Review

Đón Đầu Xu Hướng

Nội dung

Một xu hướng lớn là một quan sát đã qua sàng lọc độc đáo về hiện tại đang thay đổi nhanh chóng.

Các xu hướng lớn không bao giờ là những dự đoán về thế giới trong hai mươi năm tới. Những dự đoán đó hầu hết là đoán mò hoặc tư duy duy ý chí. Bạn nghĩ là năm 1997 có bao nhiêu nhà dự đoán xu hướng đã dự đoán về sự ra đời của cái gì đó giống như Twitter? Chính xác là không có ai cả.

Tuy nhiên điều này không có nghĩa là xu hướng vô dụng. Những xu hướng mạnh mẽ nhất đưa ra dự báo về tương lai ngắn hạn dựa trên việc quan sát hiện tại. Và biết được tương lai ngắn hạn như thế nào có ý nghĩa nhiều hơn bạn tưởng đấy.

Tại sao sàng lọc xu hướng lại quan trọng?

Hầu hết các quyết định trong cuộc đời chúng ta diễn ra trong ngắn hạn, dù cách bạn đưa ra các quyết định ấy có khác nhau thế nào. Bạn quyết định khởi nghiệp trong một khoảng thời gian ngắn. Bạn chọn người kết hôn chóng vánh.Bạn thay đổi công việc từ vị trí này sang vị trí khác, tất cả đều rất nhanh chóng.

Các quyết định dài hạn bắt nguồn từ ngắn hạn, do đó việc hiểu được thế giới đang thay đổi như thế nào trong thời gian thực có giá trị hơn nhiều so với việc tìm cách đoán xem điều gì sẽ xảy ra trên thế giới trong 20 năm tới.

Cuốn sách được chia thành ba phần đơn giản:

Phần I nói về các phương pháp sàng lọc xu hướng của tôi mà trước đây tôi chỉ chia sẻ tại các cuộc hội thảo kín hoặc với sinh viên trên lớp. Bạn sẽ được biết về những huyền thoại dự báo xu hướng vĩ đại nhất, năm thói quen lớn của các nhà sàng lọc xu hướng và phương pháp sàng lọc xu hướng từng bước một của tôi mà tôi gọi là phương pháp Đống cỏ khô.

Phần II là ấn bản năm 2015 của Báo cáo Xu hướng phi hiển nhiên, nói về 15 ý tưởng mới sẽ định hình kinh doanh trong năm tiếp theo. Mỗi xu hướng có các câu chuyện và nghiên cứu đi kèm cũng như các ý tưởng để áp dụng xu hướng đó cho việc kinh doanh hay sự nghiệp của bạn.

Phần III là những lời khuyên để làm cho các xu hướng trở nên dễ áp dụng, bao gồm cả hướng dẫn từng bước một dành cho các loại hội thảo khác nhau.

Trong phần này, tôi cũng thảo luận về tầm quan trọng của phản xu hướng (Chương 15) và làm thế nào để sử dụng “tư duy giao lộ” để nhìn ra quy luật giữa các ngành công nghiệp và các câu chuyện.

Bạn có thể đọc cuốn sách này theo trình tự xuất bản hoặc bạn có thể nhảy cóc từ xu hướng sang kỹ thuật và ngược lại.

Thể loạiSách kinh doanh
Tác giảRohit Bhargava
NXBLao Động
Số trang294
Năm2016

Review

Nguyễn Thanh

Sách này nội dung khá hay và bổ ích. Nhưng nếu đọc nguyên bản tiếng anh chắc sẽ hay hơn rất nhiều. Người dịch quá thiếu sự tinh tế và nhạy bén với những từ ngữ chuyên ngành làm cho câu văn dịch ra nghe rất “kỳ” và mất đi ý nghĩa tác giả muốn nói. Cứ như bỏ vào google translate, copy và paste ra vậy!!!

Tôi đọc đến đoạn này và muốn quăng luôn không đọc nữa: “Khi mọi người tìm kiếm những trải nghiệm riêng tư hơn và người hơn, các thương hiệu và các nhà sáng tạo chủ ý tập trung vào việc sử dụng cá tính, sự kỳ quặc và những điều không hoàn hảo cố ý để trở nên người hơn và đáng mong ước hơn” ????!!!!!

