Quà tặng cuộc sống

Những Ngày Thứ Ba Với Thầy Morrie

tuesdays-with-morrie1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Mitch Albom

Download sách Những Ngày Thứ Ba Với Thầy Morrie ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách hay về cuộc sống

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Trọn bộ ebook :            

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Quyển sách Những Ngày Thứ Ba Với Thầy Morrie (Tuesdays with Morrie) đã là sách bán chạy nhất trong các danh sách do tuần báo New York Times xếp hạng vào những năm sau 1998. Ngay cả đến tận ngày nay quyển sách này vẫn còn bán chạy xếp hàng thứ sáu trong mười cuốn đứng đầu của danh sách và đã đưa người học trò chung thủy Mitch Albom của thầy Morrie trở thành nhà văn nổi tiếng.

Năm 1979, Mitch Albom tốt nghiệp đại học, nơi Morrie Schwartz từng là thầy giáo của anh. Anh trở thành phóng viên khá nổi tiếng, và khá giàu. Kể từ khi ra trường, Mitch không gặp lại người thầy của mình.

Tháng 8 năm 1994, Morrie Schwartz phát hiện ra mình bị bệnh ALS – căn bệnh xơ cứng tế bào, không thể chữa được. Ông biết mình chỉ sống được không quá 2 năm nữa, nhưng ông không đầu hàng. Morrie Schwartz vẫn quyết tâm làm việc trong những ngày cuối cùng của mình.

Tháng 3 năm 1995, Ted Koppel, người dẫn chương trình “Đêm khuya” trên ABC, đã đưa Morrie lên màn hình trong chương trình “Khóa học cuối cùng của một giáo sư: Cái chết của ông”. Trong chương trình này, Morrie hài hước nói :“Rồi một ngày nào đó sẽ phải có người chùi đít cho tôi”. Nhờ chương trình này, Mitch biết người thầy cũ của mình sắp ra đi, anh vội tới thăm thầy và từ đó, cứ đều đặn, sáng thứ 3 hàng tuần, Mitch tới để trò chuyện với ông về đủ mọi chủ đề của cuộc sống, và ghi lại mọi cuộc trò chuyện này.

Cuốn sách này chẳng khác gì một tập giáo trình giảng bài, dưới hình thức những cuộc trò chuyện giữa hai con người về ý nghĩa và mọi chủ đề trong cuộc sống. Bạn đọc sẽ thấy ở đây những chủ đề như về sự hối tiếc, về hôn nhân và hạnh phúc, về tuổi già, về tiền bạc, và về sự tha thứ…

Sau buổi truyền hình, Mitch Albom gọi điện thoại hỏi thăm người thầy già, rồi bay về lại thành phố đại học cũ để thăm thầy. Và từ đó mỗi ngày thứ Ba cho đến khi Thầy Morrie Schwartz qua đời, hai thầy trò gặp nhau. Một thầy giảng về cuộc đời, và một trò ghi chép bài học và cảm nghĩ đã thay đổi đời sống của anh. Dù Thầy đang chết dần mòn nhưng thế giới thầy đầy tình yêu và hy vọng. “Tình Yêu là sự hiện diện của ta trên cuộc đời, dù rằng thể xác ta đã ra đi (Love is how you stay alive, even after you are gone). Mitch Albom đã ghi lại kinh nghiệm của một người đang chết dần mòn, nhưng tư tưởng của ông vẫn còn mãi mãi. Đó là quyển “Những Ngày Thứ Ba Với Thầy Morrie” (Tuesdays with Morrie) của Mitch Albom.

Đây là một quyển sách nhỏ rất cảm động. Quyển sách nói về một ông thầy già nua có thật ngoài đời, một cậu sinh viên cũ của người thầy khả kính đó, và những bài học cuối quí giá nhất trên đời. Văn phong của Mitch Albom rất giản dị, kể chuyện một cách rất nhẹ nhàng tâm tình, về những kỹ niệm với ông thầy khả kính và rất ư có cá tính ấy. Sau những ngày thăm viếng thứ ba kết thúc, chúng ta cũng sẽ rất ngậm ngùi thương tiếc cho những kỹ niệm đẹp tuyệt vời mà Mitch Albom ghi lại cho chúng ta cùng nhón chân nhìn vào những bài học tuyệt vời đầy tình người với người của cặp thầy trò này.

