Review

Bồ Câu Chung Mái Vòm

Thể loại Văn học nước ngoài
Tác giả Dương Thụy
NXB NXB Trẻ
Công ty phát hành NXB Trẻ
Số trang 299
Ngày xuất bản 02-2014
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách

“Những truyện ngắn trong tập sách này được tôi viết sau khi đi du học về với nhiều kỷ niệm thân thương. Tôi vẫn thường mơ thấy lại những chú bồ câu đáng yêu dưới mái vòm nhà thờ yên ả. Tôi nhớ hoài những buổi chiều lang thang ở Rennes trong làn gió thu lãng mạn, nơi tôi đã viết truyện ngắn “Một mùa thu ở Rennes”. Và bạn cũng sẽ bắt gặp những chuyến chu du của tôi đến những miền đất lạ trong “Con gà nói tiếng Đức”, “Bất chợt ở La Mã”, “Tú cầu vùng Bretagne”… Mời bạn hãy lại cùng tôi, mơ về những tháng ngày tươi đẹp của một Châu Âu cổ kính nhưng hiện đại, nơi những người trẻ chúng ta luôn mong có một hành trình hướng đến tương lai”

(Dương Thụy)

[taq_review]

Trích dẫn

Hai Người Đến Từ Phương Xa

Tố Nga hồi hộp đeo ba lô bước lên xe bus. Hôm nay là ngày đầu tiên nó đến trường mới. Hai chữ “trường mới” với ai thì vui chứ nó nghe rầu thúi bao tử. Nó đâu muốn sang nước Pháp lạ lẫm này, nhưng cả nhà phải đi theo sự thuyên chuyển công tác của ba. Chị Hồng Thu giỏi tiếng Pháp, qua đây vào đại học luôn. Còn nó, dân tiếng Anh, giờ bắt học lớp mười chung với tụi Tây, nó thấy rét quá!

Tố Nga len lén tìm đường đến văn phòng giáo vụ. Nó không dám một mình vào lớp. Cô thư ký đã hứa với ba sẽ giới thiệu nó với bạn mới cho bớt bỡ ngỡ. Cô đón nó, cười tươi và nhìn vào sổ:

– Chào Tông Ga!

Lúc đầu nó không hiểu cô đang chào ai nhưng nhìn xung quanh chỉ thấy có mình nó. Thì ra cô thư ký phát âm tên nó theo kiểu Pháp. Nó định sửa cô cách đọc lại cho chuẩn nhưng ngay lúc đó, một thằng con trai rụt rè bước vào, tay cầm tờ giấy hẹn giống y nó. Cô thư ký lại vui vẻ:

– Chào Ricky!

Thằng con trai tóc hơi quăn, da hơi sậm hơn và có vẻ lùn hơn tụi con trai bằng tuổi người Pháp. Đúng y như Tố Nga đoán, cô thư ký giới thiệu hai đứa với nhau:

– Đây là Tông Ga, từ Việt Nam sang. Còn đây là Ricky, người Tây Ban Nha.

Nó mỉm cười nhìn người bạn cùng cảnh ngộ vẻ thân thiện. Ricky nháy mắt khá lém chào lại. Nó nghĩ mình may mắn, dù sao nó cũng không phải là học sinh nước ngoài duy nhất ở trường này. Bất ngờ hơn, cô thư ký lại dẫn hai đứa cùng vào một lớp và đề nghị cô giáo chủ nhiệm cho hai học sinh ngoại quốc ngồi chung bàn đầu để tất cả các thầy cô dễ lưu tâm đến hơn. Ngày đầu tiên đi học ở đây thế là cũng không đến nỗi nào, nhất là được ngồi gần thằng bạn Tây Ban Nha quá sức “bảnh toỏng”!

Nhưng sự đời vốn không yên ổn như người ta hằng mong. Vừa sang ngày hôm sau là Tố Nga thấy bắt đầu có vấn đề. Nó tự biết mình không được bạn bè trong lớp quan tâm như Ricky. Hắn dù sao cũng là người Châu Âu, ở sát nách nước Pháp nên dễ hòa đồng với tụi học sinh hơn. Hắn nói cười, đùa nghịch, “hun” chụt chụt vào má tụi con gái tỉnh bơ. Nó thì không, chính nó làm cho Ricky “xộ” khi phản ứng né tránh cái hôn chào xã giao của hắn. Nó kiêu kỳ: “Tôi không quen, người Việt Nam không hôn nhau như thế này chỉ để chào”. Ricky báo động ngay cho mọi người về phong tục của Tông Ga vì sợ có kẻ khác lại phải quê xệ như hắn. Thấy nó “chảnh” quá, mấy thằng con trai khác trong lớp cũng ngại va chạm mà bọn con gái cũng không thèm chơi. Mấy ngày sau, Tố Nga hối hận, nó thấy việc kề má “chụt chụt” là chuyện hết sức bình thường, nhưng lỡ từ chối rồi nên không ai hôn nó hết. Bây giờ chả lẽ một người gốc Huế – hoàng tộc như nó phải chủ động đưa mặt ra! Tự nó làm mình xa rời tập thể chỉ vì ngu dại không cho Ricky hôn. Nó hứa phục hận tên Tây Ban Nha lùn này và cả tụi Pháp trong lớp bằng thành tích học tập.

