Quà tặng cuộc sống

Những Giá Trị Sống Cho Tuổi Trẻ

nhung gia tri song cho tuoi tre sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Diane Tillman

Download sách Những Giá Trị Sống Cho Tuổi Trẻ ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH HAY VỀ CUỘC SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Đưa trẻ vào đời bằng giá trị sống

Ngày nay, trẻ tập trung quá nhiều vào việc học cách để làm (doing), chuẩn bị cho mưu sinh trong tương lai. Nhưng bên cạnh những kỹ năng sống vốn rất quan trọng ấy, trẻ cũng cần biết nên sống (being) ra sao. Có nghĩa là làm thế nào để ứng phó trước nhiều tình huống, quản lý cảm xúc, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực, lành mạnh.

Nếu trẻ không có nền tảng giá trị sống rõ ràng và vững chắc thì dù được học nhiều kỹ năng, trẻ cũng không biết cách sử dụng hợp lý, mang lại lợi ích cho bản thân và xã hội. Từ đó, trẻ sẽ không biết cách tôn trọng bản thân và người khác.

Có nền tảng giá trị sống, trẻ sẽ không bị lôi cuốn bởi những giá trị vật chất trong việc định hình mục đích sống. Giá trị sống giúp chúng ta cân bằng lại những mục tiêu vật chất.

Theo UNESCO, 8 tuổi đã là quá trễ. Vì đến độ tuổi này trẻ đã hình thành cho mình phần lớn các giá trị; trừ phi có sự thay đổi sâu sắc về trải nghiệm trong đời, nếu không thì khó mà lĩnh hội thêm giá trị sau độ tuổi này. Trẻ từ dưới 2 tuổi đã bắt đầu tiếp thu từ môi trường sống xung quanh, như giọng nói của người lớn khi trò chuyện với trẻ, cách thức tiếp xúc với trẻ, tranh ảnh treo trong phòng… tất cả đều tác động đến sự phát triển của trẻ.

Nhiều phụ huynh cũng tỏ vẻ ngần ngại rằng con họ còn quá nhỏ thì làm sao biết về giá trị sống. Tuy trẻ chưa thể diễn đạt bằng ngôn ngữ những gì mình cảm nhận được, nhưng chắc chắn người lớn sẽ ngạc nhiên trước hiểu biết và cảm nghiệm của chúng về giá trị. Điều chúng ta nên làm là giúp trẻ gọi tên giá trị ra để các giá trị trở nên rõ ràng hơn. Chẳng hạn như bằng cách hướng dẫn trẻ trao cây bút cho bạn, chúng ta đang dạy cho trẻ biết cách sẻ chia hoặc hợp tác.

Việc truyền đạt những kỹ năng, kiến thức về cuộc sống, cha mẹ có thể tin cậy vào giáo viên ở trường. Còn với giá trị sống lại khác, cha mẹ có tầm ảnh hưởng đáng kể đến con cái vì khi nhìn thấy sự trung thực qua hành vi cư xử của cha mẹ, trẻ sẽ trải nghiệm được thế nào là lòng trung thực. Do đó, cha mẹ là nguồn hỗ trợ tuyệt vời để xây dựng giá trị nơi con trẻ. Ví dụ như việc bố mẹ bảo con cái nói với khách là mình không có ở nhà, trẻ sẽ ngạc nhiên, hoang mang khi bị buộc phải nói sai sự thật. Những điều tưởng chừng nhỏ nhặt như thế lại có sức tác động lớn, dẫn đến thói quen thiếu trung thực về sau.

Từ giáo dục (education), gốc Latin (e-ducere) có nghĩa là khơi dậy những gì đã có sẵn ở mỗi người. Theo đó, chúng ta cần hiểu mình đang hướng dẫn về giá trị, giúp khơi dậy những giá trị cốt lõi đã có ở trẻ chứ không phải là chỉ dạy, bảo ban. Đặc biệt trẻ ở độ tuổi vị thành niên đôi khi tỏ ra chống đối lại những điều giáo viên nói với chúng. Không phải chúng bất kính với thầy cô, nhưng ở độ tuổi này điều đó thật khó tránh khỏi. Tuy nhiên chúng có thể tự tìm tòi khám phá các giá trị dưới sự dẫn dắt và hỗ trợ của người điều phối, hướng dẫn các hoạt động giá trị.

