Quà tặng cuộc sống

Thiền Và Nghệ Thuật Bảo Dưỡng Xe Máy

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Robert M. Pirsig

Download sách Thiền Và Nghệ Thuật Bảo Dưỡng Xe Máy ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách hay về cuộc sống

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.


Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu


Rùng mình vì cảm xúc cho đến trang cuối cùng. Thiền và nghệ thuật bảo dưỡng xe máy một trong những tác phẩm best-seller cực kỳ quan trọng của thời đại chúng ta. Đây là hành trình tuyệt diệu của một người đi tìm lại chính mình. Một thiên sử thi hiện đại, chuyển hóa cả một thế hệ và tiếp tục truyền cảm hứng cho hàng triệu người – một ví dụ thấm thía về cách chúng ta sống và làm thế nào sống tốt hơn.

Câu chuyện kể về một chuyến đi mùa hè bằng xe máy của hai cha con, Thiền và nghệ thuật bảo dưỡng xe máy trở thành cuộc phiêu lưu triết học vào những câu hỏi nền tảng. Mối quan hệ của người kể chuyện với đứa con dẫn đến một sự xem xét bản thân sâu sắc; công việc bảo dưỡng xe máy khiến tiến trình khảo sát khoa học, tôn giáo và nhân văn trở nên cực kỳ cuốn hút.

Cộng hưởng với những khắc khoải nhân sinh, tác phẩm kinh điển này là một cuốn sách siêu nghiệm về cuộc đời vô cùng xúc động.

Bạn đọc cảm nhận


Bình Thường – Tran Minh

Cuốn sách là cuộc hành trình đi tìm ý nghĩa hay định nghĩa Phẩm Chất (Quality) của nhân vật tên là Phaedrus. Phẩm chất (quality) là gì? Câu hỏi này đã khiến Phaedrus phải tìm đến triết học (phương Tây) từ các triết gia tiền Hy Lạp cổ đại như Thales, Anaximenes, Pythagore hay Heraclitus đến các triết gia Hy Lạp cổ đại vĩ đại như Socrates, Plato hay Aristotle đến các triết gia cận đại như Hume, Kant hay Hegel, v.v. nhưng rồi vẫn bất lực trong việc định nghĩa “Phẩm chất” là gì? Phẩm chất có thể được cảm nhận rất thực trong mọi công việc nếu chúng ta thật sự quan tâm hay chú tâm (care) đến cái khoảnh khắc hiện tại của công việc từ sửa và bảo dưỡng xe máy, leo núi, chạy bộ, pha trà, viết lách, v.v. nhưng để định nghĩa nó và mọi nỗ lực định nghĩa nó thì hoàn toàn thất bại – như cái kết của Phaedrus: “mục tiêu ban đầu của anh ta là giữ Phẩm chất không được định nghĩa, nhưng trong quá trình chiến đấu chống lại các nhà biện chứng, anh ta đã có những phát biểu, mỗi phát biểu là một viên gạch trong bức tường định nghĩa anh ta đã tự mình xây dựng xung quanh Phẩm chất. Bất kỳ nỗ lực nào nhằm phát triển một lập luận có tổ chức xung quanh một tổ chức không được định nghĩa cũng phá huỷ mục đích của chính nó. Bản thân cách thức tổ chức của lập luận đã làm hỏng Phẩm chất. Mọi điều anh ta đã làm là một nỗ lực vô ích.” Phẩm chất không thể được định nghĩa hay diễn giải một cách rõ ràng nhưng Phaedrus thấy nó thật gần gũi với Đạo trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử:

Đạo khả đạo phi thường đạo
Danh khả danh phi thường danh

Cuốn sách đã mang lại cho tôi một vài kiến thức hữu ích – kiểu duy lý – như cách nhìn thế giới sự vật, hiện tượng hay các phương pháp giải quyết vấn đề của các nhà khoa học, hiểu hơn về lịch sử triết học phương Tây, v.v. Tôi định viết nhiều hơn về những điều hay ho của cuốn sách hay nói cách khác là diễn đạt cái “Phẩm chất” của cuốn sách – theo tôi hiểu sau một thời gian “vật lộn” với nó – thành ngôn từ nhưng rồi quyết định không làm điều này vì tôi muốn những độc giả nào đọc cuốn sách này phải tự khám phá ra “Phẩm chất” của chính nó. Tôi chỉ là một “thầy bói mù” chỉ thấy được, cảm nhận được “một bộ phận của con voi” nhưng không phải là “con voi thật sự” và nếu tôi có cảm nhận nào đó về “con voi thật sự” thì diễn đạt nó bằng ngôn từ cũng là bất khả.

Dịch giả Thái An đã dành rất nhiều nỗ lực nhằm chuyển thể tác phẩm kinh điển “Zen and The Art of Motocycle Maintenance” sang tiếng Việt và đó là một nỗ lực đáng trân trọng nhưng chúng ta – nếu là một độc giả thật sự – phải nhận thức rằng, đây chỉ là “cách nhìn Phẩm chất cuốn sách” của dịch giả và là một kênh tham khảo đáng quý để chúng ta có thể tìm đến bản gốc cuốn sách và “vật lộn” với nó để tìm đến cái “Phẩm chất” thật sự. Đây là hành trình của mọi độc giả chân chính – những người đọc thật sự “chú tâm”.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button