Quà tặng cuộc sống

Trưởng thành – trách nhiệm là chính mình

truong thanh trach nhiem1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Osho

Download sách Trưởng thành – trách nhiệm là chính mình ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH HAY VỀ CUỘC SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Trọn bộ ebook :              

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Trích tác phẩm

Con người được sinh ra để đạt tới cuộc sống, nhưng điều đó tất cả lại phụ thuộc vào con người. Con người có thể bỏ lỡ nó. Con người có thể cứ thở, con người có thể cứ ăn, con người có thể cứ già đi, con người có thể cứ đi tới nấm mồ – nhưng đấy không phải là cuộc sống, ấy là cái chết dần. Từ cái nôi tới nấm mồ… cái chết dần dần dài bảy mươi năm. Và bởi vì hàng triệu người quanh bạn đang chết trong cái chết chậm chạp, dần dần, bạn cũng bắt đầu bắt chước họ. Trẻ con học mọi thứ từ những người xung quanh chúng, và chúng ta bị bao quanh bởi cái chết.
Cho nên điều đầu tiên chúng ta phải hiểu điều tôi ngụ ý bởi “sống”. Nó phải không đơn giản chỉ là già đi, nó phải là sự trưởng thành. Và đây là hai điều khác biệt.
Già đi, bất kỳ con vật nào cũng có khả năng ấy. Trưởng thành là đặc quyền của con người.
Chỉ vài người mới tuyên bố về quyền này.
Trưởng thành có nghĩa là mọi khoảnh khắc đều đi sâu hơn vào nguyên tắc của cuộc sống, nó có nghĩa là đi xa khỏi cái chết – không hướng tới cái chết. Bạn càng đi sâu hơn vào cuộc sống, bạn càng hiểu nhiều hơn cái bất tử bên trong mình. Bạn đi xa khỏi cái chết, một khoảnh khắc tới khi bạn có thể thấy rằng cái chết không là gì ngoài việc thay quần áo, hay đổi nhà, đổi hình dạng – chẳng cái gì chết, chẳng cái gì có thể chết được.
Cái chết là ảo tưởng lớn nhất có đó.
Với sự trưởng thành, hãy quan sát cây cối. Khi cây vươn lên. cao, rễ của nó ăn sâu xuống, sâu hơn. Có sự cân bằng – cây vươn càng cao rễ ăn càng sâu. Bạn không thể có cây cao bốn chục mét với bộ rễ nhỏ được; chúng không thể đỡ được cho cái cây khổng lồ như vậy.
Trong cuộc sống, trưởng thành nghĩa là đi sâu vào bên trong bản thân mình – đó là nơi rễ của bạn ăn vào.
Với tôi, nguyên tắc thứ nhất của cuộc sống là thiền. Mọi thứ khác tới ở hàng thứ hai. Và thời thơ ấu là thời gian đẹp nhất. Khi bạn già hơn điều đó nghĩa là bạn đang tới gần cái chết hơn, và việc đi vào thiền trở thành ngày một khó khăn hơn.
Thiền nghĩa là đi vào trong cái bất tử của bạn, đi vào trong cái vĩnh hằng của bạn, đi vào trong tính thượng đế của bạn. Và đứa trẻ là người đủ phẩm chất bởi vì nó không bị nặng gánh bởi tri thức, không bị nặng gánh bởi tôn giáo, không bị nặng gánh bởi giáo dục, không bị nặng gánh bởi đủ mọi loại rác rưởi. Nó hồn nhiên.