Cả từ “social media” nếu ai là marketer cũng hiểu đơn giản là “mạng xã hội”, còn “truyền thông xã hội” là lấy từ google translate qua đấy ạ!!!

Ju Bons

Về mặt nội dung thì khá ổn, có nhiều hình ảnh phong phú và bắt mắt chèn xen kẽ vào nội dung khiến người đọc dễ nhìn hơn, về các mảng marketing, đời sống rất hay. Tuy nhiên phần dịch lại rất dở (trong cả bài viết). Có những câu đọc đi đọc lại mà vẫn không hiểu ý nghĩa! Mình đọc thử bản tiếng anh thì mới hiểu được một số cái mà trong sách diễn tả chả thể hiểu nổi. Đọc kiểu rất gượng ép, như mang lên Google translate rồi chỉnh sửa lại vậy. Mong nhà sản xuất/ nhà phát hành để ý hơn đến vấn đề này

Mạnh Cường

Bỏ qua phần dịch chưa được hay lắm thì cuốn sách có một nội dung khá thú vị. Trong cuốn sách, tác giả đã đưa ra các kỹ năng để phán đoán, chọn lọc các xu hướng có thể xuất hiện trong tương lai. Nếu bỏ qua lỗi dịch và bạn nào muốn thử khám phá lối tư duy mới để ứng dụng trong kinh doanh thì cũng nên đọc, có thể phán đoán các xu hướng tiêu dùng, giải trí trong tương lai để đưa ra sản phẩm cũng như mô hình kinh doanh phù hợp nhất. Ví dụ như Flappy Bird cũng được coi là một xu hướng trong tương lai, theo tác giả đó là xu hướng “Gây nghiện”. Nếu ai có thể áp dụng tính gây nghiện trong học tập thì tốt quá.

Trích đoạn

Làm thế nào để nghĩ kỹ?

Năm 2014, sau 10 năm viết blog cá nhân, tôi quyết định hủy chức năng nhận bình luận của mọi người. Điều này có vẻ đi ngược lại nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng blog đó là tạo ra đối thoại (như rất nhiều độc giả đã email để nói với tôi). Liệu có phải vì tôi cho rằng mình quá quan trọng nên không cần phải trả lời bình luận của mọi người, hay là vì lý do nào khác?

Lý do tôi hủy chức năng nhận bình luận rất đơn giản. Tôi đã nhận ra sự sụt giảm đều đặn về chất lượng những lời bình luận trong suốt 10 năm tôi viết blog. Nếu trước đây từng là các cuộc thảo luận lành mạnh với những câu trả lời được viết cẩn thận thì giờ biến thành một mớ hỗn độn những lời bình luận thô thiển kiểu giơ ngón tay cái lên và quảng cáo điên loạn kiểu spam.

Do mọi người có thể bình luận nặc danh và dễ dàng chia sẻ những câu nói bột phát thiếu suy nghĩ nên những lời bình luận trên blog của tôi đã trở nên thiếu suy nghĩ thay vì có suy nghĩ – và nhiều người trên mạng bắt đầu nhận ra điều đó.

Thật không may, Internet ngày nay đầy rẫy kiểu “hội thoại” như thế này.

Suy nghĩ kỹ nghĩa là dành thời gian suy nghĩ thấu đáo về một quan điểm và chia sẻ quan điểm đó một cách cân nhắc.

Bất chấp sự thay đổi trong việc bình luận trên mạng này, có một diễn đàn hy vọng có thể thay đổi tình hình. Năm 2012, Linkedin cho ra mắt chương trình thí điểm có tên gọi Linkedin Influencers (Những người gây ảnh hưởng Linkedin) để thảo luận về những hiểu biết của những bộ óc kinh doanh vĩ đại như Tom Peters và Bill Gates, những người trả lời các câu hỏi thu hút sự chú ý, chẳng hạn như người theo dõi muốn có lời khuyên nào cho bản thân năm họ 20 tuổi.

