Review

Đối Thoại Với Thượng Đế

Thể loại Triết học – Cuộc sống
Tác giả Neale Donald Walsch
NXB NXB Tri Thức
Công ty phát hành Nhã Nam
Số trang 188
Ngày xuất bản 08-2014
Giá bánXem giá bán

Cuốn sách này đề cập hầu hết, nếu không phải tất cả, các câu hỏi mà chúng ta vẫn luôn đặt ra về cuộc sống và tình yêu, mục đích và chức năng, con người và các mối quan hệ, thiện và ác, mặc cảm và tội lỗi, tha thứ và cứu độ, đường đưa đến Thượng đế cũng như lối vào hoả ngục… tất tần tật mọi thứ. Nó cũng bàn đến các đề tài tính dục, quyền lực, tiền bạc, chuyện con cái, hôn nhân, ly dị, về sự nghiệp, sức khoẻ, về đời sau, đời trước… về mọi thứ. Nó phân tích chiến tranh và hoà bình, biết và không biết, cho và nhận, vui và buồn. Nó xem xét cái cụ thể và trừu tượng, hữu hình và vô hình, chân lý và phi chân lý.

Bạn có thể nói rằng cuốn sách này là “những lời mới nhất của Thượng đế về mọi sự”, dù có một số người sẽ cảm thấy khó chịu vì điều này. Nhất là nếu họ cho rằng Thượng đế đã ngưng nói từ 2.000 năm trước đây, hoặc nếu Thượng đế còn tiếp thụ thông truyền, Người sẽ chỉ làm điều đó với những bậc thánh nhân, hoặc với những người đã cầu nguyện trong vòng 30 năm, hay 20 năm, hay ít ra là 10 năm.

Sự thật, Thượng đế nói với tất cả mọi người. Người tốt cũng như kẻ xấu. Thánh nhân và kẻ gian tà. Và chắc chắn, Người nói chuyện với tất cả chúng ta, những người nằm giữa hai loại trên. Cứ lấy chính bạn làm thí dụ. Trogn đời bạn, Thượng đế đã đến với bạn bằn nhiều cách và cuốn sách này là một trong những cách ấy. Đã có khi nào bạn nghe câu châm ngôn này chưa: Hữu cầu vi sư? Cuốn sách này là thầy của chúng ta đấy.

Là một cuốn sách phi hư cấu và có đề tài tôn giáo, nhưng Đối Thoại Với Thượng Đế đã được dựng thành bộ phim nổi tiếng, còn tác giả của nó, Neale Donald Walsch, thì lừng danh khắp thế giới, thậm chí còn cả một blog cá nhân rất đông người xem. Từng ấy thông tin đã nó lên mức độ hấp dẫn của cuốn sách, nơi suy tư siêu hình được diễn giải bằng một giọng văn hài hước nhẹ nhõm nhưng không bất kính, và Thượng đế đáp lại lời một con người phàm tục bằng lối nói bình dị, gần gũi, nhiều khi bông đùa. Ý tưởng về tác phẩm hết sức đặc biệt này, như chính tác giả kể lại trong một lần trả lời phỏng vấn của Larry King trên kênh CNN, xuất phát từ một lần Walch viết một lá thư cho Thượng đế phàn nàn về cuộc đời không suôn sẻ của mình – cũng giống như tất cả chúng ta, luôn bị ám ảnh bởi một số câu hỏi cốt tử về cuộc sống hàng ngày…

[taq_review]

Trích dẫn


Mùa xuân 1992, tôi nhớ vào cuối lễ phục sinh, một hiện tượng lạ lùng xảy ra trong đời tôi:

Thượng Đế bắt đầu nói chuyện với các bạn: Qua tôi.

Xin được giải thích: Hồi đó tôi rất buồn về nhiều chuyện: cá nhân, nghề nghiệp, tình cảm v.v…

Tôi cảm thấy đời tôi luôn luôn thất bại về mọi mặt. Từ lâu tôi có thói quen viết ra những ý nghĩ của mình thành những bức thư (thường không bao giờ được gửi đi) trên giấy nháp màu vàng úa những xúc cảm của tôi.

Lần này thay vì viết thơ gửi lung tung, tôi viết thơ thẳng tới nguồn gốc gây hoạn nạn nhất trong đời tôi: Thượng Đế.

Tại sao đời tôi không phát triển? Phải làm gì để đưa nó tiến triển?

