Quà tặng cuộc sống

Tôi Muốn Cuộc Đời Như Tôi Muốn

toi muon cuoc doi nhu toi muon1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : VARUN AGARWAL

Download sách Tôi Muốn Cuộc Đời Như Tôi Muốn ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH HAY VỀ CUỘC SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.


Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Ờ trước khi bắt đầu,tôi nói cho các cậu hay,đây là cuốn sách kể lại hành trình trở thành doanh nhân của tôi. Được rồi, được rồi, có thể thi thoảng tôi hơi chém một tí,nhưng dù gì thì nó cũng là câu chuyện của tôi. Vì thế,các cậu nghe thì nghe, mà không nghe thì kệ, tôi cũng đếch quan tâm đâu.

Cuốn sách này là tất cả những kinh nghiệm tôi có được khi vật lộn khởi nghiệp một công ty với thằng bạn chí cốt Rohn Malhotra.

Và làm ơn đừng có đọc xong rồi đi rêu rao như mõ làng rằng: “Này chúng mày ơi, thằng này viết không ngửi được. “Tôi biết thừa đi ấy chứ. Tôi chỉ là một người kể chuyện chứ chẳng phải nhà văn quái gì, thế nên tốt hơn hết đừng mong đợi nhiều.

ĐỌC THỬ

“Nó chỉ được 95 điểm thôi, chị ơi!”

Tôi còn nhớ như in cuộc đụng độ đầu tiên với dì(1) Anu. Năm tôi học lớp 6, mẹ đến trường để nhận giấy báo kết quả của tôi. Cuộc gặp định mệnh với bà dì này đã khiến họ trở thành bạn bè thân thiết cho đến tận bây giờ – và chính nó cũng đã góp phần không nhỏ vào công cuộc hủy hoại cuộc đời tôi. Ở trường, tôi học không giỏi nhưng cũng chẳng đến mức bị thiểu năng, nói chung là làng nhàng không có gì đáng nói. Nhưng đó là trước khi bà dì Anu, nói một cách chính xác, như một ngôi sao chổi lao thẳng vào cuộc đời tôi.

Sau khi sưu tầm thêm một giấy báo đáng thất vọng nữa, mẹ tôi lao như bay về phía cánh cửa và vô tình đâm sầm vào dì Anu. Món khoái khẩu của dì ta là chõ mũi vào chuyện của người khác và thích thú đánh hơi ngay cả khi chỗ ấy chẳng bốc mùi gì ráo. Dì ta lúc nào cũng ra cái vẻ nghiêm trọng và biết tuốt. Cái kiểu nói chuyện chúa là ẽo ợt của dì thì đúng là khiến tôi phiền cả người.

“Poo, chị khoẻ chứ?”, cánh tay nặng như chùy của dì ta ôm chặt lấy mẹ tôi. Nhanh như chớp, mẹ tôi giấu nhẹm giấy báo điểm của tôi vào sau các nếp áo sari và tươi cười chào hỏi.

“Chị khỏe, Anu ạ,” mẹ nói. “Chị không biết con trai em cũng học ở đây. Ngạc nhiên thật đấy.”

Hmm… Tôi chả tin lắm. Mấy bà cô Ấn Độ lúc nào mà chẳng biết tuốt tuồn tuột về nhau, từ việc con cái làm gì, chồng kiếm được bao nhiêu, thậm chí món ăn gần đây nhất họ học nấu và ti tỉ thứ thập cẩm khác đủ để khiến đầu các cậu điên luôn.

“Em biết. Thật thú vị. Cậu nhóc thế nào rồi?” Chà chà, bà dì Anu đang chảy nước miếng trước thứ của lạ được bày ra.

Được rồi, phần thảm kịch bắt đầu rồi đây. Các bà các cô cực ghét việc không thể ném qua ném lại nhau những “lời phản biện đanh thép”. Mà cái thằng tôi đây thì chẳng có cái cóc khô gì để mẹ khoe khoang cả. Thật chẳng có gì tệ hơn lúc này.

