Review

Cổ Tích Của Người Điên

Thể loại Văn học nước ngoài
Tác giả Thời Thần
NXB NXB Văn Học
Công ty phát hành IPM
Số trang 332
Ngày xuất bản 08-2017
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách


Từ một bệnh viện tâm thần, một cuốn sổ được kín đáo đưa ra ngoài, trong đó ghi chép câu chuyện cổ tích chưa từng thấy về cuộc chiến giữa hai phe, một là Yêu tinh Râu Xanh, hai là liên minh Hoàng tử Ếch, Mèo Đi Hia, Nhím Hans, Lọ Lem và Khăn Đỏ. Liên minh có mục tiêu đánh bại Râu Xanh và cứu thoát công chúa Bạch Tuyết. Nhưng khác với truyện cổ tích thông thường, truyện này kết thúc ở chỗ tà đã thắng chính, Bạch Tuyết phải sống mãi mãi với Râu Xanh trong nước mắt, ở một lâu đài chất đầy thịt người bỏ lọ.

Câu chuyện kì dị ấy chứa đựng những manh mối về một vụ án bí hiểm cách đây hai mươi năm, với rất nhiều người bỏ mạng một cách khó hiểu trong dinh thự của một nhà giàu. Không động cơ, không ân oán, không hung thủ. Chủ nhân dinh thự bị coi là nghi phạm, đã mau chóng hóa điên và bỏ trốn khỏi hiện trường với tốc độ marathon kỉ lục là 60 km/h. Ông ta bị bắt và tống vào viện tâm thần một thời gian thì treo cổ, để lại cuốn truyện cổ tích thay người, thay cho lời kêu oan thống thiết.

Hai mươi năm sau, theo lời mời của hậu duệ chủ nhân, một số nhân tài không hề dính líu đến ai trong vụ án năm xưa đã ngồi quây quần để lật lại chân tướng. Nhưng chỉ qua một hôm, hậu duệ này bị giết trong phòng kín, bỏ lại các vị khách hoang mang ngơ ngác. Lại không động cơ, không ân oán, không hung thủ, thậm chí không cách thức gây án.

Tất cả những manh mối còn lại, chỉ là cuốn truyện cổ tích đến.

[taq_review]

Trích dẫn


Ngày xửa ngày xưa, có một xứ sở tên Obsidian.

Ở xứ sở xa xôi ấy, có một vị hoàng tử điển trai, mọi người đều gọi chàng là Hoàng Tử Ếch. Vì sao gọi là Hoàng Tử Ếch? Đằng sau cái tên này là cả một câu chuyện. Thuở nhỏ, chàng bị một mụ phù thủy độc ác nguyền rủa, vĩnh viễn phải giam mình trong đầm lầy.

Ngày ngày, chàng đều buồn rầu, ồm ộp hát lên bài ca không ai hiểu được.

Một hôm, chợt có nàng công chúa xinh đẹp từ xa tới, mọi người gọi nàng là Công chúa Bạch Tuyết. Da nàng trắng như tuyết, má đỏ như trái táo, tóc đen mượt như gỗ mun. Không những xinh đẹp, nàng còn tốt bụng, dịu dàng, thường chơi đùa với các con vật. Nai, thỏ, sóc hay chim trong rừng sâu đều rất thích nàng vì Bạch Tuyết thường cho chúng ăn, kể chuyện cho chúng nghe.

Nàng công chúa tốt bụng như thiên thần ấy đã gặp Hoàng tử Ếch bên bờ đầm.

” Ếch à ếch ơi, sao anh buồn bã thế? ” Bạch Tuyết hỏi.

” Tôi vốn là hoàng tử nước này, bị phù thủy nguyền rủa nên mới biến thành ếch. ”

” Hoàng tử đáng thương của tôi, phải làm sao mới giúp anh trở lại nguyên hình? ”

Ếch giương cặp mắt thô lố tội nghiệp lên, nài ” Công chúa yêu quý, chỉ nụ hôn của nàng mới có thể hóa giải lời nguyền mà thôi. ”

Nghe ếch nài nỉ, Bạch Tuyết mềm lòng, cúi xuống nâng con vật nhơn nhớt lên hôn.

