Quà tặng cuộc sống

Nghệ Thuật Tạo Hạnh Phúc

nghe thuat tao hanh phuc1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đức Dalai Lama & B.S. Howard C. Cutler

Download sách Nghệ Thuật Tạo Hạnh Phúc ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH HAY VỀ CUỘC SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng ebook               

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Hạnh phúc ? – Một câu hỏi lớn trước nhân loại, chẳng phải thời nay mà đã có từ thời thượng cổ. Nhân loại đã đổ không biết bao xương máu, trải qua bao cuộc chiến tranh, ở đâu đó, ở góc độ nào đó, đều liên quan đến hạnh phúc. Hạnh phúc không từ trên trời rơi xuống. Hạnh phúc và gian khổ là hai mặt của một vấn đề.

Trong thế giới cận đại và hiện đại, người ta đã tốn không ít công sức, giấy mực viết về đề tài này, từ người bình dân tới văn nghệ sĩ, đến các nhà khoa học, các học giả, các nhà triết học và vân vân… Các tôn giáo cũng luôn đề cập đến đề tài này. Nhưng có lẽ đây là cuốn sách hiếm có, một góc độ lạ lùng nhìn vào vấn đề hạnh phúc. Và tôi phải thú thật rằng , đây là một sự kết hợp Đông-Tây tuyệt đẹp; một nhà tâm lý học Phương Tây – Bác sĩ Howard C. Cutler trình bày vấn đề hạnh phúc dưới lăng kính Phật Giáo Phương Đông mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đại diện.

Cuốn sách mang đến cho bạn đọc những suy ngẫm nghiêm túc về hạnh phúc mà đôi khi có thể chúng ta ngộ nhận hoặc lầm lẫn với niềm sung sướng. Cái ranh giới mong manh, vi tế ấy quả thật không dễ phân biệt. Nếu chúng ta không định nghĩa rạch ròi, làm sao chúng ta biết làm gì để đạt được hạnh phúc.

Nhưng để phấn đấu giành cho được hạnh phúc, vấn đề đó lại liên quan mật thiết với tâm – hay đúng hơn là, tâm mới là nguồn hạnh phúc. Và tâm con người mới phức tạp, rối ren làm sao. Bạn sẽ kinh ngạc trước sự mổ xẻ tâm hết sức mạch lạc, sáng sủa dẫu rằng đó không phải là vấn đề dễ dẫn dắt. Tôi hoàn toàn tin rằng bạn sẽ bị thuyết phục và bắt tay vào rèn luyện tâm. Giản dị như là muốn khỏe thì phải tập tành, và để có hạnh phúc thì phải luyện tâm. Tất cả những điều đó đều được Đức Đạt Lai Lạt Ma so sánh với những thí dụ sát hợp, sinh động, khiến cho lý thuyết của Ngài trở nên giản dị, trong sáng, dễ hiểu. Rồi chúng lại được so sánh với những kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại, vấn đề lại càng sáng tỏ, đầy sức thuyết phục.

Washington từng nói, “Ai cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc”. Quả là đúng. Song để có quyền này cũng đã là không dễ rồi. Rồi thì không phải những người có cái quyền này là đạt được hạnh phúc.

Trích dẫn

Tôi tìm thấy Đức Đạt Lai Lạt Ma ngồi một mình trong căn phòng thay quần áo trống trải của học sinh chơi bóng rổ trước khi Ngài ra nói chuyện với sáu ngàn cử tọa tại Đại Học Đường Tiểu Bang Arizona. Ngài bình thản uống từng hớp nước trà, trong một phong thái hoàn toàn thư thái “Thưa Ngài, Nếu Ngài đã sẵn sàng…”

Ngài đứng ngay dậy, và không chút do dự, Ngài ra khỏi phòng hòa vào đám đông dày đặc ở hậu trường của những ký giả địa phương, nhiếp ảnh viên, nhân viên an ninh, và học sinh – cùng những người cầu thị, người tò mò, và người hoài nghi. Ngài đi qua đám đông với nụ cười cởi mở và vừa đi vừa chào – cuối cùng đi qua một tâm màn, Ngài bước lên sân khấu, cúi chào, chắp hai tay và miệng mỉm cười. Tiếng vỗ tay vang như sấm chào mừng Ngài. Theo lời yêu cầu của Ngài, đèn chỗ thính giả không quá tối để Ngài có thể nhìn thấy cử tọa, và đôi lúc Ngài đứng đó, lặng lẽ nhìn thính giả với một biểu cảm nhiệt tình và thiện chí.không thể nhầm lẫn. Với những người chưa bao giờ được nhìn thấy Đức Đạt Lai Lạt Ma trước đây, chiếc y mầu nấu và vàng nghệ của tăng đồ của Ngài có thể tạo cho họ có phần nào cảm tưởng kỳ lạ, nhưng Ngài có khả năng khác thường trong việc thiết lập quan hệ với thính giả và nó được chứng tỏ ngay khi Ngài ngồi xuống và bắt đầu nói chuyện.

