Quà tặng cuộc sống

Quà Tặng Cuộc Sống: Quà Tặng Đêm Giáng Sinh

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Mai Hương – Vĩnh Thắng biên soạn

Download sách Quà Tặng Cuộc Sống: Quà Tặng Đêm Giáng Sinh ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : QUÀ TẶNG CUỘC SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download Ebook         

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu


Mùa Giáng Sinh sắp đến rồi. Chắc hẳn các bạn cũng đang hào hứng chờ đón ngày Giáng sinh để được nhận quà, được quây quần ấm áp bên người thân của mình. Những món quà biểu lộ tình yêu của chúng ta đối với gia đình, bè bạn. Đối với một số người thì những món quà Giáng Sinh còn có một ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, đó là lễ kỷ niệm ngày sinh của Chúa Giê-su món quà mà Thiên Chúa đã ban tặng cho con người. Vào đêm Giáng Sinh, còn một thứ không thể thiếu đó là cây thông Noen. Cây thông – một vật thực sự có ý nghĩa quan trọng trong đêm Giáng sinh bởi ở đó nó gửi gắm tình cảm giữa con người với Chúa. Các bạn có biết những người thân của mình thường thích món quà gì vào đêm Giáng Sinh không? Mời các bạn đón đọc “Quà tặng đêm Giáng Sinh”.

Những câu chuyện trong cuốn sách này sẽ giúp các bạn biết lựa chọn món quà gì để tặng người thân vào đêm Giáng Sinh nhé!

ĐỌC THỬ

TINH THẦN GIÁNG SINH

Đó chỉ là chiếc phong bì nhỏ nằm giữa cây thông Giáng sinh của gia đình chúng tôi. Không đề tên người gửi, không địa chỉ người nhận, cũng chẳng có cả lời đề tặng. Trong mười năm qua, mỗi khi đến mùa Giáng sinh nó lại xuất hiện.

Mọi chuyện bắt đầu bởi Mike, chồng tôi, rất ghét Giáng sinh, không phải ghét ý nghĩa thật sự của Giáng sinh mà là không thích khía cạnh thương mại của mùa lễ này. Tiêu xài phung phí, bận rộn đến tận giờ phút cuối cùng để tìm một chiếc cà vạt làm quà cho chú Harry cùng phấn trang điểm cho bà. Những món quà được trao nhau một cách cứng nhắc vì không thể nghĩ ra điều gì khác hơn.

Hiểu được cảm giác của anh, tôi muốn có một món quà đặc biệt dành cho anh, một điều gì đó khác thường. Năm đó, con trai Kevin của chúng tôi 12 tuổi tham gia đội đấu vật của trường với đội của những đứa trẻ kém may mắn do nhà thờ thành phố nuôi dưỡng. Bọn trẻ ấy đều mang những đôi giày cũ rách đến nỗi những sợi dây buộc hình như là thứ duy nhất giúp chúng không toạc cả ra.

Bọn trẻ nhà chúng tôi thì hoàn toàn trái ngược, bảnh bao trong bộ đồng phục vàng xanh với đôi giày mới tinh. Khi trận đấu bắt đầu, tôi để ý thấy đội kia thi đấu mà không có mũ bảo vệ. Đây thật sự là vật xa xỉ đối với bọn trẻ.

Trường con chúng tôi hoàn toàn chiến thắng, đoạt hầu hết các giải đáng chú ý. Mike ngồi kế bên tôi buồn bã lắc đầu: “Anh ước gì có một đứa trong đám trẻ kém may mắn sẽ chiến thắng. Chúng có tố chất nhưng thua như thế này sẽ khiến tâm hồn chúng ngã quỵ mất”. Mike yêu quý tất cả bọn trẻ. Anh hiểu rằng những đứa bé phải cạnh tranh trong công bằng. Thế là ý tưởng về món quà dành cho anh chợt đến.

Chiều hôm đó, tôi ghé vào một cửa hàng dụng cụ thể thao địa phương mua một loạt mũ bảo vệ cùng giày, không đề tên họ rồi gửi đến nhà thờ thành phố. Vào đêm trước Giáng sinh, tôi đặt một phong thư lên cây thông, bên trong là mảnh giấy ghi lại những gì tôi đã làm và cho Mike biết đấy chính là quà Giáng sinh của tôi dành cho anh.

