Quà tặng cuộc sống

Tu Trong Công Việc

tu trong cong viec sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm

Download sách Tu Trong Công Việc ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH HAY VỀ CUỘC SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng ebook                 

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Bạn có biết trí tuệ cổ xưa của Phật giáo đủ giúp bạn thuận lợi để dễ dàng vượt qua các cuộc cạnh tranh khốc liệt trong môi trường công sở hiện đại? Hơn 2.500 năm trước, đức Phật đã thống lĩnh thành công một đại chúng hơn nghìn đệ tử, với số lượng chúng đệ tử đó có thể sánh với số lượng công nhân của một xí nghiệp, nhà máy lớn hiện nay, vậy triết lí lãnh đạo ấy của ngài là gì?

Trong cuốn sách này, Hòa thượng Thánh Nghiêm chia sẻ về việc ứng dụng trí tuệ của giáo lí Phật giáo vào đời sống, nói rõ cho chúng ta biết về ý nghĩa của công việc, nghệ thuật làm việc, phương pháp ứng xử trong giao tiếp cũng như một số nguyên tắc hợp tác đoàn thể, đề xuất quan điểm tìm việc theo tinh thần “tuỳ thuận nhân duyên” để giảm bớt áp lực trong quá trình tìm kiếm việc làm, lấy “cạnh tranh lành mạnh” thay thế cho cạnh tranh một mất một còn mang đậm “động vật tính”; lấy “nghệ thuật chỉnh dây đàn” theo tinh thần trung đạo không rơi vào cực đoan để giữ thăng bằng tâm lí trong cuộc sống. Cuối cùng, hòa thượng còn đưa ra sáu nguyên tắc chung sống hoà thuận, sáu nguyên tắc đó cũng là sáu nguyên tắc đã giúp đức Phật “thống lí đại chúng (thống lĩnh và quản lí đại chúng) thích hợp.”

Bất luận bạn là người đang đi tìm việc hay là người đã có việc làm ổn định, bạn là doanh nhân, trưởng phòng hay người sáng nghiệp… đều có thể tìm thấy được nhiều điều gợi mở bổ ích trong cuốn sách này!

Giờ các bạn hãy xem Đức Phật và Hòa thượng Thánh Nghiêm là người cố vấn cho công việc của mình để không những bạn có thể gặt hái thành công nhiều hơn mà bạn còn lĩnh hội được nhiều yếu quyết trong việc tu tập qua công việc.

Lời tựa

Nhiều người cảm thấy dường như toàn bộ thời gian của mình đều vướng hết vào công việc nên không có thì giờ “tu tập” và họ cho rằng, tu hành là việc của người nhàn rỗi; một số người lại cho rằng, khi dốc hết tâm sức vào việc tu hành thì không còn thời gian để tham gia các công việc “thế tục”! Thực ra đấy là hai trạng thái tâm lí mất thăng bằng vì tu hành là luyện tâm, mà môi trường luyện tâm tốt nhất không gì hơn là hợp tác làm việc với người khác; trong quá trình hợp tác làm việc với người khác, chúng ta cần phải trang bị cho mình tinh thần cống hiến và chú tâm vào công việc đang làm, được như thế chính là cốt tuỷ tinh tuý của việc tu tập.

Đây là cuốn sách tìm hiểu công việc theo tinh thần tu tập Phật pháp. Trong khi đọc, chúng ta cần gạt bỏ quan niệm cứng nhắc về một “việc làm tốt” như lương bổng cao thấp, các chế độ đãi ngộ phúc lợi, quy mô lớn nhỏ của công ty. Theo sự hướng dẫn của hòa thượng, chúng ta học cái nhìn cao rộng hơn với tiền đề lớn là tu tập lợi mình, lợi người, cùng nhau phát triển, trưởng thành; ngài sẽ chia sẻ với chúng ta cái nhìn xuyên suốt của ngài về công việc. Những phép ứng xử công sở mà hòa thượng Thánh Nghiêm nêu ra trong cuốn sách là những định nghĩa mới mẻ về các chủ đề mà mọi người hiện nay đều quan tâm như ý nghĩa công việc, lương bổng, chế độ ưu đãi, chỉ số cảm xúc (EQ)…. Ví dụ như ngài nói: Một công việc có lợi cho số đông là công việc tốt; chỉ số EQ cao nhất chính là biết gìn giữ lòng từ bi, sự đồng tình, đồng cảm, lòng quan tâm người khác và lòng hoan hỉ; tiền lương không phải là toàn bộ giá trị ý nghĩa của công việc mình làm mà nó chỉ mang ý nghĩa cảm ơn của người thuê mình làm việc; an nhàn mới là sự hưởng thụ đích thực, trong đó, thân tâm bình thản an lạc là sự hưởng thụ cao nhất.