“Em biết mấy thằng nhóc này rồi đấy,” mặt mẹ tôi như đưa đám. “Chúng đâu có chịu tập trung vào mỗi việc học.” Bà nhìn tôi hậm hực như thể tôi vừa mới thi trượt Viện Công nghệ Ấn Độ không bằng. Giời ơi, tôi mới chỉ là thằng nhóc 11 tuổi thôi mà!

“Nhưng làm thế nào mà Arjun nhà em lại học hành giỏi giang vậy hả Anu?”, mẹ tôi hỏi.

Arjun là thằng học cùng lớp với tôi, có cặp mắt xanh nước biển. Nó còn là cục cưng của cô giáo nữa. Thằng Arjun cực khoái mấy chuyện thi cử và đọc sách giáo khoa như thể trên tay nó đang là cuốn tạp chí Penthouse(2) vậy. Nó đặc biệt thích hóng hớt xem kết quả của tôi tệ hại đến đâu và vận dụng hết mọi nơ-ron thần kinh để nhạo báng tôi. Chắc các cậu cũng biết mấy cái thằng mọt sách trong lớp luôn hăng hái giơ tay phát biểu mỗi khi giáo viên đặt câu hỏi chứ? Arjun đích thị là thằng đần độn ấy đấy.

“Ôi giời! Arjun dạo này học hành không được tốt cho lắm, Poo ạ. Mà em thực sự ngạc nhiên về con trai chị đấy.” Bà dì Anu thở dài.

Lần đầu tiên trong ngày hôm đó, tôi nở một nụ cười mãn nguyện. Gì đây? Một tia hy vọng vừa vụt sáng chăng? Thằng Arjun cũng có thể bị ăn phải bùa lú một lần, có thể lắm chứ?

“Kết quả của thằng bé sao vậy?”, mẹ tôi hỏi, phấn chấn trở lại.

“Nó chỉ được có 95 điểm thôi, chị ơi!”, dì ta lắc đầu ngán ngẩm.

Đó là lần đầu tiên trong đời tôi biết bà cô Anu bá đạo thế nào. Dì ta sinh ra đã được trời phú cho tố chất khiến người khác tự cảm thấy bản thân họ tệ hại thê thảm đến mức nào. 95 điểm không những ám chỉ việc thằng Arjun đứng đầu lớp, mà còn có nghĩa là nó đang dẫn đầu toàn khối 6.

“Ôi, Anu, vậy thì em còn mong chờ gì hơn nữa chứ.” Mẹ tôi bày tỏ sự thán phục như thể thằng khốn Arjun kia vừa nhận được giải thưởng Nobel không bằng. Tôi thoáng nhủ thầm, liệu đây có phải là thời điểm tốt lành để thông báo tin động trời rằng giáo viên môn Toán muốn gặp bố mẹ tôi vào tuần tới hay không nhỉ.

“Không đâu Poo à, mục tiêu em đặt ra cho thằng bé là 98 điểm kia. Giờ thì nó tự biết thân biết phận, không có cái trò G.I. Joe Jiếc(3) gì nữa hết.”

Có đứa khốn nào đạt được 95 điểm mà chỉ đòi G.I.Joe thôi không?

Dì Anu huơ huơ ngón tay béo múp chỉ vào mặt tôi vẻ hăm dọa. “Varoon, cháu cần phải chăm chỉ hơn đấy, con trai. Đừng suốt ngày chỉ có gây rắc rối cho mẹ thôi, nghe chưa? Cháu phải nhớ là không học hành thì chẳng có tương lai gì đâu. Thôi, dì phải đi đón Arjun tới lớp học violin đây.”

Và cứ thế, dì ta quay lưng bỏ đi, để lại hai mẹ con tôi đứng đực mặt ra như ngỗng. Và mẹ tôi còn xém chút thì hóa đá vì kinh ngạc. Còn gì tồi tệ hơn khi mẹ tôi muốn biến tôi thành bản sao của thằng khốn Arjun chứ?

