Quà tặng cuộc sống

Người Thông Minh Làm Thế Nào Để Hạnh Phúc

nguoi thong minh lam the nao de hanh phuc sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Tom Rath – Jim Harter

Download sách Người Thông Minh Làm Thế Nào Để Hạnh Phúc ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH HAY VỀ CUỘC SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

CUỘC SỐNG AN KHANG, HẠNH PHÚC

Hầu hết chúng ta thường nhầm lẫn hoặc mơ hồ trong việc xác định những thứ giúp ta có được cuộc sống an khang, hạnh phúc(1).

Trái với những gì nhiều người vẫn nghĩ, hạnh phúc không chỉ gói gọn trong niềm vui sướng hay sự giàu có, thành đạt, và chắc chắn càng không giới hạn ở sức khỏe thể chất và sự tráng kiện. Trên thực tế, việc tập trung đơn lẻ vào bất kỳ yếu tố nào nêu trên cũng sẽ khiến chúng ta cảm thấy thất vọng, hay thậm chí suy sụp.

Chúng ta dễ cuốn vào các kế hoạch hứa hẹn giúp ta kiếm được nhiều tiền, giảm cân, hoặc thắt chặt các mối quan hệ. Thế rồi trong nhiều tuần lễ tiếp theo, ta đổ dồn thời gian và công sức vào đấy, để rồi cuối cùng lại từ bỏ khi các kế hoạch ấy tự mâu thuẫn với các khía cạnh khác trong cuộc sống.

Nếu bạn từng mua sách, xem băng đĩa hoặc tham dự các lớp học có nội dung như vậy, ắt hẳn bạn sẽ nhận thấy việc tập trung hoàn toàn vào một khía cạnh đơn lẻ nào đó có thể phương hại đến sự an khang, hạnh phúc của bạn tới mức nào. Hãy nghĩ đến những người đã dành hết thời gian và sức lực cho công việc, để rồi phải trả giá bằng những mối quan hệ cá nhân. Có vẻ khá dễ dàng nếu bạn nhìn nhận những khía cạnh quan trọng trong cuộc sống như các yếu tố hoàn toàn độc lập và không liên quan gì với nhau. Song chúng lại không như thế – các khía cạnh ấy phụ thuộc lẫn nhau.

Hạnh phúc chính là sự kết hợp của cái tâm ta dành cho những việc mình làm mỗi ngày, chất lượng các mối quan hệ, sự đảm bảo về mặt tài chính, sự ổn định về sức khỏe và niềm tự hào khi được đóng góp cho cộng đồng. Quan trọng là cách mà năm yếu tố này tương tác lẫn nhau.

Điều làm cho cuộc sống trở nên đáng sống

Từ giữa thế kỷ 20, các nhà khoa học của Viện Thăm dò Dư luận Gallup đã khám phá ra các nhu cầu của một cuộc sống viên mãn. Gần đây, trong quá trình cộng tác với các nhà kinh tế học, tâm lý học và các nhà khoa học đầu ngành khác, chúng tôi đã khám phá ra năm yếu tố phổ biến quyết định một cuộc sống hạnh phúc, mà không lệ thuộc vào bối cảnh đặc thù của quốc gia và sự khác biệt về văn hóa.

Gallup đã tiến hành một cuộc nghiên cứu mang tính toàn cầu ở hơn 150 quốc gia để nhận định sâu hơn về hạnh phúc của hơn 98% dân số thế giới. Từ Afghanistan đến Zimbabwe, chúng tôi đã đặt ra hàng trăm câu hỏi về sức khỏe, sự giàu có, các mối quan hệ, công việc và đời sống cộng đồng, rồi đem so sánh kết quả này với cách họ trải nghiệm cuộc sống hàng ngày cũng như đánh giá chất lượng sống nói chung.

