Review

Giọt Lệ Quỷ

Thể loại Văn học nước ngoài
Tác giả Jeffery Deaver
NXB NXB Lao Động
Công ty phát hành Bách Việt
Số trang 500
Ngày xuất bản 05-2015
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách

Đôi khi, kẻ ra tay giết người lại không phải là hung thủ thật sự.

9 giờ sáng, giờ cao điểm tại một ga tàu điện ngầm ở trung tâm thủ đô Washington, một kẻ điên mang súng tự động gắn ống giảm thanh đã bắn bừa vào đám đông. Hắn trốn thoát giữa cảnh hỗn loạn và không một ai trông thấy hắn.

Một giờ sau, văn phòng thị trưởng nhận được một lá thư tay với nội dung: thành phố phải chi ra 20 triệu, nếu không sẽ có hàng trăm người nữa phải chết trong những cuộc tấn công tiếp theo vào lúc 4 giờ, 8 giờ và nửa đêm. Không có cách nào chống lại âm mưu ấy, và ngài thị trưởng chỉ còn cách trả tiền chuộc. Nhưng rồi một vụ tai nạn gần Tòa thị chính đã xảy ra và người ta nhận dạng nạn nhân chính là kẻ chủ mưu của vụ tấn công này, đột nhiên không ai còn biết phải làm thế nào để ngăn tay súng điên loạn khỏi giết người hết lần này đến lần khác.

Manh mối duy nhất mà Cục điều tra liên bang có được chính là bức thư tống tiền,và người giỏi nhất trong ngành giám định tài liệu ở nước Mỹ là Parker Kincaid, một cựu đặc vụ FBI. Người phụ trách chiến dịch truy lùng tên sát thủ – Margaret Lukas đã phải triệu anh ra khỏi ngôi nhà yên bình ở ngoại ô để cùng lao vào cuộc chạy đua với từng thời hạn một.

Giọt lệ quỷ có rất nhiều nút thắt bất ngờ, như mọi câu chuyện khác của tác giả Jeffery Deaver, nhưng có lẽ điểm thú vị nhất trong cuốn sách này chính là việc nhà văn đã mang đến cho mỗi nhân vật một giọng nói riêng – không ai giống ai. Trong đó khác biệt với tất cả lại chính là giọng nói ngô nghê, đơn giản của hung thủ – Digger. Ở từng thời điểm nhất định, người đọc có thể đi từ kinh ngạc, giận dữ với hắn, cho đến sự thương cảm bất ngờ dành cho một cỗ máy giết người không tự nguyện khi tác giả hé lộ toàn bộ cảnh ngộ dẫn dắt hắn đến con đường này.

[taq_review]

