Quà tặng cuộc sống

Thiền Đốn Ngộ

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Cư Sĩ Nguyên Giác

Download sách Thiền Đốn Ngộ ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : QUÀ TẶNG CUỘC SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                   

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

 

Lời giới thiệu


Tóm tắt cuốn sách “Thiền Đốn Ngộ”: Tác phẩm Thiền Đốn Ngộ nói về Thiền- Thiền là sống, là sự sáng tạo, luôn luôn mới mẻ tinh khôi, không nằm trong một khuôn khổ chết hay một ước lệ nào.

Vào Thiền, phải dám buông lại những kiến thức vay mượn từ bên ngoài để phát khởi trí vô sư, trí tự nhiên nơi mỗi người. Đây là con đường thể nghiệm chân lý trực tiếp nơi mình, không qua trung gian ý thức suy luận, và đây cũng chính là cội nguồn của đạo Phật.

Có nhiều cách để phân loại Thiền. Trong sách này đơn giản chia thiền nhà Phật thành hai pháp chính, Như Lai Thiền và Tổ Sư Thiền. Như Lai Thiền do Phật giảng dạy trong các kinh. Tổ Sư Thiền do Phật dạy riêng ngoài kinh điển, không qua văn tự ngôn ngữ, dĩ tâm truyền tâm, được trao truyền từ chư Tổ.

Tất cả những điều được viết trong sách này không do sự chứng biết bản thân, mà chỉ nhờ may mắn. Nhờ có Tông phong cao tột, nhờ có thầy giỏi, nhờ được chia sẻ một cộng nghiệp với dòng phái và Bổn sư, nay tác giả đem chút kiến giải sơ thiển mong học nhân sớm vào cửa này.

LỜI THƯA

Nếu trong lòng ta được vô tâm là Phật quá khứ,

Trong lặng lẽ mà khởi tác dụng là Phật vị lai,

Tùy cơ ứng vật là Phật hiện tại.

(Lời Hương Hải Thiền sư thị chúng)

Những ngày còn ở Việt Nam, tác giả có may mắn tham học ở dòng thiền Tây Tạng dưới sự chỉ dạy của Thiền sư Trạm Nhiên Tịch Chiếu. Tông phong vốn là nửa Tây Tạng, nửa Lâm Tế do vì sư Ông vốn dòng Lâm Tế lại qua Tây Tạng tham học rồi mới về khai sơn mở chùa. Nhưng tông chỉ tất cả các dòng thuộc Tổ Sư Thiền (tức Thiền Đốn Ngộ) vẫn là một.

Có nhiều cách để phân loại thiền. Trong sách này đơn giản chia thiền nhà Phật thành hai pháp chính, Như Lai Thiền và Tổ Sư Thiền. Như Lai Thiền do Phật giảng dạy trong các kinh. Tổ Sư Thiền do Phật dạy riêng ngoài kinh điển, không qua văn tự ngôn ngữ, dĩ tâm truyền tâm, được trao truyền từ chư Tổ.

Như Lai Thiền cũng được chia làm hai pháp chính, đó là Thiền Nam tông (Theravada) và Thiền Đại Thừa.

Thiền Nam tông chủ yếu dùng trí huệ để chiếu phá phiền não, thấy có Niết bàn để cầu, thấy có phiền não để kinh hãi xa lìa.

Như Lai Thiền Đại Thừa chủ yếu dựa trên nguyên tắc chuyển y: chuyển vọng thành chân, chuyển thức thành trí, chuyển phiền não thành Niết bàn.

Tổ Sư Thiền dựa trên quan điểm nào? Thật sự thì không có một pháp nào hết trong Tổ Sư Thiền, do vậy sự truyền dạy rất khó trao cho người. Chúng ta cũng biết có những dòng trong Tổ Sư Thiền như Vân Môn, Quy Ngưỡng, Pháp Nhãn ở Trung Hoa, hay ở Việt Nam như Vô Ngôn Thông, Thảo Đường, Trúc Lâm đã bị thất truyền. Chỗ khó truyền dạy này được ngài Trường Sa Cảnh Sầm ví như dạy nghề ăn trộm; người cha dạy nghề ăn trộm cho con bằng cách đẩy con vào rương của nhà “thân chủ”, rồi tự con mới học được nghề tìm sinh lộ. Trong ngôn ngữ cơ phong vấn đáp cũng vậy, thầy luôn luôn đẩy trò vào chỗ cùng tình tuyệt lý, suy nghĩ thế nào cũng sai, mà không suy nghĩ cũng sai. Biết thế nào cũng sai, nhưng hỏi thầy thế nào là đúng thì thầy không bao giờ nói. Nhưng thật sự thì tông chỉ đã nằm rải rác trong Pháp Bảo Đàn Kinh, nhiều bộ kinh khác, các pháp thoại và các bài kệ chư Tổ để lại.

Không chiếu phá xa lìa, không chuyển y, vậy thì Tổ Sư Thiền làm gì? Phiền não với Niết bàn cũng không từng mộng qua, vọng với chân đều không lập thì còn làm cái gì nữa. Đây chính là pháp đốn siêu đốn nhập, không thứ lớp gì cả.

Chủ yếu của Tổ Sư Thiền là phải kiến tánh trước. Trong Kinh Kim Cang có nói “Nhược kiến chư Tướng Phi Tướng tức kiến Như Lai,” nếu thấy các Tướng không phải là Tướng thì là kiến tánh. Kinh Lăng Nghiêm lại nói “toàn tướng tức tánh, toàn tánh tức tướng.”

Lời Kinh với ý Tổ thật sự không khác.

Âm vang khác trong lời Tổ là “tức tâm tức Phật,” lời Mã Tổ tháo đinh nhổ chốt cho Đại Mai. Khi thấy tăng chúng cắn chữ nhai lời, Mã Tổ bèn đổi là “phi tâm phi Phật phi vật.” Nói ngược nói xuôi gì, lời nào cũng chỉ thẳng (trực chỉ) vào tánh mà nói. Còn nói có pháp nào, hay quy ý chỉ về một cách kỹ thuật, các Tổ mới bất đắc dĩ mà nói, và khi nói vẫn gọi đó là trò hoa đốm đóng tuồng, dù đó là pháp an tâm hay bảo nhậm.

Tất cả những điều được viết trong sách này không do sự chứng biết bản thân, mà chỉ nhờ may mắn. Nhờ có Tông phong cao tột, nhờ có thầy giỏi, nhờ được chia sẻ một cộng nghiệp với dòng phái và Bổn sư, nay đem chút kiến giải sơ thiển mong học nhân sớm vào cửa này.

Nếu có gì sai sót, xin trọn sám hối trước ba đời chư Phật. Nếu có chút gì công đức, xin hồi hướng đến khắp pháp giới chúng sanh trọn thành Phật đạo.

Nam mô Thường trụ Tam bảo Phật Pháp Tăng!

Đệ tử đời thứ ba dòng thiền Tây Tạng,

Cư Sĩ Nguyên Giác

ĐỌC THỬ

Phần IVÀI CHÚ GIẢI VỀ THIỀN ĐỐN NGỘ

Chương 1THÓI NHÀ TÀO ĐỘNG

Bài này, trước là nói tổng quát về thiền, sau là nói về tông phong của dòng thiền Tào Động. Nếu có lời nào trong này chưa khế hiệp xin trọn sám hối trước ba đời chư Phật. Nếu có chút gì công đức xin hồi hướng đến song đường và vô lượng chúng sanh được siêu sinh Tịnh độ.

I. Tổng quát về thiền

Người học nhân, trong những năm này ở hải ngoại, cũng như ở miền Nam các năm sáu mươi và bảy mươi, muốn tu thiền như đứng trước ngã rẽ có trăm đường vạn nẻo trước mặt. Trong khi đó, các dòng thiền ở Việt Nam lại rất hiếm hoi, chân sư lại khó tìm. Thảng khi gặp vài vị tăng thì lại được khuyên niệm Phật để vãng sanh hoặc trì chú để giải trừ tai nạn. Nếu tìm đến sách vở thì bắt gặp những pháp môn Yoga của Ấn Độ, các pháp thiền Chuyển Pháp Luân của các phái Tu Tiên Trung Hoa, hoặc sự phát triển của các phái Xuất Hồn sau này. Vấn đề giản trạch thật sự là không đơn giản.

Như vậy câu hỏi đầu tiên nên là, làm sao phân biệt chánh thiền và tà thiền. Chánh là chân chính, ngay thẳng, đúng đắn, trực tiếp. Tà là nghiêng lệch, tà tà, cong cong hoặc vòng vòng gián tiếp. Câu trả lời nên là, tất cả các pháp thiền nào chỉ rõ tâm thể vốn không, ngộ nhập bản tánh, một đời thành Phật đều là chánh thiền. Còn tất cả các pháp môn khác đều là tà thiền, hoặc chỉ là pháp phương tiện.

Trong kinh Phật có nói, vì vô lượng chúng sanh tâm nên phải dùng vô lượng pháp môn độ. Phật còn nhấn mạnh, tất cả pháp đều là Phật pháp, kể cả pháp của ma. Vì Phật khởi tâm đại bi dùng quá nhiều phương tiện nên hôm nay kẻ học nhân không thể không mịt mờ. Giả sử, nếu có pháp nào gọi là pháp của ma, kẻ học nhân có nên tập không? Ngay cả đó là phương tiện của Phật dùng pháp ma độ tâm ma, đó cũng là nơi mà kẻ học nhân nên xa lánh. Nếu không phải là người đại ngộ đang thõng tay vào chợ, biến địa ngục thành thiên đường, bơi giữa biển phiền não mà như đang ngồi ở cõi Thường Tịch Quang của Niết bàn thì không thể nào giở trò phương tiện mặc áo ma, cầm gậy ma mà múa võ Phật được. Nếu không từng triệt ngộ sao dám nói ma Phật không khác, phiền não Niết bàn chẳng hai. Sơ sẩy một chút là địa ngục hiện tiền thì dám nào mà tà tà, cong cong.

