Review

Đại Gia Gatsby

Thể loại Văn học nước ngoài
Tác giả F. Scott Fitzgerald
NXB NXB Hội Nhà Văn
Công ty phát hành Nhã Nam
Số trang 252
Ngày xuất bản 05-2015
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách

“Gatsby đã tin vào đốm sáng xanh ấy, vào cái tương lai mê đắm đến cực điểm đang rời xa trước mắt chúng ta năm này qua năm khác. Ừ thì nó đã tuột khỏi tay chúng ta, nhưng có làm sao đâu – ngày mai chúng ta sẽ lại chạy nhanh hơn, vươn tay ra xa hơn…”

Là bức chân dung của “Thời đại Jazz” (Jazz Age, cái tên do chính Fitzgerald đặt cho thời kỳ 1918 – 1929), đại gia Gatsby nắm bắt vô cùng sâu sắc tinh thần của thế hệ cùng thời ông: những ám ảnh thường trực về thành đạt, tiền bạc, sang trọng, dư dật, hào nhoáng; song đồng thời là nỗi âu lo trước thói sùng bái vật chất vô độ và sự thiếu vắng đạo đức đang ngày một lên ngôi. Phất lên nhanh chóng từ chỗ “hàn vi”, Gatsby, nhân vật chính của câu chuyện, những tưởng sẽ có tất cả – tiền bạc, quyền lực, và sau rốt là tình yêu -, nhưng rồi ảo tưởng tình yêu đó tan vỡ thật đau đớn, theo sau là cái chết tức tưởi của Gatsby, để cuối cùng lập tức bị người đời quên lãng. Là lời cảnh tỉnh để đời của Scott Fitzgerald về cái gọi là “Giấc mơ Mỹ”, Đại gia Gatsby được ví như một tượng đài văn học, một cánh cửa cần mở ra cho những ai quan tâm tới văn học và lịch sử tinh thần nước Mỹ thời hiện đai.

Đại gia Gatsby (The Great Gatsby) từ lâu đã được đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông và đại học ở nhiều nước trên thế giới. Cuốn tiểu thuyết “khác thường, tuyệt đẹp, cấu trúc phức tạp song trên hết là giản dị” (như lời chính nhà văn) đứng thứ hai trong danh sách 100 tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20 của Modern Library, và nằm trong danh sách 100 tiểu thuyết hay nhất bằng tiếng Anh từ 1923 đến 2005 do tạp chí Time bình chọn.

[taq_review]

Trích dẫn

Sáng chủ nhật, khi chuông nhà thờ đổ hồi trong các làng ven biển, thì ai nấy cùng với người tình của mình lại trở lại nhà Gatsby, cười đùa hỉ hả trên thảm cỏ nhà anh.

Các bà các cô lượn đi lượn lại giữa những li rượu và những chậu hoa của Gatsby, nói với nhau:

– Gã này là một gã buôn lậu. Gã đã giết một người vì người này phát hiện ra gã là cháu của Von Hindenburg và là anh em họ xa gì đó với quỷ sứ. Này, chị thân yêu ơi, hái hộ em một bông hồng và rót hộ em một giọt rượu cuối cùng vào cái cốc pha lê này nào.

Một hôm, tôi thử ghi lại tên những người đã đến nhà Gatsby mùa hè năm ấy vào những chỗ trống bên lề một bảng giờ tàu. Bảng giờ tàu ấy bây giờ cũ rồi, những chỗ gấp đã rách hết cả và có dòng chú thích: “Bảng giờ tàu này áp dụng từ ngày mồng 5 tháng 7 năm 1922”, nhưng tôi vẫn còn đọc được những tên người đã phai màu mực. Những tên ấy sẽ cho các bạn một khái niệm rõ hơn những lời kể chung chung của tôi về những người đã chấp nhận lòng hiếu khách của Gatsby, và đã đền đáp lại anh một cách tế nhị là tuyệt nhiên không thèm biết tí gì về anh.

