Review

Đà Lạt Một Thời Hương Xa

Thể loạiSách du ký
Tác giảNguyễn Vĩnh Nguyên
NXBTrẻ
Số trang400
Năm2016
Giá bánXem giá bán

Nội dung

Đà Lạt được kiến tạo từ những cuộc du hành văn hóa trong quá khứ. Đà Lạt từng là không gian văn hóa đô thị có sức hấp dẫn riêng, nơi gặp gỡ của những khát vọng tri thức lớn, điểm đến của những hành trình sáng tạo đầy lý tưởng. Tất cả đặc biệt cô đọng trong giai đoạn hai mươi năm mà tác giả cuốn sách này chọn khảo sát – một quá khứ gần – nhưng dường như đang đứng trước nguy cơ bị phủ lấp, xóa nhòa bởi bụi thời gian…

Nhân vật, sự kiện, hiện tượng văn hóa được phục dựng lại bằng ghi chép điền dã khảo cứu, kết nối tư liệu và những kiến giải riêng. Quá khứ được đồng hiện trên nền văn phongvừa bay bổng vừa giàu chiêm nghiệm, định hình một lối văn với Đà Lạt, của riêng Đà Lạt.

Với cuốn du khảo này, Nguyễn Vĩnh Nguyên không còn là người lữ khách của vùng trời sương khói riêng tư nữa, mà là một nhà du hành, tri hành đường dài, dấn bước trong đơn độc về miền quá khứ với khát khao được chìm đắm vào tâm hồn của đô thị thời hoàng kim.

Món quà dành cho những người yêu và thực lòng muốn hiểu giá trị Đà Lạt!

[taq_review]

Review

Khánh Hà

Sách hay về văn hoá Đà Lạt xưa, “món quà dành cho những người yêu và thực lòng muốn hiểu về giá trị Đà Lạt”

“Thời hoàng kim xa quá chìm trong phôi pha”.

Cũng muốn một lần đạp xe dạo trên con đường “Rue des Roses”, ghé Lục Huyền Cầm nghe nhạc Trịnh, …

Quý Toàn

Đầu tiên là sách to dày và rất nhẹ,bìa rời cán mờ đập nổi khá sang trọng,bên trong đựoc tặng kèm quà lưu niệm về Đà Lạt xưa rất hoài cổ.Nội dung hầu như khá chi tiết về sự hình thành của thành phố sương mù. Cuốn sách đáng đồng tiền cho ai muốn tìm hiểu về Đà Lạt cùng những hoài cổ về thành phố buồn này.

Trích đoạn

Cuộc gặp gỡ định mệnh

Đà Lạt mang đến cho anh một định mệnh khác. Trịnh Công Sơn gặp cô ca sĩ phòng trà có tên Nguyễn Thị Lệ Mai (nghệ danh Khánh Ly), để từ đó tân nhạc VN “không còn như cũ nữa”.

Trong bức thư gửi Dao Ánh đề “Đà Lạt, 19.9.1964”, tức 2 tuần sau khi đến thành phố cao nguyên, Trịnh Công Sơn viết: “J’entends siffler le train (tạm dịch Đợi tiếng còi tàu) quấn chặt cổ anh như một loài rắn, quấn chặt thân anh, quấn chặt ngực anh – anh co mình ngồi im, tiếng hát Khánh Ly thả xuống, trải dài, chạy quanh vùng bóng tối Night Club, trói gọn anh vào một j’ai failli courir-vers-toi, j’ai failli crier-vers-toi (tạm dịch suýt nữa anh đã chạy về phía em/suýt nữa anh đã khóc với em) và một tiếng hát khác nhỏ hơn – âm thầm lôi phăng anh đi về một vùng cao hơn, xa hơn có tiếng đàn guitar rất đục và vùng lá xanh non buổi chiều trong con mắt đốt bằng lửa mặt trời. Xin một chút trầm hương cho cuối mùa hạ.