Noon Wines – cảnh 1

Đó là mùa hè năm 2009, khi tôi vừa quay trở lại Mumbai sau một kỳ nghỉ ngắn. Rohn Malhotra, hay còn gọi là Mal, thằng bạn chí cốt của tôi ở trường, vừa mới hoàn thành xong kỳ kiểm tra GMAT(1). Kết quả đáng ghen tị, 740 điểm, đáng để nó mời cả bọn một bữa ở Noon Wines.

Noon Wines là một trong những quán rượu lâu đời ở Bangalore, được thưởng thức món gà pakodas cùng bia ở đây rồi chết cũng đáng lắm. Cuối năm vừa rồi, nó đã trở thành một tụ điểm tiệc tùng, thu hút hàng tá “hot girl” đang muốn câu kéo sự chú ý của những gã trai “nguyện xin chết vì các nàng” như chúng tôi.

Từ khi các cô nàng thường xuyên lui tới đây, chẳng có gì ngạc nhiên khi tôi thấy Devika ở đó. Devika là một cô nàng hấp dẫn của trường trung học Sophia và là nỗi ám ảnh của lũ con trai mới lớn trong trường nam sinh Bishop Cotton ngày đó. Một số đứa còn coi việc vô tình bắt gặp được cái liếc mắt của Devika giống như một điềm lành trước kỳ thi. Manjeet, thằng bạn “cứt” của tôi, thậm chí còn có diễm phúc được bắt tay Devika một lần cơ đấy! Cô nàng dong dỏng cao, cực kỳ dễ thương và ngây thơ vô ngần. Cô sở hữu một đôi mắt đẹp mê hồn và khiến bất cứ ai nhìn vào đều như bị bỏ bùa mê.

Nhưng mà này, tỉnh táo lại đi, tôi còn kể nốt chuyện cho mà nghe, cái thằng tôi đây là người đến Noon Wines sớm nhất và như thường lệ, phải ngồi rũ xác chờ lũ bạn. Chẳng gì khiến tôi điên tiết hơn trò “Đợi tí, 2 phút nữa tao đến” của lũ ấy. Chúng nó mà nói đang trên đường đến và sẽ có mặt sau X phút thì các cậu cứ tự cộng thêm 15 phút nữa đi cho lành. Nhưng đừng đùa, chỉ cần tôi giở mánh thì tụi nó tự khắc ba chân bốn cẳng phi như thiêu thân đến ngay.

“Ê, đang ở đâu rồi mày?” Tôi gọi cho một đứa trong số tụi nó.

“Đang đến rồi, bạn hiền, 5 phút nữa có mặt nhé.” Nó nói.

“Nhanh lên mày, Devika đang ở đây này.”

“Cáiiii gìiiiiiiii? Tao tới liền, Bob.” Nó rít lên và lập tức dập máy.

Việc sử dụng từ “Bob” ở đây rất ư là thú vị nhé. Các cậu phải biết là, cái đất nước này được phân chia ra thành rất nhiều vùng. Xuôi xuống phía Nam, người ta gọi “macha”, ngược lên phía Bắc thì là “bhai”, “man” được dùng phổ biến trên toàn Ấn Độ – còn “Bob” là “đặc sản” riêng của Bangalore mà không nơi đâu có. Chẳng hạn như: “Này Bob, mày có thấy cái áo xẻ mà Neha đang mặc không hả Bob?”

Cuối cùng thì đám con trai cũng tề tựu đông đủ, rượu được mang ra, thuốc được châm và bắt đầu chém gió phần phật. Thằng Rohit ngồi bên tay trái tôi hiện đang làm cho Oracle, và cuộc đời của nó thì cực khốn. Nó nằm ở top đầu trong kỳ thi CET và trở thành một kĩ sư sáng giá nhưng nay thì đã dần lu mờ. Tia hy vọng le lói cuối cùng của nó là giành được 770 điểm GMAT, và vì cái ước nguyện nhỏ nhoi đó mà nó vẫn đang học hộc bơ lên. Nó có khuôn mặt hao hao nửa giống tài tử Shakit Kapoor, nửa giống John Lennon, mỗi cái tội là nó lùn hơn. Nó đích thị là một đứa con ngoan ngoãn, muốn có được chứng chỉ MBA, khát khao một công việc tại thung lũng Silicon, cưới một cô vợ hiền lành, nết na và cùng nàng chung sống hạnh phúc đến đầu bạc răng long.

