Quà tặng cuộc sống

Sức Mạnh Của Tĩnh Tâm

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Hải Hoa

Download sách Sức Mạnh Của Tĩnh Tâm ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Quà tặng cuộc sống

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI NÓI ĐẦU

TĨNH TÂM NHÌN NHẬN CUỘC ĐỜI

Biết tĩnh tâm để nhìn nhận cuộc đời là một loại cảnh giới.

Trái tim của chúng ta giống như một chiếc cốc thủy tinh. Khi cốc đựng đầy nước ép trái cây, người ta sẽ nói: “Đây là một cốc nước ép hoa quả”. Khi nó đựng đầy sữa, người ta lại nói: “Đây là một cốc sữa”. Còn chỉ khi chiếc cốc trống trơn thì người ta mới nói: “Đây là một cái cốc”. Rất nhiều lúc, trái tim của chúng ta chất chứa quá nhiều thứ, đến nỗi không thể nhìn thấy được cái tôi chân thực. Trong thời buổi cả thế giới phải lo lắng bất an vì tiền bạc, vì ham muốn vật chất, vì danh lợi như ngày nay, con người chẳng khác nào “đôi giày đỏ” mệt mỏi, nhảy tới khi chẳng còn ai bên cạnh mà vẫn không dừng được bước chân điên cuồng… Chúng ta sống đã không còn chỉ là vì sự sinh tồn. Trong sự hưởng thụ vật chất ngày càng phong phú, nếu tâm không tĩnh, thân thể cũng không tĩnh thì cuộc sống của chúng ta sẽ chỉ còn lại sự bận rộn và lo lắng. Vì vậy, chỉ có vứt bỏ mọi sự rối ren để tâm tĩnh lại thì mới có thể được giống như hoa nở hương tự tỏa, nước càng chảy càng trong vậy.

Tĩnh tâm chính là tâm tĩnh. Tâm tĩnh là một trạng thái khoáng đạt, tự tin, điềm nhiên tự do, tự tại. Tất cả thế sự rối ren, mọi chua cay ngọt đắng, hỉ nộ ái ố đều chỉ dựa vào trái tim để cảm nhận, đánh giá. Trong cuộc sống hiện thực, chúng ta thường cảm thấy thấp thỏm bất an, lo lắng không yên, rất khó để bình tâm, ngọn lửa không tên bất cứ khi nào cũng có thể ập đến, nguyên nhân chính là do ta không có được một trái tim bình tĩnh. Chỉ có hiểu được trí tuệ của tĩnh tâm thì mới có thể đứng vững được trong thế giới vô thường này.

Thực ra, tĩnh tâm không phải là một cảnh giới không thể nào với tới. Trong thế giới tràn đầy náo động và dục vọng như ngày nay, ai cũng khao khát có được một cuộc sống yên ổn, bình an, vì vậy hiểu được về tĩnh tâm là vô cùng quan trọng. Để giúp mọi người tìm thấy sự yên ổn trong tâm hồn, cuốn sách này sẽ cùng bạn tìm đến căn nguyên lo lắng từ mọi góc độ, vén bức màn bí mật về sự tĩnh tâm, sau đó để mỗi người tự cảm nhận cuộc sống qua cái tĩnh, giúp xoa dịu tâm trạng lo lắng bất an trong lòng, lấy lại sự yên bình và niềm vui trong tim.

Chúng ta đã biết nên tĩnh tâm hưởng thụ cuộc sống, tuy nhiên làm thế nào để có thể tĩnh tâm? Trong hai chương cuối cùng của cuốn sách này, bạn sẽ học được cách dùng phương pháp suy tưởng để vượt qua những trở ngại trong lòng, để lo lắng không còn chỗ tồn tại; bạn sẽ hiểu được rằng, tĩnh tâm hoàn toàn không phải là trạng thái siêu thực, từng chút từng chút của cuộc sống đều có thể trở thành phương pháp để có được sự tĩnh tâm. Hãy để cuốn sách này dẫn dắt bạn, để sự “tĩnh” thẩm thấu dần vào từng chi tiết của cuộc sống, bớt một chút đố kị, thêm một chút khoan dung; bớt một chút tà niệm, thêm một chút chính khí; bớt một chút ồn ào, thêm một chút chân thực.

