Review

Cô Gái Đùa Với Lửa

Thể loại Văn học nước ngoài
Tác giả Stieg Larsson
NXB NXB Phụ Nữ
Công ty phát hành NXB Phụ Nữ
Số trang 608
Ngày xuất bản 06-2016
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách


Bộ ba tiểu thuyết Thiên niên kỷ là minh chứng hùng hồn cho tuyên bố “ủng hộ bình đẳng giới” của nhà văn Thụy Điển. Trong tác phẩm của ông, những kẻ đối xử tàn tệ với phụ nữ đều gặp những kết cục không mấy tốt đẹp.

Stieg Larsson là nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động xã hội tích cực. Dưới thể loại truyện trinh thám, tiểu thuyết của Larsson soi ánh sáng vào những góc khuất của xã hội Thuỵ Điển và dành nhiều trân trọng và trìu mến cho phụ nữ và trẻ em.

”Cô gái đùa với lửa” là thành công nối tiếp của “Cô gái có hình xăm rồng”. Tác giả phân thân giữa hai biệt tài làm người đọc say mê: một mặt tạo ra những nhân vật phức tạp, chân thực, đầy sức hấp dẫn ngay cả khi họ phải hành động đi ngược lại lợi ích bản thân: mặt khác đóng gói thông tin, đóng mở các dữ kiện, tạo ra một bầu không khí hồi hộp kịch tính đến phút chót.”

Lisbeth Salander bị cảnh sát toàn Thuỵ Điển truy nã. Bị tình nghi đã giết ba mạng người, Slander tuyệt đối giữ kín tung tích và âm thầm điều tra quá khứ bí ẩn…

Lisbeth Salander có thực sự là kẻ giết người?

Điều gì nằm sau hai vụ án mạng?

“Bộ đôi kỳ quặc” Slander – Blomkvist có còn hợp lực tác chiến nữa hay không?

[taq_review]

Trích dẫn


Salander theo Mimmi vào nhà, ngồi xuống một trong hai chiếc ghế đẩu ở cạnh cái bàn nho nhỏ trong sảnh. Bếp bé hơn một cái hốc để nấu nướng, ở một góc của gian sảnh. Mimmi đã đặt một vòi cao su từ trong buồng tắm ra chậu rửa bát đĩa.

Mẹ Mimmi là người Hồng Kông, bố Thụy Điển ở Boden. Salander biết bố mẹ Mimmi đang sống ở Paris. Mimmi học xã hội học ở Stockholm, cô chị của Mimmi học nhân học ở Hoa Kỳ. Gien mẹ thấy rõ ở bộ tóc đen như quạ, cắt ngắn và nét mặt hơi hơi châu Á. Bố cho cô đôi mắt xanh nước biển nhạt. Cái miệng rộng, hai lúm đồng tiền thì chả đến từ ai, bố cũng như mẹ.

Mimmi ba mươi mốt. Cô thích mặc đồ da, đến các câu lạc bộ, nơi họ biểu diễn nghệ thuật – đôi khi cô xuất hiện trên các sô tivi. Từ mười sáu tuổi Salander đã không đến một câu lạc bộ nào.

Ngoài việc học, mỗi tuần một ngày Mimmi đi làm nhân viên bán hàng tại Thời Trang Domino trên một phố gần Sveavagen. Các khách hàng thèm có những quần áo như đồng phục bằng vải cao su của nữ y tá hay bộ đồ phù thủy bằng da đen thì hay đến Thời Trang Domino, ở đây vừa thiết kế vừa quần áo. Mimmi là đồng sở hữu tiệm này với vài ba bạn gái; cửa hàng đã thêm một phụ khoản khiêm tốn vào món nợ ít nghìn curon mỗi tháng của sinh viên. Salander lần đầu tiên gặp Mimmi khi Mimmi biểu diễn một tiết mục kỳ dị ở Liên hoan Tự hào Đồng tính ái trước đó một hai năm rồi tình cờ đâm bổ phải cô ta trong một lều bán bia khuya đêm hôm đó. Mimmi mặc một váy dài kỳ cục bằng chất dẻo màu vàng chanh, bày biện ra nhiều hơn là cất giấu đi. Salander không thấy gì là khiêu dâm trong bộ đồ nhưng đã đủ say đến mức thình lình muốn nhót đi một đứa con gái trông giống như quả chanh. Salander hết sức ngạc nhiên thấy quả chanh nhìn mình, cười hơ hớ, hôn mình chả chút ngượng nghịu rồi nói: Cậu là người tớ muốn đấy. Họ đã về chỗ của Salander rồi cả đêm làm tình.

