không cho xuất bản bản thảo gốc khi bà con sống. Nhưng kết quả nó vẫn được xuất bản lúc bà còn sống và không lâu sau thì bà Lee qua đời. Có nhiều tin đồn cho rằng người giám hộ của bà Lee đã lợi dụng tuổi già và sự lú lẫn của bà Lee để xuất bản chứ bà hoàn toàn ko muốn. Nhưng dù sao cái đó cũng không kiểm chứng được, điều mà mình muốn nói ở đây có lẽ tư tưởng ban đầu của bà đã bị bóp méo theo cái hướng mà mọi người muốn thấy.

Còn về chỉnh thể bà Lee đã đưa ra được những dự đoán về hệ quả bà mơ hồ nhìn thấy nếu có sự công bằng giữa các chủng tộc. Tư tưởng đó giống như bên Đảng VN của mình “dân ngu lắm biết gì về chính trị mà bàn chuyện gì cứ để Đảng giải quyết cho, cho tụi bây nhiêu đó là hạnh phúc lắm rồi”. Bên VN của mình đã áp dụng và thành công yên bình được mấy chục năm rồi đó còn tương lai thì khó nói :'( lúc đó chẳng thấy ai bên mình phê phán cả, nhưng bên Mỹ nó là dân chủ nên bị nói. Đặt vào bối cảnh ra đời những năm 60 thì những dự đoán của bà Lee là đi trước thời đại đó chứ, rất tiếc lúc đó nó ko được đưa ra ánh sáng, đến bây giờ thì muộn rồi và nó bị phê phán.

Cả 2 phần GCCN và HĐĐNCG giống như 2 miếng ghép 1 đen 1 trắng, nhưng trong bóng tối người ta chỉ muốn/chỉ thấy miếng trắng vì nó đẹp, nó dễ nhìn dễ chấp nhận, nhưng đến khi bật đèn lên thì miếng đen nó cũng rõ mồn một nên có 1/2 số người không chấp nhận được.

Nói chung là ai từng đọc mà thấy thích cuốn GCCN vì tư tưởng của nó thì nên mua cuốn này để xem xét vấn đề ở 1 khía cạnh khác để có 1 cách trọn vẹn hơn dù cách lật vấn đề của bà Lee trong HĐĐNCG có đôi phần chưa thuyết phục lắm nhưng về mặt tư tưởng thì đáng suy ngẫm. Còn ai chỉ thích một cốt truyện hay thì đừng mua vì cốt truyện này nó nhạt lắm nói đúng hơn chẳng có gì, chỉ là sự đối đầu của những hệ tư tưởng một bên bênh vực người da đen 1 bên chống đối họ.

Nguyễn Thị Ý Như

Đúng là không nên so sánh 2 tác phẩm với nhau, vì “Giết con chim nhại” và “Hãy đi đặt người canh gác” là hai bản thể hoàn toàn trái ngược với cách xây dựng cốt truyện. Cá nhân mình thì mình cảm thấy quyển này khó đọc, mình không bắt được nhịp suy nghĩ của nhân vật. Tùy theo quan điểm, một số bạn khác sẽ nói tác phẩm này hay.

Thủy Thanh

Trong quyển sách chúng ta sẽ thấy được thực tế khắc nghiệt mà người lớn phải đối mặt: khi “thần tượng” cả cuộc đời sụp đổ, khi những điều thân quen nhất bị thay đổi, khi trở về quê và cảm thấy mình như một người lạ… Vấn đề xã hội về sự phân biệt chủng tộc vẫn được đặt lên đầu. Ở thời kì đấy đúng là sự phân biệt đấy là quá bất công, bất bình đẳng nhưng những người không thích da đen cũng có lí do hợp lí của họ. Mọi vấn đề đều có hai mặt và để giải quyết chúng thì sẽ cần rất nhiều thời gian.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button