“Gặp được cái tôi tĩnh tâm”, dù biết phía trước là vùng hiểm trở, bạn cũng có thể coi là đồng bằng để vững bước đi qua; dù trước mắt thế sự bãi bể nương dâu, đổi thay nhanh chóng, bạn cũng vẫn có được sự bình an trong lòng.

“Gặp được cái tôi tĩnh tâm”, tuy tạm thời phải chịu ấm ức và không vui, vẫn có thể yên lòng; tuy cuộc sống bình dị, cũng có thể tận hưởng năm tháng bình yên.

“Gặp được cái tôi tĩnh tâm”, cho dù tạm thời phải chịu đau khổ, song bạn cũng sẽ nhận được ý vị riêng của nó; cho dù cuộc đời trôi qua bình lặng song vẫn có thể tìm thấy được sự vừa ý và nhẹ nhõm của riêng mình.

Nhà thơ Pushkin đã từng nói: “Tất cả hạnh phúc trên thế giới đều lấy sự bình yên trong nội tâm là đặc trưng cơ bản nhất”. Tĩnh tâm là một phong thái, cõi lòng phẳng lặng thì tâm sẽ tĩnh. Sức mạnh của mỗi người chúng ta đều có hạn. Thế sự giống như một ván cờ, con người tiến lùi nối tiếp nhau trong mấy tấc vuông ấy. Khi đối mặt với vô vàn sự khó xử và lo sợ, giữ được tâm thái yên tĩnh như mặt nước là có thể nhìn thấu tất cả vinh nhục, được mất, thị phi, trắng đen, dùng sự tỉnh táo và lí trí để nhìn nhận cuộc đời.

Xuân có trăm hoa, thu trăng sáng

Hạ có gió lành, đông tuyết rơi

Trong lòng không bận chi phiền não

Đời này nên lấy đó làm vui.

Tủi nhục cũng đều gương soi tỏ

Chí lớn dạ yên chẳng ngậm ngùi

Người đời lĩnh ngộ chân lí ấy

Cõi lòng tĩnh lặng, muộn sầu lui.

Bạn có mong muốn thoát khỏi lo lắng và u buồn không? Có hi vọng xua đi những phiền muộn trong tâm hồn không? Vậy thì bắt đầu từ thời khắc này, hãy để cuốn sách cùng bạn tìm lại cái tôi tĩnh tâm ấy nhé!

TÂM CÓ TẠP NIỆM

Bạn có còn nhớ những câu chuyện cổ tích? Chúng ta nóng lòng theo dõi diễn biến tình tiết câu chuyện với niềm tin rằng nhân vật chính nhất định sẽ tránh được sự tàn bạo của phù thủy và yêu quái, chiến thắng tà ác. Chúng ta – khi ấy còn là những cô bé cậu bé – chưa bao giờ nghi ngờ gì về kết cục hoàn mĩ dành cho nhân vật chính, luôn có niềm tin mãnh liệt rằng chính nghĩa sẽ tồn tại mãi mãi, những người lương thiện cuối cùng nhất định sẽ được sống cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc.

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, khi chúng ta dần dần lớn lên, dần dần làm quen với tất cả mọi thứ của thế giới hiện thực này, các câu chuyện cổ tích thuở bé thơ ngày càng trở nên xa vời. Nhân vật cổ tích chỉ còn tồn tại trong kí ức, rồi cuối cùng chúng ta cũng sẽ vứt bỏ nốt chút ngây thơ còn lại của thời thơ trẻ, để trở thành một người trưởng thành, chín chắn. Nhưng nếu có thể vứt bỏ những tạp niệm trong lòng ở thế giới phức tạp rối ren, tìm lại tâm hồn thuần khiết, yên bình ấy, vậy thì liệu chúng ta lại có thể quay trở về thời thơ ấu thỏa mãn và vui vẻ trong hồi ức ấy được không?

