Quà tặng cuộc sống

Những lá thư người cha gửi cho con gái

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Jawaharlal Nehru

Download sách Những lá thư người cha gửi cho con gái ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách hay về cuộc sống

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Trọn bộ ebook :             

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Về tác giả

JAWAHARLAL NEHRU (1889 – 1964) là nhà ái quốc Ấn Độ, đã góp công lớn trong đấu tranh giành độc lập cho Ấn Độ và Phong trào Hòa bình thế giới. Năm 1947 ông được bầu làm Thủ tướng Ấn Độ cho đến lúc qua đời.
Ông quan tâm dành nhiều thời gian để giáo dục con cái. Quyển sách này tập hợp 26 bức thư viết cho INDIRA GANDHI – cô con gái yêu mười tuổi của ông – sau này cũng là Thủ tướng Ấn Độ, để mở mang tầm hiểu biết của con gái về một số vấn đề cơ bản của khoa học Tự nhiên và Xã hội. Đây cũng là những hiểu biết cần thiết cho mọi thiếu niên Việt Nam.

Lời tác giả

Những lá thư này tôi gửi cho ái nữ tôi Indira vào mùa hè năm 1928, khi cô bé đi nghỉ hè trên núi Hy Mã Lạp Sơn, Mussoories, còn tôi thì ở tại vùng đồng bằng phía dưới.

Thời gian này tôi có viết một số thư và lần lượt gửi cho cháu khi cháu mới lên mười. Nhưng bằng hữu tôi cho rằng đây là những thư tín rất bổ ích, đề nghị tôi in phổ biến rộng rãi đến thiếu niên nhi đồng.

Đối với tôi thì vẫn phân vân chưa rõ các cháu có ưa thích những thư tín này không. Tuy nhiên, tôi còn nuôi một chút hy vọng là dần dần các cháu sẽ nghĩ ra rằng, thế giới chúng ta tựa như một đại gia đình thuộc nhiều dân tộc, và dù có sự dị biệt về tuổi tác, về địa vị xã hội, song các cháu cũng có thể tìm thấy một ít niềm vui trong khi đọc những bức thư này, vì lẽ đó tôi cũng có cảm hứng khi viết lại nó….

Jawaharlal Nehru

LỜI NGƯỜI DỊCH

Nguyên Thủ tướng kiệt xuất Jawaharlal Nehru sinh ra trong một gia đình có học thức, tại tiểu bang Allahabad vào ngày 14 tháng 11 năm 1889. Cha ông là Motilal Nehru, một nhà thông thái. Năm 1905 ông xuất dương đến Anh quốc, học tại Đại học Cambridge. Vào năm 18 tuổi ông đậu cử nhân. Sau đó đậu bằng Luật. Ông hồi hương năm 1912, và thực tập làm luật sư tại quê nhà. Năm 1916 ông cưới bà Kamala Devi. Đến khi chiến tranh thế giới thứ 1 bùng nổ, Thánh Cam Đia đứng lên hô hào nhân dân đoàn kết chống đế quốc Anh. Theo lời kêu gọi cứu quốc, ông hăng hái tham gia cùng Thánh Cam Đia hoạt động rất quyết liệt. Ông và một số nhân vật đứng đầu khác bị tù đày nhiều lần. Năm 1929 ông được bầu làm chủ tịch Đảng Quốc Đại.

Vào ngày 15 tháng 8 năm 1947, Ấn Độ giành được độc lập, ông được tuyển chọn làm Thủ tướng Ấn Độ. Ông tham gia hoạt động cho hòa bình thế giới và trở nên nổi tiếng khắp hoàn cầu.

Sau đó, ông đã được bầu chọn làm Thủ tướng suốt đời. Ông mất vào ngày 27 tháng 5 năm 1964.

Ông có một người con gái tên Indira Gandhi (về sau bà là Thủ tướng Ấn Độ). Khi lên mười cô bé thường tha phương. Ông luôn viết thư cho con, mục đích để mở mang tầm hiểu biết của con gái. Đọc qua những bức thư, chúng tôi thấy phần lớn tác giả bàn về những vấn đề tuy rất xưa, nhưng hội tập nhiều những kiến thức khoa học, nhất là khoa học bồi dưỡng cho trẻ em. Điển hình như: Trái đất, mặt trăng, mặt trời là gì? Thế nào là hành tinh, thế nào không phải hành tinh? Trái đất được hình thành, những cổ sinh vật đầu tiên xuất hiện trên địa cầu, cổ sinh vật nào xuất hiện trước, cổ sinh vật nào xuất hiện sau…Đặc biệt tác giả cho biết rằng chính mỗi hòn đá, núi cao, các vật hóa thạch v.v…là những trang sử thiên nhiên vô cùng quý giá. Rồi loài người xuất hiện đầu tiên như thế nào, quá trình phát triển và tổ chức xã hội loài người từ khởi thủy cho đến thời văn minh ra sao. Những bức thư còn bàn kỹ lưỡng về thời nguyên thủy con người chưa có của riêng. Khi có nông nghiệp thì con người mới bắt đầu có chế độ sở hữu. Đối với ngôn ngữ, chữ viết cũng có điểm chung, từ khởi đầu.