Tại sao tôi không tìm được giao tiếp trong các cuộc giao tiếp? Có phải tiền bạc cần thiết cứ né tránh tôi hoài hoài?

Sau cùng rất quan trọng: Sao tôi phải chịu một cuộc sống đấu tranh liên tục như vậy?

Thật kinh ngạc! Khi những nét chữ nghệch ngoạc cuối cùng trong những câu hỏi đầy chua chát, oán hận gửi tới Thượng Đế, tôi định liệng cây bút qua một bên, dù tay tôi vẫn còn đặt trên giấy, tự nhiên tay tôi bị giữ lại bởi một lực vô hình, cây bút bắt đầu chuyển động.

Tôi chẳng biết đã viết gì?

Nhưng hình như có gì lạ lùng sắp hiện ra, tay tôi cứ quyết định theo cây viết và tự nhiên xuất hiện:

Có thực ngươi muốn được trả lời những câu hỏi đó không? Hay ngươi chỉ muốn trút cơn giận?

Tôi giật mình! Trong đầu tôi hiện ra câu trả lời: Cả hai! Đúng là tôi trút cơn giận! Nhưng nếu những câu hỏi này có câu trả lời chắc như địa ngục, tôi cũng muốn nghe.

Ngươi “Chắc như địa ngục” về nhiều thứ lắm, Nhưng nếu nói: “ Chắc như thiên đàng” có đẹp hơn không?

Và tôi viết: Thế nghĩa là gì?

Chưa biết ất giáp gì tôi bắt đầu một cuộc nói chuyện bằng bút với Thượng Đế. Cuộc nói chuyện bằng bút này kéo dài trong 3 năm.

Lúc đó, tôi chẳng biết chuyện này sẽ đi đến đâu! Khi viết những câu hỏi và trả lời tôi cần gạt tư tưởng riêng sang một bên. Đôi lúc câu trả lời tới nhanh hơn tôi tưởng nên tôi phải viết tháu, vội vàng cho kịp. Nhiều khi bị rối loạn hoặc mất cảm xúc tôi phải buông bút ra khỏi cuộc đối thoại này. Đợi đến khi có cảm hứng tôi mới viết và đối thoại trở lại.

Đầu tiên, tôi tưởng chuyện này chỉ có giá trị cá nhân riêng tôi, nhưng sau này tôi hiểu rằng cuộc đối thoại cần thiết cho rất nhiều người vì những câu hỏi của tôi cũng giống như câu hỏi của các bạn:

Thượng Đế nói chuyện ra sao và với ai?

Ta nói chuyện với mọi người và bất kỳ lúc nào. Vấn đề chính yếu không phải Ta nói với ai mà chính là ai nghe Ta.

Thấy kỳ lạ, tôi xin Thượng Đế cắt nghĩa thêm.

Thượng Đế nói như sau:

Trước hết, chúng ta cần đổi chữ nói chuyện (talk) thành chữ truyền thông (communicate). Chữ sau này thích hợp, đầy đủ ý nghĩa và chính xác hơn. Khi dùng ngôn từ nói chuyện với nhau chúng ta bị thu hẹp bởi giới hạn của ngôn từ. Do đó, Ta truyền thông cho các ngươi ngoài Ngôn Từ, còn có Tư Tưởng và Xúc Cảm. Xúc cảm là ngôn từ của linh hồn. Nếu ngươi muốn biết chân thật về gì đó hãy coi người cảm xúc ra sao? Phần nhiều khó phát hiện được xúc cảm, đôi khi nhận thức được xúc cảm còn khó hơn. Thật vậy, sự chân thật cao nhất nằm che kín nơi những xúc cảm sâu xa nhất. Mánh để tìm tới xúc cảm đó ta sẽ cho các ngươi biết nếu các ngươi muốn.

Tôi nói với Thượng Đế tôi muốn những điều tôi muốn hơn nữa xin Thượng Đế trả lời đầy đủ và trọn vẹn những câu hỏi của tôi.

Thượng Đế nói:

Ta cũng truyền thông bằng tư tưởng. Tư tưởng và xúc cảm không như nhau dù chúng có thể xảy ra cùng một lúc. Khi truyền thông bằng tư tưởng ta hay dùng hình tượng và hình ảnh. Như vậy tư tưởng là phương tiện hữu hiệu hơn ngôn ngữ trong truyền thông. Cộng thêm xúc cảm và tư tưởng, ta cũng dùng kinh nghiệm làm một phương tiện truyền thông hữu hiệu. Sau cùng khi xúc cảm, tư tưởng và kinh nghiệm đã tỏ ra vô hiệu, ta mới dùng ngôn từ. Ngôn từ truyền thông kém nhất vì dễ bị hiểu nhầm và diễn dịch sai lầm.