Thế giới nội tâm của con người ẩn chứa rất nhiều thứ, có đẹp, có xấu, có thiện, có ác, có tham lam, có danh lợi, còn có tiền bạc và địa vị… Những thứ này không nhìn thấy, không sờ thấy, nhưng chúng lại tiềm ẩn trong tâm hồn của bạn, chi phối hành động của bạn. Nếu chúng ta gọi những thứ tốt đẹp, ánh sáng, lương thiện trong thế giới nội tâm là “mầm”, thì những tạp niệm làm đảo lộn cảm xúc của chúng ta, thậm chí “xúi giục” chúng ta trở nên xấu xa, tham lam ấy sẽ giống như “cỏ”. Chân – thiện – mĩ có thể kết thành quả ngọt làm xúc động lòng người; nhưng còn “cỏ dại” trong lòng, nếu cứ để mặc cho chúng phát triển thì nhất định sẽ đến một ngày chúng uy hiếp tới sự trưởng thành khỏe mạnh của “mầm”.

Ví dụ như sự tham lam và đố kị là tạp niệm.

Sự uy hiếp của tâm trạng đố kị đối với sự vật tốt đẹp chẳng khác nào quả bom không hẹn giờ, có thể phát nổ bất cứ lúc nào, tiềm ẩn trong lòng con người. Trên con đường theo đuổi một mục tiêu nào đó, một khi con người phát hiện ra sự tồn tại của người giỏi hơn hoặc nhanh chân vượt trước mình thì thường nảy sinh than vãn, đau khổ, thậm chí là căm giận, bởi trong tâm cảm thấy tự hổ thẹn vì mình kém cỏi hơn người khác. Càng tệ hơn là có một số người bóp méo tâm tính, châm ngòi quả bom trong lòng, không từ thủ đoạn báo thù đối thủ. Tạp niệm của sự đố kị làm ô nhiễm tâm hồn, không những không thể khiến bạn có được mục tiêu mà còn dần dần xa mục tiêu, cuối cùng lún sâu vào tội ác khó có thể thoát ra được.

Tự dằn vặt quá mức cũng là một tạp niệm của tâm hồn.

Charles đã từng là một cảnh sát, trong một lần tham gia giải cứu con tin, anh đã bỏ sót một căn phòng vốn dĩ nên lục soát, không ngờ trong căn phòng đó có một đứa trẻ, cuối cùng đứa trẻ đó đã bị tên hung thủ vô cùng tàn bạo bắn chết. Từ đó Charles suy sụp tinh thần, anh không thể nào tha thứ cho sai lầm của mình nên đã rơi vào trạng thái tự dằn vặt bản thân, trở nên buồn bực ít nói. Không lâu sau đó, anh từ bỏ công việc cảnh sát để tới một tu viện, hàng ngày đứng trước tượng chúa để xám hối lỗi lầm của mình, từ đó hành động ấy đã trở thành toàn bộ cuộc sống của anh.

Một lần tình cờ, chị của đứa trẻ bị tên côn đồ năm xưa sát hại biết được tình cảnh của Charles, đã nghĩ cách để tìm được anh. Cô đưa Charles tới giữa một đám người đang vui vẻ tụ hội, nói với anh rằng những người này đều là con tin đã được anh giải cứu năm ấy, nhờ có Charles, bây giờ họ được sống vui vẻ hạnh phúc và vô cùng cảm kích Charles. Charles nhìn những đứa trẻ đã từng được mình giải cứu, và đã hiểu được một điều: thì ra mình không phải là người vô dụng, và chính sự tự dằn vặt bản thân bao nhiêu năm nay mới thật sự mang lại gánh nặng cho những người quan tâm tới mình. Cuối cùng anh đã lấy lại được dũng khí của bản thân.

Con người vì một vài sự việc nào đó mà nảy sinh cảm giác tội lỗi và day dứt là chuyện thường tình. Nhưng nếu sự tự dằn vặt này vượt quá giới hạn khiến cho bản thân hoàn toàn đắm chìm trong đó, từ bỏ dũng khí sống thì việc tự dằn vặt này sẽ biến thành tự ngược đãi và giày vò về mặt tinh thần. Chỉ có loại bỏ tạp niệm trong lòng thì mới có thể để lại cho mình một không gian tâm hồn thuần khiết, tươi đẹp.

