Review

Chuyện Tình Đích Thực Siêu Buồn

Thể loại Văn học nước ngoài
Tác giả Gary Shteyngart
NXB NXB Văn Học
Công ty phát hành Nhã Nam
Số trang 402
Ngày xuất bản 08-2017
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách


Trên nền một nước Mỹ đang sụp đổ ở một tương lai rất gần, Lenny Abramov, gã béo ba mươi chín tuổi gốc Nga đầy LDL cholesterol trong máu, con trai của hai vị phụ huynh Nga giận dữ, tác giả của cuốn nhật ký có lẽ là cuối cùng trên thế giới, đã phải lòng Eunice Park, một sinh vật trẻ trung gốc Hàn mà theo gã là đáng yêu khôn cưỡng.

Và từ khi có Eunice, gã mới bắt đầu mơ đến vĩnh hằng – một cách có ý nghĩa, đương nhiên.

Có điều ấy tình yêu ấy đã diễn ra trong một nước Mỹ kiệt quệ về cảm xúc, bị cầm tù trong công nghệ và chủ nghĩa tiêu dùng, bị Trung Quốc qua mặt, châu Âu rời xa, nơi lưỡng đảng đã biến thành Đảng Lưỡng Đảng còn chính quyền thọc mũi vào đời tư của từng người dân không cần che giấu.

Và bởi thế, sau tất cả những chế giễu, cười cợt, những cường điệu lố bịch đến khó có thể hình dung vốn đã thành phong cách của Gary Shteyngart, bên dưới câu chuyện tình đích thực ấy vẫn là một dòng chảy buồn bã rã rời, âm thầm đặt ra những câu hỏi về nhân tính trong một thế giới hỗn loạn đang trên đà tan nát.

[taq_review]

Bạn đọc cảm nhận


Hà Trang

“Anh bạn, thứ đó bốc mùi như tất ướt.” Lenny cất vội vào cặp để tránh ánh mắt trân trối đến miệt thị của những hành khách cùng khoang hạng nhất. Một cuốn sách.

Dĩ nhiên, đọc một cuốn sách không phải là điều ngớ ngẩn duy nhất trong thế giới của Chuyện tình đích thực siêu buồn. Ở một vũ trụ song song nơi mà mọi thứ được “cố định giá theo nhân dân tệ,” và lưỡng đảng Hoa Kỳ hợp nhất thành Đảng Lưỡng đảng, thật là nguyên thuỷ nếu không sở hữu một tài khoản mạng xã hội Globalteens và một chiếc apparat – thiết bị điện tử thông minh.

Đại diện của kỷ nguyên công nghệ này xuất sắc đến nỗi nó cho phép người dùng biết được tất cả mọi thông tin của người xung quanh mình và đánh giá họ. Xin nhấn mạnh là tất cả: sơ yếu lý lịch, nghề nghiệp, giá trị tài sản, xếp hạng tín dụng, bệnh lý và thậm chí trạng thái cảm xúc.

Thay vì thực sự vận động cơ miệng để nói chuyện, giờ đây người ta vào bar và hý hoáy đánh giá CHỈ SỐ HẤP DẪN TÌNH DỤC của mọi người. Lời khen được ưa thích nhất là “Ôi, cậu thật Truyền thông!”

Gary Shteyngart sẽ chỉ đơn thuần là một cây viết trào phúng thú vị giàu trí tưởng tượng nếu thế giới trong tiểu thuyết không thể hiện thực hơn như thế. Thử nghĩ mà xem, xã hội ấy có quen thuộc không?

Ngành xuất bản đã chết, và để “câu view” người ta không ngần ngại làm tình hồng hộc trước camera trong khi đang bình luận về một vụ xả súng công khai. Các cột Tín dụng mọc lên ở khắp nơi để vinh danh xếp hạng Tín dụng, hay có thể hiểu là vị trí xã hội, của mọi người lướt qua nó. Nói cách khác, chủ nghĩa tiêu dùng lên ngôi đồng nghĩa với việc càng tiêu nhiều tiền mua những thứ đồ vô nghĩa anh càng được sùng bái.

Giọng văn trào phúng phần nào gợi liên tưởng tới Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, có lẽ bởi cả hai tác phẩm dù khác thời nhưng đều phê phán một xã hội nơi mọi giá trị bị đảo ngược.

Tuy nhiên, Chuyện tình đích thực siêu buồn tưng tửng và xổ toẹt rất “kiểu Mỹ”. Đan xen giữa nhật ký của một Lenny vừa già, béo vừa hói đầu với những đoạn chat của nàng thơ đời gã – Eunice trẻ trung, xinh đẹp và rất bắt kịp thời đại nhưng kém gã tới mười lăm tuổi, tiểu thuyết của Gary Shteyngart là một câu chuyện gây nhiều cảm xúc về một nước Mỹ cạn kiệt xúc cảm.

Đằng sau những tràng cười bề mặt, Chuyện tình đích thực siêu buồn khiến người ta suy nghĩ về chính hiện thực mình đang sống. Chúng ta có đang chìm đắm trong ảo mộng tiền bạc và danh tiếng không? Chúng ta có đang quá vô cảm? Giá trị đạo đức hãy còn lung lay hay đã sụp đổ rồi? Và rốt cuộc, chúng ta đang sống vì điều gì vậy?

Lê Nguyễn Yến Trinh

Khi đọc sách này mình nghĩ mình cần đọc thêm báo Mỹ vs báo thế giới để thấm đẫm thêm tin tức thế giới, biết thêm nhiều góc nhìn nữa thì mới phê =)))))). Mình mới đọc đc 1 nửa sách nên không biết câu chuyện tình của Lenny với nàng Eunice có HE không, nhưng nửa cuốn đã mang 1 nỗi buồn, nỗi buồn về thời cuộc. Nỗi buồn của nước Mỹ là nỗi buồn của thế giới. Câu chuyện của nước Mỹ sẽ là câu chuyện của thế giới.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button