Review

Bóng Ma Trong Nhà Hát

Thể loại Văn học nước ngoài
Tác giả Gaston Leroux
NXB NXB Văn Học
Công ty phát hành Nhã Nam
Số trang 359
Ngày xuất bản 03-2017
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách

Nhà hát có “ma”??? Nhà hát lớn Paris.Những sự việc lạ lùng liên tiếp xảy ra từ khi các ngài Moncharmin và Richard tiếp quản vị trí: cái chết của trưởng bộ phận dàn dựng sân khấu trong tư thế treo cổ dưới tầng hầm, bức thư nặc danh đe dọa hai tân giám đốc, diva Carlotta bỗng “hát như cóc kêu” trên sân khấu, đèn chùm trong khán phòng rơi đè chết người… Cùng lúc đó, Christine, nữ ca sĩ vô danh với giọng hát “như mèo hen” bỗng như thoát xác, cất tiếng hát làm rung động công chúng. Tất cả chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên hay có bàn tay một thế lực thần bí nào

“Con ma Nhà hát đã tồn tại. Nó hoàn toàn không phải, như từ lâu người ta vẫn tin, một cảm hứng nghệ sĩ, thói mê tín của các đời giám đốc, trò sáng tạo vô vị từ những bộ óc quá khích của đám con gái trong vũ đoàn ba lê, của mẹ chúng, của các chị xếp chỗ, của những người làm trong phòng gửi đồ và của bà gác cổng.”

Vốn là tiểu thuyết dài kỳ in trên tờ Le Gaulois từ tháng 9/1909 đến tháng 1/1910, Bóng ma trong Nhà hát được nhà xuất bản Pierre Lafitte in thành sách lần đầu tiên năm 1910 và từ đó đến nay vẫn luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho hàng chục tác phẩm điện ảnh, nhạc kịch, phim truyền hình và ca khúc ở Pháp, Mỹ và nhiều quốc gia khác.

[taq_review]

Trích dẫn

Sorelli – một trong những vũ công chính của nhà hát Opera đang ngồi trong phòng thay đồ của mình. Cô chuẩn bị để sẵn sàng cho màn trình diễn tiếp theo, một buổi công diễn ngày hè được tổ chức cho hai người quản lý nghỉ hưu. Sự yên lặng cô đang tận hưởng trong căn phòng đột nhiên bị gián đoạn bởi một nhóm các cô gái trẻ bất ngờ chạy vào phòng. Họ nói chuyện rất ồn ào.

“Bóng ma! Chúng tôi đã thấy hắn!” – một trong bọn họ khóc vì sợ – “Chúng tôi đã thấy Bóng ma!”

Sorelli vốn là một người mê tín và hay dễ hoảng sợ bởi những câu chuyện về con ma nhưng cô vẫn cố gắng tỏ ra gan dạ. “Nó thật tức cười!” – Cô nói với các cô gái – “Các cô thật là điên rồ quá đi.”

“Không, không phải! Đó là sự thật. Tất cả chúng tôi đều nhìn thấy hắn” – Một số cô gái khóc. Những cô gái dàn hợp xướng đều khẳng định như thế. Thật ra, bất kể chuyện gì không may xảy ra trong nhà hát các cô đều nói là do bóng ma.

Trong chốc lát, rất nhiều người tin các cô gái nói thật. Một số thì nghĩ rằng đó chỉ là sự tưởng tượng điên rồ. Nhưng dù gì đi nữa, quan niệm này bắt đầu thay đổi từ khi Joseph Buquet – một trong những người thay phông cảnh trong rạp hát nói: “Tôi đã thấy một thứ thật khủng khiếp ở hành lang. Một người mặc y phục dạ hội. Ban đầu, tôi nghĩ anh ta là khán giả. Nhưng không, khi tôi nhìn anh ta gần hơn thì đột nhiên phát hiện rằng hắn không có khuôn mặt – đó là một cái đầu lâu! Da màu vàng, mắt như lỗ đen và hắn rất gầy.” – Joseph là một người rất đáng tin cậy nên không ai nghi ngờ ông cả.

Không lâu sau, mọi người trong nhà hát Opera bắt đầu thấy được những điều lạ thường. Một trong những lính cứu hỏa – Pampin đã kể: “Tôi đã đi xuống nhà kho hồi sáng hôm qua. Khi tôi vừa mới xuống đó, tôi thấy một thứ rất ghê rợn. Tôi thấy một cái đầu lửa đến gần tôi! Nó rất rõ. Tôi có thể nhớ được rất rõ rệt. Nó có một cái đầu lửa nhưng không có thân!”

Trong phòng thay đồ của Sorelli, các cô gái tiếp tục câu chuyện của mình. “Chúng tôi thật sự thấy hắn!” – Một cô gái một mực khăng khăng – “Đó chính là con ma!”

Phòng thay đồ của Sorelli đột nhiên trở nên yên lặng. Âm thanh vang lên duy nhất là tiếng thở hổn hển vì sợ hãi của các cô gái. Một cô gái áp tai mình vào tường, cố gắng nghe thử tiếng ồn bên ngoài. Mặt của cô gái bỗng chốc trở nên trắng bệch.