Câu hỏi thứ ba thường gặp là, nếu quy chiếu theo kinh Phật, Phật dạy quá nhiều pháp môn thiền thì biết pháp môn nào ưu thắng nhất cho mình mà tu? Thí dụ, Phật dạy Minh Sát Thiền trong các kinh Nam tông, Tổ Long Thọ dạy pháp thiền Tam quán (Không quán, Giả quán, Trung quán), Tổ Mã Minh dạy pháp Chân Như quán trong Đại Thừa Khởi Tín Luận, Kinh Viên Giác và Kinh Lăng Nghiêm giảng về vài mươi pháp môn thiền định khác, dòng Thiên Thai dạy pháp Chỉ quán, dòng Duy Thức tông dạy Ngũ Trùng Duy Thức quán, dòng Hoa Nghiêm dạy mười quán môn, v.v. Nếu kẻ học nhân tu cả vô lượng kiếp cũng chưa hết được vô lượng pháp môn như vậy. Mà có nỗ lực cùng tận đã chắc gì đời này tu xong được một pháp môn.

Trong khi đó bên Tổ Sư Thiền lại nói rằng xong một pháp là xong vạn pháp. Như vậy, câu hỏi sẽ là, một pháp nào đó là pháp gì? Câu trả lời cho đúng cơ phong chỗ này là, nếu nói đó là pháp gì thì đều không đúng. Thế là lại mịt mịt mờ mờ thêm. Có thể mượn lời người xưa chú giải chỗ này là “Tay hoa một phen chuyển, bốn chúng thảy mịt mờ”. Tay hoa là nhắc tích “Niêm hoa vi tiếu” lúc Phật truyền pháp Tổ Sư Thiền cho ngài Ca Diếp.

Người viết bài này may mắn được hầu hạ Thiền sư Trạm Nhiên Tịch Chiếu. Ngài có một lời giản trạch chỗ này: “Muốn lìa sanh diệt mà lấy pháp sanh diệt để tu là chuyện trăm kiếp nghìn đời khó thành được. Sao bằng lấy pháp Vô sanh diệt mà tu thì ngay hiện đời này lo gì vô lượng pháp môn không thành tựu.” Cách truyền dạy của thầy rất là ít lời, ngôn ngữ rất mực cơ phong, ẩn mật và vi diệu. Lời của người viết bài này còn sơ thiển nhưng cũng là liều chú giải câu trên là: “Pháp sanh diệt là pháp có niệm sinh, niệm diệt, pháp Vô sanh diệt là pháp không có niệm sinh, không có niệm diệt. Đã lấy cái nhân có sinh có diệt mà tu thì tất phải có quả sanh diệt.” Vậy, tu bằng nhân Vô sanh diệt tất có quả Vô sanh diệt. Vấn đề tới đây sẽ là, đâu là pháp môn không hề có niệm sinh và cũng không hề có niệm diệt? Câu trả lời tất nhiên là, pháp môn Tổ Sư Thiền.

Chúng sanh phần nhiều tập thiền là mong cầu thần thông. Họ tin vào các pháp môn ngồi một, hai tháng thấy hào quang trước mắt, hoặc nghe tiếng lạ bên tai, hoặc nói tiếng lạ, hoặc xuất hồn dạo chơi đâu đó và sinh tâm nghi rằng pháp của Phật với Tổ dạy ngồi hoài mà không thấy thần thông. Đây là sự lầm lạc rất lớn. Tất cả các hiện tướng của tâm do các pháp môn ngoại đạo một, hai tháng mà thành đều không phải là thần thông hay cảm ứng gì hết. Trong phép Tổ Sư Thiền thì tâm không còn chỗ bấu víu thì lấy đâu chỗ cho các hiện tướng khởi, và khi hiện tướng khởi thì cũng không có chỗ bám trong tâm. Thần thông của Như Lai Thiền và Tổ Sư Thiền không phải là chỗ các pháp ngoại có thể với tới được. Ngay khi đại ngộ, thấy suốt tự tánh, đắc Tứ Vô Ngại Biện Tài, không phải thần thông là gì.

Tứ Vô Ngại Biện Tài là (1) Từ Vô Ngại Biện (Biện luận không chướng ngại, không lầm lẫn trong các lời của Phật, cũng là lời của mình); (2) Nghĩa Vô Ngại Biện (Biện luận không chướng ngại, không lầm lẫn các nghĩa từ tâm Phật); (3) Pháp Vô Ngại Biện (thấu suốt không chướng ngại tất cả các pháp môn của Phật, đưa cả một rừng giáo lý về nằm rõ ràng như trên lòng bàn tay); (4) Nhạo Thuyết Vô Ngại Biện (Xướng minh thuyết giảng Phật pháp không chỗ chướng ngại).

Nếu tâm chưa thông thì làm sao có đủ trí huệ thấu suốt chỗ này. Và các thần thông khác sẽ từ từ do Định mà tới. Pháp thân đã hiện bày thì lo gì thiếu một pháp. Tới khi không còn một hiện tướng nào của phiền não lẫn Niết bàn thì cái gì mà chẳng là thần thông, cái gì mà chẳng phải là thần, có gì chướng ngại đâu mà gọi tới cả thông, bấy giờ thì xách nước, chẻ củi vẫn là thần thông vậy.

Có chúng sanh khởi tâm ngờ vực, pháp môn Tổ Sư Thiền hay là Đốn Ngộ Thiền, tại sao không thấy kinh Phật nói. Thật sự thì trong các bộ kinh lớn, Phật đều có nói tới pháp môn đốn ngộ, nhưng lời rất ẩn mật, vi diệu nên người chưa thấu triệt Tâm Tông không nắm được, như các Kinh Lăng Già, Viên Giác, Lăng Nghiêm, Đại Bảo Tích… Nếu không chịu ngồi xuống, phá sạch không còn một niệm nghi, thì thật là mang tội hủy báng Phật pháp vậy. Phải thấu triệt rồi mới thấy lời nào của Phật cũng nhắm vào chỗ chỉ thẳng chân tâm, kiến tánh thành Phật vậy. Cho nên Tổ Bồ Đề Đạt Ma trong quyển Thiếu Thất Lục Môn mới chọn Bát Nhã Tâm Kinh làm một trong sáu cửa để giác ngộ; Bát Nhã không phải là kinh Phật thì là gì.

Vậy thì nguyên tắc của Thiền Đốn Ngộ là gì?

Tổ Huệ Hải, trong Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn Luận, có nói chỗ này. Cũng tựa như người ăn cắp, người học nhân mặc dù chưa đủ giới đức công hạnh của một vị Phật nhưng trong một phút giây của nhất niệm tương ứng hốt nhiên ăn cắp được trí huệ Phật. Trong giây phút ăn cắp được trí huệ Phật đó, còn gọi là đốn ngộ, mới biết đâu là tâm Phật đâu là tâm chúng sanh, đâu là chánh niệm, đâu là tà niệm, đâu là dụng tâm đúng, đâu là dụng tâm sai. Từ giây phút đó mới gọi là biết tu. Trước khi ngộ, chưa biết đâu là chánh niệm nên chưa gọi là tu được; dù có ngồi thiền trừ vọng 10 năm hay tụng trăm bộ kinh vẫn là mò mẫm giữa rừng thôi.

Và cũng vì ngộ được so sánh với hình ảnh kẻ cắp, nên ngộ cũng có thứ bậc sâu cạn khác nhau. Sau giai đoạn của ngộ là giai đoạn bảo nhậm. Trong cuốn Vô Môn Quan, Tổ Vô Môn có phê bình chỗ Triệu Châu hốt nhiên đốn ngộ sau khi nghe một bài pháp ngắn và đơn giản của Nam Tuyền. Phê bình rằng, Lão Triệu Châu mà ngộ sau khi nghe bài pháp đó thì cũng phải tốn 30 năm nữa mới gọi là bắt đầu được. Giai đoạn ba mươi năm sau khi giác ngộ đó, nhà chùa gọi là bảo nhậm. Thật sự thì không cần gì lâu đến như vậy.

Làm thế nào tin được rằng mình có khả năng đốn ngộ như vậy. Rủi tu cả đời mà không ngộ thì sao, thà là cứ niệm Phật vãng sanh vậy?

Không có cái nào chắc ăn hơn cái nào hết. Chưa ngộ, thì chưa thấy được tự tánh: chưa thấy tự tánh, thì chưa biết đâu là chánh niệm; chưa đắc chánh niệm thì có niệm Phật cả đời cũng không gọi là nhất tâm bất loạn được. Nói tắt, chưa thấy tánh (kiến tánh) thì tất cả các niệm đều là tà niệm, kể cả niệm Phật cũng là tà niệm.