Trích dẫn :

Khoá học cuối đời của vị giáo sư già của tôi diễn ra mỗi tuần một buổi tại nhà ông bên cạnh cửa sổ phòng đọc sách, nơi ông có thể nhìn ngắm một cây dâm-bụt, rụng lá đỏ hồng. Lớp nhóm vào mỗi ngày thứ ba. Bắt đầu sau bữa ăn sáng. Môn học là Ý Nghĩa Cuộc Đời. Dạy theo kinh nghiệm.

Không có điểm sắp hạng nhưng có thi vấn đáp mỗi tuần. Sinh viên phải trả lời câu hỏi và phải tự đặt câu hỏi của mình. Cũng phải làm một vài công việc tay chân như nâng đầu giáo sư lên để vào một tư thế thoải mái, hoặc đeo cặp kiếng của ông vào sống mũi. Hôn ông từ giã cũng được thêm điểm.

Không cần sách nhưng bàn nhiều về đề tài, bao gồm lòng nhân ái, làm việc cộng đồng, gia đình, tuổi già, tha thứ và cuối cùng là cái chết. Bài giảng cuối cùng rất vắn tắt chỉ có vài chữ.

Đám tang diễn ra thay cho lễ tốt nghiệp. Mặc dầu không thi cuối khoá nhưng sinh viên phải viết một bài dài về những gì đã học được. Bài ấy được trình bày ở đây.

Khoá học cuối cùng của vị thầy già chỉ có một sinh viên. Sinh viên đó là tôi.

Khoảng cuối mùa Xuân năm 1979, vào một buổi chiều Chủ Nhật nóng bức, nhễ nhại. Tụi tôi cả trăm đứa ngồi với nhau, bên cạnh nhau, trên nhiều dãy ghế xếp đế trên nền cỏ trong khu trung tâm đại học. Chúng tôi mặc áo thụng nylon màu xanh dương và nghe bài diễn văn dài đến sốt ruột. Khi cuộc lễ chấm dứt, chúng tôi ném mũ lên trời và thế là chúng tôi chính thức tốt nghiệp, hoàn thành  năm  chót  của  đại  học  Brandeis,  nằm  trong  thành  phố Waltham, Massachussetts. Đối với nhiều đứa chúng tôi, tuổi thơ vừa mới hạ màn.

Sau buổi lễ, tôi gặp Thầy Morrie Schwartz, ông thầy mà tôi quý mến nhất và giới thiệu Thầy với ba má tôi. Ông là người nhỏ bé, bước đi là những bước ngắn như thể là gió mạnh lúc nào cũng có thể bốc ông lên tới mây. Trong bộ lễ phục ngày tốt nghiệp, trông ông giống như một cây thánh giá dựng giữa ông tiên tri trong Kinh Thánh và một thiên thần tí hon vào dịp Giáng Sinh. Mắt ông long lanh hai màu xanh dương lục, tóc thưa mỏng màu bạch kim xoà xuống trán, đôi tai lớn, sóng mũi hình tam giác và hai chùm lông mày hơi ngả màu. Mặc dầu răng ông không đều đặn và hàm răng dưới thụt vào trong — giống như có ai đấm xô vào trong — khi ông cười lại giống như khi bạn vừa nói một câu khôi hài chưa ai từng nói trên trái đất này. Ông bảo ba má tôi là tôi đã chọn tất cả những giảng khoá mà ông dạy. Ông bảo ba má: “Ông bà có một cậu con đặc biệt lắm đấy. ” Tôi bối rối nhìn xuống đôi chân. Trước khi chia tay, tôi trao tặng ông thày một gói quà là chiếc cặp da màu xám với tên tắt của phía trước chiếc cặp. Tôi đã mua chiếc cặp này ngày hôm trước tại một thương xá. Tôi không muốn quên ông. Có lẽ tôi không muốn ông quên tôi thì đúng hơn.

