Review

Forrest Gump

Thể loại Văn học nước ngoài
Tác giả Winston Groom
NXB NXB Trẻ
Công ty phát hành NXB Trẻ
Số trang 344
Ngày xuất bản 09-2017
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách

Tiểu thuyết Forrest Gump của Winston Groom in năm 1986 thoạt tiên không phải là cuốn sách ăn khách cho đến khi bộ phim chuyển thể ra đời năm 1994 với ngôi sao Tom Hanks. Theo một thống kê, trước khi có bộ phim này thì cuốn sách đã được bán 30.000 bản, và khi Forrest Gump qua mặt rất nhiều bộ phim xuất sắc cùng năm để giành giải Oscar phim hay nhất, đã có 1,7 triệu bản sách được bán trên khắp thế giới. Còn bộ phim đã xếp thứ tư trong các bộ phim có doanh thu lớn nhất mọi thời đại cho đến thời điểm đó. Năm 2011, Thư viện Quốc hội Mỹ đã chọn Forrest Gump vào danh sách bảo tồn của Cơ quan Lưu trữ Phim ảnh Quốc gia vì “có ý nghĩa về mặt văn hóa, lịch sử và mỹ học.”

Winston Groom là một cựu binh thời chiến tranh ở Việt Nam, sau khi trở về, ông làm phóng viên và chuyển sang viết tiểu thuyết năm 32 tuổi và đã gặt hái được nhiều thành công. Cuốn sách Conversations with the Enemy (1982). Trò chuyện với kẻ thù] với chủ đề cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam đã lọt vào chung kết giải Pulitzer năm 1984. Năm 1985, Groom quay về Mobile và bắt đầu viết Forrest Gump. Cuốn sách đã trở thành dấu mốc cho sự nghiệp sáng tác của ông.

Nhân vật Forrest Gump đã được Groom xây dựng như một người “tự kỷ bác học”, đã có những thay đổi khi được chuyển thể trên màn ảnh Hollywood. Sự khác biệt ở hình tượng Forrest Gump giữa truyện và phim dường như là nhà văn chủ ý xây dựng một nhân vật phản anh hùng, trong khi các nhà làm phim Hollywood thực hiện theo hướng ngược lại, người hùng kiểu mới có kết cục thành công có màu sắc Giấc mơ Mỹ. Truyện và phim đều đã gây nên những cuộc tranh luận về khía cạnh chính trị và tính biểu tượng của nhân vật Gump cũng như mối quan hệ với xã hội của chàng ngốc có chỉ số IQ (chỉ số thông minh) chỉ có 75 nhưng đã đi khắp nơi và gặp đủ loại người. Cuộc phiêu lưu của Forrest Gump suốt ba thập niên bao trùm lịch sử sau thế chiến II đã vẽ nên chân dung một nước Mỹ: Gump đã gặp 2 tổng thống Mỹ, lên tàu vũ trụ, đóng phim ở Hollywood, sang Trung Quốc và tham chiến ở Việt Nam mà không hiểu mình chiến đấu vì lẽ gì.

Cuốn sách với lối văn châm biếm ngầm qua góc nhìn ngây thơ của nhân vật chính là đã góp phần đưa Forrest Gump đã trở thành một biểu tượng văn hóa mới của thập niên 1990. Gump là một chàng trai ngốc dễ thương, sẵn sàng cho người khác mà không mong đợi được đền đáp. Đó cũng là giá trị nhân văn nổi bật được chia sẻ nhất quán ở cả tác phẩm văn học và điện ảnh và khiến người đọc cũng như người xem mãi hâm mộ nhân vật này.

[taq_review]

Trích đoạn sách

Sau giải túc cầu Cam Cuối Mùa, phân khoa thể dục thể thao tính điểm và hạng của tui cho học kỳ một ở đại học, và hổng bao lâu sau, ông Gấu mời tui tới văng phòng của ổng. Khi tui tới đó, mặt ông Gấu giống như một con cá chết.

“Lâm,” ổng nói, “Tao hoàng toàn hiểu được cái việc chú mày bị chìm xuồng trong môn Anh Văn vá vỏ xe, nhưng hết mấy ngày goa, tao suy nghỉ bể cái đầu từ sáng tới tối củng hổng hiểu nổi làm cách nào mà chú mày kiếm được điểm ưu hạng trong cái môn Quang Học Trung Cấp mà lại đạp vỏ chuối trong cái môn thể dục thể thao – khi mà người ta mới tặng cho chú mày cái danh hiệu Trung Vệ Sáng Giá Nhức ở Hội Nghị Đông Nam.