Nếu chúng ta đọc lại Thiền Lâm Bảo Huấn, có rất nhiều vị khi bắt đầu tập thiền tự giới hạn quy định thời gian phải ngộ là ba năm. Phần nhiều các vị đã giữ đúng hoặc sớm hơn thời gian ba năm này (bởi vậy mới được ghi vào sách mà bảo huấn). Tổ Cao Phong Diệu lại nói, nếu trong vòng bảy ngày ngồi, cứ miên mật nghi tâm như viên gạch gieo xuống đầm sâu thì nhất định ngộ; nếu không ngộ, ngài sẽ chịu xuống địa ngục vì tội nói dối. Vả lại phải tin rằng Pháp Phật không thể để trong đời mình mà tuyệt diệt được, luôn luôn phải có người truyền thừa. Nếu tinh tấn như mình mà không nối được ngọn đèn chánh pháp thì tội nặng biết bao nhiêu.

Trước khi tu thiền phải sám hối và phát đại nguyện. Sám hối tội của mình và của chúng sanh từ vô lượng kiếp, nghiệp chướng có nhẹ đi tâm mới được khinh an. Sám hối có thể theo cách riêng của vị thầy hướng dẫn, hoặc theo các bộ Sám pháp. Nếu có học nhân ngay sau khi ngồi xuống quán được tâm vô niệm, nhìn chăm chăm vào gốc rễ tánh của tội vốn không thì đây gọi là sám hối vô tướng. Phát đại nguyện là để vạch hướng chỉ đường đi, là để hạ đại quyết tâm vì chúng sanh đọa lạc trong ba cõi mà phải giác ngộ ngay hiện tiền. Không mang được tâm lớn này thì biết tới bao giờ xong. Người viết có thể đề nghị vài câu đại nguyện như: “Vì để giải thoát tất cả chúng sanh đọa lạc trong ba cõi, xin cho con đổi lấy phước đức trăm kiếp nghìn đời lấy một phút giây giác ngộ.” Hoặc như câu: “Vì lòng đại bi muốn cứu độ chúng sanh, hôm nay tôi ngồi thiền. Nếu pháp môn này không thành tựu, vô minh này chưa phá vỡ. Giác ngộ này chưa hiện tiền thì tôi có tội đối với tất cả chúng sanh và với chư Phật ba đời.” Học nhân nên tìm những câu đại nguyện càng riêng tư càng tốt, càng thiết thân càng nên. Tâm nguyện không lớn mà đòi làm Phật là chuyện vô lý.

Nhưng Tổ Sư Thiền phổ biến nhất hiện thời là hai dòng Lâm Tế và Tào Động, học nhân nên chọn dòng nào? Câu trả lời là không nhất định, cứ tùy theo cơ duyên. Ở nước Mỹ, cũng có một số chùa Tây Tạng dạy Mật tông vô tướng cũng gần như không khác với thiền (có khác chỉ là phần thủ pháp khai ngộ). Phần bảo nhậm của các tông phái đều như nhau. Dòng thiền ở Việt Nam mà người viết bài từng may mắn tham học vốn là nửa Tây Tạng nửa Lâm Tế, do sư Ông trong chùa vốn thuộc dòng Lâm Tế lại đi qua Tây Tạng tham học rồi mới về khai sơn mở chùa. Nhưng bài này sẽ trình bày về tông phong Tào Động, vì nghĩ tới những học nhân chưa có cơ hội tìm được chân sư cũng có thể vào cửa bằng lối này. Người viết lại không giao thiệp rộng chốn già lam nên không biết hết để giới thiệu đủ chư tăng để kẻ sơ tâm nương tựa. Xin tùy nghi theo cơ duyên.

Trước khi Tổ Sư Thiền chia làm ngũ gia thất phái thì lối truyền thụ không nhất định, thường là thầy tùy cơ “tháo đinh nhổ chốt” cho trò, phá hết tất cả kiến chấp vọng tưởng điên đảo của trò, lời lời đều theo đúng cơ phong chỉ thẳng vào nơi an ổn. Nhưng tới khi Tông môn phát triển, một vị thầy phải hướng dẫn cho năm trăm hoặc một ngàn học tăng thì phải có vấn đề kỹ thuật hướng dẫn tổng quát, chứ không thể theo dõi từng người được. Do vì kỹ thuật hướng dẫn tổng quát khác nhau mới có những môn đình khác nhau. Nhưng yếu chỉ vẫn là một. Đặc biệt nhất là phần bảo nhậm hoàn toàn không khác nhau. Bảo nhậm nghĩa là nương theo đó mà bảo vệ hộ trì tâm giác ngộ, nương theo sóng (niệm) mà tánh của nước vẫn định. Vẫn hằng bất động, vẫn mặc áo ăn cơm làm đủ mọi chuyện trên đời mà vẫn thấy rất rõ không từng có một ai đang làm và không từng có một việc được làm. Pháp thân hiện rõ trước mắt trong mọi thời không nhầm lẫn.

Có người hỏi, trong kinh có nói Phật xuất định này nhập định kia tuần tự tới lui, xuất định Thức Vô Biên Xứ vào định Phi Tưởng Phi Phi Tưởng…, rồi nơi khác lại nói “Na Già thường tại định” nghĩa là Đức Phật chưa từng xuất định bao giờ cả, vẫn luôn luôn ở trong định dù đang thuyết pháp trước nghìn người hay là đang đi bộ khất thực, nghĩa các định đó là làm sao, còn định của Tổ Sư Thiền là gì?

Tất cả các định có xuất có nhập đều là định do sự tu tập, có tu có chứng, tất cả đều là pháp đối trị vọng tưởng tình thức. Còn câu Na Già (Đức Phật) thường tại định là chỉ cái định của thanh tịnh Pháp thân, vô tu vô chứng, định của Tổ Sư Thiền, căn bản của tất cả các định.

Để chỉ rõ chỗ này, Phật còn nói, trong 49 năm thuyết pháp ta chưa từng nói một lời. Chính nơi tâm Vô Ngôn này, mà lời nói ngôn ngữ lưu xuất; tương tự, chính nơi vắng lặng vô thanh, mà tiếng âm vang hiện ra, giữa hai niệm là vô niệm, là cái không có lời nói, giữa hai âm thanh là cái vắng lặng vô ngôn. Đức Phật nói vô số lời, nhưng không hề rời bản tâm vắng lặng vô ngôn. Thế nên, đó là chưa hề nói một lời.

Tổ Sư Thiền không phải là pháp đối trị dù là đối trị vô minh, mà là thấu suốt thật tánh của vô minh chính là Phật tánh. Yếu chỉ của Tổ Sư Thiền chỗ này là hoàn toàn không làm gì hết, không chỉ, không quán, không ngăn niệm, không đè nén tình thức, kể cả không khởi tâm muốn làm Phật. Chỗ này sẽ nói rõ ở phần sau.

Chương này chọn dòng Tào Động để giới thiệu, vì đây là một pháp môn ưu thắng đối với nhiều căn cơ của học nhân, cũng như các pháp môn Lâm Tế hoặc thiền Tây Tạng (tức Vô tướng Mật tông) sẽ thích hợp cho nhiều căn cơ khác.

Thiền Lâm Tế chủ trương trước khi ngộ chưa gọi là biết tu. Vị thầy sẽ khai ngộ cho đệ tử bằng cách tạo nghi tình. Nghi tình được tạo nên bằng hai cách. Cách thứ nhất cũng là cách phổ biến nhất là tham công án hoặc tham thoại đầu. Cách thứ hai, thường chỉ áp dụng cho những người học trò có điều kiện sống gần thầy, là không cho tu gì hết, không cho ngồi thiền, không cho làm gì, cứ khởi tâm gì cũng đều bị phá bỏ và sau một thời gian mới dùng cơ phong vấn đáp mà chỉ vào chỗ đất chân thật. Thật sự, chính cái chỗ “không tu, không làm, không ngồi, không khởi tâm…” đã là rất gần với đất chân thật rồi.

Tuy nhiên, có một số dòng bên Nhật hiện nay khi truyền dạy đã kết hợp cả tông phong Tào Động và Lâm Tế. Một trong những dòng nổi tiếng nhất là của Đại Sư Bạch Vân (Yasutani), thầy của Thiền sư Philip Kapleau. Đại sư Bạch Vân thuộc dòng Tào Động, nhưng vào cửa bằng thiền Lâm Tế, nên sau này khi truyền pháp đã kết hợp tông phong của cả hai nhà. Dòng thiền này được trình bày trong cuốn Ba trụ Thiền (The Three Pillars of Zen), cho thấy trong các tuần nhiếp tâm, học nhân phải tham công án để đạt tới kinh nghiệm chứng ngộ, sau đó chỉ nên ngồi với pháp mặc chiếu của Tào Động. Trong sách còn ghi trường hợp hai vợ chồng học nhân người Mỹ, gốc đạo Lutheran, Phật pháp chỉ biết lơ mơ, mà ngay trong tuần nhiếp tâm đầu tiên cả hai vợ chồng cùng đạt kinh nghiệm chứng ngộ. Điều này cho thấy, pháp tham công án hiệu quả cực kỳ mãnh liệt và nhanh chóng.

Trường hợp học nhân không rõ căn cơ mình thích hợp với pháp môn nào, thiết tưởng nên thử tập thiền theo cả hai pháp Tào Động và Lâm Tế, chuyện này không có gì nguy hại. Như Đại sư Bạch Vân đã truyền cả hai pháp cho học trò và đã giúp rất nhiều người chứng ngộ. Pháp khán công án hay tham thoại đầu của dòng Lâm Tế sẽ được hướng dẫn cụ thể trong chương “Giải Tín Tâm Minh” in trong phần sau.