“Mitch, cậu là một trong những sinh viên giỏi. ” Ông vừa nói vừa ngắm chiếc cặp. Rồi ông ôm tôi. Tôi cảm thấy hai cẳng tay gầy gò ôm quanh lưng. Tôi cao hơn ông nên khi ông ôm tôi, tôi cảm thấy ngượng ngùng như tôi là một phụ huynh và ông là một thằng nhỏ.

Ông hỏi rồi đây tôi sẽ còn liên lạc với ông nữa không, tôi không do dự trả lời: “Dĩ nhiên còn chứ, Thầy”.

Khi ông lùi ra, tôi thấy ông khóc…

ĐỌC THỬ

GIÁO TRÌNH

Bản án tử hình đến tay ông vào mùa hè năm 1994. Bây giờ nghĩ lại thì Morrie đã biết trước chuyện chẳng lành đó từ lâu. Ông biết điều này từ ngày ông bỏ khiêu vũ.
Trước đây ông vẫn thích khiêu vũ. Điệu nhạc gì không thành vấn đề. Rock, nhạc đại ban, nhạc blues. Điệu gì ông cũng thích. Ông thường nhắm chặt đôi mắt, mỉm một nụ cười thoải mái rồi bắt đầu chuyển động theo nhịp điệu riêng của mình. Không phải lúc nào ông cũng nhảy đẹp. Vả lại, ông cũng chẳng cần có đào. Ông nhảy một mình.
Ông thường tới một nhà thờ tại công trường Harvard mỗi đêm thứ tư, để tham dự buổi “khiêu vũ tự do”. Có đèn chớp và loa phóng thanh lớn và thầy Morrie lao mình vào đám đông mà phần lớn là sinh viên ấy, chỉ mặc một chiếc áo T-shirt và quần thể thao đen, cổ vắt một chiếc khăn lông, và bất cứ loại nhạc gì đang chơi, ông cũng đều nhảy theo. Nếu nhạc Jimmy Hendrix thì ông nhảy điệu lindy. Ông vặn mình và quay tròn, ông múa đôi tay như một nhạc trưởng đang say ma túy cho tới khi mồ hôi chảy xuống ngang lưng. Chẳng có ai ở đó biết ông là một tiến sĩ xuất sắc về xã hội học với nhiều năm làm giáo sư đại học và là tác giả nhiều cuốn sách giá trị. Họ chỉ nghĩ ông già điên khùng nào đó thôi.
Có một lần ông đem đến một cuộn băng cũ điệu tango nhờ họ chơi trên dàn máy khuếch âm. Rồi ông điều khiển cả sàn nhảy, phóng mình về phía trước rồi lùi mau như một gã tình nhân si mê người Nam Mỹ. Khi ông ngừng mọi người đều vỗ tay. Chắc ông muốn thời gian ngừng trôi để sống mãi giây phút đó thôi.
Thế rồi còn đâu ngày khiêu vũ.
Lúc ông ngoài 60, ông mắc chứng xuyễn. Hít thở đối với ông trở nên nặng nhọc. Một hôm, ông đang đi dọc bờ sông Charles thì một cơn gió lạnh thổi mạnh làm ông nghẹt thở. Ông được chở vào nhà thương và được chích thuốc mạnh adrenalin.
Vài năm sau ông cảm thấy đi đứng khó khăn. Tại một buổi họp mặt sinh nhật một người bạn, không hiểu sao ông loạng quạng chúi ngã. Một tối hôm khác, ông té trên bực một rạp hát, làm một đám người hốt hoảng.
Có người hô lên: “Giúp cho ông thở. ”
Lúc đó ông đã ngoài 70 nên họ thì thầm: “Già ấy mà” và vực ông đứng dậy. Nhưng Thầy Morrie biết vẫn biết rõ hơn chúng tôi về cơ thể của Thầy, nghĩa là còn vấn đề gì khác nữa. Không phải chỉ tại già mà thôi. Lúc nào ông cũng mệt mỏi. Ông khó ngủ. Ông nằm mê thấy ông đang chết dần chết mòn. Ông bắt đầu đi khám bác sĩ. Khám nhiều bác sĩ. Họ thử máu. Họ thử nước tiểu. Họ để một ống kính vào hậu môn, và nhìn vào ruột ông. Cuối cùng cũng chẳng thấy gì, một bác sĩ ra lệnh cho làm tiểu giải phẫu bắp thịt, lấy một miếng nhỏ trên bắp vế. Kết quả phòng thí nghiệm có dấu chỉ trục trặc về thần kinh, và Thầy Morrie lại được gọi đến để chịu một loại thử nghiệm khác. Trong một cuộc thử nghiệm, ông ngồi trên một ghế dài đặc biệt và họ truyền một luồng điện vào người, cũng như thế ngồi trên ghế điện, để nghiên cứu những phản ứng trong não bộ của ông.
Chúng tôi phải xem lại chuyện này mới được. “Các bác sĩ nói lúc nhìn bảng kết quả.
“Sao vậy? Chuyện gì vậy?” Thầy Morrie hỏi.