Nhưng không may sự hồn nhiên của nó lại bị kết án là dốt nát. Dốt nát và hồn nhiên có điểm tương tự, nhưng chúng không là một. Dốt nát cũng là trạng thái không biết – nhưng có sự khác biệt lớn lao nữa, điều đã bị toàn thể nhân loại bỏ qua mãi cho tới hôm nay. Hồn nhiên là không có hiểu biết nhưng nó không có ham muốn được hiểu biết. Nó là sự mãn nguyện, thỏa mãn hoàn toàn.
Đứa trẻ nhỏ không có tham vọng, nó không có ham muốn. Nó bị cuốn hút thế vào khoảnh khắc này – con chim tung cánh thu hút mắt nó toàn bộ thế; mỗi con bướm thôi, màu sắc rực rỡ, và nó bị mê mẩn; cầu vồng trên trời… và nó không thể nào quan niệm được rằng có thể có cái gì ý nghĩa hơn, phong phú hơn cầu vồng này. Và đêm đầy sao, sao xa tít ngoài sao…
Hồn nhiên thì giàu có, nó là tràn đầy, nó là thuần khiết.
Dốt nát thì nghèo nàn, nó là kẻ ăn xin – nó muốn cái này, nó muốn cái nọ, nó muốn được am hiểu, nó muốn được kính trọng, nó muốn giàu có, nó muốn quyền hành. Dốt nát đi trên con đường của ham muốn. Hồn nhiên là trạng thái của vô ham muốn. Nhưng bởi vì cả hai đều không có tri thức, chúng ta bị lẫn lộn về bản chất của chúng. Chúng ta đã cứ cho rằng chúng là một.
Bước đầu tiên trong nghệ thuật sống là hiểu ra sự phân biệt giữa dốt nát và hồn nhiên. Hồn nhiên phải được hỗ trợ, được bảo vệ – bởi vì đứa trẻ đã mang theo mình kho báu vĩ đại nhất, kho báu mà các hiền nhân tìm ra sau những nỗ lực cam go. Các hiền nhân đã nói rằng họ trở lại thành trẻ thơ lần nữa, rằng họ được tái sinh. Ở Ấn Độ, người brahmin thực, người biết thực, đã tự gọi mình là dwij, được sinh ra hai lần. Sao lại được sinh ra hai lần? Điều gì đã xảy ra cho lần sinh thứ nhất? Cần gì phải có lần sinh thứ hai? Và người đó sẽ được gì trong lần sinh thứ hai?
Trong lần sinh thứ hai người đó sẽ thu được điều đã có sẵn ở lần sinh thứ nhất nhưng xã hội, bố mẹ, những người xung quanh người đó đã chà nát nó, phá hủy nó. Mọi đứa trẻ đều bị nhồi nhét bởi tri thức. Sự đơn giản của nó bằng cách nào đó phải bị loại bỏ đi,bởi vì sự đơn giản sẽ không ích gì cho nó trong thế giới cạnh tranh này. Sự đơn giản của nó đối với thế giới sẽ có vẻ như nó là kẻ khờ; sự hồn nhiên của nó sẽ bị khai thác theo đủ mọi cách. Sợ xã hội, sợ thế giới mà bản thân chúng ta đã tạo ra, chúng ta cố gắng làm cho mọi đứa trẻ thành láu lỉnh, tinh ranh, am hiểu – lọt vào loại người có quyền lực, không vào loại người bị áp lực và bất lực.
Và một khi đứa trẻ bắt đầu phát triển theo hướng sai, nó cứ đi mãi theo con đường đó – toàn thể cuộc sống của nó đi theo hướng đó.