Vậy là từ ở East Egg đến có cặp vợ chồng Chester Becker và vợ chồng Leech cùng với một người tên là Bunsen mà tôi có quen hồi ở trường đại học Yale. Có bác sĩ Webster Civet, ông này mùa hè năm sau bị chết đuối ở bang Maine. Có vợ chồng Hornbeam, và vợ chồng Willie Voltaire, và cả một nhóm tên là Blackbuck bao giờ cũng tụ tập với nhau riêng một nơi và hễ có ai đến gần là lại hếch mũi lên như những con dê. Có vợ chồng Ismay, vợ chồng Chrystie (hay nói cho đúng hơn là Hubert Auerbach và vợ của Chrystie) và Edgar Beaver. Anh chàng này, như người ta kể, vào một buổi chiều mùa đông, tóc bỗng dưng bạc trắng như bông.

Clarence Endive là người ở East Egg sang, như tôi còn nhớ. Ông ta chỉ đến có một lần, mặc quần cộc trắng và đã đánh nhau ở trong vườn với một gã vô lại tên là Etty. Từ đầu đằng kia đảo Long Island đến có cặp vợ chồng Cheadle, vợ chồng O. R. P. Schraeder, vợ chồng Stonewall Jackson Abram người bang Georgia và vợ chồng Fishguard, vợ chồng Ripley Snell. Snell đến đây trước hôm vào ngồi tù ba ngày, nằm say mèm giữa đường xe chạy trong vườn, đến nỗi để cho chiếc xe hơi của bà Ulysses Swett chẹt đứt bàn tay phải. Vợ chồng Dancy cũng đến, rồi có S. B. Whitebait, tuổi đã quá sáu mươi, có Maurice A. Flink, vợ chồng Hammerhead, Beluga, nhà nhập khẩu thuốc lá và mấy cô bạn gái của Beluga.

Từ West Egg đến có vợ chồng Pole, vợ chồng Mulready, có Cecil Roebuck, Cecil Schoen và Gulick, thượng nghị sĩ bang New York, có Newton Orchid, người nắm công ty “Những bộ phim tuyệt tác”, có Eckhaust, Clyde Cohen, Don S. Schwartze (con) và Arthur McCarty, tất cả đều dính líu với ngành điện ảnh bằng cách này hay cách khác. Có vợ chồng Catlip, vợ chồng Bemberg và G. Earl Muldoon, anh em gì đó với gã Muldoon mà sau này đã bóp cổ vợ. Nhà cổ động kinh doanh Da Fontano cũng hay lai vãng đến đấy. Ngoài ra còn có Ed Legros và James B. Ferret mệnh danh là “Thỏ đế” cùng với vợ chồng De Jong and Ernest Lilly – họ đến để đánh bạc, và khi Ferret tha thẩn trong vườn có nghĩa là ông ta đã nhẵn túi và thế nào hôm sau cổ phần của công ty Vận tải liên hợp cũng sẽ phải lên xuống.

Một gã tên là Klipspringer đến đấy luôn và ở lâu đến nỗi được đặt cho cái tên là “gã ở trọ” – tôi không chắc gã có một nơi ở nào khác. Trong số những nhân vật thuộc giới sân khấu đến đấy có Gus Waize và Horace O’Donavan, Lester Meyer, George Duckweed và Francis Bull. Cũng từ New York đến có vợ chồng Chrome và vợ chồng Backhysson, vợ chồng Dennicker và Russel Betty cùng với vợ chồng Corrigan, có vợ chồng Kelleher, vợ chồng Dewar và vợ chồng Scully cùng với S. W. Belcher, có vợ chồng Smirke và cặp vợ chồng trẻ Quinn, nay đã li dị nhau. Có Henry L. Palmetto, kẻ đã tự tử bằng cách lao đầu vào xe điện ngầm ở quảng trường Thời đại.

Benny McClenahan bao giờ cũng đến cùng với bốn cô bạn gái. Không phải lần nào cũng vẫn những người cũ, nhưng họ giống hệt nhau đến nỗi không thể không làm cho người ta nhầm tưởng rằng lần trước họ đã đến rồi. Tôi quên mất tên những cô gái ấy – có lẽ là Jaqueline hay Consuela, Gloria hoặc Judy hay June gì đó, còn họ thì hoặc là du dương như tên gọi các loài hoa và các tháng, hoặc nghiêm trang hơn, đọc lên nghe giống họ của các nhà đại tư bản Mỹ mà mấy cô gái ấy sẽ thú nhận là bà con với mình nếu ta gạn hỏi.