– Là thế nào thì tớ cứ là thế. – Salander nói. – Tớ đã bỏ mọi người mọi cái mà đi. Lẽ ra nên chào bái bai.

– Tớ nghĩ có cái gì đó đã xảy ra với cậu. Không phải vì tớ và cậu đã tiếp xúc với nhau nhiều trong những tháng vừa qua mà cậu ở đây.

– Tớ bận.

– Cậu lúc nào cũng bí mật. Cậu không nói về cậu bao giờ. Cậu làm việc ở đâu hay tớ nên gọi ai khi cậu không trả lời điện thoại, tớ cũng chả biết nữa.

– Ngay bây giờ tớ chẳng làm ở đâu, với lại cậu giống y như tớ mà. Cậu thích làm tình nhưng cậu đặc biệt không thích có một quan hệ. Hay cậu thích?

– Cậu nói đúng đấy. – Cuối cùng Mimmi nói.

– Tớ cũng như vậy. Tớ không có hứa hẹn bao giờ.

– Cậu đã thay đổi. – Mimmi nói.

– Chả mấy.

– Cậu nom già hơn. Trưởng thành hơn. Quần áo khác. Rồi cậu nhét vào xú chiêng cái gì đó.

Salander không nói. Mimmi đã trông thấy cô trần truồng – dĩ nhiên phải nhận thấy sự thay đổi. Cuối cùng cô cúi đầu lầm bầm:

– Tớ độn ngực.

– Cậu nói gì kia?

Salander ngước mắt lên, cao giọng, không biết như vậy giọng mình hóa ra như thách thức.

– Tớ đã đến một bệnh viện ở Ý và độn ngực. Tớ biến đi vì thế. Rồi tớ cứ đi du lịch miết. Bây giờ tớ quay về.

– Cậu đùa đấy chứ?

Salander thản nhiên nhìn Mimmi.

– Tớ mới ngu thật chứ lại. Xưa nay cậu có biết đùa là gì đâu nhỉ.

– Tớ sẽ không xin lỗi. Tớ chỉ muốn trung thực. Nếu muốn tớ đi, chỉ cần nói một câu thôi.

Mimmi cười phá lên.

– Được, tớ chắc chắn không muốn cậu đi nếu cậu chưa để tớ nhòm xem nó nom ra thế nào. Làm ơn mà.

– Tớ luôn thích làm tình với cậu, Mimmi. Cậu chả thiết khỉ gì đến việc tớ làm nó ra sao và nếu tớ bận thì cậu kiếm luôn một đứa nào đó khác.

Ngay từ ở trường phổ thông, Mimmi đã dứt khoát rằng mình đồng tính ái. Mười bảy tuổi, sau một số toan tính lăng nhăng, cuối cùng cô nhập môn vỡ lòng về các bí mật tính dục ở một dạ hội liên hoan do Liên hiệp Thụy Điển vì các Quyền lợi Đổi giới tính, Đồng tính ái nam, nữ, Lưỡng tính tổ chức ở Goteborg. Sau đó cô không màng đến bất cứ lối sống nào khác nữa. Một lần lúc hai mươi ba, cô đã thử ăn nằm với một người đàn ông. Cô chờ anh ta bảo làm gì thì làm theo như máy nhưng chả thấy thú vị gì. Cô cũng ở trong cái số ít thuộc số ít không quan tâm đến hôn nhân hay chung thủy hay những buổi tối êm ấm trong nhà.

– Tớ trở về đã vài tuần. Tớ cần biết là phải ra ngoài nhót lấy một đứa hay là cậu vẫn còn thú.

