Review

Đêm Trắng

Thể loại Văn học nước ngoài
Tác giả Phedor Dostoevski
NXB NXB Lao Động
Công ty phát hành CT TNHH VH Đông Tây
Số trang 119
Ngày xuất bản 09-2013
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách


Đêm trắng là cuốn truyện tình cảm lãng mạn của nhà văn Phedor Dostoievsky – một cây đại thụ trong văn học Nga thế kỷ thứ 19 – viết về mối tình lãng mạn, cao thượng và trong sáng trong những đêm trắng thơ mộng bên bờ sông Neva, thành phố Sankt Peterburg.

Đêm trắng là khoảng thời gian mặt trời có mặt trên bầu trời lâu nhất trong năm, và đêm chỉ là một ranh giới rất mỏng, rất mơ hồ giữa hai khoảnh khắc hoàng hôn và bình minh đan xen kẽ vào nhau. Những đêm trắng ở Saint Petersburg, luôn luôn được kỷ niệm với những cuộc dạo đêm đầy chất thơ và tràn đầy tiếng hát”. Dostoievsky đã chuyển sự kỳ diệu, lãng mạn của khoảng thời gian này vào Đêm trắng – tác phẩm có sức lôi cuốn nhiều thế hệ bạn đọc trên thế giới.

Cuốn tiểu thuyết chỉ có hai nhân vật, một người đàn ông 26 tuổi, tự gọi mình là một người mơ mộng. Nhân vật thứ 2 là cô gái Nachenka, mồ côi từ nhỏ, sống với một người bà mù lòa, thế giới của cô là một thế giới những ước mơ xen lẫn với những câu chuyện cổ tích bà kể. Hai người vô tình gặp nhau trong 5 đêm mùa hè đặc biệt. Cả hai được thoát ra khỏi thế giới cô độc của mỗi người, được chia sẻ, thương yêu và hiểu rằng cuộc đời thật là thú vị và hạnh phúc.

Nachenka gặp lại vị hôn phu của mình vào đêm trắng thứ 5. Cô không còn ra bờ sông ngóng chờ và trò chuyện với người mơ mộng nữa. Cô ra đi, chỉ còn người đàn ông và tình yêu ở lại.

Một câu chuyện tình đẹp và buồn được viết theo phong cách lãng mạn tình cảm.

[taq_review]

Trích dẫn


ĐÊM THỨ HAI

Đấy, ông vẫn sống đến bây giờ nhé! – nàng nói, vừa cười vừa xiết chặt cả hai tay tôi.
– Tôi đã ở đây hơn hai giờ rồi; cô không biết chuyện gì đã xảy ra với tôi cả ngày hôm nay đâu!
– Em biết, em biết… nhưng để em nói ngay vào việc. Ông có biết em đến để làm gì không? Không phải để ba hoa vớ vẩn như hôm qua đâu! Thế này ông ạ: chúng ta từ nay sẽ phải xử sự một cách thông minh hơn. Hôm qua em đã suy nghĩ rất lâu về tất cả những chuyện này.
– Cái gì, cái gì thông minh hơn? Về phần tôi, tôi sẵn sàng; nhưng, quả thực, với tôi, trong đời, chưa xảy ra chuyện gì thông minh hơn bây giờ.
– Thế ư? Thứ nhất, xin ông đừng bóp tay em như thế; thứ hai, nói để ông biết, hôm nay em đã suy nghĩ rất lâu về ông.
– Thế kết quả ra sao?
– Kết quả ra sao ư ? Kết quả là, lại phải bắt đầu tất cả từ đầu, vì rằng hôm nay em kết luận là em chưa biết tí gì về ông cả, rằng hôm qua em đã xử sự như một đứa trẻ, như một bé gái, và hoá ra tất cả là tại lòng tốt của em, nghĩa là em đã tự khoe mình, như thói thường vẫn vậy mỗi khi ta bắt đầu xét định bản thân ta. Và để sửa chữa sai lầm, em quyết định tìm hiểu về ông một cách kĩ lưỡng nhất. Nhưng vì không có ai giúp em để tìm hiểu ông được nên ông phải tự mình kể cho em nghe, kế hết mọi chuyện. Ông là người như thế nào? Hãy bắt đầu kể đi, nhanh lên, kể hết chuyện đời mình đi.
– Chuyện đời! – tôi sợ hãi kêu lên. – Chuyện đời! Nhưng ai nói với cô rằng tôi có chuyện đời tôi? Tôi không có chuyện đời…
– Thế làm sao ông sống nếu như không có chuyện đời? – nàng vừa cười vừa ngắt lời tôi.
– Hoàn toàn không có chuyện đời nào cả! Tôi sống, như người ta thường nói, tự nhiên nhi nhiên, nghĩa là hoàn toàn một mình – một mình, một thân một mình, – cô có hiểu một mình là thế nào không?
– Sao lại một mình? Nghĩa là ông không bao giờ gặp ai cả?
– Ồ không, gặp thì có gặp, nhưng dù sao vẫn một mình.
– Thế chẳng lẽ ông không nói chuyện với ai cả ư?
– Theo đúng nghĩa đen, thì không với ai cả.
– Thế thì ông là loại người như thế nào, nói em nghe! Gượm đã, em đoán ra rồi: chắc là ông cũng có một người bà như em ấy. Bà bị mù và suốt đời không cho em đi đâu cả, nên em gần như không biết
nói nữa. Khoảng hai năm trước vì em làm một trò dại dột, bà thấy không giữ được em nữa, liền gọi em lại và dùng kim găm đính áo em vào áo bà – và từ đó hai bà cháu cứ ngồi bên nhau suốt ngày. Bà
đan bít tất, tuy mắt bà mù; còn em ngồi cạnh bà, khâu vá hay đọc sách cho bà nghe – thế là thành một cái lệ kì quặc, hai năm rồi em bị đính vào bà như thế!
– Ôi lạy Chúa, khốn khổ quá! Không, tôi không có người bà như thế.
– Thế nếu không, tại sao ông lại có thể ngồi ở nhà?…
– Có phải cô muốn biết tôi là ai không?
– Vâng, đúng thế.
– Trong đúng nghĩa của nó?
– Trong nghĩa hết sức đúng!
– Xin lỗi, tôi là một típ người đặc biệt.
– Típ người, típ người! Típ người nào? – cô gái kêu lên, phá ra cười như thể hàng năm rồi nàng chưa được cười. – Chà, ông vui quá!
Này ông, ở đây có ghế dài, ta ngồi xuống đi! Nơi này không ai qua lại, không ai nghe thấy chúng ta cả, và – ông hãy kể chuyện đời của ông đi! Vì rằng, ông đừng thuyết phục em nữa, ông có chuyện đời của ông, chỉ có điều ông giấu em. Trước hết, típ người đặc biệt là thế nào?