Những bài viết trên diễn đàn này thu hút những lời bình luận vô cùng chi tiết và suy nghĩ thấu đáo của người dùng Linkedin. Mỗi lời bình được kết nối tới một hồ sơ của một chuyên gia, và tầm vóc của những người này giúp mang lại những lời bình luận sâu sắc hơn. Suy cho cùng, ai sẽ đăng một lời bình luận ngu dốt, thiếu hiểu biết nếu họ nghĩ Bill Gates có thể sẽ đọc nó?

Bình luận trên mạng chỉ là một minh họa cho giá trị của việc suy nghĩ thấu đáo, nhưng đó chỉ là một dấu hiệu cho thấy việc dành thời gian cân nhắc một quan điểm tranh luận đã trở nên quan trọng như thế nào.

Để giúp bạn suy nghĩ thấu đáo hơn khi nghĩ về việc sàng lọc xu hướng và hiểu rõ các phương tiện truyền thông mà bạn lưu lại và xem hàng ngày, dưới đây là một vài lời khuyên:

LỜI KHUYÊN TỪ CUỘC SỐNG THỰC TẾ – (3 CÁCH ĐỂ SUY NGHĨ KỸ HƠN TRONG HÔM NAY)

Đợi một chút – Vẻ đẹp và thách thức của Internet ở chỗ nó diễn ra trong thời gian thực. Chúng ta có một ý tưởng, và chúng ta có thể chia sẻ ý tưởng đó ngay tức khắc. Thật dễ để bạn có suy nghĩ nếu mình không phải là người đầu tiên đưa ra bình luận về một điều gì đó thì suy nghĩ của bạn đã quá muộn. Thực ra điều đó không đúng. Thời gian thực không có nghĩa là phải chia sẻ ngay lập tức một lời bình luận xuất hiện trong đầu bạn trong vòng vài giây. Thay vào đó, bạn cần xác định đi xác định lại sao cho lời bình luận đó vẫn có giá trị và hữu ích sau khi bạn đăng lên mạng. Điều này có nghĩa là bạn có thể phải mất mười lăm phút (hoặc lâu hơn!) để nghĩ về cách bạn muốn chia sẻ bình luận của mình.

Viết xong rồi viết lại – Bất cứ ai từng phải viết liên tục đều sẽ nói với bạn rằng cách tốt nhất để viết tốt hơn là phải viết cho dù cái bạn viết ra có thể không hay cho lắm. Và kể cả các nhà văn tài ba nhất cũng đều dành thời gian cho việc viết đi viết lại thay vì chia sẻ ngay điều đầu tiên họ viết ra.

Tận dụng khoảng lặng – Một trong những điều các diễn giả cố gắng học hỏi ngay khi bước ra trước đám đông cử tọa là làm thế nào để cảm thấy thoải mái với sự yên lặng. Đây không phải là điều dễ làm. Tuy nhiên, khi bạn có thể ngắt giọng đúng nơi đúng lúc thì bạn có thể nhấn mạnh vào những điều mà bạn thực sự muốn mọi người nghe hoặc nhớ. Nguyên tắc này cũng có tác dụng cho dù bạn đang diễn thuyết trên sân khấu hay chỉ đang trò chuyện với bạn bè. Bí quyết là khi ngắt giọng bạn hãy tìm từ cho chuẩn xác để có thể suy nghĩ kỹ hơn khi đến lúc phải chia sẻ quan điểm của mình.

ĐỌC GÌ?

Blog Brain Pickings (tạm dịch: Tra khảo) của tác giả Maria Popova – Popova mô tả mình là một người “săn bắt-hái lượm sự thú vị” và bà viết Brain Pickings, một trong những blog độc lập được yêu thích nhất trên thế giới. Trên trang này, bà đăng tải các bài viết kết hợp các bài học từ văn học, nghệ thuật và lịch sử về các chủ đề đa dạng như lãnh đạo sáng tạo hay món quà tình bạn. Mỗi năm, bà dành hàng nghìn giờ đồng hồ để đăng những bài viết sâu sắc và độc giả hưởng ứng bằng cách quyên góp tiền để giúp trang web của bà tiếp tục tồn tại mà không phải sống nhờ quảng cáo. Cách bà trình bày suy nghĩ của mình là một ví dụ trí tuệ hoàn hảo về làm thế nào để mỗi tuần đăng cái gì đó thật sâu sắc.