Đó là một chiện khá dài nên tui hổng muốn làm cho ông Gấu bị chán với câu chiện của tui, nhưng mà tui hổng biết vì cái con khỉ chó gì mà người ta bắc tui nhớ khoản cắch dửa hai cái cột gôn trong sân đá banh quốc tế? Và rồi ông Gấu nhìn tui dới khuông mặc buồn ủ rủ. “Lâm,” ổng nói, “Goa xin lổi, goa rất đau lòng khi phải nói mấy câu này cho em nghe, nhưng mà cái việc em thi rớt môn thể dục đả làm ngừi ta cho em ra khỏi trường rồi, goa hổng còn cắch nào cứu em được nửa.”

Tui chỉ đứng đó vặng vẹo hai bàn tay dới nhau, cho tới một lúc tự nhiên tui hiểu được những gì ông Gấu đả nói – tui sẻ hổng được chơi đá bănh nửa. Tui sẻ phải xa trường Đại Học. Có thể là tui sẻ hổng bao giờ gặp các bạn chơi banh của tui nửa. Có thể là tui củng sẻ hổng bao giờ được gặp Duyên nửa. Tui phải dọn ra khỏi tầng hầm của tui, và tui sẻ hổng được học môn Quang Học Cao Cấp trong học kỳ tới như Giáo Sư Quai đả khuyên tui. Tui hổng biết là nước mắt của tui đả trào ra từ lúc nào. Tui hổng nói tiếng nào hết. Tui chỉ đứng đó nhìn xuốn khoảng nền nhà quen thuộc nhưng sẻ trở thành xa lạ dới tui.

Rồi ông Gấu đứng dậy và đi tới, hai tay ổng ôm lấy tui.

Ổng nói, “Lâm, đừng buồn nửa, con trai, mọi chiện rồi sẽ qua. Khi em mới tới đây, goa củng đã nghỉ là chiyện như hôm nay sẻ sảy ra. Lúc đó, goa rán năn nỉ họ, “Hảy để cậu ấy cho tui chăm sóc trong một mùa banh thôi củng được!” Lúc đó, goa chỉ ước ao chừng đó. Và, con trai thấy hông, nhờ con mà chúng ta đã có một mùa banh hết sức tuyệt vời. Hổng ai chối cải được điều này. Và chắc chắng là con đả hoàng toàn hổng có lỗi gì hết khi mà thằng Tỵ làm mất banh vào phút chót…”

Tui nhìn lên, và tui củng thấy được những dọt nước mắc trên mặc ông gấu, ổng nhìn vào tui rất lâu.

“Lâm,” ổng nói, “chưa bao giờ có một cầu thủ chơi banh cho trường giống như con đã chơi, và sẻ hổng bao giờ có nửa. Con đả chơi hay lắm.”

Rồi ông Gấu đi tới cửa sổ, rồi nhìn ra ngoài, và ổng nói, “Chúc con nhiều may mắng, con trai – bây giờ, hảy đem cái đích bự và ngố của chú mày ra khỏi chốn này.”

Và tui phải ra khỏi Đại Học.

Tui trở dìa tầng hầm để mà gom đồ đạc khỉ của tui. Thằng Bửu ghé thăm và đem xuống hai lon bia, nó đưa tui một lon. Tui chưa từng uống bia, nhưng bi giờ thì tui hiểu tại sao mà ngừi ta có thể thích cái vị của nó. Từ Hầu Cung, thằng Bửu đi bộ dới tui ra ngoài, và trong sự ngạt nhiên của tui, cả đội banh đả đứng sẵn ở bên ngoài để từ giả tui.

Mọi ngừi điều iêm lặng, và thằng Tỵ tiến tới bắc tay tui rồi nói, “Lâm, cho tao xin lổi thiệc nhiều vì đả làm mất banh vào phút chót, cho tao xin lổi nhe?” “Chắc chắng là hổng sao mà “Mảng Xà!”. Và rồi từng ngừi một tới bắc tay tui, ngay cả thằng bạn củ của tui, thằng Cường, củng bắc tay tui, nó đang đeo kiềng và nẹp đầy ngừi, từ cổ trở xuống, chắc là bởi vì nó đả đập và đá bể góa nhiều cửa ở Cung Khỉ.