Vậy con người nên làm thế nào mới có thể có được sự tĩnh lặng và trong sạch cho tâm hồn? Dùng phương thức nào mới có thể dẹp được những tạp niệm trong lòng? Thông qua con đường nào mới có thể xua đi bóng tối để tìm thấy ánh sáng?

Đa phần con người cảm thấy đau khổ là vì không nhìn thoáng, không buông bỏ được. Tạp niệm giống như rác thải trong lòng, là con đường phiền não vô hình, đảo lộn cảm xúc yên bình vốn có, khiến con người khó có thể tĩnh tâm. Sức khỏe, hạnh phúc, của cải… tất cả những thứ tốt đẹp đều bắt nguồn từ sự thuần khiết của tâm hồn. Nếu muốn có một cơ thể khỏe mạnh thì trước tiên phải làm sạch tâm hồn. Chỉ cần tâm mang tạp niệm, trong huyết quản của con người sẽ tràn đầy sự nhơ bẩn và xấu xa, tất cả tạp niệm – đố kị, buồn chán, oán hận – đều sẽ gây tổn hại tới sức khỏe của cơ thể, khiến cảm giác vui vẻ của chúng ta dần dần tan biến. Ngược lại, nếu tâm hồn thuần khiết, tươi đẹp, khỏe mạnh thì sẽ khiến cơ thể của chúng ta tràn đầy sức sống.

Nhờ có các công nhân vệ sinh môi trường ngày ngày quét rác trên đường nên môi trường sống của chúng ta mới sạch sẽ, thoáng đãng. Nếu mỗi ngày chúng ta biết cách dọn sạch “rác thải” trong tâm hồn thì tâm hồn của chúng ta cũng sẽ vui tươi chan hòa. “Cẩu nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân”(1), thứ cần phải làm sạch không chỉ đơn thuần là cơ thể của chúng ta, mà quan trọng hơn là sự trong sạch của tâm hồn. Nếu chúng ta có thể khắc phục những tạp niệm khiến chúng ta sa sút tinh thần, thì tự nhiên nội tâm sẽ có thể nảy sinh sức mạnh không gì có thể đánh bại được. Tiêu chuẩn của hạnh phúc không nằm ở những điều kiện bên ngoài mà nằm ở sự phong phú và yên bình của nội tâm.

Franklin từng nói: “Có tiền bạc và quyền thế không thể coi là giàu có thực sự, ngược lại, nếu ỷ lại vào chúng thì sẽ giống như đứng trên tảng đá trơn bóng”. Trên thực tế, tâm hồn yên bình thuần khiết và đức hạnh vô tư cao thượng mới là của cải thực sự. Để có được điều đó, chúng ta cần học cách làm sạch tâm hồn của mình. Ích kỉ, tham lam, hư vinh, bướng bỉnh, phẫn nộ, ngoan cố… đều là mầm họa dẫn tới nội tâm không “sạch”; còn thân thiện, khảng khái, vô tư, thuần khiết, ôn hòa, bình tĩnh, đều là ngọn nguồn trí tuệ để làm sạch tâm hồn và giúp cái tôi thăng hoa.

ĐỌC THỬ

KHÔNG THỂ TỪ BỎ CHẤP NIỆM

Nói tới “không thể từ bỏ”, chúng ta có thể dẫn ra một loạt ví dụ liên quan tới “từ bỏ”: Ví dụ Hằng Nga có thể từ bỏ chấp niệm để hưởng thụ cuộc sống thiên đình, chí ít cũng có thể cùng với Hậu Nghệ sống vui vẻ bên nhau, không cần phải ở trên cung trăng lạnh lẽo làm bạn với thỏ ngọc, ngày ngày chỉ có thể nghe thấy tiếng chặt cây không ngừng. Nếu như Hạng Vũ có thể từ bỏ cái gọi là “thể diện” của mình, cùng với Giang Đông phụ lão thực hiện đại kế khôi phục, thì có lẽ vương triều Đại Hán của Lưu Bang cuối cùng có thể trở thành thiên hạ của nhà họ Hạng. Nếu như Lí Thị của nhà Đường có thể từ bỏ tham vọng quyền lực, tránh huynh đệ tương tàn thì có lẽ bi kịch lịch sử “chính biến Huyền Vũ Môn” sẽ không xảy ra. Hay đệ nhất quyền thần Đại Thanh – Hòa Thân nếu có thể từ bỏ chấp niệm về tiền bạc thì cũng sẽ không đến nỗi cuối cùng phải nhận kết cục nhận dải lụa trắng vua ban để tự vẫn… Dĩ nhiên, lịch sử không thể làm lại, chúng ta không nên nhắc lại những chuyện đáng tiếc ấy, nhưng cần hiểu rằng, rất nhiều ví dụ và sự nuối tiếc đều là vì con người mong muốn có được nhiều hơn mà không biết cách từ bỏ chấp niệm, khiến chúng ta bị lỡ dịp với rất nhiều điều tốt đẹp. Nếu ngay từ đầu đã sớm biết vậy thì hà tất phải để mọi chuyện xảy ra như thế!