Nụ cười hạnh phúc của anh là điều tuyệt vời nhất của Giáng sinh năm đó và cả trong những năm sau. Có năm tôi dẫn một nhóm trẻ kém may mắn đi xem thi đấu hockey, năm thì tặng một ít tiền cho hai anh em bị cháy nhà một tuần trước Giáng sinh.

Chiếc phong thư trở thành tiêu điểm Giáng sinh của gia đình chúng tôi. Nó luôn là vật được mở sau cùng vào buổi sáng Giáng sinh. Những đứa con chúng tôi đứng đó tròn xoe mắt chờ bố chúng lấy phong thư xuống và đọc to những lời ghi bên trong. Khi lớn lên, đồ chơi là món quà chúng rất yêu thích nhưng chiếc phong thư cũng không bị mất đi sự hấp dẫn.

Năm ngoái, Mike qua đời vì bệnh ung thư. Khi Giáng sinh sắp đến, tôi quá đau buồn nên chỉ hời hợt dựng cây thông lên, vẫn không quên đặt vào một chiếc phong thư. Vậy mà đến sáng hôm sau lại có thêm ba phong thư nữa. Thì ra mỗi đứa con chúng tôi đều chuẩn bị một chiếc cho bố.

Truyền thống được lưu truyền và tôi tin rằng một ngày nào đó nhất định sẽ lan rộng hơn nữa. Con cháu chúng tôi sẽ đứng quanh cây thông tròn xoe mắt nhìn bố mẹ chúng lấy những chiếc phong thư xuống. Tinh thần của Mike cũng như tinh thần của Giáng sinh sẽ luôn bên cạnh chúng tôi.

1

GIÁNG SINH ĐẸP NHẤT CỦA PHRĂNG-KƠ

Buổi tiệc Giáng sinh đã mãn. Mọi người vẫn còn nán lại bên bàn hồi tưởng về những ngày Giáng sinh thuở nhỏ. Câu chuyện chẳng mấy chốc xoay quanh đề tài là Giáng sinh đẹp nhất của mỗi người. Chuyện tiếp chuyện, nhưng vẫn có một chàng trai ngồi lặng thinh không nói gì. Mọi người bảo:

– Này Phrăng-kơ, thế Giáng sinh đẹp nhất của cậu là vào lúc nào?

Phrăng-kơ bấy giờ mới lên tiếng:

– Giáng sinh đẹp nhất của tôi là mùa Giáng sinh mà tôi chẳng nhận được món quà nào cả.

Mọi người ngạc nhiên, họ nóng lòng muốn nghe câu chuyện. Và Phrăng-kơ bắt đầu kể:

– Tôi lớn lên ở New York. Đó là một tuổi thơ khá ảm đạm vì gia đình chúng tôi rất nghèo. Tôi mồ côi mẹ từ khi mới 8 tuổi. Cha tôi cũng có việc làm, nhưng ông chỉ được làm hai hoặc ba ngày một tuần. Thế là cũng tốt lắm rồi.

Chúng tôi sống kiểu lưu động, nay đây mai đó, chật vật lắm mới đủ ăn, đủ mặc. Lúc ấy tôi còn nhỏ và không chú ý gì. Cha tôi là một người đàn ông giàu lòng tự trọng. Ông ấy chỉ có độc nhất một bộ áo quần và chỉ mặc nó để đi làm việc.

Khi về nhà ông cởi áo vét ra, còn thì ngồi vào ghế với sơmi, cà vạt và cả áo ghilê. Cha có một chiếc đồng hồ bỏ túi cũ kỹ và khá lớn. Đó là quà của mẹ tặng cha. Mỗi khi cha ngồi, dây đeo đồng hồ ở chỗ túi đựng thường tòi ra ngoài. Chiếc đồng hồ đó là tài sản quí nhất của cha. Nhiều lần tôi thấy cha chỉ ngồi yên ngắm nhìn chiếc đồng hồ quí của mình. Tôi đoán chắc cha đang nghĩ về mẹ tôi.