Những lá thư này được in trên báo, phổ biến ở Ấn Độ năm 1930 và đại học Oxford in thành sách từ năm 1945 đến nay đã tái bản nhiều lần vì nó vẫn còn nguyên giá trị.

Tôi hy vọng các độc giả nhỏ tuổi của tôi cũng sẽ rất vui thích về những lá thư này để trang bị cho mình thêm một số kiến thức bổ ích.

Tiến sĩ Thái Văn Chải

ĐỌC THỬ

LÁ THƯ THỨ 1 – QUYỂN SÁCH THIÊN NHIÊN

Khi cha con ta sống bên nhau, con thường hỏi cha nhiều vấn đề, cha đã cố gắng giải đáp cho con. Bây giờ thì con ở Mussoorie, còn cha ở Allahabad, ta không thể có những cuộc trò chuyện cùng nhau. Vì vậy, thỉnh thoảng cha sẽ viết tóm tắt những mẩu chuyện về trái đất của chúng ta và những đất nước lớn nhỏ trên thế giới cho con nghe nhé. Con đã đọc ít nhiều về lịch sử Anh Quốc và lịch sử Ấn Độ. Nhưng nước Anh chỉ là một hòn đảo nhỏ, còn Ấn Độ tuy là một nước lớn, xong chỉ là một phần nhỏ của bề mặt trái đất mà thôi. Nếu ta muốn biết điều gì đó về thế giới này, ta phải nghĩ đến tất cả các nước và dân cư của nó cư trú ở khắp nơi trên mặt đất, không nên chỉ nghĩ đến một nước nhỏ, nơi chôn nhau cắt rốn của ta.

Cha chỉ có thể kể cho con rất ít trong những lá thư này. Nhưng với những cái ít ỏi đó, cha hy vọng sẽ giúp con vui thú và khiến cho con suy nghĩ về thế giới và về loài người như đối với anh chị em trong cùng một gia đình. Khi con trưởng thành con sẽ đọc nhiều mẩu chuyện về địa cầu, về loài người trên mặt đất qua những quyển sách hay, con sẽ cảm thấy lý thú hơn bất cứ một sử tích hay tiểu thuyết nào mà con đã đọc qua. Tất nhiên, con đã biết quả địa cầu cổ lắm, có đến hàng triệu năm tuổi. Trước khi loài người xuất hiện chỉ có động vật, và trước khi động vật đã có một thời không có sinh vật nào tồn tại trên mặt đất. Người ta thật khó mà tưởng tượng thế giới ngày nay đầy dẫy muông thú và con người, lại đã từng trơ vơ hoang vắng như thế. Nhưng các nhà khoa học đã cho chúng ta biết rằng: đã có một thời rất xa xưa, nhiệt độ trái đất nóng đến đỗi các sinh vật không thể nào tồn tại trên mặt nó được.

Ngày nay, con có thể biết được lịch sử nhờ đọc sách, nhưng vào thời xa xưa, khi loài người chưa xuất hiện thì làm sao viết được lịch sử. Vậy làm thế nào ta có thể biết được những gì đã xảy ra? Con có thể tưởng tượng ra mọi thứ con muốn và sáng tác nên những chuyện thần tiên tuyệt vời nhất. Song như thế sẽ không thật chút nào vì nó chẳng hề căn cứ trên những điều ta tận mắt thấy, tận tai nghe. Nhưng dù sách sử không viết được trong những ngày xa xưa ấy, song cũng may mắn là ta vẫn còn khá nhiều chứng tích đủ để có thể thay thế vai trò của một quyển sách: những tảng đá, núi non, biển cả, những vì sao, sông ngòi, sa mạc, những loài thú cổ hóa thạch… đều có thể là những cuốn sách sử thiên nhiên kể cho con nghe về địa cầu này. Vì vậy, để hiểu rõ những điều tuyệt vời ấy, con không nên chỉ đọc những điều người ta viết mà phải đi thẳng vào quyển sách vĩ đại của thiên nhiên.

