Review

A Đây Rồi Hà Nội 7 Món

Thể loại Kỹ năng – Sống đẹp
Tác giả Trần Chiến
NXB NXB Hội Nhà Văn
Công ty phát hành Quảng Văn
Số trang 278
Ngày xuất bản 11-2014
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách

A đây rồi Hà Nội 7 món là tuyển tập những bài viết của nhà văn Trần Chiến về Hà Nội. Cuốn sách có thể khiến nhiều người đang sống ở Hà Nội giật mình nhìn lại bản thân và Hà Nội mà mình đang sống. Nhà văn Trần Chiến vốn được biết đến là một trí thức nho nhã, nhẹ nhàng, điềm đạm. Ở A đây rồi Hà Nội 7 món, ông đề cập đến những vấn đề nhạy cảm, những điều có thể gây tranh cãi bằng một giọng văn điềm đạm quen thuộc. Có lẽ, chính vì phong cách sống từ tốn, chậm rãi giữa một Hà Nội nhộn nhịp, vội vã đã giúp cho nhà văn Trần Chiến có cái nhìn sâu hơn về Hà Nội. Trần Chiến viết về ẩm thực Hà Thành, viết về những con phố cũ, về kiến trúc… Ông kể về những con ngõ gợi cảm ở Hà Nội. Như là ngõ Đoàn Nhữ Hài toàn nhà thấp, ngõ Tràng An có dáng dấp tiểu tư sản điển hình, ngõ Phất Lộc ngoằn ngoèo nhất khu “Ba sáu phố phường”.

Trần Chiến viết về cả con người nữa, trong đó có nhà văn Tô Hoài. Ông kể: “Tô Hoài “bước” vào tôi dường như “rón rén” lắm, mà để lại bao nhiêu hương thừa.” Có thể thấy một tình yêu Hà Nội thiết tha sau từng trang viết của Trần Chiến.

[taq_review]

Trích dẫn

“Hà Nội đáng thương.

Vô hồn là phải, vì đám đông kia tuy sống nhờ Hà Nội, không muốn rời Hà Nội, nhưng Hà Nội chỉ là một phương tiện, không phải là nhà. Cứ nhìn những cuộc bia của hội đồng hương Nghệ An hay Thanh Hóa là hiểu: họ yêu quê họ biết bao nhiêu – nơi mà họ quyết ra đi… Đó, ngày nay ta sống trong Hà Nội là sống với các hội đồng hương khổng lồ và ồn ã…Người Hà Nội hằng tự hào về truyền thống “thanh lịch”, “hội tụ, kết tinh, lan tỏa” của mình. Điều đó là có thật. Nhưng còn một sự thật khác, là tứ xứ đổ về đây khai thác, tận dụng, bòn rút thành phố. Xin không cắt nghĩa nguyên nhân, chỉ nói rằng nó làm thành phố luộm thuộm, tự phát, nhem nhếch hơn…”

Bạn đọc cảm nhận

Phạm Nguyễn Thanh Bình

Phải nói là rất cám ơn chú Trần Chiến khi chú đã nêu ra những nhận định rất mới về Hà Nội, bao gồm rất nhiều mặt của cuộc sống. Vốn dĩ mình có một cảm tình đặc biệt với HN, chưa dám khẳng định là có yêu, có thương HN hay không vì vốn dĩ mình sinh ra và lớn lên ở SG. Nhân duyên của mình với HN đến từ chuyến đi thuở bé dù chỉ được lưu lại vài ngày, lớn hơn 1 chút là nhân duyên đến từ con người. Nhưng chưa bao giờ mình nhìn HN theo cách mà chú Trần Chiến đã nhìn. Nói như phần giới thiệu sách, thì quyển này sẽ khiến nhiều người HN giật mình nhìn lại, còn đối với những người như mình thì là sự khám phá, tìm tòi không phải chỉ ở những hoàng nhoáng đẹp đẽ bên ngoài mà tự sâu thẳm bản chất của HN (cái không khí, văn hóa, kiến trúc và con người)….Viết cho những ngày vừa rời khỏi và nhớ nhung HN

Trần Bình Minh

“A Đây Rồi Hà Nội 7 Món” là những ghi chép thật khác của Trần Chiến về Hà Nội. Không giống như những gì những cuốn sách khác thường ghi chép về một Hà Nội trầm lặng, cổ kính, “A Đây Rồi Hà Nội 7 Món” lại mang tới những góc nhìn thật riêng biệt và lạ kỳ.

Những nét sâu thẳm nhất, những ngóc ngách bé nhỏ nhất của Hà Nội cứ lần lượt hiện lên trong từng trang văn của Trần Chiến. Cái cách tác giả viết về Hà Nội với giọng điệu đậm chất hiện thực khiến người Hà Nội giật mình nhìn lại. Ấy vậy mà đọc từng trang văn ấy, vẫn thấy ẩn hiện bao nỗi xót xa.

Phạm Hương

Cuốn để gợi tả những nỗi niềm sâu kín về một hà nội cổ xưa với bao nhiêu là con người với cách sống hàng nghìn năm thế kỷ rồi , chưa hết là cái hiện đại không làm mất đi vẻ ngoài của sự chân trọng đáng kính , phải chăng là nỗi nhớ da diết khi đi xa vẫn không quên đi được cái nhìn đầy mộc mạc và giản dị như thế để mỗi lần trở lại thấy cái không khí hào hứng ấy sẽ luôn diễn ra với việc ngắm nhìn người qua lại hưởng chút đây đó của thành phố .

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button