Ngồi bên phải tôi là thằng Sid – cựu sinh viên trường Loyola và trường LSE, thủ khoa của Cotton và giờ thì đang vêu mồm vì thất nghiệp. Thằng Sid là nạn nhân của sự suy thoái kinh tế, nó thường lết xác từ hết quán bar này sang nhà hàng khác ở Satya trong tình trạng say khướt, hòng dìm chếtnỗi buồn trong đống chai Blender’s Pride. Bố mẹ nó thuê nhà sống tại Chennai(2), còn nó thì đã sống và chứng kiến vô vàn những chuyện tai tiếng – điều mà tôi không thể hé lộ trong cuốn sách này.

Thằng Sid nom giống Paul McCartney của Nam Ấn, vẻ ngoài nam tính đầy lôi cuốn của nó sẵn sàng làm mấy cô nàng Nam Ấn sập bẫy như chơi. Mặc dù thường xuyên vướng phải rắc rối, không thì cũng gây rắc rối, Sid vẫn luôn là thằng đáng tin cậy.

Phía đằng kia là thằng bạn già tốt bụng Gujju Boy, hay còn gọi là Mehta. Mehta là một kỹ sư cơ khí, đã cố gắng hết sức để tránh được một cuộc “tảo hôn” bằng cách tốt nhất mà một gã trai Ấn có thể làm – “tẩu thoát” sang Mỹ du học. Một cuốn MIT sẽ có sức mê hoặc nó hơn là quyển tạp chí Playboy. Mehta đích thị là hiện thân của George Harrison của Gujarat. Và thật khiến người ta sốc ngược, nó còn biết nhiều tiếng Kannada hơn cả lũ bọn tôi gộp lại!

Cuối cùng là thằng Mal. Nó là mẫu “cool boy” xịn luôn, lúc nào cũng nghiên cứu sách vở đàng hoàng trước mỗi kỳ thi. Nó đang đầu quân cho KGMP(3) và tương lai nó sẽ té ra nước ngoài kiếm một cái bằng MBA. Cực kỳ chịu chơi, Mal chính là gã có “năng khiếu” khiến các cậu phải móc hầu bao chiêu đãi nó trong chính sinh nhật của nó.

Một điều tuyệt vời ở Bangalore là thứ “văn hóa” được tạo nên từ những quán rượu mọc lên như nấm cùng dòng chảy bất tận của thứ bia tươi vàng lúc nào cũng sẵn sàng tuôn trào ra từ thùng và gã bồi bàn Nagesh chỉ có nước tiếp bia bở hơi tai. Nốc hết cốc này đến cốc khác, câu chuyện của chúng tôi ngày một nóng giòn như ngô rang.

“Ê Mal, làm cái mẹ gì mà mày được tận 740 điểm thế hả thằng khốn?” Rohit nói giọng đầy chua cay, rõ là thằng này vẫn ôm nỗi đau đớn ê chề từ thất bại thảm hại của nó trong kỳ thi GMAT.

“Thôi nào, đừng có nhặng xị lên thế chứ. Mày chỉ cần bình tĩnh mà viết nó ra thôi.”

Các cậu thấy đấy, đó mới là Mal, cái thằng luôn khiến mọi việc trở nên dễ như ăn kẹo.

“Bốc mùi quá đấy. Tao biết thừa mày phải học lòi cả bơ ra ý chứ.” Thằng Sid nói, sặc mùi thất vọng của một kẻ vô công rồi nghề.

“Này, bọn mày bị ấm đầu cả lũ rồi hả?” Thằng Mehta đấm mạnh xuống bàn. “Sao cứ lải nhải mấy vụ học hành chết tiệt đấy thế?” Nó bật ngón tay tanh tách gọi bồi bàn. “Nags, thêm một bia kodupa.” Mehta nói tiếng Kannada thậm chí còn sõi hơn cả tiếng Gujarati của nó. Nhưng nó vẫn cứ làm chúng tôi sốc ngược, lần đầu tiên trong đời, nó lại là đứa không muốn nói về chuyện học hành cơ đấy.

