Review

Câu chuyện về Thomas Edison – Giá trị của sự sáng tạo

Thể loại Kỹ năng – Sống đẹp
Tác giả Đang cập nhật
NXB NXB Thế Giới
Công ty phát hành 1980 Books
Số trang 288
Ngày xuất bản 06-2008
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách

Thomas Edison – một nhà phát minh vĩ đại, ông đã phát minh ra rất nhiều thiết bị điện có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người dân trong thế kỷ XX. Các câu chuyện trong cuốn sách được xây dựng với một chút hư cấu về cuộc đời của Thomas Edison thông qua những sự việc đã từng diễn ra trong suốt cuộc đời của ông, để từ đó thấy được giá trị và ý nghĩa của sự sáng tạo.

Hans Christian Andersen được coi là một trong những người kể chuyện vĩ đại nhất lịch sử. Ông sớm biểu lộ trí thông minh và óc tưởng tượng tuyệt vời của mình từ khi còn là một cậu bé. Các câu chuyện trong cuốn sách được xây dựng với một chút hư cấu về cuộc đời của Andersen thông qua những sự việc đã từng diễn ra trong suốt cuộc đời của ông, để từ đó thấy được giá trị và ý nghĩa của trí tưởng tượng.

[taq_review]

Trích dẫn

Vào thế kỷ XIX, tại một ngôi làng nhỏ ở thành phố Odens, Đan Mạch có một cậu bé tên là Hans Christian Andersen. Mặc dù sinh ra trong một gia đình nghèo khó, thường xuyên phải mặc quần áo vá và có lúc phải nhịn đói đi ngủ thế nhưng Andersen luôn lạc quan và yêu đời. Thậm chí gia đình rất nghèo khó nhưng cậu vẫn cảm thấy hạnh phúc vì cha mẹ luôn yêu thương cậu hết mực.

Cha của Andersen là thợ đóng giày, ông làm việc quần quật suốt cả ngày nhưng lại chẳng kiếm được là bao. Tuy làm việc vất vả như vậy nhưng buổi tối cha của Andersen vẫn dành thời gian để kể chuyện cho cậu nghe. Ông kể cho cậu nghe những câu chuyện cổ tích kỳ diệu về những người lùn, các nàng tiên hay về các quốc vương và hoàng tử… Cha Andersen luôn hy vọng những câu chuyện mình kể sẽ giúp nuôi dưỡng tâm hồn cậu con trai.

Những lúc rảnh rỗi hoặc vắng khách, bố Andersen cũng tự làm đồ chơi cho cậu.

Ông làm những con rối, một trong những món đồ chơi mà cậu thích nhất. Cậu thường sử dụng những con rối để chơi trò sáng tác và đóng kịch.

Andersen mải mê làm bạn với những con rối của mình đến nỗi cậu chẳng còn muốn chơi cùng những người bạn trong xóm. Mỗi khi bên lũ rối, dường như Andersen quên cả thời gian, cậu tưởng tượng ra đủ các câu chuyện, phân vai để chơi cùng chúng. Có những lúc cậu mải mê chơi đến nỗi mẹ gọi mà cũng chẳng nghe thấy.

Andersen suốt ngày ngồi chơi với những con rối trong nhà nên cậu có màu da hơi cớm trắng, cộng với thân hình cao và gầy nên cậu thường bị bạn bè chê cười.

“Chẳng sao cả”, Andersen tự nhủ mỗi khi bị bạn bè trêu chọc.“Khi nào mình lớn, mình sẽ trở nên giàu có và nổi tiếng. Khi đó mình sẽ sống trong một cung điện nguy nga và tráng lệ, ngày ngày ngồi thưởng thức trà với Hoàng đế Trung Hoa”.

Andersen còn tự xây một căn cứ bí mật, đó là một túp lều nhỏ dưới bụi lí gai được dựng bằng cán chổi và chiếc tạp dề cũ của mẹ. Cậu thường chui vào đó nằm và tưởng tượng ra cảnh mình được ngồi uống trà với Hoàng Đế, ăn bánh sô-cô-la và mặc những bộ quần áo lụa là, chân đi giày có quả bông sang trọng.

Khi đó, mẹ Andersen cảm thấy rất lo lắng vì con trai mình chỉ thích ở lì trong nhà mà chẳng chịu giao tiếp với bất kỳ ai. Một hôm, bà than thở với những người hàng xóm: “Tôi cảm thấy rất lo lắng, thằng bé nhà tôi lúc nào cũng mơ mộng. Hôm trước, thằng bé nói với tôi rằng nó muốn xây một toà lâu đài ở giữa làng mình. Vậy là từ hôm ấy đến nay, ngày nào nó cũng loay hoay ngồi lên kế hoạch xây dựng lâu đài tưởng tượng ấy”.