Tại sao như vậy?

Vì ngôn từ chỉ là những âm thanh phát ra không thể thay thế cho những cảm xúc, tư tưởng và kinh nghiệm được. Ngôn từ có thể giúp ta hiểu được điều gì đó. Kinh nghiệm làm cho ta biết. Tuy nhiên có những điều không thể kinh nghiệm được nên ta đã cho các người những phương tiện khác để biết như Xúc Cảm và Tư Tưởng.

Nhưng thật buồn cười, các người đặt tầm quan trọng lời của Thượng Đế thật cao trong khi tầm quan trọng về Kinh Nghiệm thật thấp.

Đáng lẽ phải làm ngược lại. Kinh nghiệm và xúc cảm về một điều tiêu biểu cho cái mà các người biết về vật đó theo sự kiện và theo linh tính. Ngôn từ chỉ có thể tìm cách biểu tượng hóa những cái mà các người biết và thường làm sai lạc điều các người biết. Các người nên nhớ tất cả những Xúc Cảm, Tư Tưởng và Ngôn Từ không chỉ đến từ ta mà còn đến từ nhiều nguồn khác nhau nữa. Điều quan trọng và khó khăn làm sao biết được sự khác biệt giữa Thông Điệp của Thượng Đế và các dữ kiện đến từ những nguồn khác nhau. Chuyện này thật đơn giản nếu biết áp dụng nguyên tắc căn bản như sau:

Tư Tưởng Cao Cả nhất, Ngôn Từ Sáng Sủa nhất, Xúc Cảm Vĩ Đại nhất của các người đến từ Ta. Bất cứ gì kém hơn đến từ những nguồn khác. Bây giờ chuyện phân biệt thật dễ dàng: Tư Tưởng Cao Cả nhất bao giờ cũng chứa đựng Vui Sướng. Ngôn

Từ Sáng Sủa nhất là những Ngôn Từ chứa đựng Chân Lý. Xúc Cảm Vĩ Đại nhất là

Xúc Cảm Tình Yêu. Vui Sướng, Chân Lý, Tình Yêu.

Ba vế này có thể thay thế cho nhau, sắp xếp trước sau không quan trọng, vế này luôn luôn dẫn dắt tới vế kia.

Thật sự, đã có những hướng dẫn để phân biệt giữa thông điệp của ta và thông điệp đến từ nguồn khác. Điều quan trọng: Có chú ý tới thông điệp của ta hay không?

Phần lớn Thông Điệp của ta không được chú ý tới. Một số Thông Điệp quá tốt đẹp để tin là Sự Thật. Một số khác có vẻ quá khó khăn để theo được. Đa số bị hiểu lầm, phần lớn nhất do không ai nhận. Thông Điệp mạnh mẽ nhất là Kinh Nghiệm nhưng các người lại coi thường, đặc biệt làm lơ Kinh Nghiệm. Thế giới các người sẽ không ở trong tình trạng hiện tại nếu các người Lưu Ý tới Kinh Nghiệm.

Hậu quả của chuyện Làm Lơ với Kinh Nghiệm là các người lại sống lại Kinh

Nghiệm lần nữa, lần nữa và lần nữa. Bởi vì Mục Đích của Ta không thể bị cản trở, ý muốn của Ta không thể bị bỏ lơ. Các người sẽ nhận được Thông Điệp không sớm thì muộn.

Tuy nhiên, Ta không ép các người, không bao giờ ép vì Ta đã trao ý chí Tự Do cho các người trao quyền hành xử cho các người lựa chọn, và không bao giờ ta truất quyền đó, không bao giờ.

Như thế, Ta luôn luôn gửi thông điệp đến tận chân Trời góc biển cho các người qua hàng ngàn năm. Gửi đến khi nào các người nhận được giữ lại cho bản thân mình.

Những thông điệp của Ta sẽ đến với các người dưới hàng trăm dạng, vào hàng ngàn lúc qua hàng triệu năm. Chúng không thể bị thất lạc nếu các người thực sự chú tâm.