“Hãy lắng nghe thử đi!” – Cô nói khẽ với giọng sợ hãi. Có tiếng sột soạt bên ngoài cửa. Sau đó, đột nhiên nó dừng lại.

Sorelli chậm rãi bước tới cửa và nói vọng ra ngoài: “Ai… Ai… đó?” – Không có sự phản hồi – “Có ai ở ngoài cửa của tôi không?”

“Có đấy. Có đấy.” – Meg nói, một cô gái trong dàn hợp xướng “- Tất cả chúng tôi đều nghe thấy. Nhưng đừng mở cửa. Hắn có thể vào trong nếu cô mở cửa.” Song, Sorelli vẫn không nghe theo lời họ.

Sorelli luôn giữ bên mình một con dao và bây giờ cô lấy nó ra từ bao đựng dao dắt ở mắt cá chân để tự vệ. Cô cầm chặt nó trong tay và cẩn trọng mở cửa. Tất cả cô gái trong dàn hợp xướng dồn lại trong một góc của phòng. Sorelli nhìn ra ngoài hành lang nhưng cô không thấy gì cả. “Không có gì cả” – cô nói với các cô gái.

Sorelli cố tỏ ra mạnh mẽ và nói: “Bình tĩnh nào các cô gái. Không có bất cứ ai thấy một con ma cả.”

“Nhưng chúng tôi rõ ràng đã thấy hắn mà. Và Gabriel cũng thấy hắn nữa.” – Một cô gái khác nói thêm.

“Gabriel? Người chỉ huy dàn nhạc?” – Sorelli hỏi – “Ông ấy nói gì?”

“Ông ấy đã từng là người quản lí sân khấu ở đây cho tới khi một người Ba Tư lạ mặt đến thay thế… cô có biết người đi vào phòng không?…”

“Có” – Sorelli nói – “Tôi biết người Ba Tư”. Mọi người ở trong nhà hát Opera đều biết người Ba Tư. Các cô gái sợ ông ta.

“Vậy thì sao?” – Sorelli hỏi.

“Ngay khi ông ấy nhìn thấy người Ba Tư, Gabriel trở nên hoảng hốt và ông ấy chạy vội ra khỏi văn phòng. Không may, ông ấy bị trượt chân và ngã xuống cầu thang. Mẹ và tôi tìm thấy ông ấy ở dưới cầu thang. Ông ấy chảy máu và bầm da. Sau đó, ông ấy cũng đã kể cho chúng tôi về thứ kinh hoàng đó. Ông nhìn về phía vai của người Ba Tư và thấy con ma đang đứng đằng sau người Ba Tư! Gabriel đã rất hoảng sợ!”

“Con ma trông như thế nào? – Sorelli muốn biết.

“Hắn mặc đồ dạ hội giống như Joseph Buquet miêu tả. Và đầu của hắn như một cái đầu lâu” – Cô gái nói.

“Mẹ tôi nói Joseph Buquet không kể nhiều lắm” – Meg nói nhỏ. Mẹ của Meg – Madame là ngườ dẫn chỗ ngồi cho khách trong nhà hát.

“Bà ấy nói bóng ma không thích người ta nói nhiều về hắn” – Meg trả lời thật chậm – “Bởi vì ghế ngồi số 5. Mẹ tôi phụ trách ghế số 5. Như các cô thấy đấy. Ghế số 5 thuộc về bóng ma. Đó là nơi hắn ngồi trong suốt buổi biểu diễn. Không ai khác được ngồi ở chỗ đó.”

“Mẹ của cô đã từng thấy hắn chưa?” – Các cô gái hỏi.

“Chưa” – Sorelli giải thích – “Không người nào có thể thấy được hắn. Tất cả những thứ như y phục dạ hội và bộ xương hay đầu lửa chỉ là vớ vẩn. Mẹ tôi chưa bao giờ thấy được hắn cả. Bà chỉ nghe được tiếng của hắn khi hắn đang xem chương trình. Bà cũng cho hắn xem chương trình hắn thích.”

Các cô gái nhìn nhau. Họ hoàn toàn không hiểu câu chuyện của Meg.

Đột nhiên, cửa phòng thay đồ mở ra và một người phụ nữ đi vào. Mắt bà ta trợn tròn và đầy nỗi sợ hãi. “Joseph Buquet!” – Bà ta thở hổn hển – “Ông ấy chết rồi. Một người nào đó tìm thấy xác ông ấy ở tầng hầm. Ông ấy bị treo cổ!”

Cả căn phòng đầy những khuôn mặt hoảng hốt.

“Bóng ma đã làm thế” – Meg buột mồm. Sau đó cô nhanh chóng sửa lại để rút lại những lời cô vừa nói. Cô cũng sợ là sẽ bị bóng ma giết. “Tôi không nói thế” – cô nói – “Tôi không nói gì hết”. Nhưng mọi người đồng ý với cô – “Đúng. Chắc chắn là do bóng ma.”