Ngoài ra, một phần không thể thiếu của chương trình giáo dục giá trị sống là việc tạo lập bầu không khí dựa trên các giá trị để học sinh cảm thấy an toàn, có giá trị, được yêu thương, thấu hiểu và được tôn trọng. Nhiều nghiên cứu giáo dục cho thấy nếu trẻ mang nỗi sợ hãi hay căng thẳng, não bộ sẽ rất khó tiếp nhận thông tin. Còn khi trẻ cảm thấy an toàn, thoải mái, chúng có thể tiếp thu được nhiều hơn.

Mô hình giáo dục giá trị sống không khuyến khích việc đánh mắng hay ngược đãi về thân thể mà hướng đến hình thức kỷ luật tích cực, nghĩa là khi trẻ phạm lỗi hãy khuyến khích chúng nhận sai lầm, rút ra bài học kinh nghiệm.

Nếu cha mẹ chú ý vào hành vi tiêu cực của trẻ – dưới hình thức đánh đập hoặc la mắng – chỉ trong 20 giây thôi, sự chú ý ấy càng củng cố thêm cho kiểu hành vi bạo hành. Nếu trẻ đang bị rối loạn về hành vi cư xử, giá trị sống có một hoạt động được gọi là Thời gian Tạm lắng, giúp trẻ tạm thời rút khỏi môi trường lớp học hay môi trường gia đình để đi đến một nơi trẻ có thể ngồi tĩnh lặng, ngẫm lại những điều mình đã làm mà có những điều chỉnh thích hợp.

Cô Trish Summerfield
Cố vấn chương trình LVE
(Trích từ báo Tuổi Trẻ, ngày 19/07/2009)

PHẦN MỞ ĐẦU

Trẻ em đang là mối quan tâm hàng đầu của xã hội bởi các em là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất từ các vấn đề xã hội, nạn bạo hành và thiếu tôn trọng. Hầu hết các bậc cha mẹ có con nhỏ đều mong muốn tìm ra những cách thức để giúp con mình tự tin hòa nhập tốt với xã hội. Các bậc cha mẹ có con ở độ tuổi thanh thiếu niên thường hay gặp khó khăn trong giao tiếp và trong mối quan hệ với con. Đôi lúc, họ không biết làm thế nào để giúp con khi trẻ chạm trán với những vấn đề của riêng trẻ. Cha mẹ lo sợ con mình sẽ bị ảnh hưởng bởi những bầu bạn xấu. Họ muốn trở thành chỗ dựa tích cực và lành mạnh cho con khi trẻ trải qua những năm tháng khó khăn.

Chương trình Giáo dục những Giá trị Sống (LVE) đã soạn thảo tài liệu Những Giá trị Sống trong Giáo dục Con trẻ với mục đích giải tỏa những mối bận tâm trên. Đây cũng là một diễn đàn để các bậc cha mẹ chia sẻ kinh nghiệm và những thách thức trong việc làm cha làm mẹ, đồng thời tìm hiểu các giá trị của riêng mình, từ đó củng cố thêm kiến thức về các kỹ năng nuôi dạy con tích cực, thực tế và hiệu quả.

Những Giá trị Sống trong Giáo dục Con trẻ thường do tập huấn viên có kinh nghiệm hướng dẫn và cung cấp một tiến trình để qua đó cha mẹ có thể tìm hiểu về các giá trị sống và những mong ước của họ đối với con. Những buổi sinh hoạt định hướng này được thiết kế sao cho các bậc cha mẹ, cũng như những người chăm sóc trẻ, có thể:

Nhận ra những giá trị nào là quan trọng nhất đối với họ;

Xác định những giá trị mà họ muốn truyền đạt cho con;

Nhận thức con nên tiếp thu những giá trị như thế nào;

Nâng tầm hiểu biết và củng cố các kỹ năng dạy con về các giá trị.