Trích dẫn

Quay lại phòng thẩm vấn ngột ngạt, Lukas nói với Czisman, “Nếu bây giờ, cuộc nói chuyện của chúng ta không được ghi vào hồ sơ… và nếu chúng ta có thể tìm được giải pháp thành công…”
Czisman cười phá lên trước cách dùng uyển ngữ của cô nhưng ra hiệu cho viên đặc vụ nói tiếp.
“Nếu có thể làm được điều đó, chúng tôi sẽ cho phép anh tiếp cận với các tài liệu và nhân chứng để viết sách. Tôi còn chưa chắc là đến mức nào. Nhưng anh sẽ được đặc cách.”
“Ồ, từ yêu thích của tôi. Đặc cách. Phải, tôi chỉ cần có thế!”
“Nhưng tất cả những gì chúng tôi kể cho anh từ lúc này,” Lukas nói tiếp, “đều là bí mật.”
“Đồng ý,” Czisman nói
Lukas gật đầu với Parker, anh hỏi, “Cái tên Digger có ý nghĩa gì với anh không?”
Cosinan lắc đầu. “Không. Nó nằm trong từ gravedigger (Người đào mộ) ấy à?
“Chúng tôi không biết. Đó là tên của xạ thủ, kẻ anh gọi là Đồ tể,” Lukas nói.
“Tôi chỉ gọi hắn là Đồ tể vì các báo ở Boston gọi thế. Tờ New York Post thì gọi là Quỷ. Ở Philadelphia, hắn thành Kẻ gây góa bụa.”
“New York? Cả Philly nữa sao?” Lukas hỏi. Parker để ý thấy cô lo lắng khi nghe tin này.
“Chúa ơi,” Cage lẩm bẩm. “Một tên tội phạm theo khuôn mẫu.”
Czisman nói, “Chúng di chuyển dọc theo bờ biển. Để đi đến đâu, chúng ta không thắc mắc sao? Chẳng lẽ đến Florida nghỉ hưu? Rất có thể là một hòn đảo nào đó.”
“Chuyện gì đã xảy ra ở những thành phố khác?” Parker hỏi.
“Vụ Hãng nước ngọt quốc tế?” Czisman trả lời. “Đã bao giờ nghe đến chưa?”
Rõ ràng Lukas luôn cập nhật dữ liệu các vụ án. “Vị chủ tịch công ty phải không? Ông ta đã bị bắt cóc?”
“Chi tiết thế nào?” Parker hỏi cô, bị ấn tượng vì kiến thức của cô.
Czisman nhìn Lukas, cô gật đầu cho anh ta nói tiếp. “Cảnh sát đã phải xâu chuỗi lại các sự việc nhưng có vẻ như không ai biết đích xác, nhưng có vẻ như Đồ tể đã bắt cóc gia đình vị chủ tịch công ty và bắt người vợ bảo chồng mình gom một ít tiền. Ông ta đã đồng ý…”
“Có bức thư nào không?” Parker hỏi, nghĩ rằng có thể còn một tài liệu khác để anh nghiên cứu. “Một lời nhắn?”

