Quà tặng cuộc sống

Tâm hồn cao thượng

tam hon cao thuong1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đang cập nhật

Download sách Tâm hồn cao thượng ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách hay về cuộc sống

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng ebook             

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời dẫn

“TÂM HỒN CAO THƯỢNG” là tác phẩm dịch của nhà giáo Hà Mai Anh từ bản tiếng Pháp “Les grands coeurs” của nhà văn Piazzi, nguyên tác tiếng Ý “Cuore” của văn hào Italia EDMOND DE AMICIS. Truyện này đã từng là cuốn sách gần như kim chỉ nam của nhiều thế hệ bạn đọc Việt Nam. Thời gian trôi đi, nhưng những gì tác giả gửi gắm qua từng bài học của thuở đầu đời về công ơn cha mẹ; về lòng yêu nước, thương người; về tình thầy trò, bè bạn, v.v… vẫn không bao giờ cũ, không bao giờ thừa! Những trang sách – những bài học này – không chỉ hữu ích cho những công dân tốt tương lai mà còn hết sức quí báu đối với đông đảo bạn đọc các giới, các ngành. “TÂM HỒN CAO THƯỢNG” là cuốn sách của các bạn trẻ, của mọi gia đình. Là món quà tặng ý nghĩa và hữu ích của các bậc cha mẹ và các bạn trẻ.

Trích lời giới thiệu tác phẩm trên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:

Tâm hồn cao thượng (tiếng Ý: Cuore) là một cuốn tiểu thuyết trẻ em của nhà văn người Ý Edmondo De Amicis. Lấy bối cảnh trong lúc nước Ý đang thống nhất cũng như nói về đề tài yêu nước. Tiểu thuyết được xuất bản đầu tiên vào ngày 18 tháng 10, năm 1886, ngày khai trường ở Ý và trở thành một hiện tượng xuất bản ngay lập tức.

Tác phẩm được viết theo hình thức nhật kí của Enrico Bottini, một cậu học trò 10 tuổi học tiểu học ở Ý. Gia đình cậu thì thuộc tầng lớp thượng lưu trong khi các bạn cùng lớp lại xuất thân từ tầng lớp lao động. Cốt truyện diễn ra theo thứ tự thời gian xuyên suốt năm lớp 3 của Enrico.

Qua tác phẩm này, Amicis muốn gửi gắm đến các em thiếu nhi những bài học đạo đức sâu sắc cũng như vai trò quan trọng của nhà trường, cha mẹ trong việc dạy dỗ trẻ em.

Trích dẫn :

Cậu bé miền Nam
Thứ bảy, ngày 22
Chiều qua, trong khi thầy giáo đang cho chúng tôi biết tin tức anh Rôbetti và nói anh sẽ phải chống nạng trong ít lâu thì ông hiệu trưởng đưa một người học trò mới vào lớp. Cậu bé, da nâu, tóc đen, mắt to, mày giao, mặc quần áo màu sẫm, ngoài nịt dây. Sau khi nói nhỏ với thầy Perbôni mấy câu, ông hiệu trưởng để cậu bé ở lại rồi ra. Anh học trò mới trố mắt nhìn chúng tôi, có vẻ sợ sệt. Thầy giáo liền dắt anh lại trước mặt chúng tôi và bảo rằng:

– Các con ơi! Các con hẳn được vui lòng vì hôm nay mới vào trường ta một người học trò quê ở xứ Calabria cách đây xa lắm, ở mãi tận miền cực nam nước ta. Các con hãy niềm nở tiếp người bạn mới này. Anh là dân một địa phương có tiếng, địa phương ấy đã sinh ra những bậc danh nhân, những tay thợ khéo và những quân nhân dũng cảm. Xứ của anh lại là một xứ đẹp vào bậc nhất nước, có bao nhiêu là núi lớn rừng xanh, dân cư rất thông minh và can đảm. Các con ơi! Các con hãy yêu quý bạn con, cho bạn con khuây nổi nhớ quê. Các con hãy tỏ cho bạn con biết rằng một đứa trẻ nước Ý đi đến trường nào trong nước là cũng gặp được bè bạn, gặp được anh em ở trường ấy.

Nói xong, ông Perbôni lại chỗ treo bản đồ Italia, trỏ vị trí xứ Calabria cho chúng tôi coi. Xong thầy dõng dạc gọi.

– Đêrôtxi!

Đêrôtxi anh học trò bao giờ cũng chiếm phần thưởng thứ nhất này đứng dậy.

– Con lên đây.