Các bậc cha mẹ và những người chăm sóc trẻ sẽ được yêu cầu suy nghĩ, sáng tạo và sống đúng theo giá trị mà họ muốn con em mình quan tâm. Ngoài ra, họ còn được chỉ dẫn phương pháp lồng ghép các giá trị vào việc nuôi dạy con. Họ có thể tiến hành các hoạt động khám phá về giá trị cùng con.

Thời gian sinh hoạt nhóm

Tùy theo nhu cầu của cả nhóm mà tập huấn viên tổ chức các hoạt động sinh hoạt tương ứng. Chẳng hạn như có một buổi giới thiệu định hướng chương trình và sau đó tổ chức nhiều buổi sinh hoạt khác. Cần tối thiểu 10 buổi sinh hoạt để có thể khám phá các giá trị như Hòa bình, Tôn trọng, Yêu thương và tìm hiểu 9 kỹ năng làm cha mẹ.

Hướng dẫn sử dụng tài liệu này

Cuốn tài liệu gồm 3 phần này dành cho các tập huấn viên và các cha mẹ sử dụng khi tham gia tập huấn. Ở phần 3, nội dung chủ yếu xoay quanh các kỹ năng làm cha mẹ. Phần này cần được hướng dẫn từ một tập huấn viên am hiểu về những vấn đề liên quan đến sự phát triển của trẻ.

Tất cả các buổi tập huấn giảng dạy chương trình Những Hoạt động Giá trị Sống dành cho Cha Mẹ đều không tính phí. Các bậc cha mẹ và những người chăm sóc trẻ có thể liên hệ đến văn phòng Trung tâm Nghiên cứu & Tư vấn về Giá trị Sống tại TP. Hồ Chí Minh:

30, đường số 7, Quốc lộ 13, Khu phố 1 (cách cầu Bình Triệu 500 mét), Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 093 714 3000

Email: vietnam@livingvalues.net hoặc phamthysen@yahoo.com

Website: www.giatricuocsong.org

ĐỌC THỬ

Dành cho các bậc cha mẹ có con từ sơ sinh đến 2 tuổi

Thái độ yêu thương và bình yên là món quà đặc biệt cho con khi còn trong bụng mẹ. Một số cha mẹ đã nhận thức được khả năng tiếp thu của con khi còn ở trong bụng mẹ và họ bắt đầu dạy trẻ trước khi bé lọt lòng bằng cách trò chuyện, đọc to hoặc mở nhạc vừa đủ cho con nghe. Nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh có thể nhận ra giọng nói của những người từng trò chuyện với mình. Trẻ cũng có những biểu hiện thư giãn, thoải mái khi nghe đúng những điệu nhạc mà mình từng nghe khi còn trong bụng mẹ.

Có nghiên cứu cho rằng người mẹ có thể nhận biết được tính cách của đứa con trong bụng mình và đứa trẻ có thể nhận biết mình có được ba mẹ mong đợi không. Do đó, các bậc cha mẹ nên xem phôi thai như là một thực thể có ý thức với khả năng hấp thụ yêu thương và bình yên.

Khi trẻ chào đời, rất cần có sự tương tác liên tục giữa trẻ và người chăm sóc. Trẻ sơ sinh cần được vuốt ve, ẵm bồng, nuôi dưỡng, được ru ầu ơ và được chăm sóc với sự kiên nhẫn, yêu thương và nhất quán. Sự gắn bó giữa cha mẹ và con là rất cần thiết, không chỉ vì mối quan hệ tốt đẹp mà còn vì sự an nhiên tự tại cả đời của con.

Trẻ sơ sinh và trẻ chập chững biết đi đặc biệt rất nhạy trước thái độ và cảm xúc của người thường chăm sóc trẻ. Các bé sẽ hồi đáp lành mạnh bằng cảm xúc và thể chất đối với sự chăm sóc thương yêu, và hồi đáp kém đối với sự cáu kỉnh, bất an của người chăm sóc. Trẻ sẽ cảm thấy khổ sở khi cha mẹ đau khổ, trầm uất, hay giận dữ; và trẻ trở nên ổn định hơn khi cha mẹ không vội vã và lúc nào cũng hạnh phúc.