Tố Nga không quá chủ quan khi tin vào sức học của mình. Tuy tiếng Pháp nó chưa giỏi nhưng vốn dân trường chuyên, mấy môn khoa học tự nhiên nó trội hơn hẳn. Trong lớp nhìn nó “sợ sợ”, thầy cô nhìn nó “ớn ớn”, nó thấy “đã đã”. Đã nhất là lúc Ricky cười hề hề cầu tài với nó xin cho “cọp dê” bài kiểm tra. Được thôi! Nó ban phát tí tí những lời khơi mào cách giải, có lúc rộng rãi nó cho luôn đáp số để Ricky dò xem có làm trúng không. Nhưng nhất định không bao giờ nó cho hắn xem bài hay chỉ rõ từ A tới Z. Tóm lại, nó làm cho Ricky phải mang ơn nó nhưng thật ra lại không hưởng lợi được bao nhiêu. Thậm chí nhiều khi nó còn lợi dụng hoàn cảnh chửi hắn nào là lười, nào là dốt, nào là mất căn bản, kể cả từ “ngu” nó cũng không ngại miệng cho vọt ra thoải mái. Ricky ngoài mặt vẫn cười hề hề cầu tài với nó nhưng chắc cũng hận đầy mình. Ai biểu hắn ham chơi làm chi! Cuối tuần nào hắn cũng tổ chức nhảy nhót, rủ rê tụi trong lớp mở tiệc. Hắn tự hào truyền thống người Tây Ban Nha yêu thích lễ hội và còn tự xưng mình là Ricky Martin sôi động. Tụi Pháp mê hắn lắm, cứ xúm vào nhờ hắn chỉ cách hát bài “Gô gô gô! Àlề àlế álê!”. Tố Nga hay cười khẩy khi thấy trò hát hò này, nó nghĩ: “Bày đặt đòi phải chiến thắng, phải có chiếc cúp cuộc đời mà học dở như hạch!”

Tuy làm ra vẻ khinh thường Ricky và tụi bạn trong lớp nhưng kỳ thực Tố Nga rất muốn được hòa đồng, được mọi người yêu mến nhìn bằng cặp mắt thân thiện chứ không phải “sợ sợ”. Nó hy vọng có cơ hội tốt sẽ chứng tỏ với bạn bè mình cũng chịu chơi chứ không chỉ là con mọt sách sống khép kín và sợ bị hôn. Cơ hội ấy cuối cùng cũng đến. Giờ kiểm tra toán rơi vào ngày đầu tiên đi học sau kỳ nghỉ lễ Các Thánh. Tố Nga biết tỏng tụi trong lớp đã tha hồ tiệc tùng nhảy nhót theo sự bày đầu của Ricky thay vì làm bài tập nên đứa nào mặt mũi cũng u mê. Như thường khi, hắn cười hề hề hỏi cách giải. Nó vui vẻ nói cho hắn biết và còn hào phóng “chỉ cho tất cả mọi người biết luôn!”. Nhưng lúc sắp hết giờ, nó phát hiện mình lộn nên cắm đầu sửa lại. Khi thầy thu bài xong, nó mới chợt nhớ ra Ricky và lũ bạn vẫn làm cách cũ như nó chỉ.

Ngày thầy trả bài kiểm tra, chỉ có một mình Tố Nga làm trúng hết, được điểm cao nhất. Hơn nửa lớp bị thi lại. Ricky nhìn nó đầy căm thù. Bao nhiêu uất ức từ trước đến nay trào ra, hắn hét toáng “Đồ lừa đảo!”. Nó cũng oan, muốn phân bua nhưng lấp vấp nói tiếng Pháp không rành. Hết tiết, mọi người lục tục kéo sang lớp của thầy khác. Vừa ra khỏi lớp, Ricky quay sang hét tiếp: “Đồ độc ác! Thứ chơi xấu với bạn bè!”. Một đứa bạn khác vô tình chen lấn làm rớt chiếc cặp trên tay Tố Nga, tiện chân Ricky đá phốc vào tường. Tố Nga bất bình, vọt miệng hét lớn bằng tiếng Việt: “Đồ lưu manh giả danh ca sĩ!”. Mọi người không hiểu nó nói gì, phỏng đoán chắc là một câu thô bỉ lắm nên mới sử dụng tiếng Việt cho không ai hiểu. Ricky hùng hổ chỉ tay vào mặt nó la lối loạn xạ lên bằng tiếng Tây Ban Nha. Thế là tụi Pháp đứng đầy hành lang trong giờ chuyển tiết chứng kiến một cảnh tiếu lâm. Chẳng ai hiểu hai đứa nước ngoài này nói gì. Anh xổ tiếng Tây Ban Nha, ả tuôn từng tràng tiếng Việt. Gây gổ nhau một hồi, tự nhiên Tông Ga nấc lên khóc hù hụ làm đối thủ và khán giả ngớ người. Nhờ vậy mà cuộc đấu võ mồm theo hai trường phái khác nhau mới chấm dứt.