Giữa cuộc, thằng Mal và tôi ra ngoài làm một điếu chớp nhoáng. Một ý tưởng bấy lâu đang lên men trong đầu tôi và tôi không thể nén nổi ý muốn kể cho thằng bạn “cứt” biết. Gần một năm trước, thằng em họ tôi từ Mumbai bỗng đâu thò mặt đến nhà chúng tôi trong kỳ nghỉ hè. Nó là một cựu học sinh Mayograd – Mayo hả? Ah uhm, các cậu đoán trúng phóc rồi, chính là một trong số mấy trường nội trú khỉ gió ma toi lâu đời và danh giá nhất Ấn Độ đấy. Thằng ấy lúc nào cũng vênh vang trưng diện áo đồng phục trường nó, đó là một cách gián tiếp chế nhạo việc tôi học một trường “hạ đẳng” hơn.

Cái từ “Mayo” được in kèm trên hàng tá đồ lưu niệm về trường nó cứ lập là lập lềnh trong đầu tôi. Sẽ ra sao nếu tôi kinh doanh mấy món đồ như vậy nhỉ?

Thằng Mal và tôi học cùng với nhau từ năm lớp 11. Chúng tôi có cả tá trò cùng chơi ở trường và từng là “ma vương” của trò đố vui. Khi tôi bắt đầu làm phim ngắn ở trường, chúng tôi thường xuyên cùng viết kịch bản và lời thoại, thằng Mal thường xuyên thủ luôn vai trong đó. Một điểm nữa, như tôi đã nói, nó là một trong những thằng “chịu chơi” nhất mà tôi từng biết. Thế nên, cũng thật hợp lý thôi khi tôi chia sẻ “ý tưởng” này với nó. Mấy anh chàng ở Raju tay nọ tiếp tay kia bận rộn tiếp thêm thuốc lá và bia cho chúng tôi, tôi hỏi, “Mal này, hiện giờ mày thế nào rồi?”

“Chẳng có cái vẹo gì,” nó nói. “Có lẽ tao sẽ đăng ký học MBA trong năm nay. Năm tới sẽ cuốn xéo khỏi đây, chiến hữu ạ.”

“Vậy là bọn mình còn một năm?”

“Một năm? Để làm cái khỉ gì?”

Nghĩ lại thì tôi không thể tin nổi là câu chuyện lại bắt đầu như thế.

“Mal, tao có một ý tưởng và muốn rủ mày ‘chiến cùng’”, tôi nói.

“Ok, nói tao nghe xem.”

“Nhưng chúng ta phải làm một hơi đã chứ nhỉ?”

“Lúc nào chẳng thế hả thằng khốn!”

“Ok. Chỉ mấy từ thôi. Kinh doanh sản phẩm ăn theo trường học. Sao nào?”

“Nói tiếp đi.”

“Chúng ta sẽ làm áo nỉ, áo thun in logo, v.v… cung ứng cho các cựu học sinh, sinh viên của các trường trung học, đại học. Và còn cả đồng phục khóa, đồng phục lớp, nhóm cho cái tụi đang học trong trường nữa.”

Cho tới đoạn đó, nó vẫn chỉ là một thương vụ kinh doanh trang phục nho nhỏ tại Ấn, và hoàn toàn ngẫu hứng. Một thương hiệu chưa từng được tạo ra cho phân khúc này và đó chính xác là nơi mà tôi muốn thò chân vào thử xem sao.

Về cơ bản, ý tưởng là tạo ra một thương hiệu kinh doanh những sản phẩm ăn theo trường học. Nó cũng khá giống với kiểu sản xuất áo như của trường Harvard hay Stanford. Ngoại trừ việc chúng tôi sẽ làm chúng cho các trường của Ấn Độ.

“Tao ưng rồi đấy!” Thằng Mal nói, nó đưa cho tôi một điếu, rồi nhả một làn khói vào màn đêm.