Làm thế nào để khắc phục những phiền muộn do áp lực công việc mang lại? Ở đây thầy đã lấy tinh thần của Thiền để hoá giải, tức là ngài khuyên chúng ta cần quan tâm đến những gì “đang là”, những công việc hiện có trước mắt nhằm giúp tâm mình phát huy hết công suất và vượt qua giới hạn nhỏ bé của mình, nhìn và hành xử với người, với việc bằng một góc độ khác. Về mặt hợp tác đoàn thể, thầy đề nghị chúng ta nên vận dụng lục hoà(1) — của tăng đoàn, đưa “lục hoà” vào đời sống thực tiễn để giúp đoàn thể có sự gắn bó cao độ như hoà thuận về lời ăn tiếng nói, hoà thuận về cách nghĩ, về hiểu biết, về nguyên tắc chung, hoà thuận về quyền và lợi ích.

Thời gian làm việc chiếm đến một phần ba đời sống chúng ta, vậy cớ sao chúng ta lại không mượn môi trường, con người trong công việc để rèn luyện nhằm nâng cao cảnh giới tâm linh của mình và thực hiện công hạnh tự lợi lợi tha(2)? Sau khi thấm nhuần tư tưởng “tu trong công việc” rồi, nếu bạn thấy có người sắp bỏ việc để bế quan tu tập hay sắp nhập thất tu hành thì bạn chớ vội ngưỡng mộ họ, bạn cũng đừng vì mình không có thời gian tu tập mà phiền muộn! Nếu bạn hiểu sâu và vận dụng ngay những lời giáo huấn bổ ích của hòa thượng Thánh Nghiêm, bạn sẽ phát hiện niềm vui bất ngờ rằng: hoàn thành tốt công việc chính là sự tu tập, tu tập có mặt trong công việc, tu và làm việc là hai mặt của một vấn đề không còn có sự phân biệt nữa!.

ĐỌC THỬ

CHƯƠNG 1: ĐỜI NGƯỜI LÀ QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC – CỐNG HIẾN HẾT MÌNH TRONG CÔNG VIỆC CHÍNH LÀ TINH THẦN BỒ TÁT

Người ta thường nói: “Mở mắt đã thấy cần đến tiền”, nếu không có tiền con người chẳng làm gì được, tiền thù lao là điều kiện tối thiểu để trang trải cuộc sống hằng ngày, cũng nhờ thế mà bản thân công việc trở nên có ý nghĩa. Thử nghĩ kĩ, sự biếng nhác không phải là vấn đề ở công việc mà là sự quấy nhiễu sinh ra trong quá trình làm việc và tiếp xúc với mọi người. Trước đây, môi trường sống ở nông thôn khá đơn giản: sáng ra đồng làm việc, tối tắt mặt trời về nhà; đối tượng tiếp xúc của họ trên đồng chỉ có trời xanh mây trắng, mặt đất cỏ cây, hoa màu lúa mạ và những con vật nuôi của mình chứ không phải là con người với thiên hình vạn trạng, thiên biến vạn hóa. Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, bất luận chúng ta làm nghề gì đều có một khung sẵn: trên có cấp trên quản lí, dưới có nhân viên, trái có bạn bè đồng nghiệp, trước mặt có đối tác làm ăn… Chúng ta phải tiếp xúc với đủ hạng người trên đời, dù không có ông chủ cấp cao của mình thì cũng phải tới lui, giao tiếp với đối tác, khách hàng hoặc các ban ngành quản lí của cơ quan nhà nước. Chính vì suốt ngày phải ứng xử với các mối quan hệ cực kì phức tạp đó mà con người hiện nay thường cảm thấy cuộc sống là một nỗi khổ, vì thế họ bỗng trở về mến mộ, thèm khát cuộc sống của người xưa, họ chỉ mong sao mỗi ngày chỉ tiếp xúc với ruộng đồng cây cỏ chứ chẳng cần phải tiếp xúc với những vấn đề đau đầu, nhức óc, phức tạp như hiện nay.