Mimmi cúi xuống hôn phớt lên môi cô.

– Tớ đang nghĩ tối nay nên học hành bài vở. (Cô cởi cúc trên của chiếc áo sơmi của Lisbeth ra). Nhưng đồ quỷ gì… (Cô lại hôn Lisbeth và cởi cúc tiếp). Tớ phải trông thấy nó mới được. (Lại hôn). Hoan nghênh trở về.

Harriet Vanger ngủ đi vào khoảng 2 giờ sáng. Blomkvist nằm thức nghe chị thở. Một lúc, anh đứng dậy, móc một điếu trong gói Dunhill để trong ví chị. Anh ngồi vào chiếc ghế bên giường nhìn chị.

Anh không định làm người tình của Harriet Vanger. Và có thế. Sau thời gian ở Hedestad về, anh không muốn gì hơn là không gần gũi lắm với gia đình Vanger. Anh có gặp Harriet ở các cuộc họp ban lãnh đạo và giữ khoảng cách. Hai người biết bí mật của nhau, nhưng ngoài vai trò của Harriet ở ban lãnh đạo Millennium ra, công chuyện của họ đã chấm hết.

Trong kỳ nghỉ lễ Whitsuntide năm ngoái, lần đầu tiên trong vài tháng Blomkvist đã đến căn nhà nhỏ của anh ở Sandhamn để có đôi chút yên bình và tĩnh lặng, ngồi đọc tiểu thuyết trinh thám ở trên cổng. Chiều thứ Sáu đang trên đường tới kiốt mua thuốc lá thì anh vồ phải Harriet. Chị rõ ràng cũng đang có nhu cầu đi khỏi Hedestad và đã đặt trước phòng trọ cuối tuần ở khách sạn tại Sandhamn. Chị đã không ở đây từ ngày bé. Mười sáu tuổi chị lìa Thụy Điển và quay về khi đã năm mươi ba. Chính Blomkvist đã mò được ra chị.

Sau mấy lời chào hỏi ngạc nhiên của hai bên, Harriet chìm vào im lặng lúng túng. Blomkvist biết chuyện đời chị và chị biết là anh đã vi phạm các nguyên tắc nghề nghiệp của anh để giấu những bí mật khủng khiếp của nhà Vanger. Và phần nào anh làm thế là cho chị.

Blomkvist mời chị đến nhà mình. Anh pha cà phê rồi hai người ngồi ở cổng chuyện trò suốt mấy giờ. Từ ngày chị về nước, đây là lần đầu tiên hai người nói chuyện lâu với nhau.

Blomkvist không kìm được hỏi:

– Chị đã làm gì với các thứ dưới tầng hầm của Martin?

– Anh muốn biết thật sự ư?

– Muốn.

– Tôi tự mình dọn dẹp. Tôi đốt hết tất cả những gì có thể đốt được. Tôi cho đánh sập ngôi nhà. Tôi không thể sống ở đó, tôi không thể bán nó hay để cho ai sống ở đó. Với tôi mọi liên hệ với nó là đều dính đến cái xấu xa. Tôi đang định xây một ngôi nhà khác ở trên nền đất cũ, một căn nhà nhỏ bằng gỗ.

– Khi chị cho phá sập nhà, mọi người có sửng sốt không? Nó khá đẹp và sang trọng mà.

Chị mỉm cười.

– Dạo này Frode dựng lên câu chuyện là dưới nền nhà có nhiều túi khí cho nên xây lại thì đắt hơn hạ nó xuống.

Frode là luật sư của gia đình.

– Dạo này Frode ra sao?

– Ông ta sắp bảy mươi rồi. Tôi khiến ông ta bận bịu luôn.

Họ ăn trưa với nhau. Blomkvist nhận thấy Harriet Vanger đang ngồi nói với anh những chuyện thầm kín và riêng tư nhất về cuộc đời chị. Anh hỏi tại sao, chị nghĩ một lúc rồi nói trên thế giới này thật tình không có ai mà chị lại có thể cởi mở được như với anh. Vả lại khó mà không cởi mở được với một đứa trẻ bốn chục năm trước chị đã từng săn sóc.