“Không, tất cả đều qua điện thoại. Vị chủ tịch đã bảo kẻ bắt cóc là ông ta sẽ trả tiền. Rồi ông ta gọi cảnh sát và đội giải cứu con tin bao vây ngôi nhà, ta đa ta đa, toàn bộ khu vực bán kính chín mét quanh đó, trong lúc ông chủ tịch đến nhà băng để rút tiền. Nhưng ngay khi họ mở hầm, một khách hàng đã lôi súng ra và bắt đầu bắn. Giết chết tất cả mọi người trong nhà băng: chủ tịch Hãng nước ngọt quốc tế, hai vệ sĩ, ba khách hàng, ba thu ngân và cả hai phó chủ tịch đang trong giờ làm việc. Camera cho thấy một gã khác, đi cùng tên sát nhân, vào trong hầm và bước ra cùng một túi tiền.”
“Vậy là không có ai trong nhà?” Lukas hỏi, đã hiểu ra mánh khóe.
“Không còn ai sống sót. Tên Đồ tể, Digger, đã sát hại cả gia đình. Có vẻ như hắn làm vậy sau khi bà ta gọi điện cho chồng.”
Parker nói, “Hắn đã tấn công họ vào thời điểm yếu nhất trong tiến trình bắt cóc. Cảnh sát sẽ có lợi thế trong lúc thương lượng hay giao tiền. Hắn đã ra tay trước họ.” Anh không nói lên điều mình đang nghĩ: Đó là giải pháp hoàn hảo cho một câu đố khó, nếu bạn không ngại giết chóc.
“Có gì trong đoạn video an ninh ở ngân hàng giúp được chúng tôi không?” Cage hỏi.
“Ý ông hỏi chúng đeo mặt nạ trượt tuyết màu gì ấy à?”
Cái nhún vai của Cage nghĩa là: Dù sao tôi vẫn phải hỏi.
“Thế còn Philly?” Lukas hỏi.
Czisman nói vẻ bất nhẫn, “Ồ chuyện này hay đấy. Digger bắt một chiếc xe buýt. Hắn lên xe, ngồi cạnh ai đó và bắn một phát vô thanh. Hắn giết chết ba người, rồi đồng phạm của hắn đòi tiền chuộc. Thành phố đồng ý trả nhưng thiết lập đội theo dõi để bắt hắn. Song tên đồng phạm biết được tài khoản của thành phố ở ngân hàng nào. Ngay khi đám tân binh hộ tống tiền bước ra khỏi cửa ngân hàng, Digger liền bắn vào sau đầu họ và chúng đã chạy thoát.”
“Tôi chưa nghe vụ đó bao giờ,” Lukas nói.
“Chưa, bởi vì họ muốn giữ kín. Sáu người đã chết.”
Parker nói, “Massachusetts, New York, Pennsylvania, Washington. Anh nói đúng: Gã đã đi về phương nam.”
Czisman cau mày. “Đã à?”
Parker liếc nhìn Lukas. Cô nói với Czisman, “Gã chết rồi.”
“Cái gì?” Czisman có vẻ bị sốc thật sự.
“Tên đồng phạm cơ, không phải Digger.”
“Chuyện gì đã xảy ra?” Czisman thì thào.
“Một vụ tông xe rồi bỏ chạy sau khi gã thả bức thư tống tiền. Và trước khi gã kịp lấy tiền.”
Khuôn mặt Czisman trở nên bất động một lúc lâu. Parker cho là anh ta đang suy nghĩ: Thế là tiêu tùng bài phỏng vấn độc quyền với thủ phạm. Đôi mắt của người đàn ông to béo bắt đầu lia quanh phòng. Anh ta nhấp nhổm trên ghế. “Lần này mánh khóe của chúng là gì?”
Lukas không muốn nói nhưng Czisman vẫn đoán. “Đồ tể bắn người cho đến khi thành phố chịu trả tiền chuộc… Nhưng giờ chẳng còn ai để nhận tiền và thế là tên Đồ tể cứ tiếp tục bắn giết. Nghe giống cách làm việc của chúng. Cô có manh mối nào dẫn đến tên còn lại không?”
“Vẫn đang trong quá trình điều tra,” Lukas cẩn trọng nói.