Năm ấy, khi tôi tròn 12 tuổi, bộ đồ chơi thí nghiệm là một cái gì đó rất lớn lao. Trị giá của một bộ như thế là 2 đôla. Một số tiền quá lớn đối với bọn trẻ yêu thích bộ đồ chơi này, trong đó có tôi. Tôi nì nèo với cha cả tháng trời trước Giáng sinh để mong có được nó. Các bạn biết đấy, tôi cũng hứa hẹn đủ điều như những đứa trẻ khác: “Con sẽ ngoan, con sẽ làm việc, con sẽ không vòi vĩnh gì thêm”. Cha tôi chỉ đáp: “Để xem xem”. Ba ngày trước Giáng sinh, ông dẫn tôi đến chợ lưu động. Ở đó, người ta bán hàng trên những chiếc xe ngựa. Họ bán hàng hạ giá và bạn có thể mua được một món hàng tốt. Cha dẫn tôi đến một quầy hàng, chọn cho tôi một ít đồ chơi nhỏ rồi hỏi: “Này con, con có thích những thứ như vậy không?”. Tôi dĩ nhiên chỉ trả lời: “Không, con chỉ muốn một bộ đồ thí nghiệm cơ!”. Chúng tôi đi hết mọi quầy hàng. Cha đưa cho tôi xem hết những món đồ chơi như xe hơi, súng… nhưng tôi đều từ chối. Tôi nào có nghĩ rằng cha không đủ tiền để mua một bộ đồ thí nghiệm cho tôi. Sau cùng cha bảo: “Thôi, bây giờ tốt nhất là cứ về nhà đã và hôm sau hẵng quay lại!”.

Trên đường về nhà, tôi cứ nói mãi về bộ đồ thí nghiệm đó. Tôi chỉ muốn một bộ đồ thí nghiệm thôi. Đến bây giờ tôi mới hiểu ra lúc ấy cha tôi đã đau khổ đến chừng nào khi không cho tôi được nhiều hơn. Cha hẳn đã nghĩ mình không xứng đáng là một người cha, và cả tự nguyền rủa mình vì cái chết của mẹ tôi. Khi lên bậc tam cấp vào nhà, cha hứa sẽ tìm cách mua cho tôi bộ đồ thí nghiệm đó.

Đêm ấy tôi gần như không ngủ. Tôi tưởng tượng mình sẽ tự sáng chế thứ này thứ kia. Ngày hôm sau, sau khi xong công việc, cha dẫn tôi trở lại chợ. Trên đường đi, tôi còn nhớ cha đã mua một ổ bánh mì và kẹp vào nách mang theo. Ở quầy hàng đầu tiên, cha bảo tôi hãy chọn lấy bộ đồ thí nghiệm mà tôi yêu thích. Chúng giống nhau cả, nhưng tôi vẫn xem xét, lục lọi như thể đãi cát tìm vàng. Tôi tìm được bộ đồ thí nghiệm tôi yêu thích và nói gần như reo lên: “Cái này này cha!”. Tôi còn nhớ hình ảnh cha tôi thọc tay vào túi lấy tiền. Khi ông lấy 2 đôla ra, một tờ đã rơi xuống đất. Ông cúi người xuống lượm tiền, và vì thế sợi dây đồng hồ trong túi áo rớt ra, xoay vòng trên nền đất. Không có chiếc đồng hồ.

Trong tích tắc, tôi hiểu cha đã bán nó rồi. Cha đã bán chiếc đồng hồ, tài sản quí nhất của mình để mua cho tôi một bộ đồ chơi thí nghiệm. Ông bán chiếc đồng hồ, món quà cuối cùng mà mẹ tôi tặng cha… Tôi chụp vội lấy tay cha và hét lên: “Không!”. Chưa bao giờ tôi chụp lấy tay cha như thế, chưa bao giờ tôi hét lên với cha như thế. Tôi nhớ cha đã nhìn tôi, một cái nhìn đầy cả sự ngơ ngác, lạ lẫm. “Không, cha không phải mua cho con bất cứ thứ gì – Tôi ứa nước mắt – Cha, con biết cha rất yêu con”. Chúng tôi rời khu bán hàng và tôi nhớ cha nắm tay tôi suốt dọc đường về.

Phrăng-kơ nhìn mọi người:

– Bạn biết không, chẳng có tiền bạc nào có thể đủ để mua những giây phút đó. Giây phút mà tôi hiểu ra rằng cha yêu tôi hơn bất cứ cái gì trên thế gian này.

2

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button