Quà tặng cuộc sống

Tình Thế Gian

tinh the gian sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm

Download sách Tình Thế Gian ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH HAY VỀ CUỘC SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng ebook                  

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

ĐỐI THOẠI VỚI CHÍNH MÌNH

Bản chất tâm tư tình cảm con người

Hỏi: Trong kinh Phật, chúng sinh còn gọi là “hữu tình”, tâm tư tình cảm con người rất dễ bị ảnh hưởng bởi ngoại cảnh, vậy phải chăng do con người có tâm tư tình cảm nên gọi là “hữu tình”?

Đáp: Mọi loài chúng sinh “hữu tình” đều có tâm tư tình cảm, trong đó con người nhờ biết tư duy, có khả năng ghi nhớ, có tư tưởng tình cảm nên họ không những có khả năng suy nghĩ về các vấn đề trước mắt, ghi nhớ sự việc trong quá khứ mà còn biết tưởng tượng, suy đoán sự việc trong tương lai thế nên tâm tư tình cảm của con người rất phong phú, phức tạp.

Ví dụ người thất tình hoặc mất đi người thân đều rất đau khổ. Yêu đơn phương, theo đuổi người tình hoàn hảo trong ảo tưởng với trăm phương nghìn kế đều là những thứ tâm tư tình cảm dai dẳng nặng nề đè lên lòng người không thể nguôi ngoai.

Ngoài tình cảm ra còn một số vấn đề khiến người ta mất ngủ, trầm cảm, ức chế như sự nghiệp, gia đình, sức khỏe… cũng thường là những cơn sóng dậy lên trong lòng người, tất cả chúng đều là căn nguyên tâm bệnh của con người.

Hỏi: Bản chất của tâm tư tình cảm con người là gì, nguyên nhân nào khiến tâm tư họ luôn thấp thỏm bất an?

Đáp: Bản chất của tâm tư tình cảm con người là sự theo đuổi chính mình cũng chính là vì sự an toàn và sở thích của bản thân, là trạng thái tâm lí được xảy ra xoay quanh cái tôi. Do thiếu cảm giác an toàn hoặc mong ước cảm giác an toàn hơn mà có trạng thái tâm lí đó. Ngoài ra, tâm lí tự ti hoặc tâm lí tự cao được sinh ra từ tâm lí tự ti (tâm lí học Phật giáo gọi trạng thái tâm lí này là Ti liệt mạn) cũng là một trạng thái của tâm con người. Bất luận nhìn từ phương diện nào, mọi biểu hiện của tâm tư tình cảm con người đều xoanh quanh cái tôi, xem cái tôi là trung tâm.

Cũng giống những biểu hiện của Ngã như ngã tham, ngã sân, ngã si, ngã mạn, ngã nghi… tất thảy đều xuất phát từ cái tôi, nếu buông xả được tâm lí lấy cái tôi làm trung tâm thì sẽ không còn tâm tư gì nữa.

Bất kì một chúng sinh nào đều có tự ngã tương ứng, tuy nhiên, ý thức tự ngã của con người mạnh mẽ hơn bất kì một động vật nào khác. Mọi loài chúng sinh đều chỉ có biểu hiện tâm lí khi tiếp xúc với sự vật, sự việc cụ thể hiện thời, đó chỉ là bản năng sinh tồn, tự vệ. Con người ngoài việc bảo vệ cho bản thân, bảo vệ gia tộc, còn biết bảo vệ danh dự, thậm chí còn biết bảo vệ danh dự cho bản thân khi không còn sống trên cõi đời này nữa. Những trạng thái tâm lí xảy ra xoay quanh cái tôi đó cứ như những con sóng trong biển tâm thức con người, nhấp nhô mãi không thôi. Cũng do như thế mà xảy ra mọi tranh chấp xung đột giữa người với người, giữa người với mọi vật, thậm chí nảy sinh những trạng thái tâm lí tự mâu thuẫn với chính mình. Tất cả đó là nguyên nhân nảy sinh mọi tâm tư tình cảm của con người.

Hỏi: Xin hỏi phải chăng “tình” nhất định là sự cay đắng?