Trong cuộc nghiên cứu ban đầu, chúng tôi đã hỏi mọi người về “tương lai tốt nhất có thể” và phát hiện ra rằng khi đánh giá cuộc sống, người ta thường đưa ra hai tiêu chí chủ yếu là thu nhập và sức khỏe. Theo kết quả khảo sát, “sức khỏe dồi dào” và “của cải” là hai câu trả lời phổ biến nhất. Có lẽ bởi vì các tiêu chí này dễ đo lường và dễ theo dõi theo thời gian. Chúng ta có thể kiểm soát chiều cao, cân nặng, huyết áp và thu nhập của mình, thế nhưng lại không có tiêu chuẩn nào để đo lường chất lượng nghề nghiệp hoặc sự lành mạnh của các mối quan hệ.

Cuộc nghiên cứu đã tìm ra năm yếu tố thống kê riêng biệt. Đây là những yếu tố chung để phân biệt giữa một cuộc sống hạnh phúc và khổ đau, mô tả những lĩnh vực trong cuộc sống mà chúng ta có thể cải thiện, và đó là những điều hết sức quan trọng đối với mọi người trong từng hoàn cảnh mà chúng tôi nghiên cứu.

Năm yếu tố cốt lõi

Các yếu tố này là nền tảng của một cuộc sống an khang, hạnh phúc và đóng vai trò thiết yếu trong cuộc sống của hầu hết mọi người.

  1. Niềm vui trong công việc, tức là cách bạn sử dụng thời gian, hay nói đơn giản hơn là về những gì bạn làm mỗi ngày.
  2. Hạnh phúc về mặt xã hội, đề cập đến những mối quan hệ bền chặt và tình yêu cuộc sống.
  3. Hài lòng về tài chính, tức là việc quản lý đời sống kinh tế một cách hiệu quả.
  4. Bền vững về thể chất, cụ thể là sức khỏe và năng lượng để bạn hoàn tất công việc mỗi ngày
  5. Yên vui trong đời sống cộng đồng, cảm giác về mối quan hệ của bạn với địa phương và cư dân nơi bạn sinh sống.

Trong khi 66% mọi người làm tốt ở ít nhất một trong số năm yếu tố trên thì chỉ có khoảng 7% là thành công ở cả năm yếu tố. Nếu chúng ta đang phải lao tâm khổ tứ với một trong số đó, mà hầu hết ai cũng như thế, thì chính điều đó sẽ làm tổn hại đến hạnh phúc và làm trì trệ cuộc sống hàng ngày của ta. Khi đã củng cố được các yếu tố này về tổng thể thì ta sẽ có được cuộc sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, chúng ta sẽ khó tận dụng được hết những gì cuộc sống ban tặng nếu không hoạt động thật hiệu quả ở cả năm lĩnh vực.

Mặc dù đây là những yếu tố mang tính phổ quát, không phụ thuộc vào tín ngưỡng, văn hóa và quốc tịch, nhưng mỗi người có những phương thức khác nhau để gia tăng mức độ hạnh phúc cá nhân. Đối với nhiều người, đời sống tâm linh chi phối họ trong tất cả những lĩnh vực trên. Đức tin chính là khía cạnh quan trọng nhất trong cuộc sống và là nền tảng cho mọi nỗ lực hàng ngày của họ. Còn với nhiều người khác, một sứ mệnh to lớn như bảo vệ môi trường lại mang đến nguồn cảm hứng trong cuộc sống. Cho dù nguồn động lực giữa người này và người khác là hết sức khác biệt, song kết quả nhận được thì lại giống nhau.

Có rất nhiều cách để tạo nên trạng thái an tâm trong công việc, đời sống xã hội, tài chính, sức khỏe và đời sống cộng đồng. Bởi vì những yếu tố quan trọng này đều nằm trong tầm kiểm soát nên chúng ta hoàn toàn có khả năng cải thiện chúng, ví dụ tập thể dục, dành nhiều thời gian hơn cho bạn bè, hoặc sử dụng đồng tiền một cách khôn ngoan… Tuy nhiên, mối đe dọa lớn nhất đối với hạnh phúc và cảm giác an bình có vẻ lại nằm ở… chính bản thân ta. Do thiếu cân nhắc mà chúng ta cho phép những quyết định nhất thời ảnh hưởng đến hạnh phúc của mình trong dài hạn.

ĐỌC THỬ

NIỀM VUI TRONG CÔNG VIỆC

Bạn có thích những gì mình làm mỗi ngày không?