Cha hy vọng con sẽ sớm học cách đọc sử tích qua câu chuyện của từng tảng đá, hòn cuội. Hãy nghĩ xem điều ấy sẽ tuyệt vời và thú vị như thế nào. Mỗi phiến đá nhỏ mà con thấy bên lề đường, cạnh sườn núi có thể là một trang sử nhỏ đủ sức kể cho con nhiều điều nếu con hiểu được ngôn ngữ của nó. Để có thể hiểu được bất cứ một ngôn ngữ nào, tiếng Hindi, Usdu hay tiếng Anh, con phải học hệ thống chữ cái của ngôn ngữ đó. Ở đây cũng vậy, trước tiên con phải học chữ cái của thiên nhiên thì con mới có thể “đọc” được lịch sử thiên nhiên. Thậm chí ngay bây giờ con cũng có thể hiểu chút ít điều đó. Ví dụ, một hòn đá cuội tròn nhỏ, lấp lánh, con tình cờ thấy được, nó có thể kể cho con được điều gì không? Làm thế nào nó trở thành tròn, láng, không còn góc cạnh thô ráp hay mép rìa bén nhọn? Nếu con đập một tảng đá to bể ra thành nhiều mảnh nhỏ, chúng sẽ sần sùi, đầy góc cạnh bén nhọn. Nó hoàn toàn không giống viên đá cuội. Thế rồi làm sao mà nó trở thành tròn, láng và lấp lánh? Viên đá sẽ kể cho con nghe sử tích của đời mình nếu con có bộ óc tinh khôn và nhạy bén.

Nó sẽ kể cho con biết rằng thưở nọ, đã lâu lắm rồi, nó vốn là một mảnh đá bể nhiều góc cạnh giống như phiến đá mà con vừa đập bể ra từ tảng đá to kia. Nó nằm im bên cạnh sườn núi con nào đó. Thế rồi những trận mưa to đã đưa nó xuống thung lũng nhỏ, đẩy nó lăn dần xuống khe nước ở sườn núi, nơi đó nó lại tiếp tục bị đẩy đi mãi cho đến một con sông nhỏ. Và con sông nhỏ lại mang nó tới một con sông lớn hơn. Cứ như vậy, suốt thời gian nó lăn ở dưới lòng suối, dưới đáy sông, những góc cạnh của nó đã được mài mòn, bề mặt lùi xùi của nó đã trở nên bóng và lấp lánh. Vì thế nó biến thành hòn đá cuội. Và…với lý do nào đó, con sông đã bỏ hòn đá cuội lại đàng sau để rồi hôm nay con phát hiện ra nó. Nếu con sông lôi cuốn nó đi mãi, càng ngày nó càng nhỏ hơn, đến giai đoạn cuối cùng nó trở thành hạt cát và hòa lẫn với anh em đồng chủng của nó tại bờ biển, tạo nên những bãi cát dài tuyệt đẹp để những đứa trẻ như con đến chơi và xây dựng nên những lâu đài bằng cát.

Con gái yêu của cha,

Nếu như hòn đá cuội nhỏ bé như thế có thể kể cho con nghe lắm chuyện về bản thân nó được thì sẽ còn bao nhiêu vấn đề nữa mà ta sẽ học hỏi qua các tảng đá, những núi non và biết bao vật thể khác xung quanh chúng ta con nhỉ?

LÁ THƯ THỨ 2 – LỊCH SỬ ĐẦU TIÊN VIẾT BẰNG CÁCH NÀO?

Trong bức thư cha gửi cho con hôm qua, cha có nói rằng chúng ta nên nghiên cứu lịch sử đầu tiên của trái đất từ cuốn sách thiên nhiên. Cuốn sách này chứa đựng mọi thứ mà con nhìn thấy chung quanh mình như các tảng đá, dãy núi, thung lũng, sông rạch, biển cả đại dương và các hỏa diệm sơn. Cuốn sách này luôn luôn mở ra trước mắt chúng ta, nhưng số người biết chú ý đến nó hay thậm chí cố gắng hiểu được nó thật ít ỏi biết bao! Nếu chúng ta gắng học đọc và hiểu nó thì sẽ có biết bao nhiêu là điều kỳ thú. Những sử tích ta đọc được trong những trang sách đó, có thể sẽ còn thú vị hơn bất cứ chuyện thần tiên nào.