Thằng Bửu nói nó sẻ dúp tui đem mấy cái đồ khỉ của tui tới bến xe đò, nhưng tui nói tui muốn đi một mình ên hơn. “Đừng để mất liên lạc nhe Lâm,” thằng Bửu nói như dậy. Dù xao, trên đường tới bến xe đò, tui đi ngang qua cửa hàng của Hội Sinh Viên, nhưng tối nay hổng phải là tối thứ sáu nên bang nhạc của Duyên hổng có chơi, bởi vậy tui mới nghĩ, kệ bà nó, rồi tui đón xe đò để dìa nhà.

Mải tới khuya xe đò của tui mới tới Mỏ Bài. Tui đả hổng có báo cho má của tui biết sự tình, bởi vì tui biết là Má sẻ buồn lắm, và tui cuốc bộ dìa nhà, nhưng khi tui dô nhà tui thấy có một ánh đèn từ phòng Má, và Má đang ở đó, Má đang khóc tỉ tê như tui đả thấy trong dịp nào đó. Má nói là Quân Đội Mỹ đả biết được là tui thi rớt ở đại học, và cùng ngày đó, một thông báo đả tới biểu tui báo cáo dới Trung Tâm Tuyển Mộ Quân Đội. Nếu lúc đó tui mà biết rỏ mọi thứ như bây dờ, tui đả hổng bao giờ trình diện.

Mấy ngày sau, má tui đưa tui xuống chổ đó. Má làm cho tui một một gà mên đồ ăn trưa, để lở mà tui bị đói bụng dọc đường. Có khoản 100 thanh niên đang đứng dà khoảng 4 hay 5 chiếc xe buýet đang chờ ở đó. Một ông thượng sỉ già đang la hò và hét dô mổi ngừi, và Má đi tới ổng rồi nói, “Tui hổng hiểu tại sao ông có thể bắt thằng con trai của tui dô lính – bởi vì nó là một thằng ngố,” nhưng lảo thượng sỉ già chỉ nhìn lại Má rồi nói, “Nhưng, thưa bà, bộ bà nghỉ là mấy thằng thanh niên khác đang ở đây hổng có ngố sao? Bộ tụi nó là En-xờ-ten hả? Rồi lảo ta tiếp tục la hò, la hét. Hổng bao lâu, lảo thét dô mặc tui luôn, rồi tui bước lên se buyết, và se chiển bánh.

Kể từ lúc tui rời ngôi trường ngố của tui, ngừi ta đả liêng tục hét dô mặt tui – mấy ông huấn liện diên, ông Té, ông Gấu và cái đám khủng bố của mấy ổng, rồi bây giờ là tới cái đám ngừi trong quân đội. Nhưng mà, cho phép tui nói điều này, cái đám ngừi trong quân đội la hét lớn hơn và lâu hơn và dơ bẩn tục tằng hơn mọi ngừi khác. Họ hổng bao giờ dừa ý. Và hơn nửa, họ hổng bao giờ than phiền là bạn ngu hay ngốc như mấy ông huấn liện diên hay than phiền – họ chỉ để ý tới của gúy và chổ kín của bạn hay bộ phận bài tiết từ ruột già trở suống, và bởi thế cho nên trước khi nói câu gì, họ điều phải thét lên mấy chử như là “đầu con Kẹt.” hay “cái lổ đích.” Thỉnh thoảng tui có ý tưởng là hổng chừng thằng Cường đả ở trong quân đội trước khi hắn trở thành cầu thủ chơi túc cầu.

Dù sao đi nửa, sau khoảng một trăm tiếng đồng hồ trên xe buyết, tụi tui đả tới căn cứ Phước Bình thuộc Gió-Già, và tui đang nghỉ dìa tỉ số 35-3, là tỉ sổ trận đấu mà tụi tui quất đẹp bọn Cẩu Gió-Già. Tình trạng của trại lính thiệc ra khá hơn so dới cái Cung Khỉ một chúc xíu, nhưng mà đồ ăn thỉ hổng được như ở cung khỉ – đồ ăn ở đây rất gớm, nhưng phải công nhận là có nhiều đồ ăn lắm.