Đây có lẽ là câu hỏi cơ bản nhất, song lại quan trọng nhất, về hạnh phúc mà chúng ta có thể tự hỏi mình. Thế nhưng chỉ có 20% số người được hỏi có thể dõng dạc trả lời là “Có”.

Về cơ bản, tất cả chúng ta đều cần một công việc để làm và lý tưởng nhất là việc ấy khiến chúng ta hăng hái hướng đến mỗi sáng khi thức dậy. Những gì bạn dành thời gian để làm mỗi ngày sẽ định hình bản sắc của bạn, bất luận bạn là sinh viên, phụ huynh, tình nguyện viên, người đã về hưu, hoặc làm công việc thông thường nào đó.

Chúng ta dành phần lớn thời gian trong tuần để làm những gì mà ta cho là một công việc, một cái nghề. Khi gặp gỡ lần đầu, người ta thường hỏi nhau: “Anh/chị làm nghề gì?”. Nếu bạn trả lời câu hỏi ấy với vẻ hài lòng và trân trọng thì có khả năng bạn đã đạt được niềm vui trong công việc.

Người ta thường xem nhẹ tác động của nghề nghiệp đối với trạng thái an khang nói chung. Song niềm vui trong công việc có thể được cho là yếu tố cơ bản nhất trong năm yếu tố. Nếu bạn không có cơ hội được thường xuyên làm công việc mà mình yêu thích – công việc bạn làm vì đam mê hay thích thú, chứ không hẳn vì đồng lương – thì cơ hội bạn tìm thấy cảm giác an khang ở những lĩnh vực khác cũng sẽ tan biến nhanh chóng. Những người có mức độ hạnh phúc cao trong công việc có khuynh hướng thành công trong cuộc sống cao gấp hai lần người bình thường.

Hãy tưởng tượng rằng bạn có những mối quan hệ xã hội tuyệt vời, được đảm bảo về mặt tài chính và có sức khỏe tốt, nhưng bạn lại không thích công việc mình đang làm. Như thế, nhiều khả năng là hầu hết thời gian giao tiếp của bạn chỉ quẩn quanh với việc lo lắng hoặc phàn nàn về công việc tệ hại mà thôi. Điều này sẽ gây căng thẳng, tổn hại đến sức khỏe của bạn. Nếu mức độ hạnh phúc của bạn trong công việc thấp thì theo thời gian, điều đó có thể gây nguy hại đến các lĩnh vực khác.

Đánh mất bản sắc

Để đánh giá xem nghề nghiệp góp phần định hình bản sắc và sự an khang của chúng ta như thế nào, hãy xem xét những gì xảy ra khi một người rơi vào tình trạng thất nghiệp trong suốt một năm trời. Một nghiên cứu được đăng trên tờ Economic Journal cho thấy thất nghiệp có lẽ là sự kiện lớn duy nhất trong đời khiến người ta không thể hoàn toàn hồi phục trong vòng năm năm. Cuộc nghiên cứu này đã khảo sát 130.000 người trong vài thập kỷ, cho phép các nhà nghiên cứu nhìn nhận cách thức những sự kiện lớn trong đời như kết hôn, ly hôn, sinh con, mất đi người bạn đời… ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong cuộc sống theo thời gian.

Một trong những phát hiện của cuộc nghiên cứu này là thậm chí khi phải đối mặt với vài sự kiện đau thương nhất trong đời như cái chết của chồng hoặc vợ, thì sau một vài năm, người ta cũng hồi phục mức độ hạnh phúc bằng với trước khi người bạn đời của họ mất đi. Nhưng đối với những người bị thất nghiệp trong một thời gian dài thì mọi việc lại không diễn ra như thế, đặc biệt là đối với nam giới. Chúng ta sống vui vẻ trở lại sau cái chết của người bạn đời nhanh hơn là sau khi thất nghiệp trong thời gian dài.