Sở dĩ sự giao tiếp giữa con người nảy sinh mâu thuẫn là vì mỗi người đều có cách nghĩ, lập trường khác nhau, trình độ văn hóa cũng khác nhau nên xung đột là điều khó tránh. Có lẽ bạn từng nghĩ rằng, trong lúc người khác mang lại phiền phức cho bạn thì đồng thời bạn cũng mang lại phiền phức cho họ, khi đó bạn cảm thấy bất lực và người khác cũng có cảm giác giống hệt bạn! Đấy không phải là một chuyện rất công bằng và tất yếu sao?

Bất luận theo đuổi một ngành nghề nào đều có nghĩa là bạn đang góp chút sức nhỏ bé của mình cho sự vận hành của xã hội, thực ra nó không chỉ mang ý nghĩa làm để lấy lương nuôi sống bản thân mà nó còn có ý nghĩa lớn lao khác, mọi người đang làm cho cuộc sống có ý nghĩa, góp một phần nhỏ của mình cho cuộc sống vẹn toàn. Chỉ cần chúng ta quan sát kĩ sẽ dễ dàng phát hiện ra từ việc ăn cơm, mặc áo, ngủ nghỉ, đi đường và tất cả suối nguồn của cuộc sống con người đều đang dệt thành một mạng lưới, mỗi người có một công việc được xã hội phân công, xét trên mặt hiện tượng chúng có vẻ riêng lẻ nhưng thực ra đó là những mắt xích liên quan mật thiết với nhau, nhờ thế mà sự luân chuyển trong quan hệ cung cầu mới hài hòa, đồng đều. Cũng chính nhờ sự chăm chỉ chuyên cần lao động đó của từng người mà chúng ta mới có môi trường và điều kiện sống như hiện nay.

Chính vì thế, trong một xã hội phân công lao động, hợp tác hỗ trợ lẫn nhau như hiện nay, không một ai có thể sống mà chỉ nhờ vào sức lao động của cá nhân mình. Bất luận có nhận lương trợ cấp hay không, chỉ cần một người không tham gia lao động sản xuất thì bản thân họ đã trở thành gánh nặng cho xã hội. Trong mối quan hệ hợp tác làm việc của xã hội loài người, chúng ta là một nhân tố tạo thành mạng lưới của xã hội đó, đóng góp một phần nhỏ vào mắt xích đó, thế nên nếu một người không làm việc, suốt ngày chỉ biết ăn chơi nhàn rỗi, tức đồng nghĩa với việc người đó đang trốn tránh trách nhiệm xã hội của mình.

Trong quá trình làm việc tập thể, có người có khả năng, trí tuệ, tay nghề vượt trội nhưng vẫn nhận tiền lương ngang bằng với những người kém hơn mình. Xét trên hiện tượng thì người đó làm nhiều nhưng hưởng ít, dường như mọi người đều cho đó là sự bất công, nhưng nếu chúng ta nghĩ ở một khía cạnh khác thì đó là việc làm gieo phúc cho mình, tạo phúc cho người, xem đó là thuận lợi để mình kết duyên với mọi người. Người có năng lực kết duyên với người kém hơn mình, cống hiến sức mình cho mọi người, đó chẳng phải là tinh thần và việc làm của một vị Bồ-tát sao?