Anh đã một phút quên đi những người bên cạnh Kim Vui – Đặng Tiến – Trịnh Cung. Anh đưa Khánh Ly ra vùng đồi Đà Lạt mưa rơi nhỏ rồi Khánh Ly cũng mất dần trong khoảng tối trước mặt. Kim Vui lái DS 19 (xe Citroen) đưa chúng anh về.

Trời Đà Lạt đã lạnh rồi đó Ánh. Trịnh Cung lên đón anh ở B’lao rồi cùng có mặt ở đây buổi chiều. Kim Vui lái Austin Décapotable (xe mui trần) đưa chúng anh đi suốt những vùng đồi ở đây, uống cà phê và ăn cơm trên một quán lạ lùng nằm vùi trong tận cùng thành phố”.

Thư đề ngày 28.9.1964: “Thành phố ồn ào dưới kia. Căn phòng của anh Cung đầy những tranh, đĩa hát, sách báo, giấy tờ, mùng màn, quần áo. Chúng anh sống như thế đó, buồn phải không Ánh. Anh còn nhiều chuyện sẽ kể cho Ánh nghe nếu Ánh thấy thích về những ngày chúng anh sống chuồi mình về phía trước vừa rực rỡ vừa hẩm hiu. Lắm chuyện để tạo dựng nên mình buồn thảm”.

Những bức thư tình gửi cho Dao Ánh trong thời điểm này, Trịnh Công Sơn bộc bạch rõ nhất, chân thật nhất cái nhìn của một thanh niên có tâm hồn đa cảm, những rung động nghệ sĩ thực sự với Đà Lạt, một ý thức kiếm tìm nơi vùng đất này vừa là chốn lánh xa thời cuộc, chiến tranh nhiễu loạn, vừa là một nơi để trốn thoát sự cô đơn và nỗi sợ lãng quên vây bủa.

Khoảng năm 1964, trên chuyến xe từ Đà Lạt trở về B’lao sau những ngày lang thang cùng bè bạn, chàng nhạc sĩ 25 tuổi viết Còn tuổi nào cho em, có những ca từ đầy ám ảnh về thời gian, tuổi trẻ: “Xin cho cô đơn vào tuổi này” hay “Còn tuổi trời hư vô”… Trên bản nhạc viết tay, thay vì ghi thuật ngữ tổng phổ thì tay nghệ sĩ si tình lại ghi: “dao ánh – sương mù”. Hay trong Tuổi đá buồn, một ca khúc khác cũng được viết ra trong thời điểm này, mang cảm thức tương tự: “Tuổi buồn như lá/gió mãi cuốn đi/quay tận cuối trời”…

Thời gian này, Trịnh Công Sơn còn viết cả truyện ngắn. Trong truyện, kẻ tình si có vẻ như dự cảm được cái kết không có hậu của cuộc tình mình đeo đuổi. Tháng 3.1965, trong một lần trở lại Đà Lạt để thu âm bản Xin mặt trời ngủ yên, do Khánh Ly hát, nhạc sĩ họ Trịnh viết: “Bản này thu băng để xen vào vở kịch Quê hương chúng ta của Bửu Ý hôm nào sẽ trình diễn ở đài. Vở kịch là một độc thoại của một người con trai trên chuyến xe lửa băng qua những miền đất chiến tranh của quê hương này và kể về một tình yêu đã mất, người con gái chết trong bom lửa của thời cuộc”. Và không khí của trận mưa đá chiều 21.3 năm ấy khiến thành phố như bị phong kín trong màn tuyết trắng. Còn chàng trai si tình thì lại đang phân vân trước một chọn lựa mới của cuộc đời – anh vừa hay tin mình có tên trong khóa 20 của Trường Bộ binh Thủ Đức.

Hè năm 1966, những đêm nhạc Trịnh đầu tiên với các Ca khúc da vàng mang tình tự dân tộc được cất lên trong không gian những trường học. Bắt đầu là sân Trường tư thục Việt Anh, sau đó là Viện ĐH Đà Lạt. Trịnh Công Sơn bấy giờ đã là một hiện tượng của âm nhạc miền Nam.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button