Review

Chiến Tranh Không Có Một Khuôn Mặt Phụ Nữ

Thể loại Văn học nước ngoài
Tác giả Svetlana Alexievich
NXB NXB Hà Nội
Công ty phát hành CTCP sách Tao Đàn
Số trang 464
Ngày xuất bản 06-2016
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách

Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ – Một tác phẩm của tác giả Svetlana Alexievich – Nobel văn chương 2015, bản dịch đầy đủ nhất từ trước tới nay, không cắt gọt, không kiểm duyệt của chính tác giả do dịch giả Nguyên Ngọc dịch mới hoàn toàn. Có một cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai mà bạn chưa từng nghe nói tới, những câu chuyện chưa bao giờ được đưa ra ánh sáng, những số phận gắn liền với chiến tranh, đã được tác giả tái hiện lại một cách chân thực nhất, đầy đủ nhất trong “Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ”. “Ở đấy, ta không thấy anh hùng cũng chẳng thấy chiến công không tưởng tượng nổi, mà chỉ đơn giản có những cá nhân bị cuốn vào một công việc phi nhân của nhân loại. Và trong ấy, không chỉ có họ (con người!) phải chịu đau đớn vì chiến tranh: cùng với con người là đất đai, chim chóc, cây cỏ. Toàn bộ thiên nhiên. Chúng chịu đau đớn mà chẳng nói được một lời, thế càng kinh khủng hơn… Thậm chí một sai lầm lớn. Còn có một cuộc chiến tranh khác mà chúng ta không biết.”

[taq_review]

Trích dẫn

“Cùng chúng tôi có một nữ điện báo viên. Cô vừa sinh dậy. Đứa bé còn rất nhỏ, phải cho bú. Nhưng người mẹ không đủ ăn, thiếu sữa, và đứa bé khóc. Bọn SS ở rất gần… Với cả chó. Nếu chúng nghe được, thì chúng tôi chết hết. Cả đội. Ba chục người… Cô hiểu không?

Chúng tôi có một quyết định…

Không ai dám truyền đạt lệnh của người chỉ huy, nhưng tự người mẹ đoán ra. Cô nhận đứa bé địu trên người xuống nước và giữ hồi lâu… Đứa bé không còn rống lên nữa. Nó đã chết. Và chúng tôi không ai dám ngước mắt lên nữa. Về phía người mẹ, và về bất cứ người nào trong chúng tôi…”

Bạn đọc cảm nhận

Phấn Nguyễn

Rất ám ảnh mọi người ơi! Đây là một câu chuyện kể về chiến tranh tàn khốc và đầy ác liệt qua lời kể của những người phụ nữ Liên Xô, Những người cũng đã từng tham gia chiến tranh mặc cho họ có là đàn bà phụ nữ. Nỗi ám ảnh tàn dư sau cuộc chiến tranh ghê gớm ấy khiến người đọc phải rùng mình, sợ hãi đến ám ảnh. Chắc những bạn nào mà nhát hay nhạy cảm quá đọc cuốn sách này sẽ thấy rất sợ và mình cũng vậy. Tuy vậy nhưng đó mới là hiện thực của cuộc sống quang ta, có những cuốn sách như vạy chúng ta mới có thể hình dung hoàn cảnh thế giới vào hàng ngàn thế kỉ trước để trân quí hơn hiệ tại mà mình đang sở hữu

Trần Hoàng Lan

Tôi đặt mua cuốn sách này qua mục “Đọc sách” trong báo Tuổi Trẻ. Tuy những điều tàn khốc, đau khổ trong thế chiến thứ 2 vốn dĩ không còn xa lạ, nhưng cuốn sách giúp tôi tiếp cận một góc cạnh khác của cuộc chiến tranh. Đó không phải chỉ có những sự hi sinh không toan tính, niềm vui chiến thắng, chủ nghĩa dân tộc, và những con số khô khan về trận chiến như trong sách vở, đó là nỗi đau của những người phụ nữ. Các cô gái bình thường khi xảy ra chiến tranh thì sẵn sàng hi sinh tất cả, kể cả con cái và gia đình của mình. Tôi lặng người đi, có phải tất cả mọi cuộc chiến tranh đều xấu xa không? Dĩ nhiên là không phải, cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc thì luôn luôn đúng và xứng đáng.

Dù vậy, chúng ta nên hết sức tránh xung đột mâu thuẫn. Bởi lẽ, để bắt đầu cuộc chiến chỉ cần một vài khoảnh khắc (vụ ám sát thái tử Áo-Hung mở đầu thế chiến thứ 1), tham chiến cần 1 vài năm ( 6 năm thế chiến thứ 2), nhưng để khắc phục hậu quả chiến tranh cần cả thập kỉ và để quên đi nó thì không biết bao lâu. Vì những kí ức về cuộc chiến cứ luôn khắc khoải mãi trong lòng mỗi người từng trải qua nó. Trong ngày đầu năm mới 2017, tôi chỉ có ước muốn rằng sẽ không còn cuộc chiến nào trên thế giới nữa.

Nguyễn Thu Hoài Thương

Một cuốn sách hay, chân thực mà Tao Đàn gửi đến cho bạn đọc. Đọc để hiểu về sự dũng cảm của những người phụ nữ, những người xung trận từ năm mười sáu tuổi. Túi quân sự nặng to gấp rưỡi họ, thêm dù chỉ 1 món đồ cũng cảm thấy nặng nhưng cũng giấu diếm mang một chiếc áo son, khăn choàng, đôi hài… Họ – những con người chiến đấu không khác gì đàn ông đi lính nhưng khi chiến thắng, chẳng ai nghĩ đến họ (chỉ tung hô người lính là đàn ông), hơn nữa lại bị chửi là “đồ đĩ đạc”, “tôi biết cô đã ngủ cùng chồng tôi”. Thẳng thắn, giàu tình yêu thương. Sự xuất hiện của 1 ng phụ nữ trong chiến tranh thật đẹp, như đoá hoa từ vùng đất chết như chiến trường. Cảm nhận về máu, về cuộc sống của mỗi câu chuyện là 1 mảnh ghép tạo nên khung cảnh chung của chiến trường Nga máu lửa, kiên cường. Một tác phẩm đáng đọc và trân trọng.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button