Review

Cách Người Nhật Xây Dựng Mối Quan Hệ

Thể loại Kỹ năng – Sống đẹp
Tác giả Kawashita Kazuhiko
NXB NXB Thế Giới
Công ty phát hành 1980 Books
Số trang 216
Ngày xuất bản 11-2016
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách

Bằng trải nghiệm thực tế của một người có nhiều năm kinh nghiệm làm tổ chức sự kiện và xây dựng cho mình được mạng lưới quan hệ rộng lớn và vững chắc, thông qua cặp hình tượng “Người cha có quan hệ rộng – Người cha không có quan hệ rộng”, tác giả Kazuhiko trình bày chi tiết các bước và phương cách để tạo dựng mạng lưới quan hệ và lợi ích của mạng lưới này trong việc đạt đến thành công trong cả cuộc sống cá nhân lẫn công việc.

[taq_review]

Trích dẫn

Đừng tiếc khi giới thiệu cho người khác các mối quan hệ của bạn

Chính những lời nhờ vả sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều hơn

Tôi thường hay nhận được những tin nhắn nhờ vả hay cho lời khuyên trên mạng Facebook. Dù không thể nói tôi đã trả lời đầy đủ cho những câu hỏi đó vì còn tùy vào độ khó dễ của vấn đề được hỏi hay công việc lúc đó có bận không, nhưng tôi đang cố gắng trả lời sớm nhất nếu biết và trong khả năng của mình.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp không thể trả lời ngay được, lúc đó chúng ta sẽ nghĩ “Việc này có lẽ hơi phiền rồi đây”. Những lúc đó, thường thì sẽ lịch sự nói rõ không thể trả lời hay đáp ứng được và từ chối. Gặp trường hợp này, Người cha không quen biết rộng sẽ từ chối, nhưng Người cha quen biết rộng sẽ xem đây là cơ hội tốt vì vừa có thể giúp ích cho đối phương, lại vừa khiến mình trưởng thành hơn.

Lần đó tôi được một đồng nghiệp trong công ty nhờ liên hệ để nói chuyện với tổng biên tập của tạp chí đàn ông nổi tiếng, vì anh ấy đang muốn biết về xu hướng thẩm mỹ và phong cách của giới trẻ hiện nay.

Nhưng tôi chưa từng gặp vị tổng biên tập đó. Thông thường để sắp xếp nói chuyện với người mình chưa gặp lần nào đã khó, với người bận rộn như tổng biên tập tạp chí lại càng khó hơn. Lúc này, tôi đã định trả lời thành thật là “Xin lỗi, tôi không biết người đó” để từ chối. Tuy nhiên, vì đồng nghiệp của tôi đã nói rõ mục đích là “muốn gặp để làm gì”, nên với suy nghĩ dù sau khi liên hệ mà có bị từ chối thì chắc đối phương cũng không nghĩ là mình dài dòng làm mất thời gian của họ.

Nên tôi đã tìm cách liên lạc để xin được gặp tổng biên tập đó với mục đích rõ ràng. Sau đó tôi đã nhận được hồi âm và sau khi nghe tôi giải thích chi tiết, người ấy đã đồng ý. Nhờ mạnh dạn liên lạc nên tôi đã có được mối quan hệ quan trọng này.

Sau buổi gặp nói chuyện đó, tôi có gửi lời cảm ơn đến tổng biên và chúng tôi dần thân thiết hơn sau khi trao đổi qua email, facebook…hiện giờ, quan hệ giữa hai chúng tôi phát triển đáng kể và thỉnh thoảng có dùng bữa cùng nhau.

Tất nhiên cũng sẽ có khả năng bị từ chối trong những trường hợp như thế này, nhưng tôi cho rằng sẽ tốt hơn là bạn đã làm nhưng không thành công, còn hơn là bạn đã không làm gì. Thực tế có nhiều mối quan hệ được xây dựng từ những dịp gặp gỡ, nói chuyện thế này.

Khi bạn được ai đó nhờ cho ý kiến, đừng nghĩ chuyện đó phiền phức, trái lại hãy biết ơn vì điều đó. Tuy nhiên với một số chuyện chúng ta không thể đáp ứng được thì đành từ chối, nhưng bạn hãy thử nhận lời làm nếu cảm thấy đó là dịp để thử thách bản thân mình. Đó có thể là cơ hội để bạn có được những kinh nghiệm mới mà trong công việc hàng ngày không thể có và cũng là dịp để tạo thêm nhiều quan hệ mới.

Hãy tự mình làm

Người cha quen biết rộng rất thích giải quyết các vấn đề khó.

Khi bạn cảm thấy vấn đề đó khó, nghĩa là vào thời điểm đó bạn vẫn chưa đủ kiến thức, chuyên môn và các mối quan hệ.

Với suy nghĩ như thế, Người cha quen biết rộng sẽ nỗ lực hết mình để lấp đầy khoảng thiếu hụt đó, nhờ vậy sẽ giúp họ nâng cao năng lực và các mối quan hệ của bản thân.

Tuy nhiên, nếu gặp vấn đề gì khó hay mất công giải quyết, chúng ta lại có khuynh hướng nhờ sự trợ giúp của mọi người với hi vọng công việc sẽ được hoàn thành suôn sẻ. Nhưng nếu không đổ mồ hôi và tự mình làm thì sẽ không thể nâng cao kiến thức, chuyên môn, cũng như không có được các mối quan hệ khác.