Chỉ cần nhận ra tầm quan trọng của những gì ta trao cho trẻ ở giai đoạn này, rồi ta sẽ chú ý hơn đến quá trình đó. Hãy để bản thân tràn ngập sự hài lòng, bình yên và yêu thương để trẻ cảm nhận rõ hơn những giá trị/phẩm chất này (ý này sẽ được nhắc đến chi tiết hơn ở Kỹ năng làm cha mẹ 7, phần 3).

Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ nên xem xét những hoạt động sau đây khi mối quan hệ giữa họ và con phát triển:

Chơi và đối xử với trẻ như một cá nhân độc lập. Dành thời gian mỗi ngày để chơi với trẻ. Hãy tận hưởng cùng trẻ.

Mở nhạc vui nhộn và yên bình. Điều đó sẽ tự động tạo ra những cảm xúc mà bạn muốn trẻ trải nghiệm.

Kể chuyện, hát và đọc cho trẻ nghe những bài thuộc lứa tuổi mẫu giáo.

Sử dụng những từ như bình yên, yêu thương, hợp tác, hài lòng, dịu dàng và hạnh phúc với trẻ sơ sinh hay trẻ chập chững biết đi. “Dán nhãn” trẻ với những cảm xúc tích cực khi bạn trải qua những cảm xúc này.

Không chỉ nhận xét về dáng vẻ bên ngoài của trẻ, chẳng hạn như “Con dễ thương lắm” hoặc “Con mặc đồ đẹp quá”, mà còn nói ra những giá trị tích cực, hay lối cư xử tốt của trẻ. Khen ngợi khi thấy trẻ đang chơi nhẹ nhàng với một món đồ chơi hay thú nuôi trong nhà.

Chọn những món đồ chơi an toàn, mang lại bình yên – những món đồ chơi vui nhộn cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ chập chững biết đi trải nghiệm sự sáng tạo của riêng mình.

Chơi “Ú òa” với trẻ bằng những con rối. Có những con rối mang lại nhiều yêu thương. Cho trẻ tận hưởng những phút an bình và yên tĩnh bằng một con rối hình ngôi sao hoặc thiên thần.

Cẩn thận lựa chọn các loại băng đĩa và phim hoạt hình. Hầu hết phim hoạt hình đều không thích hợp cho trẻ dưới ba tuổi vì mang tính bạo lực. Nhóm cha mẹ có thể cùng trao đổi về những kênh truyền hình mang tính giáo dục với những nhân vật thân thiện và vui nhộn. Chỉ cho trẻ xem ti-vi khoảng một tiếng mỗi ngày. Xem hơn 4 tiếng mỗi ngày sẽ hạn chế sự phát triển của trẻ.

Không để trẻ sơ sinh nghe những âm thanh đầy tính bạo lực trên truyền hình, trên đài, ở chốn công cộng hay những trận cãi vã giữa cha mẹ. Hãy để ý đến trẻ khi các anh chị lớn hay người lớn đang xem phim. Hình ảnh, lời thoại và tiếng động trong phim có quá “người lớn” so với lứa tuổi của các bé không? Hãy nhận ra những tác động xấu từ môi trường xung quanh đối với trẻ. Trẻ dưới ba tuổi chưa có khả năng sắp xếp các sự kiện theo thời gian và không gian, nhưng lại thu nhận những tác động cảm xúc từ các sự kiện ấy.

Nếu trẻ sơ sinh có anh hoặc chị còn khá nhỏ, hãy lưu ý quan tâm đến trẻ này nữa. Cha mẹ có thể dán một bản lưu ý trước cửa cho những khách đến thăm nhà. Yêu cầu khách để ý và quan tâm đến anh chị của trẻ trước. Bạn cũng nên để anh chị của trẻ phụ giữ em và giúp làm những việc nhỏ. Tiếp xúc bằng mắt và trò chuyện với anh chị của trẻ ít nhất một nửa thời gian trong lúc cả bạn và anh chị của trẻ ở bên trẻ.

Tôi có thể sử dụng những hoạt động giá trị sống với trẻ 2 tuổi không?