“Mày nghĩ tụi mình có nên làm không?” Tôi hỏi mà tim muốn trèo ra khỏi lồng ngực.

Sau hẳn 30 giây suy ngẫm, cuối cùng thằng Mal nói, “Còn chờ gì nữa, khởi động luôn và ngay đi, thằng khốn.”

Một thằng Mal “bình thường” ấy à, nó không chỉ đẻ ra một ý tưởng mà còn nhào nặn cái ý tưởng ấy trong đầu cùng với mớ phân tích chiến lược SWOT(4) như thể một chuyên gia MBA thứ thiệt vậy.

Duy chỉ có điều là chúng tôi đang lãng phí thời gian.

Dù sao thì, với cú hích của mấy vại bia tươi Kingfisher, chúng tôi bắt đầu hăm hở với ý tưởng kinh doanh y như mấy thằng say trong quán bar thường làm. Chúng tôi lấy một mẩu giấy ăn, được Nagesh tiếp tế cùng với chiếc bút “may mắn” của gã. Thấy thằng Mal và tôi nguệch ngoạc viết vội viết vàng, chú bồi cao lêu nghêu liền đảo mắt như rang lạc để cố tìm hiểu xem âm mưu đen tối nằm trong đó là gì. Thằng Rohit, Sid và Mehta đang rôm rả bàn tán mấy câu chuyện chơi gái, “xếp hình” đồi bại, còn thằng Mal và tôi lại đang cặm cụi cho cái mà chúng tôi gọi là “kế hoạch kinh doanh.” Bảng biểu cùng các con số được thiết lập và Nagesh đi tới, ném ra nhận xét quái đản lạ lùng, gã khiến chúng tôi liên tưởng đến Amitabh Bachchan(5) và Shashi Kapoor(6). Trong cơn phấn khích tột độ, tôi cứ ngỡ như hai thằng tôi đây chẳng khác nào Steve Jobs và Steve Wozniak đời mới, mặc dù tôi thừa biết còn phải xách dép chạy dài.

Noon Wines – cảnh 2

Nghi thức thông thường ở Bangalore là hoang phí đêm thứ Sáu, tránh đụng độ với mấy gã cớm và lao vào nhà một ai đó để cuốn một điếu thuốc. Tại thành phố này, những cơn mưa thường đổ xuống bất chợt và chúng như luôn trực chờ đúng lúc chúng tôi ra ngoài để mà trút xuống xối xả. Thằng Rohit bắt đầu cằn nhằn rằng nó muốn về nhà trong khi thằng Sid và Mehta vẫy vùng dưới mưa, nghêu ngao những giai điệu Bollywood khêu gợi kỳ quái. Lúc đó, dạ dày tôi bắt đầu ậm ạch, giá mà không uống chặp cuối cùng đó thì tốt biết mấy. Trong xe của tôi, cả lũ chất thành một đống, thế rồi chúng tôi phóng như bay trên những con đường dưới ánh sáng mờ ảo của Bangalore y chang trong phim “Những hoàng tử đường phố(1)”, nơi mà cơ hội truy đuổi cho mấy gã cớm là cực kỳ cao.

Những hoàng tử đường phố là một lũ thất nghiệp lổn nhổn trong một chiếc xe và cố gắng gây ấn tượng với bất kỳ cô gái nào chúng gặp trên đường.

Đột nhiên, thằng Sid hét toáng lên: “DỪNG LẠI!” và cho thằng Mehta ăn đủ một bãi nôn hoành tráng. Trong khi Mehta đấm loạn xạ vào Rohit, mẹ của thằng Rohit gọi điện, mẹ nó xem ra đang điên tiết lắm, giọng the thé từ điện thoại đập chan chát vào tai cả lũ chúng tôi. Và khi tưởng rằng chẳng còn chuyện quái gì tồi tệ hơn được nữa, thì mấy gã cớm xuất hiện.

