Quà tặng cuộc sống

Nghe Bố Này, Con Gái

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Philip Van Munching

Download sách Nghe Bố Này, Con Gái ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách hay về cuộc sống

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Trọn bộ ebook :                 

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Những đứa con, ở thời nào cũng thế, đều cực kỳ ngán ngẩm những bài giảng bất tận về cuộc sống của các ông bố bà mẹ. Nhưng Nghe Bố Này, Con Gái! lại không phải là một bài giảng như thế.

Cuốn sách tập hợp 15 bức thư mà bố muốn gửi đến con gái của mình cùng những câu chuyện nhỏ nhặt nhưng đầy ý nghĩa, về những bài học giản dị ta học được trong cuộc sống mỗi ngày, về những rung động, về tình yêu và cả về giới tính.

Bố đã không kiêu ngạo dạy con gái bằng khuôn mặt nghiêm nghị, chín chắn, bố chỉ đang chia sẻ, trò chuyện với con về cuộc sống tốt đẹp mà bố muốn dành cho các con. Cuộc sống ấy, con sẽ phải đấu tranh với cảm dỗ, vượt qua những thất bại, học cách đứng lên mỗi khi gục ngã.

Trong Nghe Bố Này, Con Gái!, bố đã nói chuyện với con bằng những lời yêu thương, bằng những kỳ vọng thẳng thắn và cởi mở. Chắc hẳn, con – và cả người đọc, đều sẽ tìm ra cho mình những bài học để vững vàng bước vào đời.

Hầu hết các bậc phụ huynh đều công nhận rằng làm cha mẹ là một trong những công việc khó khăn nhất trên thế giới. Đó cũng là một trong những việc quan trọng nhất, như cựu Đệ nhất Phu nhân Jacqueline Kennedy Onassis từng nói: “Nếu bạn không biết cách nuôi dạy con cái thì tất cả những việc khác bạn làm dù có tốt đến mấy cũng không thật sự có ý nghĩa” Mục tiêu của chúng ta là hướng dẫn con cái, giúp chúng lớn khôn với những giá trị bền vững, lòng tự tôn và khao khát đóng góp cho xã hội…nhưng những gì mà chúng ta mong muốn đạt được không thể phụ thuộc vào nỗ lực của mỗi chúng ta. Điểm số đánh giá khả năng làm cha mẹ có ý nghĩa khi con cái chúng ta đi đúng con đường của chúng.

Nuôi dạy con cái ngày nay có nghĩa là phán đoán và ngăn chặn được những hiểm hoạ từ Internet, lạm dụng tình dục, sự phức tạp của thế giới ngày nay…Chẳng cần suy nghĩ, chúng ta có thể nhận ra việc giao tiếp với con cái đóng vai trò quan trọng như thế nào. Cha mẹ nên tâm sự với con về những điều rất gần gũi với cuộc sống của chúng ta như cái chết, lòng trung thành, tình dục, tình bạn. Thông thường, cha mẹ luôn băn khoăn liệu đã đến lúc thích hợp để nói với con điều gì đó hay chưa, chúng ta sẽ nói và không nên nói những gì…

Cuộc sống có thể có rất nhiều cạm bẫy khi bạn là một cô bé tuổi teen. Có rất nhiều điều mới lạ: quần áo, hội hè, bạn trai. Bỗng nhiên được nhiều người để ý và trở nên nổi tiếng là hai chuyện khác nhau. Bố mẹ của bạn sẽ vô cùng bối rối khi bạn bắt đầu hẹn hò. Một người bạn rất thân thiết bỗng nói xấu bạn sau lưng chẳng vì lý do gì cả. Mọi người xung quanh dường như luôn bình phẩm không ngớt về sự thay đổi liên tục trên cơ thể bạn v.v…

“Cuốn sách Nghe bố này, con gái! chứa đựng rất nhiều thông tin mới mẻ và hấp dẫn mà các em gái nên đọc. Tôi tin là các bậc phụ huynh cũng nên mua để đọc và tặng cho con gái của mình. Cuốn sách này nói về tất cả những gì bạn muốn con gái của bạn biết, mà rất có thể khi bạn nói thì con gái bạn lại chẳng chịu nghe, hoặc xấu hổ không muốn nghe.” TS. Phil Mc Graw – MC chương trình truyền hình nổi tiếng Dr. Phil Mc Graw.