Thế nên, chúng ta hãy thay đổi cách nhìn nhận đánh giá vấn đề thì lòng chúng ta thấy nhẹ nhàng, thư thái, không còn so đo tính toán hơn thua với mọi người nữa! Giả sử bản thân người đó không muốn làm công hạnh của một vị Bồ-tát, nhưng làm thêm một chút tức là cống hiến thêm một chút, như thế nghĩa là bạn đã gieo phúc, thêm vào ngân hàng của cõi trời, cõi người, cõi Phật, cõi Bồ-tát nhiều hơn so với người khác một chút. Khi bạn gửi vào ngân hàng công đức đó càng nhiều thì phúc đức, phúc báo của bạn càng lớn, đấy cũng chính là một gặt hái ở quá trình làm việc của bạn!

Vì thế, con người sống trong xã hội cần không ngừng hoàn thiện bản thân, nâng cao năng lực của mình, dốc hết sức lực và trí lực để phục vụ, cống hiến cho xã hội, đấy chính là chân ý nghĩa của công việc. Chỉ cần có cơ hội cho chúng ta cống hiến, đóng góp chút công sức nhỏ bé của mình thì chúng ta nên vui vẻ làm, đồng thời phải thấy đó là niềm hạnh phúc. Xây dựng cho mình tinh thần làm việc phục vụ và dâng hiến giúp chúng ta xua tan cảm giác chán nản đối với công việc và chức vụ. Nhờ thế, chúng ta thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn. Từ đó, chúng ta mới thấy làm việc chính là niềm hạnh phúc, là ý nghĩa của sự sống.

Tự tại trong công việc

Cho nhiều hơn nhận nghĩa là bạn đang tạo phúc cho chính mình và mọi người, là phương pháp gieo duyên lành để gắn kết mình với mọi người. Một người có năng lực, kết duyên với mọi người, đóng góp chút sức mọn của mình cho xã hội chính là công hạnh của một vị Bồ-tát

TÌM VIỆC THUẬN THEO NHÂN DUYÊN

Mọi người thường nói: “Tốt nghiệp nghĩa là thất nghiệp”, công ăn việc làm luôn là vấn đề nóng bỏng và khó khăn đối với những người mới bước chân vào xã hội. Ở Mỹ, học sinh sau khi tốt nghiệp đại học không tìm được việc làm sẽ xin tiền trợ cấp thất nghiệp của chính phủ hoặc xin vay tiền để học nâng cao nhằm dễ tìm được việc làm hơn, số tiền vay đó sẽ trừ dần vào tiền lương khi đi làm; nếu vẫn không tìm được việc làm, nhà nước vẫn duy trì chế độ trợ cấp thất nghiệp.

Ở nhiều nước hiện nay, nguồn nhân lực cung vượt quá cầu nên tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp nhưng không kiếm được việc làm ngày càng cao. Trong trường hợp đó, các bậc phụ huynh thường trách cứ con cái: “Người ta làm việc sáng tối sao con cứ suốt ngày ru rú trong nhà vậy, lại còn không chịu khó đi tìm việc làm?” Những người thất nghiệp ở nhà thường bị mọi người lạnh nhạt, ra ngoài xã hội cũng bị người khác nhìn bằng ánh mắt thiếu thiện cảm. Thất nghiệp khiến người ta cảm thấy đau khổ vì tự ti, mặc cảm, cho rằng mình thiếu năng lực hoặc năng lực kém nên không có công ăn việc làm. Thực ra, không phải bản thân họ không muốn kiếm việc mà thực tế họ không tìm được công việc thích hợp với sở trường của mình. Nhất là những người có học, họ quen sống trong môi trường giảng đường, chưa có cơ hội tiếp xúc với môi trường sống thực tế nên khi ra xã hội, phải đối diện với vô vàn cạnh tranh khốc liệt và những mối quan hệ phức tạp, họ thường không đủ bản lĩnh để thích ứng, dẫn đến việc không ngừng thay đổi công việc hay thất nghiệp.