ĐỌC THỬ

Từ dốt nát tới hồn nhiên

Trưởng thành có cùng nghĩa như hồn nhiên, chỉ với một khác biệt duy nhất: nó là sự hồn nhiên được giành lại, nó là sự hồn nhiên được đoạt lại. Mọi đứa trẻ sinh ra đều hồn nhiên, nhưng mọi xã hội đều làm biến chất nó. Mọi xã hội, mãi cho tới nay, đều đã gây ảnh hưởng hủy hoại lên mọi đứa trẻ. Mọi nền văn hóa đều tùy thuộc vào việc khai thác sự hồn nhiên của trẻ thơ, vào sự khai thác đứa trẻ, vào việc làm cho nó thành kẻ nô lệ, vào việc huấn luyện nó vì chủ định riêng của họ, vì mục đích riêng của họ – chính trị, xã hội, ý thức hệ. Toàn thể nỗ lực của họ đã là làm sao tuyển lựa đứa trẻ như một nô lệ cho mục đích nào đó. Những mục đích đó do các quyền lợi được đảm bảo quyết định. Các tu sĩ và chính khách đã cùng tham gia vào một mưu đồ thâm sâu, họ đã làm việc cùng nhau.
Khoảnh khắc đứa trẻ bắt đầu trở thành một phần của xã hội thì nó cũng bắt đầu đánh mất đi cái gì đó giá trị vô cùng; nó bắt đầu đánh mất đi mối tiếp xúc với Thượng đế. Nó trở nên bị dính vào cái đầu, nó quên mất tất cả về trái tim – mà trái tim mới là cây cầu dẫn tới bản thể. Không có trái tim bạn không thể đạt tới bản thể riêng của mình được, điều đó là không thể được. Từ cái đầu không có cách nào đi thẳng tới bản thể; bạn phải đi qua trái tim – và mọi xã hội đều mang tính phá hủy trái tim. Họ chống lại tình yêu, họ chống lại tình cảm; họ kết án tình cảm chỉ là sự đa cảm. Họ kết án mọi người yêu trong suốt nhiều thời đại bởi một lí do đơn giản là tình yêu không bắt nguồn từ cái đầu, nó bắt nguồn từ trái tim. Người có khả năng yêu sớm hay muộn sẽ đi tới phát hiện ra bản thể mình – và khi người ta phát hiện ra bản thể mình thì người ta được tự do với mọi cấu trúc, tự do với mọi hình mẫu. Người đó tự do với mọi sự giam cầm. Người đó là tự do thuần khiết.
Mọi đứa trẻ được sinh ra đều hồn nhiên, nhưng mọi đứa trẻ đều bị xã hội làm thành người thành thạo. Do đó trường phổ thông, đại học, cao đẳng tồn tại; chức năng của chúng là phá hủy bạn, làm biến chất bạn.
Trưởng thành nghĩa là giành lại sự hồn nhiên bị mất của bạn, đòi lại thiên đường của bạn, trở lại thành đứa trẻ lần nữa. Tất nhiên điều đó có sự khác biệt – đứa trẻ thường nhất định bị làm biến chất, nhưng khi bạn đòi lại tuổi thơ của mình thì bạn trở thành không thể nào bị biến chất được. Không ai có thể làm biến chất bạn, bạn trở thành đủ thông minh – bây giờ bạn biết điều xã hội đã làm với bạn và bạn tỉnh táo và nhận biết, và bạn sẽ không cho phép điều đó xảy ra lần nữa.
Trưởng thành là việc tái sinh, việc sinh tâm linh. Bạn được sinh ra tinh khôi, bạn lại là đứa trẻ lần nữa. Với cặp mắt tươi tắn bạn bắt đầu nhìn vào sự tồn tại. Với tình yêu trong tim bạn tiếp cận tới cuộc sống. Với im lặng và hồn nhiên bạn thấm nhuần vào cốt lõi bên trong nhất của riêng mình. Bạn không còn chỉ là cái đầu nữa. Bây giờ bạn dùng cái đầu, nhưng nó là người phục vụ của bạn. Ban đầu bạn trở thành trái tim, và thế rồi bạn siêu việt lên trên ngay cả trái tim…
Đi ra ngoài ý nghĩ và tình cảm và trở thành sự hiện hữu thuần khiết là trưởng thành. Trưởng thành là việc nở hoa tối thượng của thiền.
Jesus nói, “Chừng nào các ông còn chưa được sinh ra lần nữa, các ông sẽ không vào được vương quốc của Thượng đế đâu.” Ngài đúng đấy, bạn phải được sinh ra lần nữa.
Có lần Jesus đang đứng ở bãi chợ và ai đó hỏi, “Ai xứng đáng vào vương quốc của Thượng đế?” Ngài nhìn quanh. Có một giáo sĩ và giáo sĩ này phải bước lên trước một chút, chắc mẩm rằng mình được chọn – nhưng ông ấy lại không được chọn. Rồi lại có người đức hạnh nhất thị trấn – nhà luân lí, nhà thanh giáo. Ông ta bước lên một chút, hi vọng rằng mình được chọn, nhưng ông này cũng không được chọn. Jesus nhìn quanh – ngài thấy một đứa trẻ nhỏ, chẳng trông mong gì mình được chọn, chẳng bước lên, cho dù một li. Không có ý tưởng nào, không có vấn đề rằng nó được chon. Nó chỉ đang thích thú với toàn bộ khung cảnh này – đám đông và Jesus và mọi người bàn tán, còn nó nghe. Jesus gọi đứa trẻ lại, ngài bế đứa trẻ lên và ngài nói cho đám đông, “Những người giống như đứa trẻ nhỏ này, họ là những người duy nhất xứng đáng vào vương quốc của Thượng đế.”
Nhưng hãy nhớ, ngài nói, “Những người giống đứa trẻ nhỏ này…” Ngài không nói, “Những người là trẻ nhỏ.” Có sự khác biệt lớn lao giữa hai loại người này. Ngài không nói, “Đứa trẻ này sẽ vào vương quốc của Thượng đế,” bởi vì mọi đứa trẻ nhất định sẽ bị làm biến chất, nó phải đi lạc lối. Mọi Adam và Eve đều nhất định phải bị đuổi khỏi vườn Địa đàng, họ phải đi lạc lối. Đó là con đường duy nhất để thu lại tuổi thơ thực; trước hết bạn phải làm mất nó. Điều này rất lạ, nhưng đó là cách cuộc sống như vậy. Điều đó rất nghịch lí. Để biết cái đẹp thực của thời thơ ấu, trước hết bạn phải làm mất nó; bằng không thì bạn sẽ không bao giờ biết được nó.