“Chúng tôi không chắc. Thời gian trên bảng chậm quá.
– Thời gian trên bảng chậm nghĩa là thế nào?
Cuối cùng, vào một ngày tháng 8 năm 1994 nóng bức và ẩm ướt, thầy Morrie và bà vợ Charlotte đến phòng khám bệnh của vị bác sĩ chuyên về não bộ, ông này yêu cầu thầy ngồi xuống ghế trước khi tiết lộ tin tức mới. Thầy Morrie bị chứng amyotrophic lateral sclerosis  (ALS) cũng gọi là bệnh Lou Gehric, một chứng bệnh tàn nhẫn, dai dẳng của não bộ. Không có thuốc chữa.
“Tại sao lại bị chứng này?” Ông hỏi.
– Không ai biết tại sao.
– Bệnh thập tử phải không?
– Phải.
– Vậy tôi sẽ chết hả?
– Vâng tôi rất tiếc! Vị bác sĩ nói.
Ông bác sĩ ngồi với thầy Morrie và Charlotte hai tiếng đồng hồ, kiên nhẫn trả lời các câu hỏi. Khi họ ra về, ông cho họ thêm chi tiết về bệnh ASL, những xấp giấy chỉ dẫn này nọ, giống như họ mở một trương mục ngân hàng. Ngoài kia trời sáng choang và thiên hạ vẫn sinh hoạt bình thường. Một bà chạy tới bỏ tiền vào cột đậu xe. Một bà khác xách túi đồ ăn. Charlotte thì có một triệu ý nghĩ trong đầu. Còn bao nhiêu thời gian nữa đây? Xoay sở ra sao? Làm sao trả tiền các hoá đơn. Trong khi đó thì ông thầy già của tôi ngạc nhiên với vẻ bình thường của ngày hôm đó xung quanh ông ta.
“Tại sao thiên hạ không ngừng lại? Họ không biết chuyện gì xảy ra cho ông hay sao?
Nhưng thế giới không dừng lại, không để ý gì đến chuyện đó, và khi thầy Morrie kéo nhẹ cánh cửa xe, ông cảm thấy như rớt xuống một lỗ hổng.
“Bây giờ sao đây?” Ông nghĩ. Khi vị giáo sư già của tôi đang kiếm câu trả lời thì căn bệnh vẫn xâm chiếm ông từng ngày, từng ngày một. Một buổi sáng ông lùi xe ra khỏi nhà để xe, bỗng gần như không đạp thắng nổi. Thế là hết lái xe.
Ông bị trượt té hoài nên ông phải mua một chiếc gậy. Thế là hết đi đứng tự nhiên.