Có một sinh viên tốt nghiệp đại học đã ba năm nhưng vẫn chưa tìm được việc, bố mẹ cậu ấy đến hỏi tôi nên xử lí thế nào trong trường hợp này. Tôi nói: “Cậu ấy tuổi trẻ khỏe mạnh có thể học nghề mộc hoặc thợ hồ, cũng có thể tìm các công việc lao động bằng tay chân…” Bố mẹ cậu không phục, hỏi vặn lại “thế thì làm sao được, con trai tôi tốt nghiệp đại học, làm sao đi làm các công việc như thế được?” “Thế thì mọi người có quan niệm sai lệch về vấn đề này rồi, tôi có quen cậu con trai của một luật sư ở Mỹ, sau khi tốt nghiệp không tìm được việc làm, cậu ấy đã học nghề mộc. Cậu ấy đã không ngừng học hỏi, tìm hiểu nhờ thế tay nghề ngày càng nâng cao, cuối cùng trở thành thầy giáo trong trường mộc, chuyên đào tạo những học viên có tay nghề cao về ngành mộc, từ đó không những cậu đã có việc làm ổn định, được mọi người tôn trọng mà thu nhập cũng cao.”

Hầu hết mọi người đều nghĩ học sau đó làm đúng nghề, nhưng trong thực tế tôi thấy cũng có không ít người phải làm nghề tay trái. Có một sinh viên theo học ngành luật nhưng khi tốt nghiệp lại làm về bưu chính, tôi lấy làm ngạc nhiên hỏi “Tốt nghiệp đại học ngành luật đáng lí phải làm những công việc liên quan đến pháp luật chứ?” Cậu ấy nói: “Vì khó xin vào các cơ quan làm đúng như chuyên ngành đã học, hơn nữa do ngành bưu chính thiếu người nên tôi đã trúng tuyển, thế là vào làm việc cho ngành bưu chính”. Như thế không phải là việc tốt sao? Sau khi tốt nghiệp, chúng ta không nên kén chọn quá mức cần thiết, hễ cứ có việc làm hãy làm trước đã, sau đó mới quan tâm xem công việc nào thích hợp với mình.

Nhìn từ quan điểm Phật học, đây gọi là tùy thuận theo duyên, tất cả mọi việc đều do duyên hòa hợp, do duyên chín muồi mà có, một khi duyên đã hội đủ thì làm việc gì cũng thông thuận, nghĩ đến là làm được; nếu nhân duyên chưa hội đủ thì dù bạn có phải đánh đổi với bất kì giá nào cũng chỉ là công cốc!

Cho nên, các bậc cha mẹ, thầy cô cần tập cho con em mình một tâm thái tìm việc đúng theo tinh thần nhân duyên, nhân quả nhằm giúp con em có quan điểm chính xác, lành mạnh dưới áp lực và môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

Tự tại trong công việc

Tất cả mọi việc đều do nhân duyên hòa hợp mà thành, một khi nhân duyên hội đủ chín muồi thì tự nhiên mọi việc sẽ thông thuận, nghĩ đến là làm được

LÀM VIỆC LÀ TỰ RÈN LUYỆN

Các bạn thanh niên khi vừa mới đi làm, do tuổi đời còn non trẻ, chưa từng trải, thiếu kinh nghiệm, thiếu cả nghị lực và sự kiên trì nên khi gặp thất bại, khó khăn trong công việc liền muốn trốn tránh, thoái thác. Thực ra, đây cũng là tâm lí chung, phổ biến của con người. Con người ngày nay khác xa ngày trước, họ khó định tâm, sự bồng bột nông nổi đã trở thành một trong những đặc tính của người hiện đại, chính vì thế mà sự thay đổi trong công việc cũng gia tăng theo, song đấy là hiện tượng phổ biến có thể lí giải được.