Một lúc sau, có một cuộc điều tra được tiến hành. Nhưng dù gì đi nữa, kết luận của nó cũng là do một vụ tự sát bình thường. Song sau đó có một điều lạ diễn ra. Sợi dây thừng treo cổ Joseph đột nhiên biến mất! Những người quản lí nói: “Chắc một người nào đó đã lấy nó làm đồ kỉ niệm. Chúng ta sẽ biết được điều gì xảy ra khi nó kết thúc.”

Bạn đọc cảm nhận

Nguyễn Thủy Tiên

Sách đẹp, giấy tốt, nội dung rất hay. Có lẽ là văn học cổ điển nên lời văn rất thơ mộng bay bổng và lãng mạn, nói chung mình rất thích. Tuy nhiên phần dịch thuật rất chán, đoạn đầu truyện còn lủng củng, nhiều chỗ phải đọc lại mấy lượt mới hiểu được. Trình bày cũng tùy tiện về dấu ngoặc kép, xuống dòng,… nên lắm lúc chẳng biết lời đang nói là lời của nhân vật nào.

Minh Thư

“Một tác phẩm kinh điển, như lời đồn. Nhưng tại sao lại kinh điển?”

Quyển sách mang một đề tài quen thuộc – chuyện tình tay ba. Ôi dào, tôi coi phim Hàn có trai xinh gái đẹp còn phát ngán đây này, huống chi là đọc một quyển sách như vậy. Trúng phóc !

Một câu chuyện lạ lùng. Ban đầu là cái chết của trưởng bộ phận dàn dựng sân khấu trong tư thế bị treo cổ dưới tầng hầm, sau đó nàng ca sĩ vô danh bỗng một đêm thành sao khi trút bỏ vẻ u buồn mà cất tiếng hát đánh cắp trái tim vị bá tước trẻ, trong khi nữ diva đột nhiên hát “như cóc kêu”, liên tiếp sau đó là những bức thư nặc danh gửi hai tân giám đốc,…bởi một thứ cực kỳ ngu xuẩn tự xưng là…. Ma nhà hát. Kì lạ là những chuyện ấy chẳng hề liên quan đến nhau, nhưng có một mối liên kết nào đó khiến người ta thấy rờn rợn. Phải chăng có thế lực nào đó đang thâu tóm chuyện này, như một bóng ma chẳng hạn?

Điểm sáng của câu chuyện là tình yêu. Cô gái ấy phải chọn lựa giữa tình yêu bị ngăn cản và tình yêu điên dại đến mức có thể giết chết cô. Tất cả đều là tình yêu không đáng có, không xứng đáng và tất nhiên là không hề vĩnh cữu. Nhưng cô yêu, và cô thương hại ! Chẳng ai sai, cũng chẳng có kẻ phản diện nào. Khi chuỗi bi kịch kết thúc, nước mắt ướt đẫm trang giấy, một người vĩnh viễn ra đi…

Đọc văn bản, tôi cảm nhận được sự duyên dáng của người Pari, cảm giác như mình đang là một thính giả trong nhà hát, được thưởng thức những vở opera nao nức lòng người. Dữ dội. U buồn. Vỡ òa xúc động. Không cách nào diễn tả được cảm xúc khi đóng quyển sách lại. Một quyển sách hay khác với một quyển sách kinh điển. Sách hay khiến người đọc thích thú và để lại nhiều bài học sâu sắc. Còn sách kinh điển là một quyển sách hay nhưng khiến người đọc nhớ mãi, và là chuẩn mực của nền văn học. “Bóng ma trong nhà hát” là quyển sách như vậy. Trong tình yêu, có những người ích kỉ, nhưng học ích kỉ chỉ vì họ yêu và họ muốn được yêu. Nó còn ca ngợi tình bạn, tình cảm gia đình, khắc họa nội tâm nhân vật rõ nét đến mức bạn đọc có cảm giác như câu chuyện ấy không chỉ là của riêng họ nữa. Trong tình yêu, có những người ích kỉ, nhưng họ ích kỉ chỉ vì họ yêu và họ muốn được yêu. Họ có xứng đáng được tha thứ? Chỉ có ai đã đọc qua mới có thể trả lời câu hỏi này.

Tất nhiên có ưu điểm thì phải có han chế. Vì là kinh điển nên một phần nào đó tác phẩm hơi khó hiểu đối với một số độc giả. Văn phong tác giả- người Pháp có lẽ là hơi bay bướm một xíu nên hãy chắc chắn rằng bạn phải kiên nhẫn đọc đấy nhé. Vì bỏ lỡ một đoạn nào đó sẽ khiến cho mạch truyện trở nên rời rạc. Thứ hai là có vẻ như tác giả hơi xoáy sâu quá mức vào câu chuyện tình yêu. Nếu khai thác thêm những chủ đề khác nhiều hơn thì sẽ trọn ven hơn rất nhiều.

“Gía như bông hoa trên miệng người ấy

Chí ít cũng biết trao

Một nụ hôn ngọt ngào” – Trích “Bóng Ma Trong Nhà Hát”

Nói nãy giờ, rốt cuộc Ma nhà hát có thật hay không ?

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button