Cuộc sống vốn là một quá trình tự tại, hạnh phúc, chỉ có điều, nhiều lúc chấp niệm của chúng ta quá nhiều, dục vọng giống như cái động không đáy, chẳng thể nào lấp đầy được. Con người lúc nào cũng cuống quýt muốn nắm lấy tất cả, có nhà rồi thì muốn có tiền bạc, có tiền bạc lại muốn có công danh, muốn nắm trong tay cả thế giới rực rỡ sắc màu… Những tham vọng ấy khiến con người dần trở nên sức cùng lực kiệt. Nhưng suy cho cùng, chúng ta đều chỉ là con người bình thường, ham muốn quá nhiều nhưng cái nắm được thì quá ít, con người sống trên đời chẳng qua chỉ vài chục năm trời, khi mệt mỏi khốn đốn sẽ tự hỏi: Hà cớ phải như thế? Chi bằng từ bỏ chấp niệm, sống vui vẻ với tâm thái tốt đẹp là hơn!

Trong lịch sử, đa số những người có được cuộc sống viên mãn, gia đình hạnh phúc hay sự nghiệp thành công đều là những người “cầm lên được, từ bỏ được”. Liêm Pha từ bỏ ân oán với Lạn Tương Như, tạo ra giai thoại đẹp “tướng tương hòa”; Phạm Lãi vứt bỏ bổng lộc triều đình mà Việt Vương đã hứa, cùng người đẹp du thuyền Thái Hố, tiêu dao thương hải; Trác Văn Quân và Tư Mã Tương Như bỏ qua cái nhìn của thế tục, dũng cảm theo đuổi hạnh phúc riêng tư nên mới có giai thoại thiên cổ “Phượng cầu hoàng”; Tư Mã Thiên dẹp qua một bên những tổn thương của nỗi nhục cung hình để dùi mài kinh sử, cho ra đời bộ Sử kí lưu truyền thiên cổ; Trương Tam Phong giũ bỏ phàm tục chốn nhân gian, cuối cùng trở thành tông sư sáng tạo ra Thái Cực quyền và Thái Cực kiếm… Tất cả những ví dụ ấy, suy cho cùng đều ở hai chứ “từ bỏ” mà ra, người có trí tuệ sáng suốt ắt sẽ có thể có được thành công, tất cả đều là nhờ họ có thể vứt bỏ chấp niệm, dám từ bỏ những thứ không cần thiết.

Mỗi lần “từ bỏ” là một lần dọn dẹp gánh nặng đang mang trên mình, vứt đi cái “tay nải hành lí” không đáng được chúng ta mang theo, để rồi sau đó, chúng ta có thể thoải mái tiếp tục con đường của mình cho đến tận khi đạt được mục tiêu của cuộc đời. “Từ bỏ” cũng là một cảnh giới đáng mơ ước của tâm hồn, chúng ta dùng cảnh giới mà “vạn vật đều có thể từ bỏ” để nhìn nhận cuộc đời, cho dù làm người hay làm việc, tự nhiên có thể bớt đi được một chút nghi kị, thêm một chút thản nhiên; bớt một chút bất mãn, thêm một chút bình tĩnh; bớt một chút tranh đấu, thêm một chút hòa thuận; cuộc sống chẳng phải sẽ thoải mái tự tại hay sao?