Còn thiền Tây Tạng, thầy sẽ dùng thủ pháp (có thể tất cả những thủ pháp bí mật) khai ngộ cho đệ tử.

Có thể có sự ưu thắng nào giữa các dòng trong Tổ Sư Thiền không? Có thể có, và nếu có thì chỉ là do căn cơ và điều kiện tu học của kẻ học nhân.

Giữa Lâm Tế và Tào Động còn có một sự khác biệt nữa. Bên Lâm Tế chủ trương ngồi tham khác biệt với giác ngộ. Ngồi tham là để đưa tới giác ngộ. Sau khi ngộ rồi mới vào được chỗ vô tu vô chứng. Ngồi tham là để bước dần lên đầu sào trăm trượng buông tay xuống vực thẳm. Do vậy, sự chứng ngộ của người tu dòng Lâm Tế thường là mãnh liệt, như tức nước vỡ bờ, có thể ngây ngất cả nhiều ngày. Bên Tào Động chủ trương: ngồi thiền không khác với giác ngộ. Ngay khi ngồi xuống đã là Phật, một phút ngồi thiền là một phút làm Phật. Dĩ nhiên phải để tâm đúng chỗ đất chân thật. Để tâm đúng chỗ nghĩa là chẳng để tâm vào đâu hết (sẽ nói ở phần sau). Vì vậy, ngay khi ngồi xuống đã vào ngay vị vô tu vô chứng. Cái ngộ của người Tào Động không phải là cái ngộ tức nước vỡ bờ, mà là Pháp thân hé mở từng giây phút, trong từng niệm.

Có người hỏi, tại sao không tu Bồ đề tâm hay Tứ vô lượng tâm như kinh Phật dạy. Câu này đã có trả lời một phần ở đoạn trên, nay nói rõ hơn. Tất cả các tâm đó đều là diệu dụng của Chân tâm mà nên. Khi thấy được tự tánh thì tất cả sẽ trọn đủ. Tổ Huyền Giác có nói: “Đốn giác liễu Như Lai Thiền” là nghĩa này. Đốn ngộ được là hoàn thành tất cả Như Lai Thiền. Hơn nữa, lấy tâm chúng sanh mà tu thì biết tới bao giờ xong, bao giờ mới thật sự là vô lượng.

Có một thời. Thầy tôi không cho tôi làm gì hết. Ngồi cũng không cho; xin tập hơi thở thì thầy bảo, từ nhỏ tới lớn con chưa từng thở à, sao còn sống tới giờ này; xin niệm Phật, thầy nói: con không cần niệm Phật; xin học thần chú vì biết dòng mình có gốc ở Tây Tạng. Thầy nói, con trì chú thì con sẽ bị điên, cái này không cho con được; chỉ cho làm tạp dịch trong chùa. Tới khi tôi xin tập Từ, Bi, Hỉ, Xả Tứ vô lượng tâm theo các quán pháp trong kinh. Thầy mới nói: “Không được. Chưa thấy tánh thì làm gì cũng sai. Thấy tánh rồi thì làm gì cũng đúng.”

Như vậy, để thấy tánh hay đốn ngộ có cần tập thiền không? Thật sự thì không cần. Ngồi thiền chỉ là trò đùa của sóng sông nhấp nhô, sóng biển ào ạt thôi. Nhưng trừ những cách bí mật ra, thì ngồi thiền là phương tiện ưu thắng nhất để giác ngộ.

Có một vài điều cần phải giải nghi thêm về vài sách viết về thiền Tào Động.

Ngộ nhận thứ nhất là ở trong cuốn Thiền đạo tu tập của Chang Chen Chi do Như Hạnh dịch. Theo tác giả thì thiền Tào Động có truyền thống nhập thất mật thụ (vào thất nghe lời dạy riêng). Điều này hoàn toàn sai vì Tổ Sư Thiền, không riêng gì Tào Động, yếu chỉ là hoàn toàn không có một pháp trao cho người. Nếu có một pháp nào trao cho thì chỉ là phân chuột chứ không phải là vàng ròng. Nếu thấy có một pháp nào để tu, có một vị nào để đắc, có một quả nào để cầu, có vọng tâm nào để trừ diệt (trừng tâm hoặc chỉ), có hạnh nào để quán, thì đều không phải là Tổ Sư Thiền.

Yếu chỉ Tổ Sư Thiền là không làm gì hết, tuyệt nhiên suốt đời làm một vô sự đạo nhân, ngay cả cái không làm đó cũng không khởi lên được trong tâm, cứ tự nhiên như nhiên thả lỏng cho tâm trôi nổi như trái bầu trên mặt nước nhưng không một gợn sóng nào mà không biết. Và vì vậy pháp yếu Tối thượng thừa chính là không có một pháp nào để tu hết.

Ngộ nhận thứ hai là nghĩa của chữ “mặc chiếu”, cũng trong sách trên. Theo tác giả, đó là quán tâm trong tĩnh lặng (trang 116). Trang 118, 119 viết thêm là, “mặc” là tĩnh lặng, “chiếu” là quán sát suy tưởng. Có thể là tác giả muốn nói điều khác hơn mà chưa rõ lời chỗ này. Bởi vì, mặc hoàn toàn không có nghĩa là tĩnh lặng hoặc vô niệm, mà nghĩa chính yếu là không có một nỗ lực gì trong mọi hoàn cảnh tĩnh hay động, đây mới thực là vắng lặng dù đang làm toán hay nói chuyện trước nghìn người. Hoàn toàn không có nghĩa nào của chữ “chỉ” ở đây. Chân vô niệm chính là ngay ở nơi niệm mà vô niệm. Đây chính là nghĩa câu “Ngọn Đông Sơn đi trên nước” của Tổ Tào Sơn Bổn Tịch, Sáng tổ dòng Tào Động (sẽ chú giải sau). Còn “chiếu” là không có một niệm nào, một hiện tướng nào khởi lên mà không biết, là một tỉnh thức liên tục không cố gắng. Tất cả những nỗ lực, cố gắng đều chỉ là trên sóng nhồi thêm sóng.

Ngộ nhận khác trong quyển Thiền Luận tập Trung, các trang 29, 30, 31, tác giả Suzuki cho rằng có một số Sư dòng Tào Động không tin vào kinh nghiệm ngộ mà chỉ muốn ngồi vô tâm theo mặc chiếu thiền. Thứ nhất, nếu có sư nào không tin vào kinh nghiệm ngộ, cho cái ngộ là giả mạo, thì không phải là con cháu Tào Động. Tào Động vốn là pháp hệ từ Hạnh Tư, cũng đi từ thiền Huệ Năng mà ra. Huệ Năng chỉ dạy một điều duy nhất thôi, là phải thấy tánh, chứ không dạy điều gì khác. Thấy tánh hay thấy được thực tướng của vũ trụ và mình, chính là ngộ vậy. Nếu lấy một yếu quyết của Đạo Nguyên, Sáng tổ Tào Động Nhật Bản, là tu chứng nhất như ra nói thì chính cái chứng đó, hay thâm nhập biển tánh, chính là ngộ vậy. Yếu quyết này trong phép ngồi được đổi thành vô tu vô chứng làm pháp an tâm, ngồi là ngồi chơi thôi, không nỗ lực làm gì hết, không đứng không đi không nằm thì ngồi vậy. Sự ngộ nhận chỉ do chỗ này, yếu tố ngộ trong Tào Động hé mở trong từng niệm một. Thứ hai, thiền Tào Động không phải là ngồi vô tâm mặc tọa. Ngộ nhận này do hiểu lầm phép mặc chiếu. Mặc chiếu chân thật cũng chính là pháp bảo nhậm của Lâm Tế. Không phải là vô tâm, cũng không là hữu tâm. Chính thật phải là vô tâm ngay giữa các niệm, an nhiên vững vàng như ngọn núi Đông Sơn đi trên sóng, ý thức sáng tỏ không nỗ lực mà vẫn thấy tỏ tường không bỏ sót một ngọn sóng (niệm) nào hết, đây mới là mặc chiếu. Nếu nỗ lực chỗ này chính là trên sóng quậy thêm sóng. Nếu ngồi vô tâm tịch tĩnh thì không phải là thiền Tào Động.

Tu thiền trước tiên phải suy nghĩ rằng: Ta đã sinh ra và chết đi hằng triệu kiếp rồi. Có kiếp làm vua, làm quan, làm ăn mày, làm đàn ông, làm đàn bà, vậy thì kiếp nào là kiếp thật của mình? Ngay trong kiếp này, từ lúc sơ sinh tới giờ, mỗi sát na chết đi hằng triệu tế bào và sinh ra hằng triệu tế bào, vậy thì thân nào là thân thật của mình? Mình đã có hằng triệu tâm trong kiếp này, khi tâm lành, khi tâm dữ, khi tâm tham, khi tâm dâm, vậy thì tâm nào là tâm thật của mình? Cứ mỗi một giây phút của tâm, có hàng ngàn niệm sinh khởi và biến mất, vậy thì niệm nào là niệm thật của mình? Thiền là để nhìn thấy khuôn mặt thật của mình.