Đáp: Tình nảy nở từ tâm lí lấy cái tôi làm trung tâm, bất luận tình cảm nào của con người đều chứa đủ yếu tố vui trong cái khổ, trong đó, như lời Phật dạy, tình cảm thế gian khổ nhiều vui ít. Khổ là nhân đầu tiên, kết cục của nó cũng chỉ là khổ, niềm vui chỉ thoảng qua rồi nhanh chóng vụt tan. Con người thường vì mưu cầu niềm vui ngắn ngủi mà cứ nếm hết trái khổ này đến quả khổ khác. Chúng ta cần ý thức rõ ràng rằng, chúng sinh thường xem khổ là niềm vui, lấy khổ là chất liệu để vun đắp, tô bồi niềm vui. Khổ trước vui sau, vui trước khổ sau, thảy đều chứng minh rằng, khổ và vui là hai thứ luôn quyện chặt trong nhau.

Bất luận là sự nung nấu của khổ hay sự hưởng thụ niềm vui đều được gọi chung là tâm tư tình cảm con người. Do thời gian khổ quá dài mà niềm vui thì quá ngắn nên mọi trạng thái gắn liền với “tình” thì phần nhiều đều là khổ.

Chúng ta xem nhiều vở kịch đẫm nước mắt như “Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài”, “Romeo và Juliet”… Những vở kịch diễm tuyệt nhưng đầy bi thương đó đều ngầm nói lên rằng, tình là thứ khổ nhiều vui ít. Nhân vật – chủ thể tình cảm trong tác phẩm đều khổ, hơn nữa thời gian vui vẻ hạnh phúc ngắn ngủi còn đau khổ đắng cay quá dài. Đặc điểm chung của các nhân vật trong các vở kịch đó là họ đều khát vọng niềm vui sau cùng, nhưng kết cục họ đều phải ngậm trái đắng, cho nên đó đều là những bi kịch.

Những tác phẩm nổi tiếng với trung tâm diễn biến câu chuyện là tình cảm như thế là những bức tranh tả chân tình cảm con người. Đời người hưởng hạnh phúc tươi vui đích thực thì quá ít mà đau khổ thì quá nhiều và thường nhen nhúm, nẩy nở phụ thuộc vào hoàn cảnh của từng môi trường xã hội, vậy đâu là nguyên nhân? Có thể nói rằng, tất cả đều không ngoài chữ “tình”. Tình cảm cha mẹ con cái cũng thế, con cái là nơi gửi gắm tình cảm yêu thương của bố mẹ; tình cảm yêu đương nam nữ cũng hệt như thế, thậm chí cả những tình cảm bạn bè cũng chưa từng ngoại lệ. Thế nên, hễ điều gì có dính đến “tình” đều là trái đắng, đương nhiên niềm vui cũng có nhưng không nhiều.

Do vậy Phật nói, từ “hữu tình” mà thành “Bồ-tát” chỉ khác nhau ở điểm là có ý thức giác ngộ trong “tình” nên Bồ-tát có nghĩa là “Giác hữu tình”.

Hỏi: Có nhiều nhà nghiên cứu y học cho rằng, tâm tư tình cảm của con người là một dạng năng lượng của thân thể, khi chúng ta giàu có tình cảm, thì phải chăng nó sẽ làm giảm bớt năng lượng?

Đáp: Điều này còn cần phải xem thứ “tình” đó phát ra loại năng lượng gì. Bản năng chúng ta vốn là một loại năng lượng, tâm lực cũng là một dạng năng lượng, trong đó năng lượng của thân thường có mối quan hệ mật thiết với năng lượng của tâm. Nếu năng lượng thân thể không tốt, tâm lực cũng sẽ không dễ gì phấn chấn; khi thân thể khỏe mạnh thì tâm lực cũng theo đó mà mạnh lên, ngược lại, thân thể suy nhược thì tâm lực cũng suy giảm rất nhiều.

Năng lượng của thân thể sẽ ảnh hưởng đến tâm lực, ngược lại tâm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng sức khỏe con người. Tuy nhiên đối với người chết thì không thể như thế được, giả sử một người nào đó có năng lượng tinh thần dồi dào thì cũng chỉ phát huy được khi họ còn sống, sau khi chết, nguồn năng lượng đó không còn nữa, nghĩa là người chết thì không thể phát huy năng lượng của mình. Vì thế, tâm tư tình cảm của con người quả thực có mối quan hệ khăng khít với tình trạng sức khỏe thân thể.