Hiện giờ tôi đứng ở vai trò phân việc cho các cộng sự dưới quyền, nhưng khoảng năm tôi 20, 30 tuổi, tôi cũng đã từng ít nhất một lần tự mình làm những việc mà trước đó chưa làm mà không nhờ hỗ trợ từ bên ngoài. Việc pha trà hay photo tài liệu cũng là việc quan trọng, nên trước khi nhờ người khác làm, tôi đã tự mình làm. Bên cạnh đó, ví dụ khi lên kế hoạch tổ chức sự kiện nào đó, tôi không nhờ công ty tổ chức sự kiện, mà tự mình làm tờ hướng dẫn, hay viết kịch bản cho sự kiện Hay khi phải liên hệ với khách mời tham dự sự kiện, tôi không thông qua công ty giới thiệu mà trực tiếp liên hệ với công ty quản lý khách mời đó để thương lượng về việc xuất hiện của họ. Cũng có khi tôi bị liên lục từ chối vì điều kiện đưa ra không phù hợp, hay công việc chưa đạt được kết quả như ý, nhưng ít ra tôi đã được những người có liên quan đó biết mặt và nhớ tên.

Chính những mối quan hệ tôi có được khi còn trẻ nhờ những việc tự mình làm thế này, đã giúp ích rất nhiều cho tôi sau này. Lần đó, tôi được nhờ giải quyết một dự án đang gặp rắc rối. Với tâm trạng “Nặng nề đây” tôi đã đến, và thật bất ngờ buổi họp hôm đó xuất hiện người quản lý tôi thân do trước đây liên hệ mời khách trong sự kiện công ty tôi tổ chức.

Khi gặp nhau, cả hai phía đều ngạc nhiên “Sao anh lại ở đây? Lâu rồi không gặp nhỉ” và nhờ thế buổi họp hôm đó bớt căng thẳng hơn, nguyên nhân và hướng giải quyết của hai phía cũng được trao đổi một cách nhẹ nhàng và bình tĩnh hơn rất nhiều.

Những chuyện như thế này tôi đã gặp không phải một hay hai lần và chính điều đó đã khiến tôi học được rằng: Những gì mình bỏ công sức ra làm, sau này chắc chắn sẽ thu lại được quả ngọt.

Kiến thức hay chuyên môn có thể học được trong sách vở, nhưng với các mối quan hệ, chúng ta sẽ không thể có nếu không gặp và nói chuyện với những người chưa gặp trước giờ.

Lý do tôi làm việc ở công ty hiện nay là do bị thu hút bởi đồng nghiệp mà tôi gặp khi xin việc. Tuy nhiên, lúc đó tôi chọn công việc này không phải do thích “quảng cáo” mà là do muốn vào làm “đại lý”. Lúc đó tôi cho rằng “đại lý” là “tự mình làm” thay cho người khác và thực tế sau khi vào làm, tôi đã từng bước tích lũy thêm kiến thức, chuyên môn và có được nhiều mối quan hệ.

Tất nhiên, tôi không nói rằng bạn phải làm hết tất cả mọi việc. Có những việc nếu xét theo hiệu quả và chuyên môn, thì nên để một công ty khác làm, hay nếu cấp dưới thạo việc thì nên phân cho cấp dưới làm. Dù vậy với suy nghĩ rằng những việc khó cũng sẽ giúp cho bản thân phát triển hơn, nên đến giờ tôi vẫn nhận lời làm một cách hăng hái nếu nhận định đó là cơ hội.

“Luôn là người tổ chức, phục vụ người khác” cũng là điều tốt

Sau khi từng bước xây dựng các mối quan hệ rồi, Người cha quen biết rộng và Người cha không quen biết rộng sẽ làm thế nào.

Người cha không quen biết rộng sẽ chỉ giữ các mối quan hệ cho riêng mình và không muốn giới thiệu cho người khác vì sợ phiền phức. Trong khi đó, Người cha quen biết rộng sẽ sử dụng các mối quan hệ ấy để giúp cho người khác.

Thực tế thì có rất nhiều những buổi tụ tập ăn, uống như để xả stress, tiệc mừng, tiệc chiêu đãi, họp lớp… Người cha quen biết rộng sẽ phân các buổi tiệc thành “7-2-1”.

Nghĩa là trong số các buổi tiệc Người cha quen biết rộng tham dự, sẽ có “7” là do họ tổ chức, “3” là họ không tổ chức và “2” là do được mời, còn “1” là tiệc trong công ty.

Con người thì ai cũng cần phải xả stress, hay cùng nhau chia sẻ những thành quả đạt được vì thế họ sẽ dành thời gian vui vẻ uống rượu và ăn các món ngon. Người cha quen biết rộng cũng tham gia những buổi tiệc như thế. Tuy nhiên, thời gian của đời người thì giới hạn, nếu chỉ dành thời gian vui chơi, đến khi nhìn lại thì đã già nhưng vẫn chưa làm được gì vì thế Người cha quen biết rộng chỉ dành khoảng 10% cho những cuộc vui này trong số những bữa tiệc họ tham dự.

Phần lớn những bữa tiệc Người cha quen biết rộng tham dự là tiệc do họ tổ chức. Họ sẽ lên danh sách thành viên, địa điểm, thực đơn, không gian thế nào để cho mọi người được vui vẻ. Thành phần chính trong bữa tiệc là “người tham dự”. Họ không chỉ mời những người đã thân thiết, mà còn mời cả những người họ thấy phù hợp, qua đó tạo thêm các quan hệ mới cho người tham dự.

20% còn lại Người cha quen biết rộng tham dự với tư cách khách mời. Khi tổ chức tiệc làm cầu nối giúp người tham dự có thêm mối quan hệ mới, ngược lại họ cũng được nhiều người biết đến và lời mời dự tiệc sẽ nhiều hơn.

 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button