Đêrôtxi ra ghế, lên bàn giấy, đứng cách anh học trò mới, độ hai bước.

– Con là người đầu lớp, lấy tư cách ấy, thay mặt anh em, con hãy đem dấu thân ái của một người dân xứ Bắc tỏ cùng một người dân xứ Nam.

Đêrôtxi lại gần anh học trò miền Nam nói rất êm ái và rõ ràng:

– Chúng tôi mừng anh!…

Rồi Đêrôtxi hôn hai má người bạn mới một cách rất nồng nàn. Chúng tôi vỗ tay rầm rập.

Thầy quát: “Im! Không được reo cười trong lớp!!!” Tuy nhiên, thầy tỏ ý rất bằng lòng về mối nhiệt tình của chúng tôi. Cậu bé miền Nam cũng ra dáng vui sướng. Ông Perbôni đưa cậu bé đến chỗ ngồi và nói thêm:

– Cho được cái kết quả nói trên, nghĩa là làm cho một đứa trẻ xứ Nam ở xứ Bắc cũng như ở nhà mình và đứa trẻ xứ Bắc vào xứ Nam cũng tựa như về quê mình, nước ta đã phải chiến đấu trong 50 năm trời và đã được quyền tự do ấy. Vậy các con phải coi nhau như con một nhà, yêu nhau như anh em ruột thịt. Kẻ nào thấy người bạn mới không phải người xứ mình mà đem lòng khinh rẻ, kẻ ấy sẽ không đáng ngẩng mặt nhìn ngọn cờ ba sắc (1) đi qua.

Cậu học trò miền Nam vừa ngồi vào chỗ thì các bạn chung quanh tíu tít, kẻ đưa ngòi bút, người cho bút chì và tranh ảnh, một bạn ngồi ghế sau gửi lên cho cậu một cái tem Thuỵ Sĩ để tỏ tình thân ái.

ĐỌC THỬ

Bạn tôi

Thứ năm, ngày 28

Người đã cho cậu bé miền Nam cái tem thơ hôm trước là người bạn mà tôi thích hơn hết. Anh lớn nhất lớp, đầu to vai rộng, năm nay gần 14 tuổi, tên gọi Garônê. Anh rất tử tế, coi miệng cười thì biết. Ngoài anh Garônê tôi còn quen nhiều bạn nữa.

Anh Côretti là một bạn mau mắn và vui vẻ, tôi rất ưa mến. Anh thường mặc cái áo nịt bằng da rái cá và đội cái mũ nồi bằng da mèo. Anh là con một người hàng củi. Cha anh đã từng đầu quân trong cuộc chiến tranh năm 1866 và nhập vào đội quân của Hoàng thân Umbertô. Người ta nói cha anh đã được ba tấm huy chương. Cạnh anh Côretti là anh Nenli, lưng gù, người coi yếu đuối mảnh dẻ và anh Vôtini một người học trò phục sức rất sang và có tính hay làm dáng.

Đầu bàn nhì, có một cậu bé mặt tròn, mũi dẹp mà anh em thường gọi đùa là “chú phó nề” vì cha cậu làm nghề ấy. Cậu có cái biệt tài là “nhăn mõm thỏ” làm cho ai nấy phải bật cười, vì thế anh em hay bắt cậu làm trò để đùa nghịch với nhau. Cậu lại có cái mũ rất mềm thường vo viên bỏ túi như chiếc mùi xoa.

Cạnh “chú phó nề” là anh Garôphi, người gầy gò mũi khoằm, mắt bé. Lúc nào anh cũng bán chác nào bút, diêm, nào tranh, ảnh cho bạn. Anh lại hay chép bài học vào móng tay để đọc, anh khôn khéo đến nỗi không bao giờ thầy bắt gặp.

Gần đấy lại còn một cậu bé coi bộ khinh khỉnh là cậu Carlô Nobitxi. Cậu ngồi giữa hai người bạn đối với tôi rất tử tế: một người là con người thợ khoá, ăn mặc vụng về, xanh xao như người ốm, coi bộ nhút nhát và buồn thiu; người kia, tóc vàng da xanh, một cánh tay bị liệt phải đeo trước ngực. Cha cậu sang Mỹ, mẹ cậu ở nhà bán hoa quả rong.

Người ngồi bên trái tôi lại đáng chú ý hơn nữa, tức là anh Xtarđi, thân lùn cổ rụt, ít nói và hay cáu. Anh không thông minh mấy nhưng rất chú ý đến lời thầy giảng, anh nghe không dám cựa, mắt thẳng, trán cau, miệng mím. Ai hỏi anh trong lúc thầy đang cắt nghĩa, nhất định anh không trả lời, vô phúc hỏi đến lần thứ hai là bị anh đạp luôn cho mấy cái…Và anh vẫn không hé răng.