“Tôi nghĩ rằng đây là lần đầu tiên tôi gặp hầu hết quý vị. Nhưng với tôi, dù là bạn cũ hay mới, dù sao cũng không có gì khác biệt, vì lúc nào tôi cũng tin tưởng chúng ta giống nhau, tất cả chúng ta đều là con người. Đương nhiên có những khác biệt về bối cảnh văn hóa, hay đường lối sống, có thể có khác biệt về tín ngưỡng, hay có thể có khác biệt về mầu da, nhưng chúng ta đều là con người, gồm có thân thể con người và tâm trí con người. Cấu trúc thể chất cũng giống nhau, tâm trí chúng ta và bản chất cảm xúc của chúng ta cũng giống nhau. Gặp một người ở bất kỳ nơi đâu tôi lúc nào cũng có cảm nghĩ tôi đang gặp một con người giống như tôi vậy. Tôi thấy dễ dàng truyền thông với người ấy ở mức độ ấy. Nếu tôi nhân mạnh những nét đặc biệt khác, như tôi là người Tây Tạng hay tôi là một Phật Tử, thì có nhiều dị biệt. Nhưng tất cả những thứ đó chỉ là hàng thứ. Nếu chúng ta có thể bỏ những dị biệt qua một bên, tôi nghĩ rằng chúng ta dễ dàng truyền thông, trao đổi ý kiến, và chia sẻ kinh nghiệm.”

ĐỌC THỬ

Bằng cách vào đề ấy, năm 1993 Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói chuyện với công chúng tại Arizona suốt một tuần lễ. Chương trình Ngài thăm viếng Arizona đã được trù liệu trên một thập niên trước. Chính lúc đó, tôi được gặp Ngài lần đầu trong cuộc viếng thăm Dharamsala, tại Ấn Độ bằng học bổng nghiên cứu ít ỏi về y học Tây Tạng truyền thống. Dharamsala là một làng đẹp và yên tĩnh trên sườn đồi ở chân dẫy núi Hy Mã Lạp Sơn. Gần bốn chục năm qua, nơi đây là trụ sở của chính phủ lưu vong Tây Tạng, từ khi Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng với một trăm ngàn người Tây Tạng rời bỏ Tây Tạng sau cuộc xâm lược tàn bạo của quân đội Trung Hoa. Trong thời gian tôi ở tại Dharamsala, tôi được biết một vài thân nhân gia đình của Ngài, và do đó tôi được thu xếp để gặp Ngài lần đầu tiên.

Trong bài nói chuyện với công chúng của Ngài vào năm 1993, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về tầm quan trọng của sự liên kết giữa người này với người kia, và cũng đặc điểm ấy đã là đặc điểm nổi bật trong cuộc đàm thoại đầu tiên của tôi với Ngài tại nơi Ngài cư ngụ năm 1982. Dường như Ngài có một khả năng khác thường làm cho người đối thoại thấy thoải mái, nhanh chóng tạo ra mối quan hệ trực tiếp và đơn giản với con người đồng loại. Cuộc gặp lần đầu với Ngài kéo dài khoảng 45 phút, và cũng giống như những người khác, tôi ra về trong một tinh thần sung mãn, có cảm tưởng tôi vừa mới gặp được một người thật đặc biệt.

Các cuộc tiếp xúc với Đức Đạt Lai Lạt Ma ngày càng nhiều trong mấy năm sau đó, tôi dần dần cảm nhận thấy nhiều đức tính độc đáo của Ngài. Ngài có một trí thông minh sắc sảo, không một chút gian xảo, không đa cảm quá mức, hết sức hóm hỉnh nhưng không phù phiếm và như nhiều người đã phát hiện ra khả năng truyền cảm hơn là làm kinh sợ.

Qua một thời gian tôi tin rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma đã học được cách sống bằng ý thức hoàn thành nhiệm vụ và có một mức độ thanh thản mà tôi chưa từng thấy ở người khác. Tôi quyết tâm tìm hiểu những nguyên tắc khiến Ngài thành tựu được điều đó. Mặc dù Ngài là một nhà sư Phật Giáo có đời sống tu tập và nghiên cứu, nhưng tôi bắt đầu tự hỏi liệu người ta có thể nhận biết khuynh hướng niềm tin hay sự tu tập của Ngài có thể dùng cho những người không phải là Phật Tử không – cũng như sự tu tập có thể áp dụng trực tiếp vào đời sống của chúng ta dễ dàng giúp chúng ta trở nên sung sướng hơn, mạnh mẽ hơn và có lẽ ít sợ hãi hơn.