Khi một người bệnh nặng đến không đủ sức để nói thì chắc chắn họ không thể nổi cáu được. Chúng ta thường nghe mọi người nói tính cách người già như đá trầm tích, sở dĩ thế là vì họ đã đến độ tuổi mà sức khỏe không cho phép hoặc không đủ sức để quát mắng, nổi lôi đình nữa. Năng lượng của tâm bị suy nhược, không đủ sức để nổi nóng, cáu gắt, nên có muốn cãi cũng không đủ sức để cãi với mọi người nên đành phải dùng cách “cái gì cho qua được thì cho qua”.

Hỏi: Đã biết năng lượng của thân và tâm ảnh hưởng lẫn nhau, vậy chúng làm thế nào để tận dụng chúng một cách hữu hiệu?

Đáp: Mọi người thường dùng cụm từ “can hỏa quá vượng” để chỉ những người xấu tính. Tuy nhiên cũng có không ít trường hợp tuy thể trạng rất yếu nhưng “can hỏa” lại rất vượng, những người như thế nếu sử dụng hết năng lượng của thân thể thì rất dễ tử vong cho nên, người đang bệnh thì tốt hơn hết nên tĩnh dưỡng thân tâm, không nổi cáu, nếu không chỉ làm rút ngắn tuổi thọ của mình mà thôi.

Với người đang bệnh, chúng ta nên khuyên họ niệm Phật A-di-đà hoặc niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm nhiều hơn, nên nghĩ đến chuyện tốt, mặt tốt của mình, của người, nên thả lỏng thân tâm, không nên lo nghĩ điều gì và nhất là không nên quá bận tâm đến tình trạng sức khỏe của chính mình. Dù sao bệnh cũng đã bệnh rồi, điều cần làm là đối diện thực tế, nhìn thẳng vào hiện tại, nên tập trung tĩnh dưỡng khám bệnh thường xuyên như vậy thì thời gian sống có thể kéo dài hơn nhờ không tiêu phí năng lượng của thân tâm…

Có người mắc bệnh ung thư, biết rõ mình không còn sống được bao nhiêu nữa, họ dốc hết sức khỏe có được của thân tâm để làm việc, dường như người đó đang cố gắng tập trung sức khỏe để làm phần việc còn lại của đời mình trong vài tháng, cuối cùng cũng chỉ làm tổn thương thêm sức khỏe của mình mà thôi. Thế nên, chúng ta phải biết cách điều tiết như kiểu “đèn càng nhỏ lửa càng lâu hết dầu”, như thế ắt có thể sống dài hơn. Nếu dùng hết năng lượng trong thoáng chốc, thể lực cạn kiệt, tâm lực cũng theo đó mà hao mòn.

Cho nên, chúng ta cần biết khống chế, điều tiết, quản lí tâm tư tình cảm của mình. Nếu không, chúng ta sẽ gặp rắc rối.

ĐỌC THỬ

Làm sao điều chỉnh cảm xúc?

Hỏi: Dưới góc nhìn y học và tâm lí học thì cảm xúc là một loại phản ứng tự nhiên, vậy Phật giáo có cái nhìn ra sao với vấn đề này?

Đáp: Cảm xúc được chia làm hai loại, cảm xúc lành mạnh và cảm xúc không lành mạnh. Cảm xúc lành mạnh chỉ sự hưởng thụ, thưởng thức, và vui vẻ. Đó là một loại cảm giác hạnh phúc, trong lòng cảm thấy khoan khoái.

Thỉnh thoảng ta thấy có người nói: “Anh đang quá phấn khích!”. Trong trường hợp này, “quá phấn khích” ở đây chỉ cảm xúc không lành mạnh, bao gồm sự phẫn nộ, oán hận, trách móc hoặc là căm ghét, mệt mỏi. Do không lành mạnh nên không những ảnh hưởng đến thể xác và tinh thần của người đó mà còn ảnh hưởng đến gia đình, sự nghiệp, thậm chí cả mối quan hệ giữa bằng hữu với nhau.

Theo quan điểm của Phật giáo, thế gian này có cảm xúc tạo nghiệp ác, và cảm xúc tu nghiệp thiện. Đối với người bình thường, phương pháp và quan niệm nêu trên là điều tốt, nhưng trên lập trường của Phật giáo, sau khi hưởng hết phúc rồi sẽ đến hồi chịu khổ, đó không phải là sự giải thoát triệt để. Điều tốt nhất là có được giải thoát ngay từ khi cái tôi trung tâm xuất hiện, có nghĩa là sẽ không còn cảm xúc nữa, chỉ còn lại trí tuệ năng lực và lòng từ bi.

