Review

Con Sẻ Vàng

Thể loại Văn học nước ngoài
Tác giả Donna Tartt
NXB NXB Thế Giới
Công ty phát hành Omega Plus
Số trang 932
Ngày xuất bản 09-2017
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách


Qua ngòi bút bậc thầy, Con sẻ vàng trở thành một sử thi hiện đại đầy ám ảnh trong bối cảnh nước Mỹ của hiện tại, một vở kịch sắc sảo, đầy sức lôi cuốn.

Câu chuyện mở màn với một cậu bé. Theo Decker, công dân mười ba tuổi thành phố NY, sống sót một cách kỳ tài qua một tai nạn đã cướp đi mạng sống của mẹ em. Bị cha đẻ khước từ, Theo dung thân cùng với gia đình cậu bạn nhà giàu. Lạ lẫm với mái ấm mới trên Đại lộ Park, muộn phiền khi không cùng tiếng nói với đám bạn bè cùng trường, và nhất là đau khổ nhất, day dứt nhất với niềm thương nhớ mẹ không nguôi, cậu bé bám dính lấy một thứ, nó nhắc nhớ về mẹ: bức họa có sức lôi cuốn kỳ bí, để dần dà kéo Theo rơi vào thế giới nghệ thuật tội ác từ lúc nào.

Trong quãng đời trưởng thành, Theo ra vào thế giới phòng khách của nhà giàu và mê cung bụi bặm của một cửa hàng đồ cổ là nơi anh làm việc. Anh đơn côi trong thế giới riêng, anh yêu một người, và là trung tâm của một cái vòng xoáy ngày càng thít lại, ngày càng hiểm nguy hơn bao giờ hết.

Con sẻ vàng là cuốn tiểu thuyết với lối kể chuyện đầy sinh lực, gây sửng sốt. Những nhân vật sống động gây ấn tượng mạnh, giọng văn mê hoặc, xen với những khúc chờ nín thở, lại có khi trùng xuống với cái bình thản triết gia với những bí ẩn sâu lắng nhất của tình yêu, con người, nghệ thuật.

Một tác phẩm đẹp, khiến bạn thức đọc thâu đêm, khiến bạn muốn giới thiệu với cả lũ bạn mình, một câu chuyện nệ cổ về những mất mát, ảm ánh, những âm mưu tàn nhẫn của số phận.

[taq_review]

Trích dẫn


Quảng trường trước toà thị chính đen đặc những người là người. Tay xách làn, tôi lôi Nguyệt Châu theo. Chị tôi cứ càu nhàu nào là bị chen lấn, nào là giá lương thực đắt đỏ, nào là hiếm thịt thú rừng. Lắm lời và cáu kỉnh, chị than phiền về tất cả các thứ chúng tôi mua. Tôi bực mình vì những thứ thở than không dứt, chỉ mong rũ chị đi cho nhanh.

Bạn đọc cảm nhận


Tuấn Anh Phạm

Nữ nhà văn – năm nay đã sang tuổi 53- luôn kín với phóng viên….cũng ko moi đc thông ting gì!

Truyện có khoảng 920 trang theo bản in Omega, 2017. Song có lẽ chỉ có tới 5-6 trang viết về tranh Con sẻ vàng – danh họa Hà Lan Carel Fabritius – mà như wiki nêu đây là bậc thầy nối tiếp về tranh trừu tượng hiện thực của Rembrandt, và tiếptheo là Vemeer (mình nói sai gì bà con mách nhé). Cả tác phẩm truyện này cũng vậy: Hơi thiên về hoang tưởng – tự sự. Có lúc không rõ nhân vật đang nghĩ gì, đang ở đâu.