Điều này không có nghĩa là việc bị sa thải sẽ làm tổn hại đến cuộc sống an lạc, hạnh phúc của bạn mãi mãi. Cuộc nghiên cứu trên cũng cho thấy rằng việc bị sa thải năm vừa rồi không dẫn đến thay đổi dài hạn đáng kể nào. Điều chính yếu là làm sao để tránh thời gian thất nghiệp kéo dài (hơn một năm) khi mà bạn chủ động tìm việc nhưng lại không thể tìm ra. Bên cạnh tổn thất rõ ràng về thu nhập do tình trạng thất nghiệp kéo dài thì sự thiếu vắng các mối giao tiếp xã hội và sự nhàm chán trong cuộc sống hàng ngày thậm chí có thể gây tổn hại nhiều hơn đối với trạng thái hạnh phúc trong cuộc sống của bạn.

Bạn không nhất thiết phải được trả lương hậu hĩnh thì mới có được niềm vui trong công việc, nhưng bạn cần phải tìm ra công việc mà mình yêu thích và có cơ hội được làm việc ấy mỗi ngày. Cho dù đó là việc văn phòng, việc tình nguyện, việc nuôi dạy con cái, hay tự kinh doanh, điều quan trọng nhất là bạn thật sự cảm thấy gắn bó với công việc mà mình đã chọn.

Chờ tiếng chuông reo

Hãy nhớ lại thời đi học, lúc ấy bạn phải ngồi trong lớp với tâm trạng chẳng thích thú gì. Có lẽ bạn cứ dán mắt vào chiếc đồng hồ hoặc lơ đãng nhìn tận đẩu tận đâu. Chắc bạn vẫn còn nhớ cảm giác nhấp nhổm lúc chờ tiếng chuông tan lớp vang lên để có thể rời khỏi bàn học. Hơn hai phần ba số người lao động trên thế giới cũng trải qua cảm giác tương tự vào cuối một ngày làm việc điển hình.

Để tìm hiểu nguyên nhân tại sao quá nhiều người chểnh mảng khi làm việc, chúng tôi đã tuyển dụng 168 nhân viên và nghiên cứu sự gắn bó, nhịp tim, mức độ căng thẳng và các cảm xúc khác nhau của họ trong một ngày. Trước khi cuộc nghiên cứu bắt đầu, chúng tôi đã thu thập dữ liệu về mức độ gắn bó với công việc của mỗi nhân viên cũng như kiểm tra sự khác biệt giữa các nhân viên toàn tâm toàn ý vào công việc và các nhân viên không mấy thiết tha với việc mình đang làm. Những người tham gia cuộc nghiên cứu mang theo các thiết bị cầm tay, có chức năng báo động vào những thời điểm nhất định trong ngày khi mà chúng tôi hỏi họ đang làm gì, ở cùng ai và một số câu hỏi khác về tâm trạng.

Chúng tôi cũng yêu cầu mỗi người tham gia đeo thiết bị nhỏ theo dõi nhịp tim. Vào cuối ngày, các thiết bị này – được dán vào ngực, vốn bé xíu, nhỏ hơn cả một đồng xu, được nối với một máy tính để tải dữ liệu. Việc này cho phép chúng tôi nghiên cứu sự tương quan giữa sự dao động nhịp tim và các sự kiện khác nhau trong ngày.

Các mẫu nước bọt cũng được thu thập để đo lường mức độ căng thẳng (thông qua nội tiết tố gây căng thẳng là cortisol). Mỗi khi thiết bị cầm tay phát ra tiếng bíp thì những người tham gia lại được yêu cầu nhổ nước bọt vào một ống nghiệm. Hàm lượng cortisol trong nước bọt giúp đo mức độ căng thẳng của họ vào từng thời điểm trong ngày.

Sau khi xem xét tất cả các dữ liệu này, chúng tôi phát hiện ra rằng những người say mê làm việc có trải nghiệm hoàn toàn khác so với những người còn lại. Ở họ, niềm vui và hứng thú trong suốt một ngày làm việc cao hơn và mức độ căng thẳng thấp hơn. Có lẽ đáng chú ý nhất là mức độ căng thẳng ở những người không chú tâm vào công việc giảm dần và mức độ hạnh phúc của họ tăng dần vào cuối ngày. Như bạn thấy trong biểu đồ sau, những người kém tập trung vào công việc đang làm và có mức độ hạnh phúc trong công việc thấp thường trông mong cho ngày làm việc mau chóng kết thúc.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button