Hỏi: Cảm xúc có năng lượng riêng của nó, ta có thể chuyển hóa năng lượng tiêu cực thành tích cực không?

Đáp: Năng lượng của cảm xúc có thể chuyển hóa được. Phật giáo có một danh từ mang tên “tinh tiến” (chỉ sự nỗ lực hướng thiện, có chí tiến thủ) và một danh từ chỉ sự liên quan đến người tham thiền ngộ đạo – mang tên “Đại Phẫn Tâm”, hay còn gọi là Đại Phẫn Nộ Tâm. Đại Phẫn Tâm có nghĩa là sự tự lực tự cường, quyết chí vươn lên; “Phẫn” chỉ sự phấn đấu, tinh tiến, hạ quyết tâm, bản thân nhất định phải hoàn thành mục tiêu, đó là một loại cảm xúc – cảm xúc chính diện, phát triển theo chiều hướng tốt.

Nếu một người không có sự tự lực tự cường, quyết chí vươn lên thì làm bất cứ việc gì cũng sẽ phải bỏ dở nửa chừng, không đầu không đuôi, làm việc không chuyên sâu, không thể hoàn thành nghiệp lớn.

Dù là mặt chính diện hay cái tôi trung tâm, đều xuất phát từ chủ thể “tôi” để hoàn thành sự việc, còn nếu muốn trở thành Phật thì nhất thiết phải có lòng tinh tiến. Thực tế, lòng tinh tiến là một kiểu tịnh hóa cảm xúc, nó không làm tổn thương người khác, cũng không gây tổn hại cho bản thân. Đó là lòng quyết tâm luôn hướng về phía trước trên con đường tu hành. Dường như đó là một nguồn năng lượng mà nếu không có nó con đường tu hành sẽ không thể trở thành hiện thực được.

Vì vậy, khái niệm “Phật” còn được gọi là Đại Hùng, Đại Lực, Đại Từ Bi, có thể đại giải thoát cho chúng sinh. Cái gọi là “đại giải thoát” ở đây chỉ năng lực và trí tuệ, còn từ “đại” được ra đời dựa trên lòng tinh tiến.

Hỏi: Hoà thượng có nói rằng, chúng ta có cảm xúc tạo nghiệp ác, và cảm xúc tu nghiệp thiện, vậy thì “lòng tinh tiến” có được coi là cảm xúc tu nghiệp thiện không?

Đáp: Từ “thiện” trong tu thiện được hiểu theo hai nghĩa, thứ nhất là tu thiện của cái tôi trung tâm, và cái còn lại là tu thiện vì chúng sinh. Cái vì chúng sinh gọi là từ bi, còn cái vì bản thân mình gọi là tu thiện cho lòng tự tư.

Nếu muốn có được phúc báo về sau, thì cần hành thiện theo kiểu trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu, gieo nhân nào gặp quả nấy, đây là cái thiện của cái tôi trung tâm, mong muốn đạt được lợi ích cũng coi là việc tốt nên làm, và thường thì chúng tôi cũng khích lệ chúng sinh làm vậy.

Một loại thiện nữa được gọi là thiện tuyệt đối, vượt qua cái thiện của cái tôi trung tâm, trong lòng chỉ có chúng sinh mà quên đi bản thân mình, nguyện chịu khổ chịu nạn vì chúng sinh. Đây được coi là cái thiện thanh tịnh, mà chúng tôi thường hay gọi là “từ bi”, là “tâm bồ đề”.

Hỏi: Xin Hoà thượng cho biết, khi cảm xúc đang hình thành và chưa bộc phát, thì có cách nào quan sát và hóa giải nó không?

Đáp: Đây là điều thật khó! Có thể một vài người tu hành sẽ làm được. Do đó mà thường xuyên phải luyện tập ngồi thiền, tĩnh tọa, khi thấu qua quá trình tu luyện này ắt sẽ quan sát được phản ứng tâm lí của bản thân.

