Review

Đừng Để Trầm Cảm Tấn Công Bạn

Thể loại Kỹ Năng – Chuyên Ngành
Tác giả Bác sĩ David D. Burns
NXB NXB Phụ Nữ
Công ty phát hành TGM Books
Số trang 299
Ngày xuất bản 03-2017
Giá bánXem giá bán

“Một quyển sách xứng đáng để ta đọc đi đọc lại.” – Thời báo Los Angeles
Cảm giác căng thẳng âu lo, mặc cảm tội lỗi, thái độ bi quan, sự tự ti và những “hố đen” khác của chứng trầm cảm đều có thể được chữa trị mà không cần đến thuốc men.

Tính đến hiện tại, tác phẩm Đừng Để Trầm Cảm Tấn Công Bạn đã có hơn 3 triệu bản bán ra trên toàn thế giới. Trong một khảo sát trên toàn nước Mỹ mới đây, tác phẩm Đừng Để Trầm Cảm Tấn Công Bạn được bình chọn là quyển sách chữa trị ưu phiền hữu hiệu nhất – được chọn ra từ hơn 1.000 quyển sách phát triển bản thân – thường được các chuyên gia trị liệu tâm thần tại Mỹ giới thiệu cho bệnh nhân mắc chứng trầm cảm tìm đọc. Quyển Đừng Để Trầm Cảm Tấn Công Bạn của bác sĩ Burns xếp thứ hai trong khảo sát nói trên.

Theo ghi nhận, đã có 5 nghiên cứu đối chứng được đăng trên tạp chí y khoa cho thấy 70% bệnh nhân mắc chứng trầm cảm sau khi đọc quyển Đừng Để Trầm Cảm Tấn Công Bạn đã có nhiều cải thiện trong vòng bốn tuần, dù không theo bất kỳ liệu trình thuốc men nào cả. Chưa hết, mức độ cải thiện bệnh của các đối tượng này còn được duy trì trong nhiều lần tái khám về sau, lên đến 3 năm sau đó. Ngạc nhiên ở chỗ, hiệu ứng giải tỏa căng thẳng mà quyển Đừng Để Trầm Cảm Tấn Công Bạn thể hiện không hề thua kém tác dụng của các loại biệt dược chống trầm cảm hoặc hiệu quả mà những liệu pháp tâm lý mang lại cho các bệnh nhân trải qua những cơn trầm cảm nặng nề.

Trong tác phẩm Đừng Để Trầm Cảm Tấn Công Bạn, vị bác sĩ xuất chúng ngành tâm thần học David D. Burns cung cấp những phương pháp khoa học vượt bậc sẽ ngay lập tức giúp bạn cải thiện trạng thái tinh thần và có cách nhìn tích cực về cuộc sống thông qua việc:

  • Thấu hiểu tâm trạng của bản thân.
  • Triệt tiêu cảm xúc tiêu cực.
  • Vượt qua mặc cảm tội lỗi.
  • Đối phó với thái độ thù địch và hành vi chỉ trích.
  • Chế ngự cảm giác vô dụng và lười nhác.
  • Vượt qua chủ nghĩa cầu toàn.
  • Dập tắt cơn giận bên trong.
  • Xây đắp lòng tự trọng.
  • Vui sống mỗi ngày.

[taq_review]

Trích dẫn


Bạn sẽ nói gì khi bị người khác công kích?

Khi bạn mắc chứng trầm cảm, bạn sẽ không ngừng chỉ trích bản thân. Điều này diễn ra dưới dạng đối thoại nội tâm mà trong đó bạn không ngừng hành hạ bản thân một cách thô bạo và vô lý. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp triệu chứng trầm cảm xuất hiện là do sự chỉ trích từ bên ngoài. Vậy bạn sẽ nói gì khi bị người khác công kích? Làm cách nào để ứng phó với các tình huống khó khăn mà vẫn nâng cao ý thức tự chủ và lòng tự tin của bạn? Sau đây là những bước giúp bạn phản biện khi bị công kích do bác sĩ David D. Burns chia sẻ trong sách Đừng Để Trầm Cảm Tấn Công Bạn:

Bước 1 – Cảm thông

Khi ai đó chỉ trích hoặc công kích bạn, động cơ của họ có thể là muốn giúp đỡ bạn, hoặc làm tổn thương bạn. Những lời nói của họ có thể đúng hoặc sai, hoặc lơ lửng ở giữa. Nhưng thật không khôn ngoan khi tập trung vào các vấn đề này ngay từ đầu. Thay vào đó, hãy ghi nhớ quy tắc đầu tiên này – ngay cả khi bạn cảm thấy lời chỉ trích là hoàn toàn bất công, thì cũng hãy phản ứng bằng sự cảm thông qua những câu hỏi cụ thể. Hãy tìm hiểu xem chính xác người chỉ trích muốn nói gì. Nếu người đó đang giận sôi máu thì họ có thể ném cho bạn vô số những quy chụp, thậm chí rất thô tục. Dù vậy, hãy cứ hỏi thêm thông tin. Những lời lẽ đó có ý gì? Tại sao người đó lại gọi bạn là “đồ tồi”? Bạn đã khiến người đó khó chịu như thế nào? Bạn đã làm gì? Bạn làm vậy khi nào? Bạn có thường xuyên làm điều đó không? Còn điều gì khác ở bạn khiến người đó không thích? Hãy tìm hiểu xem hành động của bạn mang ý nghĩa gì đối với họ. Hãy cố gắng nhìn thế giới qua lăng kính của người chỉ trích. Phương pháp này thường sẽ giúp xoa dịu cơn giận đang ngùn ngụt của đối phương và lót đường cho một cuộc trao đổi có lý lẽ hơn.