Vâng, có thể! Tập huấn viên, cha mẹ và những người chăm sóc trẻ có thể dễ dàng sử dụng những hoạt động trong sách Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 3 đến 7 tuổi. Hãy dùng từ dễ hiểu, giúp các bé một chút và rồi các bé sẽ hồi đáp một cách tuyệt vời.

Dành cho các bậc cha mẹ có con từ 2 đến 7 tuổi

Tại buổi họp nhóm

Xem lại những điểm suy ngẫm về hòa bình trong sách Những Giá trị Sống cho Trẻ từ 3 đến 7 tuổi để tham khảo thêm cách giải thích về hòa bình, hay bình yên, cho trẻ độ tuổi này.

Tiếp tục bằng bài tập Hình dung về một Thế giới Hòa bình.

Áp dụng Kỹ năng làm cha mẹ 1 – Tầm quan trọng của việc chơi đùa và Thời gian ở bên con trong suốt buổi sinh hoạt về giá trị hòa bình.

Yêu cầu các cha mẹ chia sẻ những trải nghiệm của họ khi chơi cùng con vào buổi sinh hoạt kế tiếp. Hỏi:

“Anh chị thấy thế nào? Chơi với con có vui không? Anh chị đã tìm ra thời gian chơi với con bằng cách nào? Tạo ra tinh thần vui chơi có dễ không? Anh chị có nhận thấy thay đổi nào không?”

Hãy trình bày một kỹ năng làm cha mẹ và cho thảo luận ở mỗi lần sinh hoạt.

Làm và chơi với những con rối hòa bình (sách Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 3 đến 7 tuổi).

Nhờ một người đọc lớn Câu chuyện về những ngôi sao (sách Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 3 đến 7 tuổi) – cha mẹ có thể kể câu chuyện này cho con nghe vào giờ nghỉ trưa hoặc khi ru trẻ ngủ vào buổi tối. Làm bài tập Ngôi sao Bình yên.

Xem lại bài Cánh tay là để ôm nhau (sách Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 3 đến 7 tuổi) và hướng dẫn cho bé các kỹ năng giải quyết xung đột. Mời các cha mẹ đóng giả làm con và thay nhau tập giải quyết xung đột với tư cách là người hòa giải.

Có thể các phụ huynh còn nhớ những bài hát về hòa bình mà họ từng hát khi còn nhỏ. Đề nghị họ hát cho cả nhóm nghe.

Ở nhà

Khi thấy trẻ mang về những con rối hòa bình, cha mẹ có thể vừa trầm trồ vừa trò chuyện với con rối ấy. Con rối có thể xuất hiện và chơi khi có xung đột xảy ra ở nhà – người tham gia có thể đóng góp thêm những ý tưởng hay khác.

Chọn một nơi làm Góc Hòa bình, có thể là một góc ngay trong phòng ngủ hay trong nhà và có thể dùng một tấm khăn trải giường làm mái lều. Bạn và trẻ có thể cùng nhau trang trí góc này, dùng những tranh ảnh hay bất cứ vật dụng nào mang lại cảm giác bình yên và ấm áp trong lòng. Góc Hòa bình có thể dùng làm nơi thực hành những bài tập mường tượng về hòa bình trước giờ nghỉ trưa hoặc dùng làm nơi để bạn ngồi hát và chơi đùa cùng các con nhỏ. Những con rối hòa bình có thể được đặt ở nơi này. Đây có thể là nơi giải quyết những xung đột khi trẻ cãi nhau.

Cùng trẻ hát những bài về hòa bình trong khi làm mọi việc. Hát khi đi dạo hay ngồi xích đu.

Nói cho trẻ biết khi nào thì trẻ đang “tạo dựng hòa bình”. Vào những lúc như vậy, bạn hãy ôm hoặc hôn trẻ như là một phần thưởng hòa bình.

Trong khi làm bánh, hãy ngắt ra vài viên bột vo tròn để cùng trẻ tạo ra những biểu tượng hòa bình, ví dụ như chim bồ câu hay bất cứ những gì bạn và trẻ có thể tưởng tượng ra.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button