Tập thiền phải tập ở trong tất cả tư thế nằm ngồi đi đứng đều không rời. Nhưng mỗi ngày nên ngồi ít nhất là một giờ vào buổi sáng sớm. Tư thế ngồi tốt nhất là kiết già, còn gọi là Liên hoa tọa bộ, hai chân xếp chéo vào nhau. Tư thế đó vững vàng nhất, nhưng người trên hai mươi tuổi, xương gân đã cứng, khó ngồi thế này. Ngồi bán già có hai thế. Nếu xếp chéo chân trái lên đùi mặt thì là thế ngồi Kiết tường tọa, đem lại sự bình an may mắn. Ngược lại, nếu xếp chéo chân mặt trên đùi trái, là thế ngồi Hàng ma tọa, khủng bố tâm dữ và chúng ma, có khi thế ngồi này còn để làm vài tác pháp trong Mật tông. Còn thế ngồi xếp chân vào song song, sao cho thoải mái và hai đầu gối chạm đất, gọi là thế ngồi Miến Điện (Burmese posture). Nếu không, thì ngồi bình thường thế nào cũng được. Dưới mông nên lót đệm cao lên. Ngửa tay trái ra, tay mặt ngửa dằn lên tay trái, hai ngón cái chạm vào nhau, đây là một trong ba ấn của Tam muội đại ấn. Hoặc để tay làm sao cũng được. Lưng thẳng, cổ thẳng, đầu hơi cúi nhìn về phía trước. Mắt lim dim một phần ba, khi hôn trầm có thể mở lớn hơn. Tuyệt đối không nhắm mắt khi ngồi thiền. Nếu nhắm mắt, điểm hại đầu tiên và quan trọng nhất là oai nghi sẽ không hiện tiền được khi đi, đứng, sinh hoạt, hoặc làm việc. Toàn thân thả lỏng.

Trong tháng đầu tiên nên tập thở. Hít hơi vào bụng, bụng phình ra, biết mình đang hít vào. Thở ra bằng mũi, bụng xẹp xuống, biết mình đang thở ra. Giữ cảm giác về hơi thở. Cứ hít thở như vậy suốt một tháng, rồi bỏ. Nếu tập hoài pháp này có thể đi tới định nhất tâm, nhưng học nhân không nên tốn thì giờ vào đây. Định có tu có tập không phải là chỗ mà Tổ Sư Thiền tìm.

Sau khi bỏ tập hơi thở, tiếp theo nên tập pháp Sát tâm sanh, cũng chỉ trong hai hoặc ba tháng thôi. Sát tâm sanh nghĩa là giết tâm sanh diệt. Pháp này và pháp trên vẫn còn là pháp đối trị, không phải là bản ý của Tổ Sư Thiền. Pháp này dùng được trong mọi thời đi đứng nằm ngồi. Thường tiện dụng nhất là khi đi bộ. Tâm sanh diệt thực sự trong tự tánh vẫn là tâm Vô sanh diệt, làm sao giết được. Nhưng pháp này dễ đưa tới định nhất tâm nhất vậy. Biết rằng, các niệm hiện khởi trong tâm như các lớp sóng trên mặt nước. Niệm này sinh ra rồi lại diệt, niệm khác nối tiếp theo lại sinh ra rồi lại diệt. Mở mắt nhìn vào khoảng “niệm trước đã diệt, niệm sau chưa sinh”. Như vậy mà nhìn, nhìn bằng mắt, thì các lớp sóng lặng dần, các niệm dần dần biến mất. Nước định dần hiện ra. Nên tập pháp này trong mọi thời, kể cả khi thể dục hay chạy bộ.

Sau khi rời hai pháp trên, hai cục phân chuột đó, học nhân bắt đầu đi tìm vàng ròng. Nếu tin mình là thượng căn, học nhân có thể không cần trải qua hai pháp đối trị trên. Tới đây là tới ngã rẽ, một là tham công án theo thiền Lâm Tế, hai là theo thiền “trôi nổi” của Tào Động. Pháp Sát tâm sanh trên có thể chuẩn bị cho tất cả các pháp môn khác rất hay. Sau này, trong tất cả mọi thời, mọi chỗ, mọi hoàn cảnh, ngay khi tâm mình vừa khởi niệm thì biết liền và ngay khi mở mắt nhìn tới thì niệm biến mất ngay. Đồng thời có thể dẫn khởi để thâm nhập công án (sẽ không nói trong bài này), hoặc dẫn khởi làm niệm giác chiếu nếu bị phóng tâm khi thả tâm “trôi nổi”.

Than ôi, luân chuyển trong sinh tử hằng triệu kiếp rồi, nay gặp pháp Tối thượng thừa, không lo tu để tới bao giờ. Ngày giờ luống qua thế nào mà chẳng có ngày hối tiếc. Pháp Tối thượng thừa là gì? Chính là không hề có một pháp trao cho người. Câu trên thường được các Tổ lập đi lập lại, vì đó chính là cửa vào nhà Tổ vậy, một tuyệt chiêu kiếm học chém sạch cả Phật lẫn Ma vậy.

II. Thói nhà Tào Động

Mặc dù ta gọi yếu chỉ này là thói nhà Tào Động, nhưng thực sự pháp an tâm này đã xuất hiện từ những đời trước của hai Sáng tổ (Động Sơn và Tào Sơn) dòng Tào Động, như yếu chỉ “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” của Kinh Kim Cang, hoặc pháp thoại “Ngay đến Thánh Đế cũng chẳng làm” giữa Hạnh Tư và Huệ Năng. Và nếu người viết bài này không lầm lẫn, để nói dè dặt, ở thế kỷ XX của chúng ta, Krishnamurti cũng là một Đại Thiền sư Tào Động vậy. Vì chưa được đọc nhiều sách của ông nên chưa dám vội quyết đoán, nhưng trong cơ bản, tư tưởng Krishnamurti vẫn là yếu chỉ “ưng vô sở trụ,” giải phóng tâm xa lìa tất cả các chấp trước, mà cũng không thấy cả một hiện tượng giải phóng khởi trong tâm.

Ở trên, có đoạn gọi thiền Tào Động là thiền “trôi nổi.” Chữ trôi nổi này là tạm dịch từ chữ “ưng vô sở trụ” của Kinh Kim Cang.

Vì tính chất thả tâm trôi nổi trên sóng (niệm) như vậy, không ngăn niệm, không trừng tâm, không quán hạnh, mà vẫn an nhiên trong tánh nước, nên mới gọi rằng không khác với pháp bảo nhậm của thiền Lâm Tế. Pháp bảo nhậm của Lâm Tế là, học nhân sau khi ngộ luôn luôn giữ cái nhìn thấy tánh trong mọi hoàn cảnh mặc cho mọi sóng gió, bão táp. Về mặt này cả hai dòng Lâm Tế và Tào Động đều mang tính chính thống. Quy yếu chỉ này về một cách kỹ thuật hơn là, trong mọi lúc mọi nơi, luôn giữ tâm vô niệm ngay trong các niệm. Pháp thân sẽ hiện bày vậy.

Hai mặt của pháp yếu vô niệm ngay giữa các niệm chính là, vắng lặng mà không phải là chỉ, và tỉnh thức mà không phải là quán. Còn khởi tâm nào lên nữa, còn muốn làm (tạo tác) gì nữa thì chính là trên sóng nhồi thêm sóng, hoặc như người xưa gọi là đầu thượng trước đầu (trên đầu lại chắp thêm đầu), hoặc tuyết thượng gia sương (trên tuyết lại cho thêm sương).

Thiền Tào Động do Tổ Tào Sơn Bổn Tịch sáng lập. Các đệ tử đời sau ghép chữ Tào (trong pháp hiệu Tào Sơn Bổn Tịch) với chữ Động (trong pháp hiệu Động Sơn Lương Giới, thầy của Tào Sơn Bổn Tịch) làm tên cho dòng phái. Dòng này đi từ pháp hệ Hạnh Tư Thanh Nguyên, người đệ tử đầu chúng của Lục Tổ Huệ Năng.

Người Sáng tổ dòng Tào Động ở Việt Nam là Thiền sư Nhất Cú Tri Giác (người Trung Hoa) và Thủy Nguyệt Thông Giác (người Việt Nam). Người Sáng tổ dòng Tào Động (Soto Zen) ở Nhật Bản là Đạo Nguyên (Dogen), đi tham học từ Trung Hoa về.

Nguyên Lục Tổ Huệ Năng khi nghe được Kinh Kim Cang tới câu: “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, nghĩa là nếu tâm ưng hợp với, tương ứng với không một chỗ nào để trụ cả thì sẽ sinh khởi được cái tâm kỳ diệu. Câu này ở trong phẩm Trang nghiêm Tịnh độ của Kinh Kim Cang. Trang nghiêm Tịnh độ còn có thể hiểu là làm cho trang nghiêm, làm sáng, làm đẹp cái đất tâm thanh tịnh của mình. Vậy thì như thế nào để Trang nghiêm Tịnh độ? Kinh viết:

Phật hỏi ngài Tu Bồ Đề: “Ý ông hiểu sao? Bồ Tát có Trang nghiêm Tịnh độ không?” (Hiểu trong pháp an tâm là, Bồ Tát có làm trang nghiêm, có làm sáng đẹp, có xông hương hoa cái tâm của mình không?)

Ngài Tu Bồ Đề bạch: “Thưa không. Vì sao? Trang nghiêm Tịnh độ, mà không phải là Trang nghiêm Tịnh độ, mới thật là Trang nghiêm Tịnh độ” (Hiểu trong pháp an tâm là, làm mà vốn thật là không làm, tu mà vốn thật là không tu, niệm mà vốn thật là vô niệm, mới thật là Trang nghiêm Tịnh độ).