Khi mọi người không biết nên làm việc gì đó chính là lúc phản ánh sự thiếu hiểu biết, nhận thức về chính bản thân họ, vì đặc tính con người vốn không có một hướng nhất định, cụ thể nên cứ thấy làm thế này không tốt, làm thế kia cũng chẳng xong, làm việc gì chán việc đó, cuối cùng chẳng có lấy được một nghề nào vừa lòng như ý cả. Tôi có quen một thanh niên, cậu ấy thường cứ ba tháng thay đổi công việc, mỗi lần như thế, cậu ấy đều đến kể với tôi. Cậu ấy bảo là trên đời này chẳng có công việc nào khiến cậu theo đuổi suốt đời cả. Tôi nói: “Chắc vì cậu không phải là một người tốt nên không có công việc tốt tương xứng với cậu đấy thôi”. Cậu phản bác lại: “Sao lại không phải là người tốt, tôi là người sống thật lòng, biết cố gắng, nỗ lực, một mình tôi có thể làm công việc của hai người nên bất kì làm việc ở đâu cũng được cấp trên coi trọng và khen là người có năng lực, vì thế họ thường giao công việc đáng lí phải do hai người phụ trách cho một mình tôi, nên tôi đến làm ở đâu thì ở đó có người đi”. Tôi nói: “Thế tại sao người khác thì chỉ làm một công việc mà cậu lại làm cả hai, hơn nữa, cậu xuất hiện ở đâu là ở đó có người nghỉ việc? Như thế, cậu vừa không hiểu mình lại thiếu nghị lực, đương nhiên là không thể an thân lập phận được”. Người ta thường nói “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, không những nhà nào cảnh đó mà cảnh đó mỗi ngày mỗi thay đổi nữa. Nếu thường ngày bạn gặp khó khăn không biết giải quyết thế nào, càng để lâu càng không muốn tìm cách giải quyết, thì dần dần sẽ tự đưa mình đến chỗ mắc kẹt! Trong trường hợp này nếu có người khác đứng ra giải quyết thì họ vẫn lại kẹt vào vấn đề khác vì chính họ không thể tự mình vượt qua khó khăn.

Ở Nhật, để kiểm tra nghị lực của công nhân, một công ty nọ đã buộc mọi công nhân phải ngồi thiền. Tập ngồi thiền là việc rất khó đối với công nhân, vì khi mới tập rất đau mỏi chân, mỏi lưng, khó chịu; nhưng nếu ai không qua được đợt thử thách này sẽ bị đào thải khỏi công ty vì họ không thể vượt qua đợt thử thách kia là do tâm lí “thấy khó liền thoái thác”. Tập luyện là để thử nghị lực của công nhân chứ không phải để kiểm tra thể lực và trí tuệ. Rất nhiều công ty tuyển dụng nhân viên bằng cách đánh mã số công nhân, kiểm tra kinh nghiệm, xem công việc đầu tiên họ làm là gì, làm trong bao lâu, tình hình công việc tiếp theo thế nào, nếu cá nhân hay thay đổi công việc trong thời gian ngắn thì rất có thể người đó sẽ không trúng tuyển. Giả sử trúng tuyển thì người đó vẫn không được giữ những chức vụ quan trọng trong công ty, vì họ đoán người đó rất có thể từ chức, thôi việc. Nếu ông chủ không tín nhiệm, trọng dụng bạn, bạn sẽ cảm thấy tiền đồ công việc của mình không sáng sủa. Vì thế, tôi khuyên những người trẻ tuổi khi mới đi làm, bất luận đó là công việc gì bạn cũng cần phải chịu khó, cần cù chăm chỉ để rèn luyện bản thân, chứ không nên chỉ biết nghĩ cách kiếm nhiều tiền. Được như thế thì dù cấp trên của bạn không trọng dụng, không hướng dẫn đường đi nước bước thì ít nhất bạn cũng rèn luyện được nghị lực cho mình, cứ làm thế một thời gian cho đến khi nào bạn thấy công việc phù hợp với mình, có cơ hội cho mình phát triển sở trường mới thôi.

Tự tại trong công việc

Trên con đường tìm kiếm việc làm, chúng ta cần trang bị đầy đủ cho bản thân mình những đức tính cần thiết như nghị lực, sự kiên trì, tầm nhìn, chiến lược… Chỉ cần bạn có sự chuẩn bị tâm lí đó thì bất kì cấp trên nào cũng sẽ trọng dụng, công việc của bạn nhất định sẽ tốt dần lên.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button