– Típ người đặc biệt ấy à? Típ người đặc biệt là một kẻ độc đáo, một kẻ buồn cười! – tôi đáp, tự mình cũng phá ra cười theo tiếng cười thơ trẻ của nàng. – Đó là một tính cách. Thế cô có biết một kẻ mơ mộng là như thế nào không?

– Kẻ mơ mộng? Xin lỗi, nhưng làm sao em lại không biết? Chính em cũng là một kẻ mơ mộng mà! Đôi lúc em ngồi cạnh bà mà đầu óc không có chuyện gì là không nghĩ đến. Thế là bắt đầu mơ mộng, nghĩ đủ thứ vẩn vơ – thí dụ như chuyện mình sẽ lấy chồng là một hoàng tử Trung Hoa… Mà nhiều khi mơ mộng là rất tốt!
Không, thực ra có trời biết được! Nhất là khi có điều gì đó phải suy nghĩ, – nàng nói thêm bằng một giọng khá nghiêm trang.
– Tuyệt! Một khi cô đã mơ đến lấy hoàng tử Trung Hoa thì có nghĩa là cô sẽ hoàn toàn hiểu tôi. Này, cô nghe nhé… Nhưng xin lỗi, tôi còn chưa biết tên cô…
– Có thế chứ! Ông nhớ ra hơi sớm đấy!
– Ôi, lạy Chúa! Tôi quên bẵng đi mất, vì tôi quá vui mà.
– Tên em là Naxtenca.
– Naxtenca? Chỉ thế thôi ư?
– Chỉ thế thôi! Chẳng lẽ thế còn là ít, ông tham lam quá đấy!
– Ít à? Nhiều, nhiều, ngược lại, quá nhiều ấy chứ. Naxtenca, cô là một cô gái tốt bụng, nếu như ngay từ đầu đối với tôi cô đã là Naxtenca rồi!1
– Thế – thế đấy! Nào!
– Thế này, Naxtenca ạ, cô hãy nghe một câu chuyện buồn cười nhé.
Tôi ngồi xuống cạnh nàng, lấy một tư thế thật nghiêm trang và bắt đầu nói như đọc:
– Naxtenca ạ, có thể cô không biết, ở Peterburg có những xó xỉnh thật kì lạ. Vầng mặt trời vẫn chiếu sáng cho tất cả mọi người dân Peterburg, dường như không bao giờ ngó đến những chỗ ấy, mà
ở đó có một mặt trời khác, như thể nó được đặt riêng cho những xó xỉnh này, và nó chiếu lên tất cả bằng một thứ ánh sáng khác, đặc biệt. Ở những xó xỉnh này, Naxtenca quý mến ạ, dường như là một
cuộc sống hoàn toàn khác, không giống như cuộc sống vẫn sôi sục bên cạnh chúng ta, mà là một cuộc sống ở những vương quốc xa lắc xa lơ chưa ai từng biết đến, một cuộc sống không phải ở vào thời đại quá nặng nề khắc nghiệt của chúng ta. Chính cuộc sống đó là sự hoà trộn giữa một cái gì đó thuần tuý hoang đường, cuồng nhiệt lí tưởng, và đồng thời (hỡi ôi, Naxtenca!) phàm tục nhạt nhẽo và tầm thường, để khỏi phải nói: nhỏ mọn đến mức không tưởng được!
– Phù! Lạy Chúa! Một lời mào đầu mới khiếp! Em nghe thấy cái gì thế này?

 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button