Phật thuyết: “Này Tu Bồ Đề, các vị Đại Bồ Tát phải như vậy mà sanh cái tâm thanh tịnh, chẳng nên trụ sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp mà sanh tâm. Phải ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”.

Như vậy, vấn đề rất rõ là, không cần khởi niệm hay diệt niệm, mà cứ tự nhiên như nhiên ăn cơm mặc áo, trong mọi thời, cứ để tâm trôi nổi như trái bầu trên sóng (hình ảnh so sánh này là của một vị Tổ dùng), niệm khởi hay diệt cứ mặc, mà vẫn an nhiên vô niệm, không một chút cố gắng hay nỗ lực nào hết. Đó mới là không làm (tạo tác) gì hết.

Yếu chỉ trên còn được diễn lại trong một pháp thoại, với một kiểu khác, giữa Lục Tổ Huệ Năng và người đứng đầu đại chúng của ngài là Hạnh Tư Thanh Nguyên (Dòng Tào Động vốn thuộc pháp hệ ngài Hạnh Tư). Trong Pháp Bảo Đàn Kinh (trang 139, 140) có ghi:

Thiền sư Hạnh Tư nghe Đạo pháp của Tào Khê (Lục Tổ) khai hóa thạnh hành, bèn đến làm lễ Đại sư mà hỏi: “Tu hành, làm theo pháp nào, mới khỏi lạc vào giai cấp?”

Sư nói: “Ngươi từng làm theo pháp nào?”

Bạch: “Đến Thánh Đế, cũng chẳng làm.” (Thánh Đế là chân lý tuyệt đối, hình như ở đây chỉ cho Tứ Diệu đế và Bát Chánh đạo).

Sư nói: “Lạc vào giai cấp nào?”

Bạch: “Phép Thánh Đế còn chẳng làm theo, thì đâu có giai cấp!”

Luật nhân quả nghĩa là nhân nào thì quả đó, tu nhân nào thì nhận quả đó, tức rơi vào giai cấp – giai cấp tức là có Thánh có Phàm, có Phật có Ma, có các cõi tương ứng, v.v. Ngay từ đầu phải tu pháp Vô sanh diệt mới có quả Vô sanh diệt, tức lìa giai cấp. Pháp Vô sanh diệt còn là, niệm mà vốn là vô niệm, mới thật là chân niệm. Vậy thì không cần làm gì, hay cách khác là hoàn toàn không có một pháp trao cho người.

Đại sư rất trọng người lợi căn, bảo Hạnh Tư làm người đứng đầu đại chúng.

Cũng cần phải nói thêm để học nhân tránh lầm lẫn giữa niệm với vô niệm. Ở phần I của chương này, có nói tới pháp Sát tâm sanh, nhìn vào khoảng “niệm trước đã diệt, niệm sau chưa sanh.” Đó là pháp để đối trị loạn tâm, chủ yếu để làm cho sóng lặng. Bây giờ đi vào yếu chỉ thì sẽ làm ngược lại, sóng khởi mặc sóng mà vẫn an nhiên trong tánh nước, niệm khởi mặc niệm mà vẫn an nhiên trong tánh định của vô niệm. Chỗ này rất vi tế, học nhân nên chú ý, nếu còn khởi tâm chỉ để ngăn niệm, hoặc khởi tâm quán để theo dõi quan sát còn là sai. Xin nhấn mạnh, yếu chỉ chính là không có một pháp gì hết. Cái chỗ không làm gì hết, tức an nhiên giữa cõi sanh diệt, còn được Lục Tổ nói bằng câu: “Niệm trước chẳng sanh tức là tâm, niệm trước chẳng diệt tức là Phật.” Niệm trước chẳng sanh tức là không khởi, không làm, không mong muốn gì hết. Niệm trước chẳng diệt tức là không ngăn, không trừ diệt gì hết. Tóm lại là hoàn toàn không làm (tạo tác) gì hết, không có một pháp nào để tu hết, mới thật là pháp môn Tối thượng thừa. Dĩ nhiên, trong thời gian đầu, học nhân khó khế hiệp chỗ này vì chúng ta ai cũng có nghiệp lực muôn đời triệu kiếp xô về. Nay đi vào pháp môn này, để thành tựu vô lượng pháp môn của Phật, chỉ trong một niệm là điều không dễ. Trong chỗ để tâm trôi nổi vô sở trụ này, nếu còn khởi tâm hay dụng tâm gì đều là sai. Chư Tổ cảnh giác đó là tâm thượng sanh tâm (trên tâm lại sanh thêm cái tâm nữa).

Yếu chỉ này được diễn tả lần nữa qua một hình ảnh thi vị trong một pháp thoại của Tổ Tào Sơn Bổn Tịch, Sáng tổ Tào Động. Thường thường, những điều một vị thầy nói cho trò đều mang tính chỉ thẳng, nhằm mục đích khai ngộ, chỉ thẳng vào tánh mà nói, hoặc phương tiện là chỉ pháp an tâm, tất cả đều do lòng từ bi bày giải. Do vậy, những câu nói đó (do thầy nói cho trò) đều có tính cách dễ “hội”. Hội là tự nhiên mà hiểu, là tức khắc mà hiểu, không qua lý luận, không qua văn tự, bởi vì các pháp thoại loại này đều chỉ các trạng thái của tâm. Khi tâm tương hợp thì “hội” ngay dưới lời.

Một học tăng hỏi Tổ Tào Sơn Bổn Tịch: “Đâu là chỗ xuất thân của chư Phật?”

Tào Sơn Bổn Tịch nói: “Ngọn Đông Sơn đi trên nước.”

Đông Sơn là một ngọn núi lớn ở Trung Hoa, hình như (?) là nơi xuất thân của Ngũ Tổ. Ở đây chỉ sự vững vàng, bất động. Tánh định bổn nhiên của Pháp thân đi dễ dàng trên sóng nước, trong mọi hoàn cảnh của đời, trên mọi ngọn sóng của tâm. Đây chính thật là chỗ xuất thân của chư Phật, là yếu chỉ Tổ Sư Thiền vậy. Sóng không can dự được tới núi, sóng (niệm) càng cao mặc sóng, núi vẫn an nhiên đi trong tự tánh định. Nói cách khác, cũng chính là không có một điều gì để phải làm hết, hoàn toàn không có một pháp trao cho người.

Một pháp nào có được, nên lập đi lập lại chỗ này, để trao cho người đều không phải là vàng ròng, đều sai ý Tổ Sư Thiền.

Yếu chỉ này rất vi tế, dễ bị lầm lạc biến thành phép ngồi để tâm vào chỗ tịch tịch hư vô. Khi bị chệch hướng như vậy sẽ đưa tới pháp định ngoan không của ngoại đạo, không cách nào để trí huệ Bát Nhã khởi được. Khi tập ngồi tịch tĩnh hư vô như vậy, chính là tâm có chỗ trụ rồi, sai yếu chỉ vô sở trụ của chư Phật vậy.

Đại Huệ Tông Cảo, một thượng thủ của dòng Lâm Tế, người đã hệ thống hóa phương pháp tham công án, đã nặng lời kết án pháp ngồi mặc tọa đó do bọn giả danh con cháu Tào Động mang vào. Có hai lý do để ngài nặng lời như vậy. Thứ nhất, là để xiển dương Chánh pháp, phá trừ pháp định ngoan không của ngoại đạo. (Cần ghi chú ở đây, tập các pháp định, dù là định của ngoại đạo đều có thể đưa tới thần thông, kiểm soát được một số quy luật vật lý và chốn vô hình, lại sẽ ngộ nhận thêm đây chính là Phật pháp, thế là hỏng.) Thứ hai, để xiển dương phương pháp tham công án, là một đại phương tiện quá tân kỳ, quá tích cực, quá cách mạng (vào thời đó).

Mặc tọa chính thống của Tào Động nên được hiểu như sau. Tọa là ngồi, mà không phải là ngồi, mà là đang ngồi, đang đi, đang bay nhảy, đang lặn hụp trên sóng sông nhấp nhô, sóng biển ào ạt của vô lượng pháp giới xô về. “Mặc” là vắng lặng, mà không thật là vắng lặng, mà là đang la hét, đùa giỡn, cười cợt, chế giễu với vô lượng cảnh giới hiện tiền. Đó mới thật sự là mặc tọa.

Ngài Đại Huệ Tông Cảo vốn thuộc pháp hệ Lâm Tế, nhưng chính tác phẩm Lâm Tế lục (trước thời hệ thống công án được hình thành) cũng chỉ xiển dương pháp yếu này thôi. Đó thật sự là, học nhân không làm gì hết, hoàn toàn không có một pháp trao cho người. Đó chính là pháp môn Tối thượng thừa An Tâm vậy. Ta có thể gặp một số câu trong Lâm Tế lục như sau (rõ ràng, chỗ này, hai dòng Lâm Tế – Tào Động không khác gì nhau):

… Bậc đạo nhân chân chánh tuyệt không nắm Phật, không nắm Bồ Tát, La Hán, cũng không nắm ba cõi thù thắng, quyết nhiên không câu chấp vào ngoại vật, thì trước mắt tức thì hiện chánh pháp…

… Cứ tự nhiên mà động dụng, mặc áo ăn cơm, cần đi cứ đi, cần ngồi cứ ngồi, đừng mang mảy tâm niệm nào cầu Phật quả…

… Phật với Tổ Sư đều là người vô sự…

… Dứt hết là tự nhiên quý ông ngồi trên đầu báo hóa thân Phật…

… Tôi nói cho biết: Không Phật, không Pháp, không tu, không chứng!