Ông đi bơi thường lệ tại hội quán YMCA, nhưng bỗng thấy không cởi đồ một mình được nữa. Ông bèn thuê một trợ tá đầu tiên, một sinh viên ban Thần Học tên Tony, giúp ông xuống bể bơi và lên bờ, mặc và cởi đồ tắm. Trong phòng thay áo, mấy người đến bơi làm bộ không nhìn ông. Nhưng họ vẫn nhìn thấy. Thế là hết kín đáo.

Vào  mùa  thu  năm  1994, Morrie  tới  ngôi  trường  đại  học Brandeis ở trên đồi để dạy khoá học cuối cùng. Dĩ nhiên ông có thể bỏ dạy khoá này. Đại học hẳn sẽ thông cảm với ông. Tại sao lại phải chịu đau đớn trước mặt nhiều người vậy? Cứ ở nhà đi. Lo mọi chuyện cho yên ổn. Nhưng ý nghĩ bỏ dạy không đến với Morrie.
“Các bạn sinh viên, chắc các bạn có mặt ở đây để học lớp Tâm lý Xã hội. Tôi đã dạy lớp này hai chục năm và đây là lần đầu tiên tôi có thể nói là chọn lớp này có cái nguy hiểm của nói, bởi vì tôi mắc một chứng bệnh thập tử bất trị. Tôi có thể không sống đến hết khóa. Nếu bạn cảm thấy đó là một vấn đề và muốn bỏ lớp này, tôi cũng thông cảm.
Ông mỉm cười. Và thế là hết bí mật.
Bệnh ASL giống như một cây đèn cầy đã mồi lửa. Nó làm cho thần kinh bạn chảy tan, để lại cơ thể bạn một đóng sáp. Thường thì nó khởi đầu từ cặp giò đi lên. Bạn mất kiểm soát bắp thịt đùi thành ra bạn hết khả năng đứng thẳng người. Bạn mất kiểm soát bắp thịt lưng thành ra bạn hết khả  năng ngồi thẳng lưng. Cuối cùng nếu bạn vẫn còn sống, bạn thở qua một ống thông qua cổ họng, trong khi tâm hồn bạn hoàn toàn tỉnh táo, bị nhốt trong một chiếc vỏ què quặt. Có lẽ bạn chỉ chớp mắt, tặt lưỡi, giống như trong một cuốn phim khoa học giả tưởng, một con người đóng băng nằm trong phần thịt xương của chính mình. Diễn trình này xảy ra cũng không quá năm năm kể từ khi nhuốm bệnh.
Các bác sĩ của Morrie thì đoán là ông chỉ còn sống hai năm. Morrie biết là còn ít thời gian hơn nữa.
Nhưng vị giáo sư già của tôi đã có một quyết định sâu sa, một quyết định mà ông đã dự tính ngay từ khi ông bước chân ra khỏi phìng khám bệnh với lưỡi kiếm lơ lửng trên cổ họng. Tôi sẽ héo tàn dần rồi biến đi hay tôi sẽ tận dụng thời gian còn lại?
Ông không héo tàn. Ông đâu có xấu hổ vì sẽ phải chết đi. Thay vì đó ông sẽ dùng cái chết làm dự án cuối cùng, làm điểm then chốt cho những ngày cuối. Vì ai cũng sẽ chết, con người ông có thể là đề tài giá trị phải không? Chính ông có thể là đề tài để khảo cứu, là cuốn sách bằng xương thịt. Hãy nghiên cứu tôi trong cái chết chậm rãi và kiên trì này. Hãy coi kỹ những gì đã xảy ra cho tôi. Hãy dùng tôi để học hỏi.
Morrie sẽ đi bộ trên chiếc cầu cuối cùng nối liền sự sống và sự chết và tường thuật cuộc di hành này.
Khoá mùa thu qua mau. Thuốc viên cũng tăng dần. Thể dục dưỡng sinh trở nên đều đặn. Các y tá tới nhà ông để săn sóc cặp giò càng ngày càng teo, để giữ cho bă‘p thịt còn hoạt động, nhấc lên kéo xuống như bơm nước từ lòng giếng. Các chuyên viên thoa bóp tới mỗi tuần một lần để làm dịu những phần cơ thể mà ông cảm thấy trơ cứng.  Ông gặp những ông thày dạy về tĩnh tâm, nhắm mắt lại và giới hạn tầm suy nghĩ của ông tới mức chỉ còn nghĩ tới hơi thở của chính mình, thở ra và hít vào.