Cá không bao giờ biết đại dương ở đâu cả – trừ phi bạn kéo con cá ra khỏi đại dương và ném nó lên bãi cát dưới mặt trời cháy bỏng; thế thì nó biết đại dương ở đâu. Bây giờ nó không khao khát đại dương, nó làm mọi nỗ lực để trở lại đại dương, nó nhảy vào trong đại dương. Vẫn cùng con cá đó vậy mà lại không phải là cùng con cá đó. Vẫn cùng đại dương đó vậy mà không phải là cùng đại dương đó, bởi vì con cá đã học được bài học mới. Bây giờ nó nhận biết, bây giờ nó biết, “Đây là đại dương và đây là cuộc sống của mình. Không có nó mình cũng không còn nữa – mình là một phần của nó.”

Mọi đứa trẻ đều phải đánh mất sự hồn nhiên của mình rồi giành lại nó. Việc đánh mất chỉ mới là một nửa của quá trình – nhiều người đã đánh mất nó, nhưng rất ít người giành lại được nó. Đó là điều không may, rất không may. Mọi người đều đánh mất nó, nhưng thỉnh thoảng mới có một Phật, một Zarathustra, một Krishna, một Jesus giành lại được nó. Jesus không là ai khác ngoài Adam mang về nhà. Magdalene không là ai khoác ngoài Eve đang quay về nhà. Họ đã bước ra khỏi biển và họ đã thấy khốn khổ và họ đã thấy cái ngu xuẩn. Họ đã thấy rằng ra khỏi đại dương không phải là phúc lạc.
Khoảnh khắc bạn trở nên nhận biết rằng là một phần của bất kì xã hội nào, bất kì tôn giáo nào, bất kì văn hóa nào thì vẫn còn là khốn khổ, thì vẫn còn là tù nhân – chính ngày đó bạn bắt đầu vứt bỏ xiềng xích của mình. Trưởng thành đã tới, bạn đang giành lại sự hồn nhiên của mình một lần nữa.