Các người không thể lờ đi khi đã thực sự nghe chúng. Như vậy sự truyền thông giữa chúng ta sẽ bắt đầu trong trân trọng. Bởi vì trước kia chỉ có các người nói Ta, cầu nguyện Ta, van xin Ta.

Nay Ta có thể nói lại với các người như Ta đang làm đây.

Làm sao tôi có thể biết rằng đó không phải do tôi tưởng tượng?

Khác biệt ra sao ư? Các người không thấy ta có thể thông qua tư tưởng của người dễ dàng như bất kỳ điều gì khác hay sao? Ta sẽ đưa tới cho các người những tư tưởng, ngôn từ và cảm xúc chân thật khi nào thích hợp nhất bằng một hay nhiều phương tiện.

Thượng Đế truyền thông với ai?

Có những người đặc biệt không?

Có thời gian đặc biệt không?

Tất cả mọi người đều nhận được thông điệp như nhau trong mọi hoàn cảnh. Có nhiều người tin rằng Thượng Đế chỉ truyền thông cho những người đặc biệt trong những hoàn cảnh khác thường. Vì nghĩ như vậy nên đa số các người trút được gánh nặng phải nghe thông điệp của Ta, dễ dàng chấp nhận kẻ khác nói về Ta. Do nghe những điều người khác nghĩ là họ đã nghe Ta nói, các người chẳng cần phải nghĩ gì nữa. Điều lười suy nghĩ này làm đa số các người quay lưng hay làm lơ với những thông điệp của Ta, vì an toàn và dễ dàng hơn cứ chấp nhận sự diễn dịch của người khác (dù người đó sống cách đây 2000 năm) hơn là tìm cách diễn dịch thông điệp các người đang nhận trong lúc này. Ta mời các người sử dụng một hình thức mới truyền thông với Thượng Đế. Một truyền thông hai chiều. Ta truyền thông hai chiều với các người để đáp lại lời kêu gọi của các người.

Tại sao một số người như Đấng Ki Tô chẳng hạn, có vẻ nghe nhiều thông điệp của

Thượng Đế hơn những người khác?

Vì Người đó đặt hết ý chí vào chuyện nghe. Họ muốn nghe và tâm tư của họ cứ mở ra cho truyền thông ngay cả khi truyền thông này có vẻ đáng sợ, điên khùng hay hoàn toàn sai.

Vậy chúng tôi phải nghe Thượng Đế ngay cả khi điều Người nói có vẻ sai?

Đặc biệt nhất khi nó có vẻ sai! Nếu các người nghĩ rằng các người đúng về tất cả mọi chuyện thì đâu cần nói gì với Thượng Đế nữa? Có đúng như vậy không? Cứ việc tiến lên bác tài và hành động theo tất cả điều các người biết. Nhưng nên nhớ là các người đã làm từ khai thiên lập địa và thử nhìn coi thế giới hiện nay của các người ra sao? Hẳn nhiên các người đã thiếu xót gì đó? Có gì đó các người chưa hiểu? Điều mà các người chưa hiểu có vẻ là đúng với các người, vì “Đúng” là chữ các người thường dùng để chỉ cái các người đồng ý. Vậy điều các người thiếu sót ngay từ đầu được coi là Sai.

Như vậy các người cần tự hỏi mình: Sẽ ra sao nếu tất cả những điều mình tưởng “Sai” lại thật sự “Đúng”?

Tất cả những nhà khoa học đều biết điều này. Khi một thử nghiệm không đạt kết quả, nhà khoa học gạt đi tất cả những giả thiết trước và bắt đầu lại lần nữa. Tất cả những khám phá khoa học đã được thực hiện từ sự chấp nhận và khả năng chấp nhận là mình không đúng. Và đó là điểm ta cần ở đây.

Các người không thể biết rõ Thượng Đế cho tới khi nào các người ngừng tự nhủ rằng mình đã biết Thượng Đế rồi. Các người không thể nghe được Thượng Đế cho tới lúc các người ngừng nghĩ rằng mình đã nghe Thượng Đế rồi.

Ta không thể nói Chân Lý của Ta cho các ngươi cho tới khi các ngươi ngừng nói

Chân Lý của các người với Ta.

Nhưng Chân Lý của tôi về Thượng Đế là từ Ngài.

Ai nói vậy?

Những người khác.

Người khác nào?

Những nhà lãnh đạo, những mục sư, những linh mục, những tu sĩ, những sách thánh kinh chớ còn ai vào đây nữa hở Trời!