Một hôm dùng chiếc gậy, ông bước lên bậc thềm và ngã xuống đường. Chiếc gậy được thay bằng gậy chống nhiều chân. Khi thân thể ông yếu dần, chuyện ra vô phòng tắm cũng trở nên quá nặng nhọc, Morrie bắt đầu tiểu tiện trong một chiếc bình tiểu cá nhân lớn. Ông phải thẳng lưng để làm chuyện này, nghĩa là phải có người giữ chiếc bình để ông tiểu vào.

Đa số chúng ta chắc sẽ ngượng về tất cả những chuyện này, nhất là ở tuổi của Morrie. Nhưng Morrie không giống như đa số chúng ta. Khi có vài đồng nghiệp đến thăm ông thường nói: Này tôi phải đi tè, các ông giúp tôi được không? Mấy ông thấy ô-kê không?
Thường thì họ đều thấy ô-kê và cũng ngạc nhiên về chính thái độ của họ.
Thực vậy, ông tiếp từng đoàn khách, mà số này cứ tăng dần. Ông lập thành những nhóm thảo luận về cái chết, ý nghĩa của sự chết, các xã hội vẫn thường sợ chết ra sao vì không hiểu chết là gì. Ông bảo các bạn ông là nếu họ muốn giúp ông thì đừng thương hại ông mà nên đến thăm ông, điện thoại cho ông, chia sẻ những vấn đề nan giải với ông, vì Morrie vẫn giỏi trong việc lắng nghe người khác. Bao nhiêu chuyện xảy ra cho ông, nhưng giọng nói của ông vẫn mạnh mẽ, mời mọc và tâm trí của ông vẫn bừng lên với hàng triệu ý nghĩ. Ông muốn chứng minh rằng chữ “sắp chết” không đồng nghĩa với chữ “vô dụng. ”
Tết dương lịch tới rồi qua.  Mặc dù ông không hề nói với ai,nhưng Morrie biết đó là năm cuối của đời ông. Bây giờ thì ông phải dùng xe lăn, và ông tranh đấu để có đủ thì giờ nói những điều ông cần nói với tất cả những người ông yêu mến. Khi có một bạn đồng nghiệp chết bất ngờ vì đau tim, ông đi đưa đám. Lúc ra về ông thấy chán nản.
“Thật uổng”. Ông nói: “Cả đám người nói toàn những điều tốt đẹp mà anh Irv lại không nghe được nữa”.
Morrie có một ý nghĩ hay hơn. Ông kêu điện thoại vòng vòng. Ông chọn một ngày. Và một ngày Chủ Nhật trời lạnh, một  nhóm bạn bè, họ hàng tới nhà ông để làm đám tang sống. Mọi người thay nhau nói lời ca tụng vị giáo sư già của tôi. Có kẻ khóc, người cười. Bà em họ đọc một bài thơ:
Này anh thân quý mến
Tim anh không tuổi trẻ hoài Như thân cổ thụ thêm vòng Càng lâu càng thêm vòng mới.
Morrie khóc rồi lại cười với họ. Và tất cả những lời thành thật mà thiên hạ không nói kịp với những người họ yêu thương, Morrie nói hết trong ngày hôm ấy.  “Đám tang sống”’ của ông thành công quá sức tưởng tượng.
Có điều Morrie chưa chết.
Thực vậy, quãng đời lạ thường nhất của ông mới sắp sửa khởi đầu.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button