Làm thế nào để tinh tế?

Jeff Karp là một nhà khoa học lấy cảm hứng nghiên cứu từ sự tinh tế… và con sứa.

Là phó giáo sư trường Y Havard, nghiên cứu của Karp tập trung vào việc sử dụng cảm hứng sinh học – tức cảm hứng từ thiên nhiên – để đề ra các giải pháp mới cho bất cứ thách thức y học nào. Phòng thí nghiệm được đặt theo tên ông, Karp Lab, đã phát triển những công nghệ mới như thiết bị lấy cảm hứng từ xúc tu của con sứa dùng để túm lấy những tế bào ung thư đang di chuyển ở bệnh nhân ung thư và ghim phẫu thuật lấy cảm hứng từ lông nhím.

Thiên nhiên chứa đầy những giải pháp tinh tế, từ cách các đám cháy rừng phát tán hạt giống của một số loài thực vật nhất định cho đến cách mối xây tổ có khả năng sưởi ấm và làm mát tự nhiên.

Ian Glynn, tác giả cuốn Elegance in Science (Sự tinh tế trong khoa học), cho rằng các bằng chứng hay lý thuyết tinh tế có hầu hết hoặc tất cả các đặc điểm sau: đơn giản, tài tình, súc tích, thuyết phục; chúng thường có một phẩm chất ít ai ngờ tới, và chúng làm chúng ta rất thỏa mãn.

Tôi tin rằng chính ý tưởng về sự đơn giản này đóng vai trò cơ bản trong việc hình thành các ý tưởng tinh tế. Như câu nói nổi tiếng của Einstein: “Hãy làm cho mọi chuyện càng đơn giản càng tốt, nhưng không được đơn giản hơn”.

Tinh tế nghĩa là phát triển khả năng mô tả một khái niệm sao cho nó thật đẹp đẽ, đơn giản và dễ hiểu.

Các bài thơ chính là ví dụ điển hình về những thứ được mô tả một cách đẹp đẽ. Nếu bạn không còn đi học thì khả năng là bạn không dành nhiều thời gian cho thơ phú. Những bài thơ hay chứa đựng sự đơn giản, cảm xúc và sự đẹp đẽ bởi câu chữ lúc này không còn ở đó nữa. Nhà thơ là các bậc thầy về sự tinh tế. Họ ám ảnh với ngôn ngữ và luôn hiểu rằng đôi khi ít hơn có thể có nghĩa là nhiều hơn.

Bạn không cần phải trở thành nhà thơ sau một đêm, song một số nguyên tắc này có thể giúp bạn mô tả ý tưởng của mình tinh tế hơn.

Ví dụ, bạn hãy nghĩ về lần cuối cùng bạn đọc thơ. Đó có thể là lúc bạn còn đi học hay có thể là một cuốn sách của Bác sỹ Seuss(1) bạn đọc cho một đứa trẻ lúc nó chuẩn bị lên giường đi ngủ.

Bác sỹ Seuss có biệt tài chia sẻ các ý tưởng lớn bằng một văn phong giản dị và tinh tế:

“Ngày hôm nay bạn là bạn, điều đó không thể đúng hơn”.

“Một người thì vẫn là một người, không quan trọng họ nhỏ bé thế nào”.

“Mọi thứ cứ bốc mùi cho đến khi nó hết đi”.

Chúng ta thích đọc hoặc thấy các giải pháp tinh tế và chúng ta hân hoan vì những giải pháp này có thể giúp chúng ta dễ dàng nhìn ra bức tranh tổng thể, song để nghĩ hay viết ra chúng thì không hề dễ dàng chút nào. Nếu bạn từng ngồi xuống với một tờ giấy hoặc trước màn hình máy tính và cố gắng kể một câu chuyện đơn giản bạn biết, điều này có thể khó hơn bạn tưởng.

Nhưng tất cả chúng ta đều có khả năng đơn giản hóa ý tưởng của mình và chia sẻ chúng một cách tinh tế hơn. Chúng ta chỉ cần có một cách hay hơn để làm điều đó. Dưới đây là một vài ý tưởng để giúp bạn.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button