Review

Đông Dương Ngày Ấy

Thể loại Văn học nước ngoài
Tác giả Claude Bourrin
NXB NXB Phụ Nữ
Công ty phát hành Huy Hoang Bookstore
Số trang 301
Ngày xuất bản 01-2017
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách

Nhà nghiên cứu Corinne Flicker – Tiến sĩ khoa học Đại học Aix – Marseile khẳng định: “Kế hoạch của Claude Bourrin là trả lại nhiều hơn công lý cho công chúng thuộc địa mà đôi khi người ta tưởng rằng đó là những kẻ không thưởng thức nổi những tác phẩm có giá trị văn học.”

Cuốn sách là dòng hồi ức của tác giả Claude Bourrin về những năm 1898 – 1908. Tác phẩm đưa chúng ta thời xưa cũ và chiêm nghiệm cuộc sống của người dân Đông Dương, từ tầng lớp tận cùng như người phu xe, người khiêng cáng, đến các quan lại, trí thực, vua Thành Thái,… Tác phẩm có nhiều chi tiết thú vị, hài hước, lối kể chuyện dung dị, hóm hỉnh, nhẹ nhàng thể hiện cái nhìn cảm thông của tác giả với người dân Đông Dương.

[taq_review]

Bạn đọc cảm nhận

Bích Hằng

Khác với những cuốn sách khác về lịch sử, Đông Dương ngày ấy thực sự là một cuốn du ký thời “ông bà tôi” ở xứ Đông Dương qua lăng kính của một nhà kịch nghệ.

Người đọc có thể tìm thấy những trích đoạn hài hước, dí dỏm về một món ăn đến những nhận xét bất ngờ khi tuyển nhân viên đầu bếp. Những bất đồng ngôn ngữ giữa phụ nữ An Nam và các quan lớn cũng là chuyện “cười ra nước mắt” qua cách kể chuyện của Claude Bourrin.

Không chỉ có những ghi chép kiểu bông đùa, hóm hỉnh, tác giả còn tỉ mỉ ghi lại những vùng đất, con người nơi ông đi qua, sinh sống và làm việc.

Từ chợ hoa, nhà hát, sân khấu kịch, những tầng lớp bần cùng như người phu xe đến tầng lớp quan lại, trí thức, vua Thành Thái… hiện lên trong Đông Dương ngày ấy với nhiều màu sắc. Hơn hết, ông đánh giá đời sống và con người xứ An Nam bằng tâm hồn nhạy cảm và sự chia sẻ, thấu hiểu. Rõ ràng, nếu không gắn bó dài lâu với vùng đất này, tác giả khó có cách nhìn và đánh giá công tâm như vậy.

Nhà nghiên cứu Corinne Flicker, tiến sĩ khoa học Đại học Aix-Marseille từng khẳng định: “Kế hoạch của Claude Bourrin là trả lại nhiều hơn công lý cho công chúng thuộc địa mà đôi khi người ta tưởng rằng đó là những kẻ không thưởng thức nổi những tác phẩm có giá trị văn học”.

Claude Bourrin là một trong những người có công lớn trong việc đưa nghệ thuật kịch nói tại Đông Dương lên một tầm cao mới. Ông từng giữ chức Giám đốc Nhà hát Lớn tại Hà Nội vào năm 1927-1928, giám đốc của Nhà hát Lớn Hải Phòng, Hà Nội và Sài Gòn vào năm 1928-1930.

Các tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là Đông Dương ngày ấy, Xứ Bắc kỳ xưa.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button