Chị đã có chuyện tính dục với ba người đàn ông trong đời chị. Đầu tiên là bố chị, rồi anh chị. Chị đã giết bố rồi bỏ trốn người anh. Không biết sao chị đã sống sót và gặp một người mà cùng với anh ta chị đã tạo ra được một đời sống mới cho mình.

– Anh ấy dịu dàng và đáng yêu. Đáng tin và trung thực. Tôi hạnh phúc với anh ấy. Chúng tôi có hai chục năm tuyệt vời bên nhau rồi anh ấy ốm.

– Chị không tái hôn ư? Sao thế?

Chị nhún vai.

– Tôi là mẹ của hai đứa con trai ở Úc, tôi sở hữu một doanh nghiệp nông nghiệp lớn. Tôi không thể bỏ đi vì một cuối tuần lãng mạn. Và tôi không nhớ tính dục

Họ ngồi lặng lẽ một lúc.

– Muộn rồi, tôi nên quay về khách sạn thôi.

Blomkvist cứ ngồi im, không đứng lên.

– Anh muốn dụ dỗ tôi sao?

– Muốn.

Anh đứng dậy cầm tay chị dắt vào trong nhà, lên gác xép phòng ngủ. Thình lình chị giữ anh lại.

– Tôi thật không hiểu sao lại thế này. Đây không phải là chuyện tôi làm hàng ngày.

Họ ở với nhau hết cuối tuần rồi cứ ba tháng sau cuộc họp ban lãnh đạo tạp chí thì lại một lần. Đây không phải là một quan hệ có thể duy trì được. Chị làm việc suốt ngày đều đặn và thường đi xa, rồi hàng tháng lại về Úc. Nhưng chị đã đi tới hẹn hò thi thoảng với Blomkvist.

Hai giờ sau Mimmi pha cà phê trong khi Salander nằm trần truồng, vã mồ hôi trên lớp khăn trải giường. Cô hút thuốc lá nhìn Mimmi qua khung cửa. Cô thèm thân hình Mimmi. Cơ bắp nom ấn tượng. Mimmi tập ở nhà thể dục ba tối một tuần, một tối tập bốc Thái hay một thứ karate con khỉ gì đó, tất cả đã cho cô một thân hình đáng sợ.

Cô đúng là nom ngon ăn. Không đẹp như người mẫu nhưng thực chất hấp dẫn. Cô thích khêu gợi và tán tỉnh. Khi ăn mặc để dự tiệc, cô có thể làm cho bất cứ ai cũng phải để ý đến. Salander không hiểu tại sao Mimmi lại quan tâm đến một con ngỗng như mình. Nhưng cô thích được Mimmi quan tâm. Làm tình với Mimmi có sức giải tỏa ghê gớm đến mức Salander thấy thanh thản và khoái chuyện đó, lấy về cái cô muốn có cho mình và đổi lại thì cô cũng cho đi.

Mimmi quay vào để hai hũ cà phê lên chiếc ghế đẩu cạnh giường Cô bò toài lên giường cúi xuống nhay nhay vào một đầu vú của Salander.

– Tớ sẽ làm chúng nó như cậu.

Salander không nói gì. Cô nhìn ngực Mimmi. Vú Mimmi cũng bé nhưng nom rất tự nhiên ở trên người Mimmi.

Bạn đọc cảm nhận


Trương Quốc Hào

Một lần nữa ta có dịp khâm phục tài năng của Stieg Larsson, thông qua nhân vật nữ chính ông đã giúp ta hiểu thêm về bối cảnh xã hội của các nước Bắc Âu, không hề bình lặng như vẻ ngoài của nó. Dù là truyện trinh thám nhưng cũng đầy ắp tính nhân văn.