Trưởng thành và già đi

Có sự khác biệt lớn lao giữa trưởng thành và già đi, sự khác biệt bao la, và mọi người bao giờ cũng vẫn còn bị lẫn lộn về điều đó. Mọi người cứ tưởng rằng già đi là trở nên trưởng thành – nhưng việc già đi thuộc vào thân thể. Mọi người đều già đi, mọi người đều sẽ trở nên già lão, nhưng không nhất thiết trưởng thành. Trưởng thành là sự trưởng thành nội tâm.
Già đi không phải là điều bạn làm, già đi là cái gì đó xảy ra về mặt thể chất. Mọi đứa trẻ được sinh ra, khi thời gian trôi qua, đều trở nên già. Trưởng thành là cái gì đó bạn đem tới cho cuộc sống của mình – nó tới từ nhận biết. Khi một người già đi với nhận biết tràn đầy người đó trưởng thành. Già đi cộng với nhận biết, kinh nghiệm cộng với nhận biết, là trưởng thành.
Bạn có thể kinh nghiệm một việc theo hai cách. Bạn có thể đơn giản kinh nghiệm nó cứ dường như bạn bị thôi miên, không nhận biết, không chú ý tới điều đang xảy ra; sự việc đã xảy ra nhưng bạn lại không có đó. Nó đã không xảy ra trong sự hiện diện của bạn, bạn vắng mặt. Bạn chỉ đi qua, nó chưa bao giờ gây bất kì sự chú ý nào trong bạn. Nó chưa bao giờ để lại bất kì dấu hiệu nào lên bạn, bạn chưa bao giờ học được điều gì từ nó. Nó có thể đã trở thành một phần của kí ức của bạn, bởi vì theo một cách nào đó bạn đã hiện diện, nhưng nó lại chưa bao giờ trở thành trí tuệ của bạn. Bạn chưa bao giờ trưởng thành qua nó. Thế thì bạn già đi.
Nhưng nếu bạn đem phẩm chất của nhận biết vào một kinh nghiệm thì cùng kinh nghiệm đó trở thành sự trưởng thành.
Có hai cách sống: một cách là sống trong giấc ngủ say – thế thì bạn già đi, mọi khoảnh khắc bạn đều trở nên già đi, mọi khoảnh khắc bạn cứ chết dần đi, có thế thôi. Toàn thể cuộc sống của bạn chỉ gồm cái chết chậm chạp, dài dài. Nhưng nếu bạn đem nhận biết vào kinh nghiệm của mình – dù bất kì điều gì bạn làm, bất kì điều gì xảy ra với bạn, bạn đều tỉnh táo, quan sát, lưu tâm, bạn đang thưởng thức kinh nghiệm này từ mọi góc cạnh, bạn đang cố gắng hiểu ý nghĩa của nó, bạn đang cố gắng thấm nhuần vào chính chiều sâu của nó, điều đã xảy ra cho bạn, bạn đang cố gắng sống nó một cách mãnh liệt và toàn bộ – thế thì đấy không chỉ là hiện tượng bề mặt đâu. Sâu ở bên dưới bên trong bạn cái gì đó đang thay đổi cùng nó. Bạn đang trở nên ngày một tỉnh táo hơn. Nếu đây là sai lầm, kinh nghiệm này, thì bạn sẽ không bao giờ phạm lại nó lần nữa.
Người trưởng thành không bao giờ phạm phải cùng một sai lầm lần nữa. Nhưng một người già đi thì cứ phạm cùng sai lầm lặp đi lặp lại mãi. Người đó sống trong vòng tròn mà chẳng bao giờ học được cái gì. Bạn sẽ giận dữ hôm nay, bạn đã giận dữ hôm qua và hôm kia, và ngày mai bạn lại sẽ giận dữ và rồi ngày kia cũng thế. Bạn cứ lặp đi lặp lại giận dữ, lặp đi lặp lại ăn năn, lặp đi lặp lại quyết định sâu sắc rằng bạn sẽ không phạm điều đó lần nữa. Nhưng quyết định đó chẳng tạo ra thay đổi gì – bất kì khi nào bạn bị lúng túng thì cơn thịnh nộ lại chiếm lĩnh, bạn bị ám ảnh; cùng sai lầm âấ lại phạm phải. Bạn đang già đi.
Nếu bạn sống một kinh nghiệm về sự giận dữ một cách toàn bộ, bạn sẽ không bao giờ giận dữ lần nữa được. Một kinh nghiệm về giận dữ sẽ là đủ để dạy rằng điều đó là ngu xuẩn, điều đó là ngớ ngẩn, điều đó đơn giản ngu si – không phải nó là tội lỗi, nó đơn giản là ngu si. Bạn đang tự làm hại mình và làm hại người khác, chẳng để làm gì. Sự việc đó không xứng với nó. Thế thì bạn đang trưởng thành dần lên. Ngày mai tình huống này sẽ được lặp lại nhưng giận dữ sẽ không lặp lại nữa. Và người đang thu được sự trưởng thành đã không quyết định rằng mình sẽ không giận dữ lần nữa, không – đó là dấu hiệu về người còn chưa trưởng thành. Người trưởng thành không bao giờ quyết định về tương lai; bản thân sự trưởng thành lo điều đó. Bạn sống hôm nay – chính việc sống đó sẽ quyết định ngày mai sẽ thế nào; ngày mai sẽ bắt nguồn từ hôm nay.