Đó không phải những người có thẩm quyền.

Không phải sao?

Không.

Vậy thì là gì?

Hãy nghe cảm xúc của các người. Hãy lắng tai nghe những Tư Tưởng Cao Cả Nhất của các người. Hãy chú tâm vào Kinh Nghiệm của các người. Khi nào bất kỳ một trong những điều nói trên khác biệt với điều mà những “Thầy” của các người nói, hay khác biệt với điều các người đọc trong sách thì hãy quên ngôn từ đi. Ngôn từ là thứ không đáng tin cậy nhất trong những phương cách nêu lên chân lý.

Có biết bao nhiêu điều tôi muốn hỏi và nói với Thượng Đế, tôi chẳng biết bắt đầu từ đâu nữa.

Ví dụ như: Tại sao Ngài không hiển hiện ra? Nếu quả thực có một Thượng Đế và Ngài là

Thượng Đế sao Ngài không tự hiện ra theo cách nào đó để chúng tôi có thể hiểu được?

Ta đã làm như vậy bao nhiêu lần rồi. Nay ta lại hiển hiện nữa, ngay lúc này đây.

Không phải thế! Tôi muốn nói là cách hiển hiện phải không ai chối cãi được không ai phủ nhận được.

Tỷ dụ?

Tỷ như hiển hiện tại đây, ngay bây giờ, trước mắt tôi.

Ta đương làm vậy ngay bây giờ đây.

Đâu?

Bất kỳ nơi nào các người nhìn.

Không phải. Tôi muốn nói bằng cách nào không ai chối cãi được, không ai phủ nhận được.

Cách đó là thế nào? Dưới hình thể hay hình dạng nào mà các người muốn Ta hiển hiện?

Dưới hình thể hay hình dạng mà Ngài đang hiện có.

Chuyện đó bất khả, Ta không có hình thể hay hình dạng nào mà các người hiểu được. Ta có thể chọn một hình thể hay hình dạng nào các người có thể hiểu được, nhưng lúc đó mọi người sẽ nghĩ rằng cái mà họ đã thấy là một hình thể và hình dạng độc nhất của Thượng Đế, chớ không hiểu rằng đó chỉ là một trong nhiều hình thể và hình dạng của Thượng Đế. Vì thế, họ tin tưởng rằng Ta là cái mà họ đã thấy, chớ không phải là cái mà họ không thấy. Nhưng Ta là cái Bất Kiến Vĩ Đại, chớ không phải là cái mà ta tự tạo ra để hiện hữu vào một lúc nào đó. Trong ý nghĩa là:

Ta là cái không phải là Ta. Ta tới từ vô hữu và Ta lại trở về đó.

Khi ta tới dưới hình thể đặc thù này hay hình thể đặc thù khác, để các người có thể hiểu được, người ta cứ cố định hình thể đó là Ta mãi mãi, vĩnh viễn. Và nếu ta hiển hiện dưới một hình thể khác với một số người khác, những người trước kia sẽ nói là

Ta đã không hiển hiện với các người sau, bởi vì những người sau nhìn thấy Ta khác với những người trước hoặc Ta không nói những lời như trước như vậy thì đâu có thể gọi là Ta.

Thấy không? Hiển hiện dưới hình thể nào hay theo cách nào không quan trọng

Bất cứ cách nào ta lựa và bất cứ hình thể nào Ta chọn, không có cái nào có thể phủ nhận.

Nhưng nếu Ngài làm gì đó để có thể chứng minh sự thật: Người là ai một cách cụ thể, không thể nghi ngờ gì được.

Vẫn có người sẽ nói “Đó là do Quỷ” hoặc “Đó chỉ là tưởng tượng của một người nào đó” hoặc bất cứ một nguyên nhân nào khác không phải là Ta.

Nếu Ta hiển hiện như một Thượng Đế Tối Cao, Vua của Trời Đất, và Ta di chuyển những dãy núi để chứng minh điều đó, vẫn có những người sẽ nói “Đó chắc là

Satan”

Thượng Đế không hiển hiện “Bản Thân” cho “Bản Thân Thượng Đế” qua một quan sát phía ngoài mà qua kinh nghiệm nội tâm. Và khi một kinh nghiệm nội tâm đã phát hiện ra bản thân Thượng Đế thì quan sát phía ngoài không cần nữa. Còn nếu cần phải có quan sát phía ngoài thì kinh nghiệm nội tâm lại bất khả.