Thông thường, con người không ai có cách phát hiện ra phản ứng tâm lí của bản thân, khi phát giác tâm lí có phản ứng thì cũng không nhận ra được, đó chính là cảm xúc. Một trường hợp khác, dù biết trong lòng không thoải mái, không nói năng chi, nhưng trên mặt đã lộ ra hết sắc thái cảm xúc rồi. Và ta có thể dùng một số phương pháp khống chế hoặc tránh sự bộc phát những kiểu cảm xúc này.

Gặp phải tình trạng như vậy, cách tốt nhất là thể nghiệm sự hít thở, cảm nhận sự ra vào của từng hơi thở qua mũi, hoặc cải thiện bằng cách niệm A-di-đà Phật.

Khi nghe được chuyện không hay, chuyện không thích hay một câu chuyện bất hạnh nào đó, không ngừng niệm A-di-đà Phật nhiều lần sẽ có thể hóa giải cảm xúc đó.

Khi biết trong lòng không thoải mái vui vẻ, thì Phật hiệu “A-di-đà Phật” hay “Nam Mô Quan Thế Âm Bồ-tát” là phương pháp hữu hiệu hóa giải cảm xúc đó trong ta. Bởi khi niệm, ta sẽ tưởng tượng ra Đức Phật đang hiện hữu ngay trước mắt, trong lòng sẽ yên tĩnh trở lại.

Khi vấn đề phát sinh ta không nên giải quyết chúng bằng thái độ nóng nảy, mà cần phải dùng lí trí để giải quyết. Luyện tập theo phương pháp này sẽ giúp bản thân an tịnh lại và xử lí sự việc hợp lí hơn, hiệu quả hơn.

Hỏi: Thông thường con người ta tự trách bản thân vì tính tình không ổn định, có thể dùng phương thức chuyển niệm – tức thay đổi ý nghĩ để thay đổi sao? Phật pháp có thể giúp ích gì trong chuyện này?

Đáp: Tình trạng cảm thấy tự trách còn đau khổ hơn cả bị người khác mắng chửi! Do cảm xúc bị mắng chửi có thể tìm nơi trút giận, hoặc tìm lí do hóa giải, nhưng tự trách bản thân sẽ âm ỉ sâu trong lòng gây bức xúc bực bội, không dễ phát tiết ra ngoài, và cũng không dễ hóa giải.

Ví như một người con gái đi nạo phá thai vài lần sẽ cảm thấy vô cùng day dứt bản thân, tự trách mình làm tổn hại đến thai nhi chưa chào đời. Khi gặp chuyện không may liền liên tưởng đến việc nạo phá thai đó, cho rằng thai nhi đã chết đó đang tìm cách báo thù mình, trong khi bản thân cô ta không thể hận đứa trẻ đó được, chỉ biết tự trách mình, do vậy mà truyền thuyết về “anh linh tác lụy” (anh linh gây phiền lụy) và tín ngưỡng về chuyện này xuất hiện.

Thông thường, cảm giác tự trách mình không những khó hóa giải mà còn kéo dài dai dẳng, thậm chí kéo dài đến cả đời. Những người như vậy một khi nghĩ đến lỗi lầm liền trầm lòng lại, không biết xử trí ra sao, đôi khi còn kèm theo cảm giác sợ hơi hoảng hốt, sợ bản thân lại tiếp tục phạm tội lần nữa hoặc tội lỗi mình gây ra không có cách bù đắp lại được, không biết làm thế nào, vì thế mà nhiều khi tự lâm vào đường cùng.

Loại cảm xúc này, ngay cả bác sỹ tâm lí cũng khó giải quyết được, chỉ còn cách dùng đến quan niệm của Phật pháp, phương pháp tu hành của Phật pháp giúp đỡ họ. Quan niệm của Phật pháp chính là nhắn nhủ bản thân lúc đó còn ngu si mê muội, khiến cho tâm xấu hổ mà phải sám hối, đồng thời sửa chữa sai lầm, hướng tới cái thiện; hy vọng làm được nhiều điều có ích cho xã hội và kết thiện duyên, có như vậy tâm can mới cảm thấy an định, cảm xúc cũng dần dần được hóa giải. Còn về phương pháp tu hành thì có thể niệm Phật nhiều hơn, làm nhiều việc tốt, kết nhiều thiện duyên, đấy cũng là cách lấy công chuộc tội. Chỉ có làm nhiều việc tốt mới có thể bù đắp cho những sai lầm mắc phải.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button