Ngoài tất cả những người ấy ra, tôi còn nhớ Faustina O’Brien đã đến đấy ít nhất một lần cùng với các cô gái nhà Baedeker và chàng thanh niên Brewer bị mất mũi trong chiến tranh. Tôi nhớ còn có Albrucksburger với vị hôn thê của ông ta là cô Haag, có vợ chồng Ardita Fitz-Peter và ông P. Jewett, người có một thời đã từng làm chủ tịch Hội cựu chiến binh Mỹ, có cô Claudia Hip đi cùng với một ông mà người ta bảo là tài xế của cô, và một ông hoàng gì đó mà người ta gọi là Công tước – tên của ông hoàng này nếu như tôi có biết thì nay cũng quên mất rồi.

Tất cả bọn họ đã đến biệt thự Gatsby mùa hè năm ấy.

Bạn đọc cảm nhận

Võ Dương Ánh Tiên

Có các comment nói về nội dung rồi, nên mình không nhắc lại để tránh cho các bạn chưa đọc bị “loãng”. Sách đọc hay, mình rất hài lòng, Trịnh Lữ dịch cực kỳ trau chuốt. Mình chỉ nhận xét nho nhỏ về cái bìa thôi Ban đầu thì mình không biết ý nghĩa của nó, “tại sao không phải là hình ảnh của 1 ông đại gia? hay một cơ ngơi, một cái gì đó liên quan tới Gastby?”. Đó chính là một người phụ nữ tóc ngắn màu vàng, đang lái một chiếc xe. Người đó chính là nguyên do của mọi bi kịch suốt đời Gastby. Một phụ nữ được tác giả miêu tả rất “dễ thương, thơ ngây”: với tôi, cô ta là một người ngu muội, hào nhoáng và tàn độc, lạnh lùng như hình ảnh trên bìa vậy.

5 sao cho bìa đẹp+dịch quá hay

Phương Thảo

Tôi đọc cuốn sách này qua những lời nhận xét và xếp hạng của mọi người.

Mạch truyện không thật sự hấp dẫn nhưng chí ít nó lôi cuốn người đọc chỉ để hiểu rõ hơn câu chuyện. Sau khi kết thúc, vô hình chung tôi vẫn chưa hình dung được cái hay mà mọi người đang ca thán.

Nhưng sau đó, khi đọc nhận xét, phần nào tôi mới hiểu rõ được cái ý mà tác giả đang muốn truyền tải, thật sự rất có ý nghĩa. Nhưng cái kết quả là có hơi bẽ bàng và hụt hẫng.

Hạnh Loan

Đại gia Gatsby- ấn tượng đầu tiên khiến cho chúng ta liên tưởng đên sự giàu có , sự xa hoa,phung phí cuả một quý ông lúc bấy giờ. Nhưng khi ta đắm chìm, ta suy tưởng về con người đó – một người đàn ông đã vượt lên số phận ê chề, đau đớn của mình để trở nên giàu có . Tuy sự giàu có đó có được là do những lần buôn rượu lậu, những lần làm ăn bất chính nhưng ta lại thấy cảm mến người đàn ông này bởi tình yêu hết sức mãnh liệt mà chàng đã dành cho Daisy- người con gái luôn chế ngự trái tim Gatsby.Tuy vậy dường như Daisy lại không hề xứng đáng với tình yêu nồng nàn ấy. Gatsby đã tổ chức những bữa tiệc xa hoa cũng chỉ mong nàng đến tòa lâu đài của mình ; chàng nhận hết tội lỗi về phần mình, chàng hi sinh tất cả nhưng Daisy lại quá ích kỉ, lại bị mờ mắt bởi tiền bạc. Một người đàn ông với một tình yêu thuần khiết đến thế nhưng cái chết lại hết sức đau đớn, hết sức tội nghiệp. Gatsby đã gánh chịu tất cả mọi tội lỗi: kẻ giết người, kẻ ngoại tình trăng hoa,….nhưng đến những giây phút cuối đời, không có một người thân quen nào, kể cả Daisy đến thăm viếng chàng,chỉ có Nick- người bạn của Gatsby ở lại bên cạnh và nhớ đến chàng.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button