Hơn nữa, nếu yêu cầu có sự hiển hiện thì không thể có hiển hiện được vì yêu cầu là

một mệnh đề tỏ ra là không có, không có gì thuộc Thượng Đế đương hiển hiện bây giờ. Một mệnh đề như vậy tạo ra kinh nghiệm. Nên nhớ, tư tưởng của các người nghĩ về gì đó có tính sáng tạo, và ngôn từ của các người có tính sinh sản. Tư tưởng

cùng ngôn từ của các người rất hữu hiệu để sinh ra thực tế. Do đó, các người sẽ kinh nghiệm rằng Thượng Đế hiện nay không hiển hiện vì nếu có các người chẳng yêu cầu Thượng Đế xuất hiện.

Như thế có phải: Tôi không thể yêu cầu cái mà tôi muốn.

Có phải Ngài ám chỉ rằng: Khi cầu nguyện một điều gì trên thực tế lại đẩy cái đó ra xa khỏi ta?

Câu hỏi quan trọng đó đã được đặt ra qua bao thế kỷ? Nó đã được trả lời ngay sau

khi các người đặt ra. Tuy nhiên, các người chưa nghe được câu trả lời, hay sẽ không tin câu trả lời.

Câu hỏi được trả lời lần nữa bằng những ngôn từ hiện đại bây giờ: Các người sẽ không có cái mà các người cầu, cũng không thể có những gì các người muốn vì chính yêu cầu của các người là một mệnh đề diễn tả sự không có. Chính khi nói rằng không có một gì thì sẽ chỉ tạo ra chính cái kinh nghiệm đó: không có, trong thực tế của các người. Vậy thì lời cầu nguyện chính xác sẽ không bao giờ là một lời cầu xin mà là một lời nguyện cảm tạ. Khi các người cảm tạ Thượng Đế trước về điều các người lựa để kinh nghiệm trong thực tế của các người, quả thực các người xác nhận rằng điều đó đã tới với các người rồi. Do đó, tạ ơn là lời mạnh nhất gửi đến Thượng Đế một khẳng định ngay trước khi các người cầu thì ta đã biết rồi.

Vậy thì không bao giờ van xin hãy cảm kích đúng mức. Nhưng nếu tôi tạ ơn Thượng Đế trước về gì đó và rồi cái đó không bao giờ đến với tôi? Điều này có thể đưa tới vỡ mộng và chua chát.

Tạ ơn không phải là một phương tiện để “Mánh” với Thượng Đế, một trò để lừa gạt vũ trụ. Các người không thể dối gạt chính các người. Tâm các người biết rõ sự thật trong ý nghĩ của các người. Nếu các người nói: “Cám ơn Thượng Đế về điều này, điều nọ song vẫn không thấy điều đó xảy ra trên thực tế của các người ” Các người đừng nghĩ rằng Thượng Đế không thấy rõ bằng các người mà vẫn trao điều này, điều nọ cho các người.

Nhưng làm sao tôi có thể thực sự biết ơn về một gì đó mà tôi biết là không có?

Niềm tin! Nếu các ngươi chỉ có niềm tin chỉ bằng hột cải, các người sẽ dời non lấp biển. Các người biết được điều đó vì Ta đã nói: Ngay trước khi các người hỏi.

Ta đã trả lời rồi. Thật sự, Ta đã từng nói bằng nhiều cách qua các vị Sư mà các

người có thể nêu tên rằng: Bất kỳ các người chọn lựa điều gì nhân danh Ta, điều đó sẽ hiện hữu.

Tuy vậy, vẫn có bao nhiêu người nói rằng lời cầu nguyện của họ không được đáp ứng. Không có một lời cầu nguyện chân thành nào mà không được đáp ứng. Mỗi một lời cầu nguyện. Mỗi một mệnh đề. Mỗi một cảm xúc đều sáng tạo. Tùy theo mức độ nhiệt thành mà các người dành cho lời cầu nguyện thành sự thực, lời cầu sẽ hiển hiện theo mức đó.

Khi nói rằng lời cầu không được đáp ứng, điều thực sự xảy ra là: Cái tư tưởng, lời nói hay xúc cảm nhiệt thành nhất đã hành tác. Tuy vậy, điều bí mật các người cần phải biết: Luôn luôn có một tư tưởng phía sau tư tưởng

Có thể gọi là Tư Tưởng Đỡ Đầu. Đó là tư tưởng kiểm soát.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button