Một đứa trẻ thò tay vào trong lọ lấy kẹo, nó muốn một lần lấy được nhiều chiếc nên đã lấy một nắm to, kết quả là tay bị mắc ở miệng lọ, làm thế nào cũng không thể rút ra được, sợ đến nỗi bật khóc. Ông nội nhìn thấy dáng vẻ lo lắng của cháu, chậm rãi nói: “Xem kìa! Cháu vừa không muốn bỏ lại số kẹo đó, lại vừa muốn rút tay ra, chi bằng biết đủ một chút, lấy ít đi một chút, nắm tay nhỏ lại tự nhiên sẽ có thể dễ dàng rút tay ra thôi!”

Trong cuộc sống, để “có được” thì cần có đầu óc thông minh, còn muốn “từ bỏ” thì lại càng cần có trí tuệ và dũng khí. Con người lúc nào cũng chỉ mưu cầu chiếm hữu mà rất ít khi biết từ bỏ đúng lúc. Vì vậy, người có tiền thì bị tiền bạc làm cho mệt mỏi, còn người có tình cảm thì bị tình cảm làm tổn thương… Biết từ bỏ, dĩ nhiên không phải là yêu cầu chúng ta không làm gì cả, mà là sau khi hành động thì không nên đặt quá nặng yếu tố thành – bại, được – mất: tiền dĩ nhiên phải kiếm, nhưng sau khi kiếm được thì phải chi dùng thích hợp chứ không nên giống như Grandet ôm chặt tiền không chịu bỏ ra; tình cảm nên hi sinh, nhưng không cần nhất định phải được báo đáp…

Tương truyền khi Đức Phật còn sống, có một quý tộc người Bà La Môn tới gặp. Người Bà Là Môn này hai tay cầm hai lọ hoa, coi đó là lễ vật dâng lên Đức Phật.

Phật nhìn thấy người Bà Là Môn liền nói: “Đặt xuống”.

Người Bà La Môn liền đặt lọ hoa trên tay trái xuống đất.

Phật lại nói: “Đặt xuống”.

Người Bà La Môn lại đặt lọ hoa trên tay phải xuống.

Nhưng Phật vẫn nói với ông ta: “Đặt xuống”.

Người Bà La Môn này không hiểu, bèn hỏi Đức Phật: “Hai tay con đã trống không, Người còn muốn con đặt cái gì xuống?”

Phật nói: “Tuy con đã đặt lọ hoa trên tay xuống, nhưng trong lòng con chưa thực sự từ bỏ chấp niệm. Chỉ khi con từ bỏ chấp niệm của sự hưởng thụ bên ngoài, chấp niệm của sự suy tư bên trong thì mới có thể giải thoát khỏi sinh tử luân hồi”.

Trong mắt người bình thường, vạn sự vạn vật của thế gian đều là vật thực, con người luôn nhìn nhận vạn vật thế gian bằng con mắt vốn có, dùng con mắt thế tục để đánh giá tất cả sự vật, vì thế thường bị những phiền não thị phi làm cho nghi hoặc, cuộc đời thêm biết bao đau khổ nhưng lại không biết làm thế nào để giải thoát.

Muốn giải thoát vô số phiền não trong nhân gian, để tâm tịnh như nước, nếu chỉ đơn thuần dựa vào cái gọi là “thông minh tài trí” thế tục thì mãi mãi là không đủ, rất nhiều khi chúng ta cần đến một dũng khí, đó là dũng khí dám từ bỏ chấp niệm. “Từ bỏ” là một tâm thái, một triết lí nhân sinh, một trí tuệ lớn. Biết cách từ bỏ chấp niệm là phương thuốc thần diệu giúp chúng ta vui vẻ, xóa bỏ muộn phiền, nhờ thế mà đường đời sau này – khi đã biết “từ bỏ” sẽ càng vui vẻ hơn, giúp chúng ta có thể đi xa hơn, bay cao hơn, nhìn thấy được những cảnh giới đẹp đẽ, hòa bình hơn. Chỉ cần chúng ta biết “từ bỏ” đúng lúc, dùng tâm thái ôn hòa để đối mặt với cuộc sống phức tạp rối ren, thì cuộc sống của chúng ta sẽ tràn đầy “tiếng chim ca suối chảy”.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button