Cuối cùng, tôi đã có cơ hội thăm dò quan điểm của Ngài sâu xa hơn, gặp Ngài hàng ngày trong thời gian Ngài lưu lại Arizona và bám sát với những cuộc thảo luận bằng những cuộc chuyện trò sâu rộng hơn ở nhà Ngài tại Ấn Độ. Đàm luận với Ngài, không bao lâu tôi khám phá ra tôi và Ngài có những hàng rào ngăn cách mà chúng tôi phải khắc phục để dung hòa những cách nhìn dị biệt, Ngài là một nhà Sư Phật Giáo, còn tôi là một bác sĩ tâm thần Tây Phương. Ví dụ tôi bắt đầu một trong buổi hội ngộ đầu tiên, bằng cách hỏi Ngài một số vấn đề chung về con người, giải thích một số vụ việc lịch sử dài. Sau khi mô tả một phụ nữ cố chấp đòi quyên sinh bất chấp tác động tiêu cực khủng khiếp trong đời cô, tôi hỏi Ngài liệu Ngài có thể giải thích về hành vi này và Ngài có thể cho người ấy lời khuyên gì không. Tôi sửng sốt khi sau một hồi lâu suy nghĩ, Ngài đơn giản trả chỉ trả lời “Tôi không biết”, vừa nói Ngài vừa nhún vai và cười hiền hậu.

Nhận thấy sự ngạc nhiên và thất vọng vì không nhận được câu trả lời cụ thể, Ngài nói: “Đôi khi rất khó giải thích tại sao người ta lại làm những việc đó… ông thường thấy không có những lời giải thích đơn giản. Nếu chúng ta đi vào chi tiết đời sống cá nhân, vì tâm con người hết sức phức tạp, quả là khó hiểu được điều gì đang xẩy ra, chính xác điều gì đang diễn ra”

Tôi nghĩ rằng Ngài muốn thoái thác.” Nhưng là một bác sĩ tâm lý liệu pháp, bổn phận của tôi là phải tìm ra lý do tại sao người ta làm những việc đó…”

Một lần nữa, Ngài bật cười mà nhiều người thấy rất lạ thường – một nụ cười đượm tính hài hước và thiện chí, không màu mè không ngần ngại, bắt đầu bằng ấm hưởng sâu và dễ dàng leo lên mấy quãng tám để rồi chấm dứt ở một đỉnh cao của niềm vui thích.

“Tôi nghĩ quả là khó khăn để cố gắng hình dung được tâm của năm tỷ người hoạt động ra sao”, Ngài vừa nói vừa cười.” Đó là một công việc không thể làm được: từ quan điểm Phật Giáo, có nhiều yếu tố góp phần vào bất cứ một biến chuyển hay tình thế nào… Có thể có rất nhiều yếu tố trong đó, thực ra, đôi khi chúng ta không bao giờ có thể có được sự giải thích đầy đủ về điều gì đang xẩy ra, ít nhất không phải trong những điều kiện thông thường”.

Cảm thấy điều gì khó chịu nơi tôi, Ngài nhận xét: “Trong khi cố gắng xác định nguồn gốc vấn đề của con người, dường như cách đặt vấn đề của Tây Phương khác với Phật Giáo.ở một số khía cạnh. Nền tảng cho những phương thức lý giải của Tây Phương là khuynh hướng duy lý mạnh mẽ – cho rằng mọi sự đều có thể giải thích được là đúng. Hơn nữa có những hạn chế sinh ra từ một số tiền đề được cho là điều dĩ nhiên. Thí dụ, mới đây tôi gặp một số bác sĩ tại một trường đại học y khoa. Họ nói chuyện về bộ não và cho rằng suy nghĩ và cảm xúc là kết quả của những phản ứng hóa học khác nhau và những biến đổi trong bộ não. Cho nên tôi đã đưa ra câu hỏi: Có thể nhận thức được chuỗi biến chuyển ngược không khi suy nghĩ phát sinh ra chuỗi biến chuyển hóa chất trong bộ não? Tuy nhiên, tôi thấy phần đáng chú ý nhất là câu trả lời của khoa học gia đưa ra. Ngài nói: “Chúng ta bắt đầu từ cái tiền đề cho rằng tất cả suy nghĩ là kết quả hay chức năng của phản ứng hóa học trong bộ não “. Vậy thì điều đó hoàn toàn hầu như là cứng nhắc, một quyết định nghi ngờ chính cách suy nghĩ của họ”

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button