Ngoài diệc đó ra, chúng tui chỉ cần làm theo mệnh lện và chịu khó nghe người ta la hét trong nhiều tháng tới. Ngừi ta dạy tụi tui bắng sún, quăng lụ đạn và bò lê lết dưới đất. Khi mà tụi tui hổng làm mấy chiện đó thì tụi tui hoặc là chạy lòng dòng, hoặc là rửa L., chùi bồn cầu hay đại lọi như dậy. Một điều tui nhớ ở Phước Bình là có vẻ như hổng có ai thông minh hơn tui nhiều, và điều đó chắc chắng đả làm tui cảm thấy khá thoải mái.

Tới trại hổng bao lâu thì tui bị bắc làm Cầy Bí hay là lao công nhà biếp, bởi vì tui đả vô ý bắn lủng cái bồn đựng nước trên cái tháp nước khi mà tụi tui tập bắn súng ở trường bắn súng. Khi tui đi tới nhà bếp thì hình như là tên đầu bếp đả nghỉ bịnh hay sao đó, và một tên chỉ dô tui rồi nói, “Lâm, hôm nay mày là đầu bếp.”

“Nhưng mà tui nấu cái gì?” Tui hỏi. “Tui hổng nấu cái dì bao giờ hết.”

“Ai mà để ý cái chiện đó,” một tên khác nói. “Chổ này đết có phải là khách sạn tỉnh quỷ hay thành quỷ gì đó, mày biết mà.”

“Sao mày hổng làm cái món hầm?” Ai đó nói dô. “Món này dể làm hơn.”

“Món này làm bằng cái gì?” Tui hỏi.

“Mày cứ nhìn dô mấy cái tủ lạnh dới lại mấy cái gạc măng dê,” một anh chàng gợi ý. “Rồi mày dục hết tất cả mấy thứ mày thấy dô nồi rồi nấu cho sôi.”

“Nhưng mà nếu nó hổng ngon thì sao?” Tui thắc mắc.

“Kệ mẹ nó, hổng có ai để ý cái cục kức gì đâu. Mà mày có ăn cái gì gọi là ngon ở đây bao giờ chưa?” Tui phải công nhận, thằng đó nói một điều quá đúng.

Rồi thì tui bắc đầu dới bấc cứ cái gì tui đụng dô trong mấy cái tủ lạnh và gạc măng dê. Có mấy chục lon cà chua, mấy chục lon đậu, và trái đào, cùng với thịt heo miếng đả xông khói, gạo và mấy bịch bột mì và mấy bị khoai tây, và tui hổng biết còn cái gì mà tui chưa lấy. Tui gom lại cả đống rồi hỏi một trong mấy tên ở đó, “Tui phải nấu cái đống này trong cái gì bây dờ?”

“Có mấy cái nồi trong tủ,” thằng đó nói, nhưng khi tui nhìn dô tủ thì chỉ thấy mấy cái nồi nhỏ, và chắc chắng là hổng có cái nồi nào đủ bự cho tui nấu cái món hầm cho hai trăm ngừi ăn.

“Tại sao mày hổng hỏi ông Trung Úy?” Một người khác nói.

Và ai đó trả lời “Ổng đang bận thao diển ở ngoải,”

“Tao hổng biết,” một anh chàng nói, “nhưng mà khi cái đám khỉ đó trở lại đây hôm nay, tụi nó là ma đói, bởi dậy, mày phải nghỉ ra một cách nào đó để nấu.”

“Còn cái nồi này thì sao?” Tui hỏi. Có một cái khỉ tròn tròn gì đó bằng sắc cao gần 2 thước, và chu di khoảng 1 thước rưởi đang nằm chìn ìn ở một góc.

“Cái đó? Cái khỉ đó là cái nồi súp-de. Mày hổng có nấu cái gì trong đó được đâu!”

“Tại sao dậy?” Tui hỏi.

“Hừm… Tao hổng biết. Nhưng nếu tao là mày tao sẻ hổng xài cái đó để nấu.”

“Cái đó nóng lắm. Có nước trong đó nửa,” Tui nói.

“Mày muốn làm cái gì thì làm,” ai đó nói dới tui như dậy, “Tụi tao còn nhiều thứ khỉ khác phải làm nửa.”