Nhận được nụ hôn của công chúa, ếch lập tức biến thành một chàng hoàng tử mắt long lanh, miệng tươi cười.

Thấy hoàng tử anh tuấn, Bạch Tuyết không khỏi xao xuyến, hoàng tử cũng rất mến nàng. Thế là, theo ý chỉ của nhà vua Obsidian, hai người có thể thành hôn, sống hạnh phúc bên nhau.

Bạn đọc cảm nhận


Thuận Giang

Câu chuyện bắt đầu không thu hút lắm nhưng khi sang đoạn diễn biến thực tế thì nhịp điệu và giọng văn cũng sinh động hơn. Cốt chuyện, tình tiết rất hấp dẫn. Tuy nhiên có lẽ do ảnh hưởng của Ellery Queen ( nhà văn được đề cập là yêu thích của tác giả) nên một số tình tiết truyện sử dụng có vẻ vi mô quá, theo mình thấy thì kém thực tế. Và cái kết đến một cách trực tiếp, ngắn gọn nên cảm thấy hơi tiếc. Lúc Trần Tước chỉ đích danh hung thủ mình lại nghĩ chắc là một màn đánh lừa gì đây vì phải chăng đoạn cuối cần có 1 cú vặn xoắn bất ngờ thì mới hoàn toàn thoả mãn được độc giả khi theo cùng nhịp điệu ly kỳ của cả câu chuyện…

Mây Thu

Cổ tích của người điên là cuốn sách rất hay, mạch truyện rõ ràng, với những chi tiết tưởng chừng như là vô nghĩa, là điều của người điên viết ra nhưng đó lại là manh mối của vụ án mạng năm xưa, để rồi ngẩn người khi biết được sự thật không phải ai cũng mong muốn
‘Không phải cuốn cổ tích nào cũng có kết thúc vui, không phải sự thật nào cũng là sự thật mà mọi người mong muốn’

Lê Bảo Trân

Đầu tiên thì bìa rất đẹp

Nội dung truyện rất hay, văn phong của tác giả cũng có một màu Gothic-kịch tính nhưng không quá rùng rợn, không biết có phải là do bối cảnh toà nhà không nhỉ? Nhưng chỉ có 1 điểm hơi mơ hồ thôi. Trong truyện Trần Tước đã phá được vụ án hiện tại, bắt được thủ phạm của cả 2 vụ án hiện tại và quá khứ, trả lại sự trong sạch cho Cổ Vĩnh Huy nhưng hình như thủ phạm ở đây hơi “hiền” thì phải bị Trần Tước chỉ là thủ phạm, giải vụ án hiện tại là xong, tự nhận tội hết luôn, còn vụ án quá khứ, còn hơi mơ hồ. Về vụ án năm 1994 thì đã tìm được thủ phạm và động cơ gây án, trả lại sự trong sạch cho người vô tội, vậy cách thức và hung khí gây án thì sao, hoàn toàn chưa rõ, rốt cục là những người ở biệt thự tự giết nhau hay chính thủ phạm giết tất cả hay là cả 2? Nếu như thủ phạm tự tay giết hết thì cần gì quyển cổ tích ấy cũng chỉ để chưng thôi vì Trần Trước bắt được thủ phạm lúc bấy giờ mà, xong thì hết, thủ phạm nhận, động cơ thì câu chuyện của Trịnh Học Hồng đã vén được gần hết tấm màn rồi, còn đâu bí ẩn nữa hả trời. Còn nếu là cả 2 thì như thế nào, làm sao, thứ tự? Tôi không biết. Nhưng sự mơ hồ đó có thể giải thích được vì đây là lời kể của Hàn Tấn-1 người bình thường, ban Xã hội. Nên việc anh ấy nhầm lẫn, quên hoặc không hiểu những thứ này thì cũng đúng thôi. Chỉ có sạn tí xíu đó thôi, còn lại thì perfect. Khuyến khích những bạn đang tập làm quen với thể loại trinh thám nhé, cũng không quá hack não đâu

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button