Quà tặng cuộc sống

Tay Buông Ráng Hồng

tay buong rang hong sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Thượng Tọa Thích Thái Hòa

Download sách Tay Buông Ráng Hồng ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH HAY VỀ CUỘC SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng ebook                  

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Kẻ mê tín

Mê tín là tin sai lầm, niềm tin ấy có năng lực đẩy người tin đi vào thất vọng, khổ đau.

Nhưng, trong tất cả chúng ta ai là người không mê tín?. Chúng ta hãy coi chừng chính chúng ta. Nhà tôn giáo quá đam mê thần linh và phép lạ, và cho rằng, thần linh là nguyên nhân đầu tiên và chỉ có những phép lạ của thần linh mới giải quyết được mọi vấn đề của cuộc sống. Ấy là nhà tôn giáo đang đi vào mê lộ.

Các nhà chính trị có thể là những nhà cực kỳ mê tín, nếu họ quá đam mê quyền lực, và cho rằng, quyền lực có khả năng giải quyết mọi vấn đề nhân sinh và xã hội. Ấy là nhà chính trị đã tự mình đi vào cõi mê cung và tuyệt lộ.

Các nhà kinh tế cũng có thể là những người cực kỳ mê tín, nếu họ quá đam mê về lãi suất và lợi nhuận. Và họ cho rằng, kinh tế là toàn năng tạo ra mọi cuộc sống êm đềm và hạnh phúc. Ấy là nhà kinh tế tự lao mình vào cõi mê cung.

Các nhà khoa học cũng có thể là những người cực kỳ mê tín, nếu họ tự tuyên bố, chỉ có khoa học là vạn năng, là độc quyền giải quyết mọi sự tiến bộ của con người. Ấy là nhà khoa học đã tự đưa mình đi vào ngõ cụt.

Và thê thảm hơn là những người đam mê chủ thuyết, tự họ đã bị rơi vào mê cung tà kiến, không tự nhận ra những tín điều phi lý, lại còn lên án những chính lý của người.

Nếu không thấy rõ nguyên lý Nhân Duyên, Nhân Quả mà bài xích mê tín, thì chính người bài xích ấy lại là người cực kỳ mê tín hơn bất cứ người mê tín nào trên đời.

Thần Tú và Huệ Năng

Các nhà học giả Phật giáo có thể đã cho rằng: “Thiền học của Ngài Thần Tú là tiệm tu, tiệm ngộ và thiền học của Ngài Huệ Năng là đốn tu, đốn ngộ”.

Nội dung thiền học của Ngài Thần Tú có thể hàm chứa trong bài kệ như sau:

“Thân thị bồ đề thọ,

Tâm như minh cảnh đài

Thời thời thường phất thức

Vật sử nhá trần ai”.

Nghĩa là:

“Thân là cây bồ đề

Tâm như đài gương sáng

Thời thời thường lau quét

Đừng để bụi bám vào”.

Và nội dung thiền học của Ngài Huệ Năng có thể hàm chứa trong bài kệ sau đây:

“Bồ đề bổn vô thọ

Minh cảnh diệc phi đài

Bản lai vô nhất vật

Hà xứ nhá trần ai?”

Nghĩa là:

“Bồ đề vốn không cây

Gương sáng cũng không đài

Xưa nay không một vật

Lấy gì quét trần ai?”

Thiền đốn ngộ của Ngài Huệ Năng không thể tách rời thiền tiệm tu của ngài Thần Tú. Nếu không có Tiệm tu, thì không thể có Đốn ngộ. Sự đốn ngộ chỉ xảy ra, sau khi quá trình tiệm tu đã đi đến chỗ hoàn chỉnh.

Bởi vậy, trong thiền học, sự có mặt của Ngài Thần Tú là để làm cơ sở cho sự có mặt của Ngài Huệ Năng và sự có mặt của Ngài Huệ Năng là để làm nên sự có mặt toàn hảo của Ngài Thần Tú.

Do đó, khi thiền tập chúng ta nhìn vào Ngài Thần Tú để thấy rõ Ngài Huệ Năng, và nhìn vào Ngài Huệ Năng để thấy rõ Ngài Thần Tú.

Thần Tú và Huệ Năng là hai thực thể không thể tách rời trong thế giới thiền quán

Người biết yêu thương mình

Bạn có thể rất cưng chiều bản thân, nhưng bạn có thể là người không biết yêu thương bản thân mình.

Trong bữa ăn, bạn ăn ngon miệng, nên đã đưa thức ăn vào trong người quá tải, làm cho thân thể của bạn sau bữa ăn bị mệt đừ; sự linh hoạt và sáng suốt của tự thân bị xuống cấp, như vậy là bạn đã không biết yêu thương mình.

Trong cuộc sống bạn đã đưa các chất liệu bia, rượu, cá thịt,… vào trong thân thể của bạn quá nhiều, làm cho bản thân của bạn nặng nề, mồ hôi của bạn tiết ra làm người khác khó chịu, hoặc bạn đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng không còn điềm đạm, cũng như lịch sự và hiểu biết, như vậy là bạn không biết thương yêu mình.