… Quý vị cầu chân lý, những gì quý vị thọ dụng hiện giờ đây có khác gì với chư Phật, chư Tổ đâu. Nhưng quý vị không tin tôi, mải đi tìm ngoài. Đừng mê tưởng như vậy. Không có gì ở ngoài, mà cả bên trong vẫn không có gì nắm giữ được. Quý vị chấp theo lời tôi nói, nhưng thà là dứt tuyệt tất cả tham cầu, đừng làm gì hết. Hãy thận trọng.

Vì lòng từ bi, ngài Lâm Tế đã dùng quá nhiều lời tỏ rõ như vậy để “thay chiếc áo cho người hôi nách.” Nơi tận ngọn suối nguồn Tào ấy, yếu chỉ hoàn toàn không khác. Pháp an tâm chính thật là hoàn toàn không có một pháp nào để trao cho người cả.

Sự phân dòng chia phái về sau này chỉ là do căn cơ người đời sau thấp kém, đồng thời số học nhân càng lúc càng đông, nên mới tìm phương tiện có tính phổ biến để khai ngộ cho số đông vậy.

Trong một pháp thoại khác của Tổ khai sáng dòng Tào Động Việt Nam, ta cũng thấy loại yếu chỉ đó.

Sư ở núi Hùng Lĩnh Việt Nam, sang Trung Hoa tham vấn với Tổ Nhất Cú ở núi Phụng Hoàng, Hồ Châu, Bắc Kinh.

Tổ Nhất Cú hỏi:

– Ngươi an thân lập mạng chỗ nào?

Sư Thủy Nguyệt thưa:

– Trong gió, lửa nổi dậy.

Trên sóng, nước an nhiên.

Ta thấy, yếu chỉ an thân lập mạng trong hai câu trên hoàn toàn không có gì gọi là dụng công, hoàn toàn không có gì gọi là tịch tĩnh hư vô mặc tọa, cứ tự nhiên như nhiên mà tự tánh vẫn hiện trước mắt. Chỗ này, còn làm cái gì là còn sai.

Gió tức là Bát phong, tám ngọn gió (tài, suy, dự, hủy… chỉ tám hoàn cảnh tốt xấu ở đời), hay là mọi hoàn cảnh trong đời, có xô về thì lửa vẫn theo gió mà lên. Gió càng lớn thì (tự động) lửa càng sáng, không dụng công gì cả. Lửa là tự tánh, có khi còn dùng để chỉ cho Phật. Có một câu trong thiền để chỉ cho người đi tìm Phật là: “Cậu Bé Bính, Đinh đi tìm lửa”. Cậu bé Bính, Đinh (ở mệnh Hỏa) đã mang sẵn lửa trong người rồi mà lại còn đi tìm lửa. Gió khởi dậy (hoàn cảnh ở đời hay là niệm trong tâm) mà không cần gì phải trấn áp, ngăn chặn nó hết. Nghiệp lực muôn kiếp nghìn đời xô về cơ mà, còn trấn áp, ngăn chặn còn là sai, cứ để tự nhiên vô sự, thì chính tự tánh muôn kiếp nghìn đời cũng sẽ hiển hiện như lửa dậy theo gió vậy.

Thêm sóng, hay các hiện tượng của tâm, hay là niệm, hay là Tướng, nước vẫn an nhiên trong tánh nước. Không cần gì phải ngăn sóng, càng ngăn, sóng càng nhồi thêm. Pháp an tâm thật sự là đơn giản vậy.

Tổ Nhất Cú hỏi thêm:

– Ngày đêm bảo nhậm thế nào?

Sư Thủy Nguyệt thưa:

– Giờ Ngọ tinh đẩu hiện,

Nửa đêm mặt trời hồng.

Chữ bảo nhậm đã có chú giải ở đoạn trên. Giờ Ngọ (hay giữa trưa) và nửa đêm chỉ các thời trong ngày, hay nói khác, là ở các chỗ đi đứng nằm ngồi, hay chính là ở trong mỗi niệm vậy. Tinh đẩu và mặt trời chỉ cho tự tánh. Giờ Ngọ và nửa đêm là hai thời khắc trái ngược nhau trong ngày của học nhân, hay là các niệm sai biệt trong tâm. Giữa các niệm sai biệt trong tâm đó, pháp bảo nhậm là niệm vô sai biệt vẫn chói lọi rực rỡ trong tâm. Tinh đẩu không thể mọc giữa Ngọ (giữa trưa), mặt trời không thể hồng ở nửa đêm được, nhưng trong tâm người giác ngộ, niệm vô sai biệt vẫn luôn luôn chói lọi rực rỡ trong các niệm sai biệt.

Tổ Nhất Cú hỏi thêm:

– Ngươi an thân lập mạng như thế, còn diện mục của ngươi thế nào?

Sư Thủy Nguyệt thưa:

– Sào dò bóng cỏ,

Tên nhọn bắn ra.

Tổ bảo:

– Chớ bỏ qua con rắn hai đầu, phải xỏ được lỗ mũi của nó. Cẩn thận! Cẩn thận! Đây là con cháu ngoan của tông Tào Động. Cho ngươi pháp danh là Thông Giác, tiếp nối dòng phái chính của ta.

Ta có thể thấy, thật sự thì Tổ Nhất Cú không cần hỏi thêm câu này làm gì. Hai câu hỏi trên đã là quá đủ rồi. Biết được pháp an thân lập mạng, biết được cách trong gió mà cứ tự nhiên cho là lửa nổi dậy, biết được cách trên các hiện tướng của sóng mà tánh nước vẫn an nhiên, đã là vào cửa được rồi.

Lửa nổi dậy chính là chiếu, là tỉnh thức một cách tự nhiên không chút cố gắng. (Điều này hoàn toàn không giống với Thiền Minh Sát Tuệ.) Nước an nhiên chính là mặc, là vắng lặng một cách tự nhiên không chút cố gắng.

Tất cả mọi cố gắng, mọi nỗ lực đều là sai. Nếu tâm học nhân ưng hợp, tương ưng được với nghĩa của mặc và chiếu này, tức vắng lặng và tỉnh thức một cách tự nhiên không cố gắng trong mọi hoàn cảnh, trong mọi cảnh giới của tâm, trong các niệm của tâm thì sẽ tới chỗ giác ngộ trong từng niệm một. Đó còn gọi là tu chứng nhất như. Tu (hành động tu) và chứng (thâm nhập biển tánh) chính là một vậy. Ứng dụng được đổi là, vô tu vô chứng. Vì không cố gắng, không nỗ lực gì hết, không làm gì hết nên gọi là vô tu (có làm gì đâu mà gọi là tu). Và vì không có gì để mà cầu tìm hết, không có gì để mà được hết, vì sóng với nước vẫn không lìa nhau, vì niệm với vô niệm đã là một, theo nhau như bóng với hình, như sóng với nước, như gió với lửa nên gọi là vô chứng. Cảnh giác: dù gọi là vô tu vô chứng tự nhiên như nhiên như vậy, nhưng nếu học nhân không chịu đổ mồ hôi xương máu sẽ không bao giờ hội nhập được cảnh giới này, không bao giờ thâm nhập biển tánh được.

Còn phần bảo nhậm lúc nào cũng biết cách để trăng sao và mặt trời chiếu sáng là biết đủ rồi vậy. Biết được cách để niệm vô sai biệt luôn luôn chói ngời rực rỡ trong các niệm sai biệt, hay là vô niệm trong từng niệm một, các Tổ gọi chỗ này là đủ tư lương để đi đường rồi, hay là đủ vốn để lên núi ở hay về am ngồi, cho tới khi hoàn toàn không còn một tạp niệm thì có thể xuống núi, thõng tay vào chợ vậy.

Tổ Nhất Cú hỏi thêm câu thứ ba là để xem ngài Thủy Nguyệt đã đạt tới mức đại cơ đại dụng, an nhiên tự tại chưa. Chính câu trả lời của ngài Thủy Nguyệt cũng cho ta thấy một lần nữa, hoàn toàn không có gì gọi là vô tâm mặc tọa tịch tĩnh hư vô cả.

Sào và cỏ được Hòa thượng Nhất Hạnh giải thích trong Việt Nam Phật giáo Sử luận tập 2, trang 192 là: “Cây sào và dây cỏ là dụng cụ ngư phủ dùng để mang cá về một nơi, tức là sự sống thường nhật.”

Câu trả lời: “Sào dò bóng cỏ, tên nhọn bắn ra” của ngài Thủy Nguyệt nghĩa là, trong mọi chuyện hàng ngày, trong mọi thời, mọi hoàn cảnh vẫn luôn luôn là vô tâm, vô niệm trong từng niệm, nhưng ngay khi “quơ sào ngang dây cỏ” thì đại dụng hiện tiền ngay. Nghĩa là, vô tâm nhưng Hồ đến thì hiện Hồ, Hán đến thì hiện Hán. Nghĩa là, luôn luôn ở trong đại định của thanh tịnh Pháp thân, nhưng ngay khi gặp chuyện thì cơ phong (tên nhọn) vẫn hiện tiền (bắn ra).