Bước 2 – Xoa dịu người chỉ trích

Nếu có người chĩa súng vào bạn, thì bạn có 3 lựa chọn: đứng lên và bắn trả – điều này thường dẫn đến cuộc chiến và gây thiệt hại cho cả đôi bên; bỏ chạy hoặc né đạn – điều này thường khiến bạn cảm thấy nhục nhã và mất đi lòng tự trọng; bình tĩnh và khéo léo tước vũ khí của đối thủ. Vậy làm thế nào để đối phương không còn cớ để tấn công, bạn sẽ là người thắng cuộc, và đối thủ của bạn cũng thường cảm thấy họ cũng chiến thắng. Làm thế nào để đạt được điều này? Rất đơn giản: Cho dù người chỉ trích bạn đúng hay sai, thì trước hết hãy tìm cách đồng tình với họ.

Giả sử người công kích bạn đang đưa ra những lời bất công và vô lý. Bạn có thể đồng tình chung chung với lời chỉ trích đó, hoặc bạn tìm một vài manh mối sự thật trong đó và đồng tình với điều đó, hoặc bạn thừa nhận rằng cảm giác khó chịu của họ hoàn toàn có thể hiểu được vì nó dựa trên cách nhìn nhận của họ về tình huống đó. Tôi có thể minh họa điều này rõ nét nhất bằng cách tiếp tục trò nhập vai; bạn công kích tôi, nhưng lần này hãy nói những điều mà về cơ bản là không đúng sự thật. Theo quy tắc của trò chơi, bạn phải (1) tìm cách đồng tình với bất kỳ điều gì mà bạn nói ra; (2) tránh tỏ ra mỉa mai hoặc chống chế; (3) luôn luôn nói sự thật. Lời nói của bạn có thể trái tai và thô lỗ đến mức nào cũng được.

Ban đầu, bạn có thể thấy rằng mặc dù quyết tâm áp dụng các phương pháp này, nhưng khi bị chỉ trích trong thực tế, bạn sẽ vướng vào những cảm xúc và thói quen cũ. Đây là điều có thể thông cảm được. Tuy nhiên, quan trọng là sau đó bạn phải phân tích những sai lầm của mình để xét xem mình có thể ứng phó với tình huống khác đi ra sao, như những gì đã được hướng dẫn. Thật hữu ích nếu sau đó bạn cùng một người bạn nhập vai vào tình huống khó xử đó để vận dụng nhiều kiểu phản ứng khác nhau cho đến khi thành thạo một phương pháp khiến bạn thấy thoải mái.

Bước 3 – Phản hồi

và thương lượng Một khi đã lắng nghe người chỉ trích, hãy áp dụng phương pháp cảm thông và xoa dịu họ bằng cách đồng ý với họ theo cách nào đó, bạn sẽ có ưu thế giải thích quan điểm cũng như cảm xúc của bạn một cách khéo léo nhưng chắc chắn, đồng thời thương lượng về bất kỳ điểm bất đồng nào giữa hai người.

Giả sử người chỉ trích hoàn toàn sai, bạn có thể trình bày quan điểm của mình một cách khách quan và thừa nhận bạn có thể sai lầm. Hãy để mâu thuẫn dựa trên nền tảng của sự thật chứ không phải dựa vào tính cách hay lòng kiêu hãnh. Hãy nhớ rằng, sai lầm của đối phương không khiến họ trở thành kẻ ngu xuẩn, vô dụng hay kém cỏi. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể hoàn toàn sai và người chỉ trích đúng. Trong tình huống đó, người chỉ trích hẳn sẽ thấy tôn trọng bạn hơn nhiều nếu bạn đồng tình với lời phê bình một cách chắc chắn, cảm ơn đối phương vì đã cho bạn biết thông tin đó, và xin lỗi vì những tổn thương mà bạn đã gây ra. Điều này có vẻ như là một việc ai cũng biết từ lâu (và nó đúng là như vậy), nhưng nó mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc.

Đến đây, có thể bạn lên tiếng chất vấn, “Nhưng chẳng lẽ tôi không có quyền bảo vệ bản thân khi bị người khác chỉ trích hay sao? Bạn thật sự có quyền bảo vệ bản thân một cách quyết liệt trước những lời chỉ trích, và có quyền nổi giận với bất kỳ ai bạn muốn vào bất kỳ lúc nào bạn thích. Tuy nhiên, cơn giận bùng nổ khiến bạn cảm thấy dễ chịu trong chốc lát, nhưng bạn có thể thất bại sau này khi chặn mất đường lui của mình. Bạn khiến tình huống trở nên cực đoan một cách hấp tấp và không cần thiết, và đánh mất cơ hội được biết điều mà người chỉ trích đang cố gắng thổ lộ. Và tồi tệ hơn, bạn có thể rơi vào trạng thái trầm cảm và tự trừng phạt bản thân một cách thái quá vì cơn nóng giận của chính mình.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button