Bạn xử sự với người khác bằng tâm ý cao ngạo, ỷ thị, hoặc bằng tâm ý vụt chạc, hời hợt, như vậy là bạn đã không biết yêu thương mình.

Bạn hành xử với người khác bằng tâm ý ích kỉ, hẹp hòi, ganh tỵ, tật đố là bạn đã không biết yêu thương mình.

Một người biết yêu thương mình là người không có những hành xử như vừa nêu ra ở trên trong đời sống của họ.

Lại nữa, người biết yêu thương bản thân mình là người có những hành xử như sau:

  1. Tập nhìn cuộc đời bằng đôi mắt yêu thương và hành xử yêu thương đối với cuộc đời.
  2. Tập nhìn cuộc đời bằng đôi mắt công bằng và biết tôn trọng tư hữu của người.
  3. Tập nhìn cuộc đời bằng đôi mắt đoan chính và biết gìn giữ khí tiết cho mình và cho người.
  4. Tập nhìn cuộc đời bằng đôi mắt chân thật và biết thể hiện sự sống chân thật giữa mình và người.
  5. Tập nhìn cuộc đời bằng đôi mắt tỉnh thức, không thành kiến, không cố chấp, không mù quáng, không bảo thủ, và biết thể hiện cái nhìn thức tỉnh trong mọi hành xử, đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng, tiếp xúc đối với cuộc đời.
  6. Tập sống cuộc đời ít ham muốn và biết phải chăng đối với thế giới vật chất để có thì giờ thực tập đời sống an lạc, thảnh thơi.
  7. Tập nhìn sâu vào nỗi đau của mình để thông cảm và chia sẻ niềm đau của người.
  8. Tập nhìn sâu vào những điều kiện hạnh phúc của mình để có thể trang trải hạnh phúc đến với người.
  9. Tập nhìn sâu vào những hoa trái khổ đau, để đoạn trừ những nhân duyên sinh khởi khổ đau cho mình và cho người.
  10. Tập nhìn sâu vào những hoa trái giác ngộ, để gieo trồng, chăm sóc, và tưới tẩm những hạt giống trọn lành cho mình và cho người.
  11. Tập nhìn sâu vào sự vô thường của sinh mệnh để tinh chuyên trong việc diệt ác hành thiện.
  12. Tập nhìn sâu vào cái này và cái kia, để thấy rõ mọi sự hỗ tương giữa mình và người, giữa mình và sự vật nhằm loại trừ tính chấp ngã; và làm sinh khởi tâm hiếu thuận, tâm biết kính trọng lẫn nhau.

Trong cuộc sống, bạn biết thực tập và nuôi dưỡng mười hai chất liệu vừa nêu dẫn ở trên, tức là người biết yêu thương và tôn trọng mình không những đời này mà còn nhiều đời kiếp về sau nữa.

ĐỌC THỬ

Suối nguồn hạnh phúc

Bạn biết không? Trong mười phẩm tính giác ngộ của Đức Phật, trong đó có một phẩm tính gọi là Sugata, do có phẩm tính này nên Đức Phật luôn luôn là Đấng có hạnh phúc.

Sugata hay Thiện Thệ là Đấng đã đạt đến hạnh phúc, đã thành tựu sự an toàn trong cuộc sống.

Bạn biết không? Cái gì đã làm cho bạn có hạnh phúc và sự an toàn. Và cái gì đã làm cho bạn mất bình an?

Cái Thương và cái Hiểu đã làm cho bạn có hạnh phúc và an toàn trong cuộc sống. Cái ích kỷ, cái ghét, cái giận và cái ngu đã làm cho bạn đau khổ và mất bình an trong cuộc sống hàng ngày.

Vậy, bạn đi tìm hạnh phúc là bạn đi tìm cái Thương và cái Hiểu, vì Thương và Hiểu là cái nền của hạnh phúc và của sự an toàn trong cuộc sống.

Cái ích kỷ, cái ghét, cái giận và cái ngu là cái nền cho mọi sự bất hạnh và khổ đau lưu trú.

Bạn biết không? Đức Phật luôn luôn thương mọi loài, Ngài không bao giờ khởi lên một sự hờn giận hoặc oán ghét mọi loài.

Do đó, Ngài luôn luôn là Đấng Hạnh phúc, là Đấng An toàn trong cuộc đời.

Bạn thử nghĩ, bạn ghét hoặc giận một người nào đó, thì nạn nhân trước hết là bạn, chứ không phải là người kia.

Một người vợ giận chồng, hoặc một người chồng giận vợ, bỏ nhà ra đi, hoặc nhịn đói không ăn thì người giận là kẻ bị thiệt thòi nhiều nhất, còn người bị giận chưa chắc họ có cảm giác khổ đau.

Một bà vợ có tính ghen tuông chồng, hoặc một người chồng có tính ghen tuông vợ, tính ghen tuông của họ càng mãnh liệt bao nhiêu, thì càng đẩy họ đi đến sự tàn phá thân tâm và đời sống của họ bấy nhiêu.