Bị cớm tóm cổ chính là một truyền thống của những gã trai Bangalore có tự trọng. Ngay cả khi đã nốc vài lít, bạn vẫn đủ tỉnh táo để nhận ra mình đang ở trong cái bẫy luôn dang rộng đón chào của mấy gã cớm vào ban đêm. Bị cớm tóm được chẳng phải chuyện gì to tát, nhưng dù sao, xe của bạn cũng sẽ bị tịch thu .

Một gã cớm chừng 1m80 mang theo một bộ ria mép rậm rạp y chang rừng Amazon, cúi xuống và gõ gõ vào cửa xe tôi.

“Chào chú em. Điều khiển xe quá tốc độ”, ông ta nói với tôi. Một tên cớm khác, có thể là cấp dưới, đứng bên cạnh đang cầm một cây bút và biên bản.

Thông thường, vận tốc lưu hành cho phép là 40km/h. Nếu bạn vượt lên đến 80km/h, bạn phải trả 500 bucks phí phạt. Nếu bạn chạm mốc 120km/h, rắc rối to đấy, nhưng họ sẽ chỉ lấy của bạn nhiều tiền hơn và rồi thả cho bạn đi. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ, tôi đã vượt hẳn lên 180km/h! Ối chao, và còn bị dính vào vụ thử nồng độ cồn nữa chứ.

“Ồ chú em, chú “nát” quá rồi đây này. Ra khỏi xe và xuất trình bằng lái đi nào.” Một tên cớm nói với vẻ hân hoan như thể một đặc vụ FBI bắt được một tên tội phạm quốc tế vậy.

Tôi bước ra khỏi xe và đón lấy cái nhìn cực kỳ khinh bỉ mà viên thanh tra ném cho. Thằng Mal cũng ra khỏi xe và dùng cái giọng lè nhè của nó để nói lý với gã.

Gã cảnh sát nhìn tôi vẻ hăm dọa. “Sinh viên hả?”

Tôi tiếp tục câm nín và nhìn chăm chăm vào đôi Converse màu đỏ dưới chân mình như thể đang trải qua kỳ thi vấn đáp vậy.

Lão ta vân vê bộ ria mép rậm rạp và gầm gừ. “Ê, nhãi con, chú mày là sinh viên hả?”

Tao vừa tốt nghiệp bằng kỹ sư xong đấy, thằng khốn, suýt nữa thì tôi đã phun câu ấy ra. Tạ ơn Chúa, tôi bết đến mức chẳng mở miệng nổi.

Lần này, lão ta hét lên. “Ê ranh con, mở mồm ra cho tao xem nào.”

Tôi cun cút làm theo và hào phóng tặng ngay cho chiếc áo trắng của gã một bãi không kém phần long trọng.

Bạn biết đấy, có vài thời điểm trong cuộc đời mà bạn không thể nào quên được. Và tôi cũng đang trải qua một trong những thời điểm như vậy đấy. Tôi ghét phải mượn lời của Bollywood, nhưng thời gian đúng là đã ngừng lại. Theo đúng nghĩa đen luôn.

Dù sao thì lũ chúng tôi đã bắt đầu tỉnh rượu, ngoại trừ thằng Sid. Nó vẫn tiếp tục rống lên “Kajarare(2)” trước mặt mấy gã cớm. Thằng Mal phải túc trực bên gã cảnh sát và cố gắng làm cho gã hạ hỏa. Nhưng gã vừa hưởng nguyên cả bãi chiến lợi phẩm của tôi còn lâu mới tha cho chúng tôi đi, trong khi thằng Sid vẫn đang gào tướng lên “Kajarare”, ai mà ngăn nổi nó cơ chứ. 5.000 bucks phí phạt là cái giá mỗi thằng chúng tôi phải trả cho hành vi bất kham của mình. Thế là nhẵn túi! Mỉa mai thay, trời xui đất khiến thế quái nào mà hai năm sau, chúng tôi đã tham gia vào cuộc biểu tình chống tham nhũng của Anna Hazare(3).

Câm như hến trên đường trở về nhà. Tôi đã moi hết các loại giấy có trong túi để lau mặt, rồi ném chúng ra ngoài cửa xe. Thưa vâng, trong đó có cả bản kế hoạch kinh doanh của chúng tôi.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button