Nhân vật chính Theo (thê-ô), có nơi nói “…cậu bé bám dính lấy một thứ, nó nhắc nhớ về mẹ: đó là bức hoạ vô giá The Goldfinch của danh họa Hà Lan Carel Fabritius từ Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan.” thực ra mình lại thấy chẳng… sửng sốt tí nào. Đây ko phải truyện đuổi bắt, kinh dị, hay điều tra phá án – càng ko về thiên tai. Đôi khi ng viết hoặc -dịch giả có giọng văn – hơi dài, thậm chí lê thê. Có những trường đoạn mình không rõ ẩn ý gì:
– Trường đoạn mẹ và Theo (thê-ô), vào bảo tàng và dẫn con đi xem tranh -> ko rõ mục đích
– Trường đoạn lão Welt sắp chết ấn cậu bé một chiếc nhẫn và bảo cậu giữ bức Con sẻ vàng -> tới gần hết truyện cũng chi là….kiểu đấu tranh tư tưởng cho một vật bị mất cắp. Mà chính mình là …thằng ăn cắp.
– Trường đoạn cậu ở vơi Andy và gia đình -> lê thê qúa, đứa trẻ 14 tuổi ở Mỹ hoàn toàn tự do với cuộc sống hơn là…hơi bị nghờ ngệch ở đây
– Đoạn nói chuỵen với Andy nhà Barbour, về tranh cử chính trị thì …như người lớn, còn đoạn đứng ra cho mọi ng của Sở mật vụ phỏng vấn thì không khác gì đứa…trẻ lên 6.
– Nhiều trường đoạn quá dài với Boris – sống cùng tại LV – Nghĩa địa tiền lương, nghe hơi mới – thấy con mắt của tác giả với dân ở đây không khác gì cầm thú và tiêu tiên bẩn – không rõ, về tình cảm của Theo và Boris có lẽ tác giả muốn nhấn mạnh về giới gay của Mỹ – vi chính xác nhiều đoạn mô tả hai cậu bé ứng xử như dân gay (ngủ với nhau, ôm nhau thân thiết…)
– Trường đoạn gặp lão Hobie và gia đinh, rồi bé gái Pippa, gặp rồi chia tay- rồi lại gặp lại -> cũng ko rõ để làm gì nữa. Yêu thì ko yêu -> như kiểu gặp chào hỏi ròi thôi.
– Tới trang 535, có lẽ là một giọng dịch khác, vì mô tả cảnh Theo buôn bán tràng kỷ giả cổ – mô tả lừa lọc thế nào với xã hội trung lưu đang cần đồ cổ. Rồi Theo học dc bài học từ lão Hobie
– Trường đoạn gặp Kitsey rồi du lịch du hý – rồi matuy, tiền bạc – không khác cảnh 6 người đi khắp thế gian.

Song cũng có nhiều khúc ngoặt cũng ấn tượng khi các sự kiện xảy ra với Theo và khiến cậu bé mất mẹ nhận ra:
– Sự đểu giả về tình cảm của Cha – nát rựou bê tha muốn cậu đi cùng
– Về tình cảm nghiêng về vật chất của Xandra, bồ của ông bố khi thấy cha cậu qua đời
– Hay bạn Boris – cũng cùng hoàn cảnh với Theo. Khiến fans xem truyện có lẽ chỉ thấy Mỹ là một xã hội thiếu thốn tình cảm gần gũi máu mủ – nhưng nhiều tình cảm đồng lòng bao quanh.
– Việc buôn bán đồ giả cổ có vẻ lên tay, chàng Theo ngờ ngệch long đong thời nào ko còn -> tới giờ là một tay lừa bịp chính hiệu -> tới đây thì ai cũng chắc cái gì sẽ tới rồi. Cũng na ná kiểu như Người đàn bà quỷ quyệt của Sidney Sheldon.
– Dung túng bức tranh để bán chợ đen, lẫn nhiều tình huống níu kéo tình cảm dẫn tới Theo và Boris là tội phạm lúc nào không hay biết

Lại có nơi nêu: “Một tác phẩm đẹp, khiến bạn thức đọc thâu đêm, khiến bạn muốn giới thiệu với cả lũ bạn mình, một câu chuyện nệ cổ về những mất mát, ảm ánh…” -> Theo mình thì sách lê thê, và cũng ko đáng để lôi cuốn như Suối Nguồn – hay Gia đình Karamazov – hay Kẻ đầu tiên phải chết. Có lẽ “Vụ ám sát ông Roger Ackroyd” lại cho bạn nhìn nhận lại logic suy nghĩ của bạn với sự vật sự việc hay hơn là…truyện này!

Đoạn cuối khá chi tiết về Tự Nhiên- Chết Chóc. Về bản ngã ma thuạt và bản ngã thực tế. Cuộc đời của Theo đc chốt lại: Đi vào vùng đa mép màu sắc giữa chân lý và phi chân lý.

 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button