Cạnh anh là Phranti, một tên rắn mặt và gớm guốc, hình như đã bị đuổi ở trường làng.

Lại còn hai em nhà nọ, ăn mặc như nhau và cùng đội mũ gài lông trĩ, trông giống nhau như đúc.

Người tử tế hơn hết, thông minh hơn hết, người chắc chắn sẽ được phần thưởng thứ nhất, ai cũng biết được là anh Đêrôtxi.

Anh Prêcôtxi con người thợ khoá nói trên, thực là một người học trò đáng thương hại. Theo lời người ta nói thì anh thường bị cha đánh đập luôn, đến nỗi anh thành ra người dút dát, mỗi khi hỏi ai hay lỡ chạm phải ai là anh “xin lỗi” luôn miệng và nhìn người ta bằng đôi mắt hiền lành và buồn bã.

Trong ngần ấy người bạn, theo ý tôi, thì anh Garônê là người tốt hơn cả.

Lòng hào hiệp

Sáng nay, chúng tôi vừa vặn có dịp xét đoán anh Garônê.

Giờ vào lớp, ông Perbôni chưa có đấy, ba bốn cậu đang thi nhau chế giễu anh Crôtxi khốn nạn – tức là cậu bé tóc vàng, tay liệt, con bà bán hoa quả. – Họ lấy thước đánh cậu, lấy vỏ hạt dẻ ném cậu, họ gọi cậu là con quỉ què và mếu máo giả cách làm người liệt tay. Ngồi trơ một mình ở đầu ghế, cậu thẹn thùng và đưa mắt nhìn người nọ, người kia như để van lơn họ khỏi hành hạ mình. Được thể, bọn học trò càng làm già. Cậu phẫn uất quá, máu đưa lên cổ và phát run người. Thình lình, Phranti, một đứa học trò mặt xấu như khỉ, đứng lên ghế, khuỳnh hai cánh tay như người khoác hai cái giỏ, bắt chước bộ tịch mẹ cậu Crôtxi những khi đứng đợi con ở cửa trường. (Đã mấy hôm nay, bà  không đến đón con vì bị ốm). Coi tấn tuồng câm ấy học trò cười ầm cả lên. Crôtxi điên tiết, vồ ngay lọ mực trước mặt ném Phranti, Phranti né mình, lọ mực trúng giữa ngực ông Perbôni ở ngoài bước vào.

Mọi người hết vía, chạy trốn về chỗ và ngồi im thin thít.

Thầy giáo lên bục cau mày hỏi:

– Ai ném lọ mực ?

Chẳng ai hé răng.

Thầy gắt:

– Ai ? Ai ném ?

Lúc ấy bị kích thích vì lòng thương bạn, anh Garônê đứng dậy nói quả quyết:

– Thưa thầy, con.

Thấy mọi người sửng sốt về câu trả lời ấy, thầy hiểu ngay và ôn tồn nói:

– Không. Không phải con.

Xong thầy lại nói:

– Ai trót dại đứng lên thú nhận, ta sẽ tha.

Crôtxi đứng lên nói:

– Thưa thầy, các anh ấy chọc con, đánh và chửi con… Con mất trí… Con trót ném…

– Thầy nói tiếp:

– Cho ngồi xuống. Bây giờ đến lượt những kẻ sinh sự đứng lên.

Bốn anh trong bọn khiêu khích đứng dậy, cúi đầu.

– Thầy mắng:

– Các anh đã vô cớ lăng mạ một người bạn không trêu chọc các anh. Các anh đã chế giễu một người tàn tật. Các anh đã xúc phạm một đứa trẻ yếu đuối không tự vệ được. Các anh đã làm một điều hèn hạ đáng xấu hổ, một điều có thể làm nhơ nhuốc đến phẩm giá của con người, các anh là những đồ đê tiện!

Nói xong thầy xuống giữa lớp, lại chỗ anh Garônê ngồi. Thấy thầy đến, anh cúi đầu. Ông Perbôni để tay xuống dưới cằm nâng mặt anh lên, nhìn thẳng vào hai mắt anh và nói:

– Con có một trái tim cao thượng đáng khen!

Anh Garônê nhân dịp ấy cúi vào tai thầy nói nhỏ mấy câu. Lập tức thầy quay lại chỗ 4 kẻ tội nhân và đột nhiên bảo:

– Thôi! Tha cho các anh.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button