Czisman nhìn vào một trong ba bức tranh. Đó là bức phong cảnh thôn quê. Anh ta bóp chặt cái cốc một cách điên cuồng.
Parker hỏi, “Làm sao anh theo được hắn tới đây?”
“Tôi đọc tất cả những thứ có thể tìm được về các vụ án mà thủ phạm không ngại tàn sát người vô tội. Hầu như ai cũng có lương tâm, anh biết đó. Trừ những kẻ coi giết chóc là lẽ sống, như Bundy hay Gacy hay Dahmer. Không, hầu hết tội phạm chuyên nghiệp đều do dự mỗi khi phải bóp cò. Nhưng tên Đồ tể thì sao? Không bao giờ. Và mỗi khi nghe được một vụ sát hại hàng loạt đi kèm cướp hay tống tiền nào là tôi lập tức tới thành phố đó để phỏng vấn mọi người.”
Lukas hỏi, “Tại sao vẫn chưa có ai phát hiện ra mối liên hệ?”
Czisman nhún vai. “Các vụ án lẻ tẻ, số người chết ít. Ồ tôi đã kể cho cảnh sát ở White Plains và Philly. Nhưng không ai để ý đến lời nói của tôi.” Anh ta cười cay đắng, huơ tay quanh phòng “Phải mất tới… bao nhiêu? Hai mươi lăm con người thiệt mạng mới có người chịu dỏng tai lên mà nghe tôi nói.”
Parker hỏi, “Anh có thể nói gì với chúng tôi về Digger? Đã có ai từng trông thấy hắn chưa?”
“Chưa,” Czisman nói, “hắn ta như một làn khói vậy. Vừa mới đó, xong rồi biến mất. Hắn là một con ma. Hắn…”
Lukas không đủ kiên nhẫn để nghe hết. “Chúng tôi đang cố phá một vụ án. Nếu anh giúp được, chúng tôi sẽ rất biết ơn. Nếu không, tốt hơn chúng tôi nên quay lại điều tra.”
“Đúng đúng, tôi xin lỗi. Chỉ là tôi đã sống cùng hắn suốt cả năm vừa rồi. Cứ như leo lên một mỏm đá vậy, nó có thể cao đến mấy cây số nhưng tất cả những gì cô thấy chỉ là một mỏm đá bé tí tẹo cách mặt cô vài chục phân. Nghe này, tôi có một giả thuyết vì sao người ta không chú ý đến hắn.”
“Thế nào cơ?” Parker hỏi.
“Bởi vì các nhân chứng chỉ ghi nhớ hành động. Họ nhớ được tên cướp điên cuồng bắn chết ai đó trong tuyệt vọng, cảnh sát hoảng sợ bắn trả, người phụ nữ gào thét vì bị đâm. Nhưng bạn không thể nhớ được vẻ bình thản.”
“Và tên Digger lúc nào cũng rất bình thản?”
“Bình thản như cái chết vậy,” Czisman nói.
“Không có gì về thói quen của hắn à? Quần áo, thức ăn, thói tật?”
“Không, không có gì cả,” Czisman có vẻ bị phân tâm. “Tôi có thể hỏi anh đã biết gì về tên đồng phạm chưa? Kẻ đã chết ấy?”
“Cũng chưa có gì về gã,” Lukas nói. “Gã không mang giấy tờ tùy thân. Dấu vân tay không xuất hiện trong dữ liệu.”
“Cô có… Có sao không nếu tôi nhìn cái xác một lần? Nó ở trong nhà xác à?”
Cage lắc đầu.
Lukas nói, “Xin lỗi. Như thế là trái nguyên tắc.”
“Làm ơn?” Lời yêu cầu gần như là tuyệt vọng.
Mặc dù vậy, Lukas vẫn không hề lay chuyển. Cô nói ngắn gọn, “Không.”
“Một bức ảnh vậy,” Czisman khăng khăng.

Lukas ngập ngừng rồi mở hồ sơ ra và lấy bức ảnh nghi phạm tại hiện trường tai nạn gần Tòa thị chính rồi đưa cho anh ta. Những ngón tay ngắn mập để lại dấu vân lớn trên mặt giấy bóng kính.

Czisman nhìn chằm chằm vào nó một lúc lâu. Anh ta gật đầu. “Tôi có được giữ nó không?”
“Sau cuộc điều tra.”
“Chắc chắn rồi.” Anh ta trả lại ảnh. “Tôi muốn được đi cùng.”
Tới nơi mà phóng viên được đi cùng cảnh sát trong tiến trình điều tra.
Nhưng Lukas lắc đầu, “Xin lỗi. Tôi không thể chấp nhận.”
“Tôi có thể giúp,” anh ta nói. “Tôi có thể đưa ra vài nhận xét chuyên môn. Cũng có thể nghĩ ra ý tưởng gì đó hữu ích.”
“Không,” Cage kiên quyết nói.
Thêm một cái liếc nhìn vào bức ảnh, Czisman đứng dậy. Anh ta bắt tay họ và nói, “Tôi đang ở khách sạn Renaissance trong trung tâm. Tôi sẽ phỏng vấn các nhân chứng. Nếu tìm được điều gì hữu ích, tôi sẽ cho các vị biết.”
Lukas cảm ơn anh ta và họ tiễn anh ta tới tận trạm gác.
“Còn một điều nữa,” Czisman nói, “Tôi không biết gã chọn hạn chót…” Czisman gật đầu về phía hồ sơ của Lukas, ý chỉ tên nghi phạm đã chết, “… theo kiểu nào. Nhưng giờ gã đã chết nên chẳng còn ai có thể kiểm soát tên Đồ tể… tên Digger nữa. Cô có hiểu thế nghĩa là gì không?”
“Là gì?” Lukas hỏi.
“Hắn có thể cứ tiếp tục giết chóc. Kể cả sau hạn chót.”
“Sao anh lại nghĩ vậy?”
“Bởi vì đó là việc hắn làm giỏi nhất. Giết người. Ai mà chẳng thích làm việc mình giỏi nhất. Đó là quy luật của cuộc sống, đúng không nào?”