Những người hàng xóm nghe xong đều bật cười, họ đều cho rằng đó chỉ là mơ ước viển vông của một đứa trẻ. Tuy nhiên, trong số những người hàng xóm đó có một bà lão kỳ lạ, bà già đến nỗi chẳng ai nhớ bà bao nhiêu tuổi nữa. Khác với mọi người, khi nghe xong chuyện bà không cười mà chậm rãi nói với mẹ của Andersen: “Một ngày nào đó thằng bé sẽ thành tài, nó sẽ được cả thế giới khâm phục và dân làng chúng ta sẽ được thơm lây nhờ thằng bé”.

Bà lão không giải thích gì thêm về lời tiên đoán của mình. Tuy nhiên, mỗi khi ngắm nhìn Andersen chơi cùng những con rối hoặc khi cậu mải mê sáng tạo một thứ gì đó, mẹ của Andersen lại nghĩ về những lời bà lão nói.

Một hôm, mẹ Andersen đưa cậu ra đồng để thu hoạch lúa mạch cùng mình. Andersen không hứng thú với công việc ruộng đồng lắm nhưng cậu lại đặc biệt hứng thú với những câu chuyện dân gian mà các bác nông dân thường kể. Điều đáng ngạc nhiên là Andersen có thể ghi nhớ tất cả chi tiết của các câu chuyện một cách dễ dàng. Sau khi nghe các bác nông dân kể chuyện, cậu có thể kể lại một cách làu làu cho cha mình nghe.

Những lúc như thế, mẹ Andersen lại nói với cha cậu: “Em hy vọng những gì bà lão nói sẽ trở thành hiện thực, nhưng em cũng hy vọng con trai chúng ta tập trung vào việc học hành hơn để khi lớn lên, con có thể học lấy một nghề rồi trở thành thợ may giỏi hoặc người thợ giày như anh…”.

“Không thể như thế được, anh không muốn con trai chúng ta trở thành thợ may mà cũng chẳng muốn con trở thành thợ giày. Anh hy vọng con trai của chúng ta có thể làm được điều gì đó đặc biệt hơn”.

Nói rồi, cha Andersen bắt đầu đọc cho cậu nghe truyện “Nghìn lẻ một đêm”.

Một ngày kia, khi học đến bài về đất nước Trung Quốc, thầy giáo của cậu đã nói rằng, nước Trung Quốc xa xôi nằm ở phía bên kia quả địa cầu ngay đối điện với Đan Mạch. Khi nghe thầy giảng bài Andersen cảm thấy rất thú vị, cậu nghĩ: “Nếu một người Đan Mạch nào đó đào một cái hầm thật sâu, có lẽ anh ấy sẽ đến được Bắc Kinh, Thượng Hải hoặc một thành phố sầm uất và vui nhộn nào đó ở Trung Quốc”.

Nhưng cậu cũng nghĩ: “Nếu người Đan Mạch có thể đào hầm thì người Trung Quốc cũng có thể làm như thế. Biết đâu một hoàng tử nào đó lại đào hầm đến Đan Mạch để giúp mình xây một lâu đài tuyệt đẹp thì sao”.

Càng nghĩ, Andersen càng tin rằng có một hoàng tử đang đến thăm cậu. Nếu hoàng tử đến, chắc chắn cậu ấy sẽ đến bằng cách đào đường hầm xuyên qua nơi thấp nhất – lòng sông.

“Vì vậy mình nên ra bờ sông và chờ đợi. Mình sẽ hát thật to, nếu hoàng tử nghe thấy, biết đâu cậu ấy sẽ đào nhanh hơn vì muốn biết ai là người đã hát những khúc ca chào đón mình thì sao?”, Andersen nghĩ.

Nghĩ xong, Andersen liền ra bờ sông ngồi hát, trên mình vẫn mặc nguyên bộ quần áo vá, Andersen hát tất cả những bài hát mà mình biết bằng một giọng ca ngọt ngào. Tuy nhiên, dù cậu đã hát rất nhiều nhưng mãi vẫn chưa thấy vị hoàng tử nào xuất hiện cả. Cậu chỉ thấy trên lòng sông có một đàn vịt đang tung tăng bơi lội. Vịt mẹ dẫn đàn con tiến gần về phía cậu, chúng rỉa lông cánh rồi lại bơi ra xa.

Trong đàn vịt có một con trông rất kỳ lạ, nó có đôi chân ngắn ngủn với cái bạt chèo to. Lông của chú vịt này cũng không mềm mại như những chú vịt khác mà xù lên thành từng cục, mặc dù cả đàn vịt đã bơi đi nhưng chú vịt con xấu xí này vẫn cứ chần chừ mặc cho vịt mẹ đang gọi ở phía trước.

“Đừng có buồn vì vẻ ngoài lạ lùng của mình”, Andersen nói với vịt con. “Biết đâu một bà tiên nào đó đã đặt nhầm cậu vào đàn vịt và chỉ khi lớn lên cậu mới phát hiện ra mình là một con thiên nga xinh đẹp thì sao?”.

 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button