Và bởi dậy cho nên tui xài cái nồi súp-de để hầm đồ ăn. Tui khui hết mấy lon đồ hộp và gọt dỏ khoai tây và liệng toàn bộ thịt thà mà tui kiếm được dô trỏng, rồi tui bỏ hành củ, cà rốt, mười tới hai chục chai sốt cà và hột cải và toàn bộ những gì tui nghỉ ra được. Khoảng một tiếng sau, tui có thể nghe mùi đồ ăn từ cái nồi hầm của tui.

“Sao, bửa ăn tối tới đâu rồi?” Sau một hồi, ai đó lên tiếng hỏi tui.

“Tui phải nếm thử mới biết được,” Tui nói.

Tui mở chốt nồi súp-de rồi nhìn dô, và tui thấy được toàn bộ mấy thứ khỉ đang nổi bong bóng bập bùng và đang xôi, thỉnh thoảng, có một củ hành hay một củ khoai nổi lên trên mặc rồi goay dòng dòng.

“Để tao niếm thử,” một anh chàng hỏi tui. Hắn lấy một cái lon bằng thiếc nhúng vô nồi súp-de rồi múc ra được một chúc súp.

“Hừm… Cái khỉ này chưa có gần chín nửa,” hắn nói. “Mày nên vặng lửa cao hơn. Bọn ma đói sẻ dìa tới bất cứ lúc nào.”

Bởi dậy, tui vặng lửa cao hơn và đúng như thằng đó nói, cái đám lính đó bắc đầu dìa tới. Tui có thể nghe bọn chúng dô trại và đang tắm nước từ vòi hoa sen và lục đục mặc đồ để ăn tối, và hổng bao lâu cái đám đó sẻ tràn dô nhà ăn.

Nhưng cái nồi hầm của tui dẩn chưa xong. Tui niếm thử lần nửa, nhưng nhiều thứ vẩn chưa chín. Bên ngoài nhà ăn đả có đủ thứ tiếng gầm gừ hầm hừ rồi thành ca hát, vì vậy tui mở lửa lớn thêm lần nửa.

Khoảng một tiếng sau hay sao đó, bọn lính bắc đầu gỏ bàn dới mấy con dao và mấy cái nỉa y như là tù nhân đang nổi loạn, và tui biết là tui phải làm cái gì đó cho thiệc nhanh, bởi dậy, tui mở lửa cao hết cở luôn, hổng còn cách nào cao hơn nửa được.

Tui ngồi đó canh chừng và hồi hộp đến nổi tui hổng biết làm gì khác hết, rồi bấc thình lình, ông thượng sỉ nhức tung cửa dô biếp.

“Cái khỉ gì đang xảy ra ở trong này dậy?” Ổng hỏi. “Đồ ăn của bọn lính ở đâu rồi?”

“Dạ sắp có rồi, Thượng Sĩ,” tui nói, và đúng lúc đó, cái nồi súp-de bắc đầu rung rinh và lắc dử dội. Hơi nước nóng bắc đầu bốc ra bên hông và một trong mấy cái cẳng của nồi súp-de bị xức ra ngoài và dăng lên sàn.

“Cái đó là cái gì dậy?” Ông thượng sỉ hỏi tui. “Chú mày nấu cái gì trong cái nồi súp-de sao?”

“Dạ, đó là bửa ăn tối,” Tui nói, rồi cái mặc của ông thượng sỉ có vẻ ngạc nhiên lắm, nhưng một dây sau, ông ta có vẻ khiếp sợ cái gì đó, như là có chiếc xe tải đang lao dô ổng vậy, và ngay lúc đó, cái nồi súp-de phát nổ.

Tui hổng biết chính xác chiện dì đả xảy ra sau đó. Tui nhớ là cái mái của nhà ăn bị bay mất tiêu và toàn bộ cửa sổ, và cửa cái củng đi đâu mất tiêu luôn.

Cái nồi súp của tui củng thổi cái anh chàng rửa chén bay suyên goa tường, và cái tên đang xếp chén dỉa bị bắn bay lên trời y chang như là người đạn cà-nông trong ghánh xiệc.