Bạn đọc cảm nhận

Ngọc Anh

Mình đã quen với việc theo dấu chân nhà hình sự học lừng danh Lincoln Rhyme cùng nữ cảnh sát xinh đẹp Amelia Sachs qua các cuộc khám nghiệm hiện trường. Nên khi chuyển qua lĩnh vực mới là giám định chữ viết thì thấy hơi bị bất ngờ. cũng vì việc giám định chữ viết để phán đoán hung thủ vẫn là lĩnh vực mới lạ nên cũng chưa hấp dẫn cho lắm. Cốt truyện lần này cũng hơi lan man, dài dòng nên có vẻ nhàm chán. Tác giả lại miêu tả nhiều về tâm lý của Kincaid và Lukas, diễn biến mối quan hệ giữa 2 người nên mình không thích cho lắm. Dù sao đây cũng là tiểu thuyết trinh thám mà. 🙂 Cái kết bất ngờ cũng đã vớt vát lại được một ít hấp dẫn cho quyển sách. Nhưng tựu chung lại thì mình vẫn bị thất vọng bởi “giọt lệ quỷ.”

Thiên Yết

Đây là quyển thứ hai của tác giả này mà mình đọc được, quyển trước là Kẻ tầm xương… Phải nói cách tác giả miêu tả kỹ lưỡng, chi tiết về các kỹ thuật liên quan để có thể tìm ra hung thủ rất độc đáo. Nếu không đọc các tác phẩm này, mình thật không biết là các kỹ thuật liên quan có thể giúp ích và được quan tâm nhiều như vậy trong công tác phá án hình sự ở Mỹ. Đối với ngôn ngữ cơ thể thì mình có tìm hiểu nên biết, nhưng về giám định tài liệu thì chưa bao giờ nghĩ tới. Nhưng mà vẫn còn chi tiết trong truyện mình thắc mắc đó là các đoạn miêu tả …click.. về nhân vật Digger… Vì trong truyện nói nhân vật này bị chấn thương nhưng lại có các miêu tả như là hung thủ đã gài máy móc, hay con chíp để điều khiển tên này?!? Ngoài ra, mình cũng thấy truyện in trên giấy tốt, dịch tốt và mình không thấy có lỗi in ấn hay chính tả nào..

Nguyễn Thị Bích Hà

Đây là tác phẩm viết về một tuyến nhân vật khác của Jeffery, nhân vật giám định chữ viết. Phải nói là mình hơi bất ngờ trước tuyến nhân vật mới này mà tác giả xây dựng. Ai trong chúng ta cũng biết chữ viết tay của một người cho ta biết một số điều về người đó như: tính cách, thói quen, tay thuận,… Và qua tác phẩm này chúng ta sẽ được khám phá thêm rất nhiều khía cạnh của nét chữ. Tiết tấu chuyện ban đầu hơi chậm rãi nhưng càng về sau càng được đẩy nhanh đến nghẹt thở. Những chi tiết nhỏ đôi khi lại nói lên rất nhiều điều. Có thể khi đọc những chương đầu bạn sẽ thấy không có gì hấp dẫn nhưng những chương sau tác phẩm sẽ khiến bạn không thể ngừng lại được. Mình đã thức đến gần 2h sáng để đọc cho hết vì không ngừng lại được.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button