Qua cuốn sách thiên nhiên này, chúng ta sẽ học được về những ngày xa xưa, cái thưở ban đầu mà người và vật chưa xuất hiện trên địa cầu. Tiếp tục đọc, ta sẽ thấy những con thú đầu tiên xuất hiện, rồi dần dần chúng sinh sôi nảy nở nhiều hơn. Sau đó đến lượt loài người, gồm cả hai giới tính, xuất hiện. Nhưng họ khác với những người đàn ông, đàn bà ngày nay. Họ sống rất man rợ không khác gì những loài cầm thú. Dần dần họ góp nhặt được kinh nghiệm sống và bắt đầu biết suy nghĩ. Năng lực suy nghĩ khiến họ hoàn toàn khác biệt với loài cầm thú. Chính năng lực ấy tạo cho họ có sức mạnh hơn cả loài cầm thú lớn nhất và dữ tợn nhất. Con thấy, ngày nay một người nhỏ bé có thể ngồi trên lưng một con voi lớn và sai khiến nó làm bất cứ điều gì anh ta muốn. Con voi thì lớn và mạnh hơn nhiều so với thằng nài ngồi trên cổ nó. Nhưng thằng nài biết suy nghĩ, và vì biết suy luận, nó trở thành chủ, còn voi thì thành đày tớ của nó. Từ đó, con người trở nên thông minh và khéo léo hơn. Con người đã tự tìm ra nhiều thứ: làm thế nào để có lửa, làm sao để trồng cây lương thực trên đất, làm sao biết dệt vải để may quần áo mặc, và cất nhà để ở. Con người biết sống chung với nhau và từ đó những thành phố đầu tiên mọc lên. Còn trước đó, con người thường sống như dân du mục trong các lều, họ tha hương từ nơi này đến nơi khác. Vì họ không biết trồng những loại cây làm thức ăn trên mảnh đất của họ. Họ không có lúa, gạo để nấu (cơm) hay lúa mì để làm bánh mì. Họ không trồng được rau cải và hầu hết các thức ăn mà con người dùng ngày nay. Lúc ấy người ta phải sống bằng một số đậu rừng, trái cây và thịt thú mà họ săn được. Dần dần các thành phố đã mọc lên, con người đã học được nhiều loại hình nghệ thuật. Họ cũng phải học để biết viết chữ. Nhưng lúc bấy giờ không có giấy để viết, họ phải viết trên vỏ cây Bhjpatra. Cha nghĩ cây này tiếng Anh gọi là “the birch” (cây phong). Họ còn viết trên lá thốt nốt, lá cọ mà con có thể tìm thấy trong một số thư viện. Rồi sau đó con người bắt đầu sản xuất được giấy, tất nhiên giấy dễ viết hơn. Nhưng sách không thể in và ấn hành hàng ngàn quyển như ngày nay. Một quyển sách chỉ có thể viết một lần rồi chép lại bằng tay một cách cật lực. Do đó, không thể có nhiều sách. Con không thể đến một người bán sách hay một sạp sách để mua một quyển sách. Con phải nhờ ai đó chép lại. Việc sao chép này phải mất một thời gian dài. Nhưng chữ viết tay của loài người thời kỳ đó rất đẹp, ngày nay ta còn lưu giữ một số sách trong các thư viện. Ở Ấn Độ, chúng ta có những quyển sách tiếng Sanskrit, tiếng Ả Rập và tiếng Urdu. Người chép sách thường hay vẽ thêm những bông hoa bên cạnh trang sách cho đẹp.

Khi nghiên cứu về các thành phố, các quốc gia cổ đại, đôi khi chúng ta bắt gặp những quyển sách rất xưa, nhưng chúng không có nhiều lắm. Chỉ nhờ cách ghi chép của các triều đại xa xưa là khắc trên các tảng đá hay cột trụ mà ta mới hiểu rõ lịch sử. Người ta không chép sử lên sách vì sách bằng giấy, dễ bị mục nát và mối mọt ăn, không thể tồn tại lâu dài. Còn đá thì tồn tại lâu bền hơn nhiều. Có lẽ con còn nhớ khi chúng ta xem một thạch trụ hùng vĩ của Vua A Dục tại thành trì ở tiểu bang Allahabad. Trên thạch trụ này có khắc chiếu chỉ của vua A Dục, ngài là một hoàng đế Ấn Độ, trị vì cách đây vài trăm năm. Nếu con đi viện bảo tàng ở Lucknow con sẽ thấy rất nhiều bia đá có khắc chữ.

Nghiên cứu cổ sử của nhiều nước, chúng ta sẽ biết nhiều hiện vật vĩ đại được dựng nên ở Trung Hoa và Ai Cập cách đây rất lâu, trong khi đó các nước Châu Âu đầy dẫy những bộ lạc man di. Chúng ta cũng sẽ học được những ngày vĩ đại của Ấn Độ khi Ràmàyana và Majàbhàrata (Anh hùng ca và trường ca) được sáng tác và Ấn Độ đã là một nước giàu mạnh. Ngày nay đất nước của chúng ta rất nghèo và người ngoại quốc cai trị chúng ta. Chúng ta không được tự do ngay cả ở trong nước của mình và không thể làm việc gì mà ta muốn. Nhưng điều này không thể như thế mãi, nếu ta cố gắng cực độ ta sẽ có thể làm đất nước ta được độc lập tự do trở lại, nhờ đó chúng ta sẽ cải thiện đời sống cho nhiều người nghèo, để họ cũng có thể sống sung sướng như dân một số nước Châu Âu ngày nay.

Trong những lá thư sau cha sẽ kể cho con nghe tiếp sử tích hấp dẫn của địa cầu từ khi mới hình thành.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button