Nếu giận dữ mà đau đớn, độc hại, thì bạn đang chịu địa ngục qua nó rồi, phỏng có ích gì mà quyết định, hay lấy lời thề và đi tới chùa chiền mà tuyên bố, “Bây giờ mình thề rằng mình sẽ không bao giờ giận dữ nữa”? Mọi điều này đều ngây thơ, chẳng có ích gì! Nếu bạn đã biết rằng giận dữ là độc hại – thì xong rồi! Con đường đó bị đóng lại, cánh cửa đó không còn tồn tại với bạn nữa. Tình huống này sẽ được lặp lại gnày mai nhưng bạn sẽ không bị tình huống đó ám ảnh. Bạn đã học được cái gì đó – việc hiểu biết sẽ có đó. Bạn thậm chí có thể cười, bạn thậm chí còn thích thú về mọi điều làm sao mọi người lại ngu xuẩn thế. Hiểu biết của bạn trưởng thành lên qua mọi kinh nghiệm.

Bạn có thể sống cứ như bạn đang trong thôi miên – đó là cách chín mươi chín phần trăm mọi người đang sống – hay bạn có thể sống với sự mãnh liệt, nhận biết. Nếu bạn sống với nhận biết thì bạn trưởng thành; bằng không bạn đơn giản trở nên già đi. Và trở nên già đi thì không phải là việc trở nên trí tụê. Nếu bạn đã là người ngu khi còn trẻ và bây giờ bạn đã trở nên già, bạn chỉ là người ngu già, có thế thôi. Chỉ trở nên già đi, bạn không thể trở nên trí tuệ được. Bạn thậm chí có thể còn ngu hơn bởi vì bạn có thể đã đạt tới thói quen máy móc, như rô bốt.
Cuộc sống có thể được sống theo hai cách. Nếu bạn sống một cách vô ý thức bạn đơn giản chết; nếu bạn sống một cách có ý thức bạn đạt tới cuộc sống ngày một nhiều hơn. Cái chết sẽ tới – nhưng nó không bao giờ tới với người trưởng thành, nó chỉ tới với người đã từng già đi và vẫn đang già đi. Người trưởng thành không bao giờ chết, bởi vì người đó sẽ học ngay cả qua cái chết. Ngay cả cái chết cũng sẽ là một kinh nghiệm cần được sống một cách mãnh liệt, và được quan sát, được cho phép.
Người trưởng thành chưa bao giờ chết cả. Thực tế, trên nền tảng trưởng thành cái chết vật lộn và tự làm nó tan tành, tự tử. Cái chết chết, nhưng người trưởng thành không bao giờ chết. Đó là thông điệp của tất cả những người đã thức tỉnh, rằng bạn bất tử. Họ đã biết về điều đó, họ đã sống cái chết của họ. Họ đã quan sát và họ đã tìm ra rằng nó có thể qui hàng bạn nhưng bạn vẫn còn xa cách, bạn vẫn còn xa xôi. Cái chết xảy ra gần bạn nhưng nó không bao giờ xảy ra cho bạn.
Bất tử là bản thể của bạn, phúc lạc là bản thể của bạn, nhưng những kinh nghiệm này bạn không thể nhồi vào trong tâm trí và kí ức được. Bạn phải trải qua cuộc sống và đạt tới chúng. Nhiều đau khổ có đó, nhiều đau đớn có đó. Và bởi vì đau đớn và đau khổ mà mọi người thích sống một cách ngu xuẩn – cần phải hiểu tại sao nhiều người cứ khăng khăng mãi rằng họ phải sống trong thôi miên, tại sao các Phật và Christ cứ nói với mọi người hãy thức tỉnh mà chẳng ai nghe cả. Phải có sự tham dự sâu sắc nào đó vào trong thoi miên, phải có sự đầu tư sâu nào đó. Đầu tư này là gì?