Dù sao đi nửa, thượng sỉ già dới tui thoát chết như là một phép lạ, như là ngừi ta nói phép lạ sẻ sảy ra khi mình góa gần trái lựu đạn bị nổ, mình sẻ hổng bị sao hết. Dù dậy, tui và thượng sỉ bị lột trần truồng vô sản hổng còn cái gì nửa y như là bị đấu tố giữa chợ, nhưng riêng tui thì còn được cái mão đầu biếp ở trên đầu. Và cái đám rau thịt đậu hành bầy hầy trong nồi phủ đầy ngừi và mặt mủi tụi tui, làm cho tụi tui giống – ừ mà tui củng hổng biết giống cái khỉ gì nửa – nhưng mà, ông nội tía ơi, ngộ dử lắm.

Chiện hổng thể tin được là hết cái đám lính đang ngồi ở nhà bàn củng hổng bị sao hết. Cái dụ nổ đó chỉ làm cho cái đám đó bị phủ đầy dới rau cải, và đồ hầm nói chung, và tụi nó ngồi chết trâng, y như là bọn lính mới gặp ma hay sao đó – một điều chắc chắng là cái dụ này làm bọn chúng câm họng luôn, hổng còn hỏi khi nào thì có đồ ăn nửa.

Bấc thình lình, ông đại đội trưởng chạy dô nhà biếp.

“Cái gì dậy!” Ổng la lên. “Chiện gì xảy ra dậy?” Ổng nhìn hai đứa tụi tui, rồi ổng tru lên, “Thượng sỉ Khanh, có phải là ông hông?”

Bạn đọc cảm nhận


Đinh Hà

Bất kể xuất phát điểm của bạn thấp đến đâu, bạn cũng có thể đạt được những thành công vĩ đại bất ngờ trong đời.

Cuộc đời đưa đẩy gã khờ Forrest Gump đến hết nơi này đến nơi khác, trao cho anh ta bao nhiêu cơ hội thú vị, cũng nhiều lần đưa đến những thử thách. Forrest Gump, kẻ tưởng như vứt đi đã lần lượt giành hết vinh quang này đến vinh quang khác.

Đây là sách kinh điển rồi nên không cần phải nói quá nhiều, đọc để thấy trong mỗi người chúng ta ai cũng có những khả năng, những mặt mạnh để tạo nên thành công cả. Hãy tận dụng nó!

Phú Cường Nguyễn

Một đời ngưởi. Đừng đánh giá nội dung một quyển sách qua cái bìa của nó. Và mỗi quyển sách viết ra là cả một nỗ lực, một quá trình làm việc cật lực của rất nhiều khâu. Và cũng thế, hãy nhìn một người trên cả tâm tình, hành động và ý niệm của họ, ai ai tồn tại trên cõi đời này đều có một ý nghĩa, một vị trí riêng của họ. Nên, hãy tôn trọng nhau. Dù họ có là một kẻ Đần. Và đó chính là nhân vật chính của tác phẩm này, kẻ đần ấy lơn lên như thế nào, và hạnh phúc thế nào với cuộc đời bất hạnh của hắn, hãy cầm lên và đọc.

An

Sau khi đọc những nhận xét của các bạn, mình cũng phân vân không biết nên mua cuốn này không vì nhiều bạn chê là dịch không hay. Nhưng mình thấy dịch những từ như thế mới thể hiện Forrest là một người ngốc. Rất ngạc nhiên là Forrest không thể tự buộc dây dày hay thắt cà vạt cho mình mà lại giải được phương trình cao cấp, được người của NASA nhận xét là có bộ óc như một máy vi tính. Nhờ cơ thể đặc biệt nên cậu được nhận vào chơi bóng ở trường Đại học nhưng rồi lại phải sang Việt Nam chiến đấu, một người bạn của Forrest đã bị chết trong cuộc chiến phi nghĩa đó. Rồi Forrest còn được chọn để bay ra vũ trụ và làm bạn với một con đười ươi, rồi còn là một võ sĩ, chơi cờ siêu giỏi, đóng phim, nuôi tôm với thu nhập ngày càng tăng, hay thậm chí được bầu cử làm Nghị sĩ,… nhưng đều không thành. Cậu có một người bạn gái là Jenny nhưng cuối cùng hai người hai ngả, nhưng Jenny lại có con với Forrest. Kết thúc câu chuyện thì mình thấy hơi buồn vì Forrest cùng bạn Dan và con đười ươi đi đến một vùng xa sống đến hết đời.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button