Vì khi một người chồng hoặc một người vợ sống không có tiết hạnh thiếu tính thủy chung, thì dù bạn có đem hết sức mình để ghen tuông với người ấy đi nữa, vẫn không có tác dụng, vẫn không có năng lực làm thay đổi tính nết của họ.

Nếu bạn càng ghen tuông với họ, thì nỗi khổ đau của bạn càng tăng trưởng nhiều lên, và nó đưa bạn đến sự hủy diệt đời sống của bạn một cách nhanh chóng.

Bạn biết không? Chỉ có người ngu mới ghen tuông với người không có tiết hạnh, với người không có tính chung thủy. Trái lại, một người vợ hay một người chồng nếu có trí, thì không khởi tâm ghen tuông với người đó, mà chỉ khởi tâm thương xót. Vì sao? Vì người ấy biết rất rõ, một người sống bằng đời sống thiếu tiết hạnh, thiếu chung thủy thì tâm tư của người ấy luôn ở trong tâm trạng sợ hãi, tìm cầu và thất vọng. Và khi biết rõ điều này, thì người chồng hoặc người vợ có trí có thể thương người đó. Vì người đó biết chắc chắn rằng, người sống thiếu tiết hạnh; thiếu tính chung thủy là người đang đi về con đường thấp kém tối tăm. Bạn chỉ cần khởi tâm thương người ấy thôi, là bạn đã có hạnh phúc, còn người được thương kia chưa chắc đã có hạnh phúc. Nhưng, điều chắc chắn rằng, bạn thương một ai đó, thì hạnh phúc trước hết là thuộc về bạn, chứ không phải là thuộc về người được thương.

Bạn biết không? Đức Phật là Đấng luôn luôn có hạnh phúc, vì người luôn luôn thể hiện tình thương. Tình thương càng rộng lớn thì hạnh phúc càng nhiều, càng vô lượng. Điều này là một sự thật, bạn cứ thực tập đi rồi sẽ thấy.

Trước hết là bạn thực tập thương những người dễ thương sau đó bạn bắt đầu thực tập thương những người dễ ghét. Bạn cứ thực tập nó mỗi ngày, thì cái giận, cái dễ ghét và cái ngu của bạn sẽ tự chuyển hóa. Bạn sẽ trở thành suối nguồn hạnh phúc cho chính bạn và cho tất cả.

Thực tại mầu nhiệm

Bạn thử nghĩ, ai làm cho bạn đau khổ? Mặt trời, trái đất, dòng sông, không khí chăng? Không, tất cả những cái đó đang giúp đỡ bạn, đang đồng hành cùng bạn trong cuộc sống hàng ngày. Thế thì ai đã làm cho bạn khổ? Các loài cầm thú chăng? Không, tất cả các loại cầm thú cũng đang giúp đỡ bạn để bạn có hạnh phúc. Con chó giữ nhà, con gà gáy khuya, con trâu kéo cày, con ngựa, con bò kéo xe, ngay cả con heo nằm trong chuồng cũng giúp bạn phân để bón ruộng, trồng hoa và ăn những thức ăn thừa giúp bạn. Và những con rắn, con ếch, con nhái và ngay cả những tàng cây bên vệ đường cũng cho bạn bóng mát, cũng giúp cho bạn sống. Thế thì tại sao bạn sống không có hạnh phúc? Ai đã lấy mất hạnh phúc của bạn? Loài người chăng? Chẳng lẽ cha mẹ, anh em, thầy, bạn bè, chồng con, vợ con, người thương và đồng loại của bạn đã lấy mất hạnh phúc của bạn? Không, tất cả những người đó là ân nhân của bạn, đều là những điều kiện để giúp bạn có được hạnh phúc. Nhưng, trong cuộc sống, bạn không có hạnh phúc là do bạn, chứ không phải do cái khác hay do người khác. Nếu bạn sống bằng tâm ý ích kỷ, thì dù cho bạn có quyền lực nắm hết tất cả sơn hà đại địa trong tay đi nữa, bạn vẫn là kẻ nghèo nàn, vẫn là người luôn gọi mời khổ đau đến với mình và làm bạn với chúng.

Nếu bạn sống bằng tâm ý ích kỷ, hữu ngã, thì dù suốt cả ngày, suốt cả cuộc đời bạn ngồi dưới chân Phật, quỳ dưới chân Chúa đi nữa, khối lượng khổ đau của bạn chẳng giảm đi chút nào.

Bạn khổ đau là do bạn, do tính ích kỷ của bạn và sau đó là do những người tranh danh đoạt lợi với bạn.

Vậy, bạn muốn chấm dứt khổ đau, thì trước hết là bạn phải nỗ lực quán chiếu để nhận diện rõ tính ích kỷ nơi bạn và thực tập mỗi ngày để chấm dứt tính ấy.

Tính ích kỷ của bạn không còn, thì mọi khổ đau trong đời sống của bạn không còn có lý do để hiện hữu. Lúc ấy mỗi hơi thở, mỗi bước chân, mỗi hành xử và mỗi sự tiếp xúc của bạn đều là những thực tại mầu nhiệm, bạn là một con người có niềm hạnh phúc tràn đầy.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button