Các cơ chế này cần phải được hiểu; bằn gko thì bạn sẽ nghe tôi và bạn sẽ chẳng bao giờ nhận biết. Bạn sẽ nghe và bạn sẽ làm cho điều đó thành một phần tri thức của mình, rằng “Vâng, người này nói hãy nhận biết và nhận biết là tốt, và những người đạt tới nhận biết trở nên trưởng thành…” Nhưng bản thân bạn sẽ không đạt tới nó, nó sẽ vẫn còn chỉ là tri thức. Bạn có thể trao đổi tri thức của mình với người khác, nhưng chẳng ai được giúp đỡ theo cách đó cả.
Tại sao? Bạn đã bao giờ hỏi câu hỏi này chưa? Sao bạn lại không đạt tới nhận biết? Nếu điều đó đưa tới phúc lạc vô hạn, đạt tới satchitananda, tới chân lý tuyệt đối – thì sao không nhận biết? Sao bạn cứ khăng khăng ngủ mãi? Có đầu tư nào đó – và đây là sự đầu tư đó: Nếu bạn trở nên nhận biết, thì có đau khổ. Nếu bạn trở nên nhận biết, bạn trở nên nhận biết về cái đau và cái đau lại nhiều tới mức bạn sẽ muốn uống thuốc ngủ và ngủ mất.
Việc ngủ này trong cuộc sống có tác dụng như sự bảo vệ chống lại cái đau. Nhưng đây mới là rắc rối – nếu bạn ngủ để chống lại cái đau, thì bạn cũng ngủ chống lại cả cái sướng nữa. Hãy nghĩ về điều đó, dường như có hai vòi: một vòi có viết “đau”, và vòi kia viết “sướng”. Bạn muốn đóng vòi bên viết đau, và bạn lại muốn mở vòi bên viết sướng. Nhưng đây là trò chơi này – nếu bạn đóng vòi đau thì vòi sướng lập tức đóng lại, bởi vì đằng sau cả hai chỉ có một vòi viết “nhận biết”. Hoặc cả hai đều mở hoặc cả hai đều đóng, bởi vì cả hai đều là hai mặt của cùng một hiện tượng, hai khía cạnh.
Và đây là toàn thể mâu thuẫn của tâm trí: tâm trí muốn ngày một hạnh phúc hơn – hạnh phúc là có thể nếu bạn nhận biết. Và thế rồi tâm trí muốn ngày một ít đau đớn hơn – nhưng ngày một ít đau đớn hơn là có thể chỉ nếu bạn vô nhận biết. Bây giờ bạn ở vào thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu bạn muốn không đau nữa, lập tức sướng biến mất khỏi cuộc sống của bạn, hạnh phúc biến mất. Nếu bạn muốn hạnh phúc bạn mở cái vòi này ra – lập tức cái đau cũng chảy ra. Nếu bạn nhận biết, bạn phải nhận biết về cả hai. Cuộc sống là đau đớn và vui sướng. Cuộc sống là hạnh phúc và bất hạnh. Cuộc sống là ngày và đêm, cuộc sống là sống và chết. Bạn phải nhận biết cả hai.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button