Tổ Nhất Cú lại nói, hãy xỏ mũi con rắn hai đầu, mà không bảo đập chết, cũng là để nói lên tông phong vậy. Con rắn hai đầu là các niệm sai biệt, niệm lành, niệm dữ, niệm Phật, niệm ma… “Chớ bỏ qua” (Bản dịch: của Thượng tọa Thanh Từ) hay “Đừng để nó chạy thoát” (Bản dịch: của Thượng tọa Nhất Hạnh) nghĩa là không phóng tâm trong các niệm. Nhưng phải “xỏ được lỗ mũi của nó” nghĩa là, xuyên suốt được bằng niệm vô sai biệt trong tất cả các niệm sai biệt.

“Cẩn thận! Cẩn thận!” Ý Tổ Nhất Cú muốn nói dù là đã tâm thông thuyết thông, đã biết pháp an tâm, biết pháp bảo nhậm, đã có đại dụng (cơ phong hiện tiền, tên nhọn bắn ra) vẫn phải dè dặt, cẩn thận, không được sơ xẩy với con rắn hai đầu. Chuyện tu vẫn còn là bỏ thêm bao nhiêu công sức nữa.

Yếu chỉ này còn có một hình ảnh nhiều chất thơ để chỉ là “đạp cành hoa lau đu trên sóng”. Đạp cành hoa lau là cứ đứng tự nhiên vậy thôi, không nỗ lực chèo chống gì hết, sóng khởi mặc sóng, gió xô mặc gió, chỉ có cách này mới qua được biển sinh tử vậy.

Thơ là:

Pháp của Đạt Ma có gì lạ?

Lênh đênh mặt biển cánh hoa lau.

(Đạt Ma Tây Lai truyền hà pháp,

Lô hoa thiệp hải thủy phù phù).

Thơ của Tông Diễn, truyền nhân của Thủy Nguyệt.

Có một pháp thoại khác của Triệu Châu:

Triệu Châu nói: “Đại Đạo trước mắt, nhưng khó thấy.”

Học tăng hỏi: “Nó có hình dạng gì để thấy?”

Triệu Châu: “Hồ Nam hay Hồ Bắc mặc tình.”

Ý là, tâm có Hồ Nam hay Hồ Bắc thì mặc kệ nó, cứ “mặc tình” tự nhiên như nhiên ưng vô sở trụ thì sẽ thấy được Đại Đạo vậy.

Trước khi rời thầy là Hoàng Bá, Lâm Tế được Hoàng Bá hỏi câu: “Đi đâu?” Câu này là để coi xem Lâm Tế có đủ vốn để lên núi chưa. Lâm Tế đáp: “Nếu không đến Giang Nam thì cũng đến Giang Bắc.”

Để trả lời những câu hỏi của thầy như vậy, trò phải trình bày kiến giải. Câu này cũng là yếu chỉ ưng vô sở trụ vậy. Tâm có đến Giang Nam (hiện cảnh Giang Nam) hay đến Giang Bắc (hiện cảnh Giang Bắc) thì cũng chẳng ngại gì. Cứ việc đứng trên cành hoa lau mà du hí cuộc đời vậy. Thật là sảng khoái.

Yếu chỉ thật đơn giản vậy, nhưng vì vậy mới khó tin, khó vào cửa. Pháp tu đó chính là, ngay lập tức, hoàn toàn không có gì để mà làm hết.

Yếu chỉ hoàn toàn không làm gì hết có thể gặp lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Hộ Pháp, Lục Tổ nói:

Nếu lấy trí huệ chiếu phá phiền não, đó là kiến giải của hàng Thanh Văn, Duyên Giác cưỡi xe nai dê, hàng trí cao căn lớn quyết không như vậy.

Tất cả những pháp thoại được trích dẫn và bình giải trên chỉ để giải bày có một điều thôi, đó là ưng vô sở trụ tự nhiên như nhiên, lênh đênh trên sóng, đứng trên cành hoa lau mà đi vào biển tánh.

Ý đó được lặp đi lặp lại trong nhiều đoạn, qua những cách hành văn và cú pháp khác nhau là để làm rõ nghĩa hơn, đồng thời cũng để tránh những lỗi văn phạm trong cách đặt câu có thể làm lạc mất nghĩa.

Một hệ quả tất yếu của pháp thiền đó được đưa thành chủ trương thân tâm nhất như của dòng Tào Động. Thân tâm vốn không là một, nhưng trong cảnh giới này (lênh đênh mặt biển cánh hoa lau) thì sẽ hiện tướng thân với tâm là một. Ứng dụng trong phép ngồi, để phá (dùng chữ phá không đúng, mà nên dùng chữ là vô sở trụ) cả hiện tướng này, yếu quyết thân tâm nhất như được đổi thành thân tâm phóng hạ, thân tâm cùng buông xả, phải thấy ngay lập tức, ngay khi ngồi xuống, thõng vai xuống, thở ra thì phải thấy liền không còn cái gì gọi là thân tâm nữa, mà cứ tha hồ vui chơi lênh đênh mặt biển cánh hoa lau, cứ vững vàng ngọn Đông Sơn đi trên nước, mà không làm (quậy sóng) gì hết.

Yếu quyết thân tâm cùng buông xả còn được diễn bằng hình ảnh khác, mạnh bạo hơn. Đó là, có một lần Mã Tổ nói Quy Tông: “Cái thằng Quy Tông đó, nó ỉa chảy đầy đất.” Dĩ nhiên hình ảnh này chẳng thơ mộng gì hết, nhưng có hề gì đâu, thêm một ngọn sóng kém thơ mộng cũng chẳng sao mà, cứ mặc tình Giang Nam, Giang Bắc, cứ mặc người Lý Tứ Trương Tam thôi, cứ tha hồ vô sở trụ thôi.

Như vậy, vấn đề công án đối với thiền Tào Động ra sao?

Thiền Tào Động không tham công án, tuyệt đối không tham công án. Nhưng các sách về công án cũng được dùng làm sách giáo khoa trong thiền Tào Động. Tổ Đạo Nguyên, Sáng tổ dòng Tào Động Nhật Bản, là người đầu tiên mang cuốn Bích Nham lục vào Nhật.

Tâm càng lúc càng vi diệu, càng thuần thục, tương hợp với cảnh giới nào của tâm được khai thị trong công án thì sẽ “hội” được công án đó. Học nhân Tào Động trong những thời gian đầu không nên quan tâm đến công án. Hãy xem các công án cũng chỉ là những trò đùa của sóng thôi. Đó là chuyện của người Lâm Tế.

Chỗ này lại thấy thêm sự khác biệt giữa hai dòng: Dòng Lâm Tế chú trọng tu Huệ trước, rồi mới vào Định Huệ đẳng dụng sau. Dòng Tào Động ngay từ bước đầu tiên là phải thành Phật ngay, vào ngay chỗ Định, Huệ đẳng dụng.

Có thể tóm tắt yếu chỉ Tổ Sư Thiền trong một lời không? Có thể có nhiều lời diễn tả, nhưng tất cả đều xuyên suốt không ngăn ngại.

Hoặc là “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm.”

Hoặc như thầy tôi nói, mà câu này người viết phải mất ba năm sau mới hội được: “Đừng làm gì hết, tuyệt nhiên không làm gì hết. Hoàn toàn không có một pháp nào cho con hết, nên mới gọi là pháp môn Tối thượng thừa.”

Hoặc là “Giang Nam hay Giang Bắc mặc tình.”

Hoặc là “Ngọn Đông Sơn đi trên nước.”

Hoặc là “Pháp của Đạt Ma có gì lạ

Lênh đênh mặt biển cánh hoa lau.”

Hoặc là “vắng lặng mà không phải là chỉ, tỉnh thức mà không phải là quán”. Tự nhiên như nhiên mà ngồi.

Hoặc là “vô niệm trong từng niệm”, hay “vô sai biệt niệm trong từng sai biệt niệm.”

Hoặc là “không tu không chứng, thân tâm cùng buông xả.”

Những nội dung trong sách này hy vọng có thể làm dẫn khởi rất tốt cho học nhân thấu triệt được Pháp Bảo Đàn Kinh và một số pháp thoại khác của thiền. Thí dụ, các pháp thoại về nghèo.

… Năm ngoái nghèo mà chưa thật là nghèo. Năm nay nghèo mới thật là nghèo. Năm ngoái không mảnh đất (tâm) để cắm dùi (pháp an tâm). Năm nay dùi cũng không có…

Hoặc là

Phật pháp là gì?

Sư đáp: Ngựa gỗ hí gió, trâu bùn qua sông.

Truyền thống văn học thiền vẫn ưa ví tâm với ngựa và trâu, gió với những cảnh đời, sông với cõi khổ dòng sông sinh tử cần vượt qua – nhưng với tâm ngựa gỗ thì lấy gì bay nhảy, với tâm trâu bùn thì khi bùn tan vào nước thì lấy tâm nào qua sông?)

Hoặc là “Bình thường tâm thị đạo”. (Ghi chú thêm: tâm khác thường là tâm chúng sanh.)

Hoặc “Triệu Châu tứ môn: Triệu Châu là cửa Đông, cửa Tây, cửa Nam, cửa Bắc.”

Cuối chương xin có lời cảnh giác: thầy tôi thường nói, “Luôn luôn để Phật thường trụ trong tứ oai nghi. Nhưng nếu bắt đầu thấy khởi tâm mê cảnh thiền định thì phải bỏ oai nghi ngồi. Tuyệt nhiên không làm gì hết, kể cả mong muốn làm Phật.”

Nam mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát.

Xin nguyện Mạn-đà-la này thành tựu làm thanh tịnh khắp cùng tận pháp giới.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button