Hôm đó về nhà, Tố Nga đòi ba cho nghỉ học hoặc nó sẽ quay về Việt Nam sống một mình. Chị nó an ủi dỗ dành, mẹ nó nỉ non ngọt nhạt, ba nó phân tích thiệt hơn:

– Đây là dịp để con nhìn lại chính mình – Ba nghiêm giọng – Thì ra hồi ở Việt Nam, con ỷ mình học giỏi nên hay nói nặng bạn bè. Người Việt mình hiền nhưng tụi Tây bên đây vậy đó. Nếu con không tìm cách để bạn bè mới trong lớp chấp nhận mà cứ đòi nghỉ học thì đó là thái độ bỏ trốn hèn nhát, tạo một cái nhìn xấu cho cả dân tộc Việt Nam!

Bạn đọc cảm nhận

Lata Lyn

Cùng với với “Trả lại nụ hôn” hay “Oxford Thương Yêu”, “Bồ câu chung mái vòm” là tác phẩm của Dương Thụy mà mình bị xúc động mãnh liệt. Nó có nét rất chơi vơi, rất buồn, đặc biệt đối với một người phải sống xa quê hương đã lâu, đến mức chỉ có thể vẽ nên một “Sài Gòn trong ảo ảnh” như tác giả, như mình. Mình thích gọi văn phong của Dương Thụy trong giai đoạn viết quyển sách này là “Dương Thụy màu tím”, vì màu tím chỉ dành cho người trưởng thành, người không còn nhìn cuộc đời bằng lăng kính hồng một chiều nữa, tuy vẫn có chung nét mộng mơ, vẫn đủ ma lực để xoa dịu hiện thực khắc nghiệt.

Chắc hẳn đối với Dương Thụy, nước Pháp xinh đẹp cũng hóa tím than khi so sánh với cố quốc?

Nguyễn Thị Thu Trang

Mình được bạn giới thiệu cho quyển này.Nó khen rất hay,hay vô cùng,cực kì hay và nói với mình rằng Fernando chính là chàng trai lí tưởng trong lòng nó.Vì thế mình đọc quyển sách với rất nhiều mong chờ,nhưng càng háo hức bao nhiều thì mình lại càng thất vọng bấy nhiêu sau khi đã đọc xong.mô típ truyện tương tự như motip của truyện ngôn tình. Nam chính giỏi giang,biết nấu ăn đảm đang việc nhà,ngoài lạnh trong nóng.Nữ chính cũng được coi là có cá tính,tất nhiên là bướng bỉnh vô cùng.Lúc đầu nam nữ chính cãi nhau chí choé và rồi theo đúng motip thường thấy là ”Yêu nhau lắm thì cắn nhau đau”.Hai người yêu nhau,giận dỗi,cãi nhau rồi giảng hoà và cuối cùng có lẽ tất cả đều đoán ra,họ trở về bên nhau và từ đó sống hạnh phúc mãi mãi.Truyện tuy có xây dựng đươc mâu thuẫn xảy ra khi gái Việt yêu trai Tây nhưng theo mình cách giải quyết mâu thuẫn chưa thực sự hay và sâu sắc.Điểm trừ nữa là ở giọng văn của tác giả.Theo cảm nhận của mình thì chưa được chau chuốt cho lắm.Văn viết mà như văn nói.Từ ngữ chưa hay,câu văn đơn giản.cách kể như kiểu tường thuật sự việc,thiếu tính sáng tạo.Thêm nữa là tâm lí nhân vật gần như không được miêu tả.Bởi vì quyển sách này đã viết từ rất lâu rồi nên có lẽ đối với một độc giả trẻ như mình nóz thực sự không hấp dẫn. Các bạn nên cân nhắc khi mua ^^

Cào Cào Vằn

Các câu chuyện ngắn về các mối tình bắt nguồn từ những điều nhỏ nhặt của các du học sinh.

Các câu chuyện xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, hôm nay ở Pháp, mai lại ở Ý. Tôi có cảm giác Dương Thuỵ như đi hết từng ngõ ngách của thế giới, quan sát, khám phá và cản nhận thế giới tâm hồn của những du học sinh. Đồng thời cũng thoáng qua một vài khó khăn của họ trên miền đất khách quê người, khiến những kẻ chuẩn bị du học bớt hão huyền và sẵn sàng tâm lí cho những chuyện xấu có thể xảy ra. Du học không như mơ.

Truyện phân tích rất sâu, rất thực tế suy nghĩ của các nhân vật. Tôi đọc ấn phẩm trước, lúc đó bìa rất xấu, đến nỗi k buồn đọc. Nhưng đọc được một truyện, tôi liền thích mê.

Gấp lại trang truyện cuối cùng, lòng tôi như lắng lại.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button