Cũng giống như quyển đầu tiên thì những trang đầu tiên có thể làm bạn quyết định cất quyển sách vào một góc nào đó, nhưng chỉ cần một chút kiên nhẫn, vượt qua được nó bạn sẽ có được một câu truyện với tiết tấu nhanh hơn và vô cùng lôi cuốn. Salander lại một lần nữa gây ấn tượng với bạn đọc bằng sự mạnh mẽ, bằng sự thông minh và cả những góc khuất bên trong nội tâm của cô nữa. Có lẽ không ít những người như tôi, càng đọc càng thấy yêu quý Salander hơn, càng mong muốn được theo bước cuộc hành trình của cô qua từng trang sách.

Và điểm trừ, tiếc thay, có lẽ lại là dịch thuật, Một vấn đề có thể làm hỏng đi cả một cuốn sách, có thể khiến nhiều người đánh giá không cao về cuốn này. Nhưng nếu bạn đã đọc xong Cô gái có hình xăm rồng thì đừng ngần ngại rinh về Cô gái đùa với lửa nhé, không hề uổng đâu!

Minh Anh

Trong quyển sách thứ nhất “Cô gái với hình xăm rồng” Lisbeth được khắc họa nhiều về tài năng và trí thông minh thì trong quyển thứ hai này, tính cách và quan điển sống của cô được khắc họa rõ nét hơn. Ngoài ra ở tập này, nhà văn Stieg Larsson đã gỡ từng nút thắt về tuổi thơ của Lisbeth, liên tiếp đưa ta từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Phần mở đầu truyện hơi lan man nhưng khi vào đến cốt truyện chính thì tiết tấu trở nên nhanh và dồn dập hơn. Tác giả tạo hàng loạt các nút thắt, các bí ẩn khiến chúng ta không thể bỏ cuốn sách xuống và mong muốn được nghiền ngẫm cuốn sách để giải tỏa hết tò mò và khúc mắc. Stieg Larsson đúng một cây bút có tài kể chuyện và dẫn dắt tuyệt vời!

Ngoài cốt truyện tuyệt vời ra thì điểm trừ lớn nhất của sách khiến mình chỉ chấm 3/5 sao chính là dịch thuật. Đây là quyển sách dịch tệ nhất mình từng đọc! Lủng củng và nhiều câu tối nghĩa, không hiểu được ý của người dịch. Mình không hiểu người dịch và biên tập sao có thể cho ra một quyển sách chất lượng dịch kém như vậy. Nếu không vì cốt truyện xuất sắc có lẽ mình đã bỏ ngang quyển này vì chất lượng dịch. Mong là sách sẽ được tái bản với chất lượng dịch tốt hơn.

Nguyễn Dương

Lisbeth Salander là một thiên tài bị cả xã hội nhìn nhận như một người thiểu năng tâm thần, không đủ sức để tự cai quản bản thân mình. Nếu như qua phần 1, tính cách của nhân vật Salander chỉ được khắc họa qua những việc mà cô trải qua, sự cứng rắn, lạnh lùng của cô đối với xã hội thì ở quyển 2, Salander có chiều sâu hơn rất nhiều. Ở Cô gái đùa với lửa, Salander là một con người có đạo đức công việc và đạo đức sống, người đọc hiểu được động cơ, luồn lách theo cách suy nghĩ của bộ óc thiên tài đấy để rồi hiểu được cách sống bị xem là bệnh hoạn và tàn nhẫn của cô.

Stieg Larsson có cách viết tiểu thuyết thông mình và dồn dập. Câu chuyện của ông thật đến từng điếu thuốc lá, từng cái bánh pan pizza trong giỏ hàng của nhân vật, mọi thứ đều ngăn nắp, đề logic và khoa học. Ông không viết văn một cách ngẫu hứng, mà ngược lại, Stieg Larsson là một nhà báo khoa học viết văn. Ông thấu hiểu những suy nghĩ và ham muốn của người phụ nữ với con mắt bình quyền, đầy tôn trọng.

Người Việt Nam chúng ta khi đọc bộ ba tiểu thuyết này sẽ có nhiều ý kiến trái chiều về cách sống đặc biệt là của người phụ nữ. Tuy nhiên, tác phẩm đã mang đến một thông điệp trân trọng và cảm thông đối với người phụ nữ cũng như suy nghĩ và sự lựa chọn của họ.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button