Review

Cánh Chim Kiêu Hãnh

Thể loại Văn học nước ngoài
Tác giả Đỗ Bích Thúy
NXB NXB Tổng Hợp
Công ty phát hành NXB Tổng Hợp
Số trang 179
Ngày xuất bản 04-2014
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách

Vậy là cuộc đời một người con gái Tày đã trôi qua, Mai đành phải để lại tất cả, không mang gì theo mình được nữa. Cả Sinh, cả Dí… Mai đi theo Chúng, đi theo mẹ chồng, Mai đã hóa thành một con đại bàng, với sải cánh dài, liệng trên bầu trời cao. “Tiểu thuyết Đỗ Bích Thúy trên nền tảng “cái đi qua của lịch sử”, dựng nên câu chuyện như thế, theo diễn tiến của đời sống các dân tộc thiểu số bị o ép, bần cùng tới mức hạt muối cũng quý như hạt ngọc. Còn cả những oan ức, bức bối như phải phá cả nương ngô mỡ màng để lấy đất trồng thuốc phiện và biết bao nhiêu chi tiết khác nữa đã được nhà văn Đỗ Bích Thúy tái dựng từ và xung quanh cái trục là một câu chuyện tình.”

Nguyễn Văn Thọ

[taq_review]

Bạn đọc cảm nhận

P.B.V.H

Cánh chim kiêu hãnh là cuốn sách nói về những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp ở Hà Giang, giai đoạn những năm 40 của thế kỉ trước. Nhân vật chính, xuyên suốt chiều dài câu chuyện là Mai – một cô gái dân tộc Tày, xuất thân bần hàn, bị gán nợ vào nhà Lý trưởng làm người hầu. Mai được Chúng, chồng của cô sau này đổi ra bằng một đàn gia súc. Cuộc đời của cô thay đổi từ đó. Hai vợ chồng đi theo cách mạng, chồng hi sinh, Mai cũng hi sinh, để lại đứa con trai nhỏ, mang theo ước mơ trở thành một con chim đại bang có sải cánh dài liệng dũng mãnh trên bầu trời cao rộng. Mai là hiện thân của đa số người dân miền núi, chịu mấy tầng áp bức, cuộc sống vô cùng tăm tối, cơ cực, vùng dậy bên nhau đánh Pháp, đuổi Nhật. Mai cũng là hiện thân cho mẫu phụ nữ vùng cao vốn đã xuất hiện trở đi trở lại trong các tác phẩm của Đỗ Bích Thúy: Suốt đời sống vì người khác, sống cho người khác, nhận phần thua thiệt về mình với vẻ đẹp thuần khiết và tâm hồn nhân hậu.

Vẫn với những vỉa tầng văn hóa bản địa, những mẫu hình nhân vật có phần quen thuộc, nhưng được đặt vào bối cảnh lịch sử đặc biệt, các sự kiện lại đã diễn ra quá lâu…cuốn sách này của Đỗ Bích Thúy có thể coi như một dấu mốc đánh dấu quá trình khai thác, tìm tòi hướng đi mới trong phạm vi một đề tài đã quen thuộc, đã định hình cùng cái tên Đỗ Bích Thúy – đề tài dân tộc và miền núi.

Trả lời về việc tại sao lại đề cập tới một giai đoạn lịch sử đã lùi xa như vậy trong cuốn sách này, nhà văn Đỗ Bích Thúy nói: Chính vì nó đã lùi quá xa, nhân chứng không còn, chỉ còn tư liệu và tư liệu, tôi cảm thấy mình được tự do hơn trong thế giới mà mình tạo ra. Điều đó bớt phần nào áp lực đối với người viết.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button