Nếu cha ngã trước một chiếc xe buýt

Tôi không chắc chắn lắm liệu đó có phải là dấu hiệu của tính thực dụng hay sự tự tin, nhưng càng nhiều tuổi, dường như rất nhiều người hay có những cuộc độc thoại kiểu như thế này: “Nếu mai tôi chết…”. Những người khác có thể nghĩ ra những cách khác nhau. Còn tôi thường hay nói theo cách “bình dân” hơn như sau: “Nếu ngày mai tôi ngã trước một chiếc xe buýt…”

Điều này rất có thể sẽ trở thành sự thật vì cách đây mấy tháng, vào một buổi chiều ấm áp, tôi đã gần ở tình trạng như vậy. Tôi đã lao đến trước một chiếc xe buýt.

Đó không phải là chiếc xe buýt đã suýt làm tôi mất mạng, ít nhất lúc đầu là như vậy. Đó là do tấm chắn của chiếc xe tải che mất tầm nhìn của tôi. Khi tôi bước ra khỏi góc cua của Đại lộ số 5 và Phố 33, rõ ràng là tôi có thể bước sang đường theo tín hiệu đèn, rất có thể tôi đã phỏng đoán được tốc độ của chiếc xe buýt loại M3 một cách chính xác và, chỉ thêm một bước nữa, tôi có thể đã nằm sõng soài ở trên đường rồi. Trong một khoảnh khắc đứng trước mặt người lái xe và nhìn rõ chiếc xe buýt, tôi đã nhận ra lỗi của mình – tôi lập tức lùi lại khi chiếc xe tải lao qua. Tôi lùi lại vào đúng làn đường của xe buýt. Có một tiếng còi. Tôi không thể nói rằng tiếng còi đó là của xe tải hay xe buýt, hay đó là tiếng còi của giác quan thứ sáu vang lên trong một khoảnh khắc cực kỳ khẩn cấp, bởi vì tôi chỉ có thể nhớ mà không phân biệt được âm thanh ấy. Âm thanh đó vang lên một cách khẩn cấp khiến tôi vô cùng hốt hoảng và sợ hãi. Tôi thậm chí còn không nhớ nổi mình đã nhìn người lái xe hay bằng cách nào chân tôi lùi lại trên vỉa hè phía tây của Đại lộ số 5. Tôi chỉ biết rằng chiếc xe buýt vẫn tiếp tục đi, suýt đâm phải tôi, và tôi thì kịp lùi lại nơi tôi xuất phát.

Có một thuyết rất thú vị trong y học: Nếu nhịp tim của bạn tăng lên 5 tỉ nhịp/phút trí nhớ ngắn hạn của bạn gần như ngừng hoạt động. Đó có thể là do sự lưu thông máu.

Tuy vậy, tôi đã từ chối trở thành một phần của lớp nhựa, trên đường phố New York, và điều quan trọng của câu chuyện không phải là tôi đã may mắn (may mắn thế nào được nhỉ?) hay tôi đã cực kỳ ngu xuẩn (thật khủng khiếp, ôi Chúa ơi), mà là việc tôi đã suýt mất mạng. Điều này ngay lập tức khiến tôi chìm trong những cuộc độc thoại cao quý với chính bản thân mình để tự hỏi liệu tôi sẽ được nhớ đến như thế nào, và rằng cụm từ “Ôi Chúa ơi, tôi đã suýt nữa khiến vợ tôi góa bụa và các con tôi mồ côi”. Đó cũng là lần đầu tiên tôi có thể nhớ lại cảm giác rằng tôi phải kiểm kê nơi lưu giữ những nuối tiếc trong tâm hồn mình.

Và bạn biết gì không? Tôi không thể tìm thấy điều gì cả. Trong khi tôi cảm thấy có nhiều thứ chán ngắt, và thậm chí là có nhiều thứ khiến tôi xấu hổ, thì chẳng có cái gì ở mức độ khẩn cấp cả. Chẳng có gì tôi đã không làm khiến tôi phải mất ngủ, tôi không làm điều gì có lỗi với ai mà lại không xin lỗi.

ĐỌC THỬ

Đối với một gã đã suýt nữa nằm dưới bánh xe buýt, tôi cảm thấy mình khá ổn. Trừ một ý nghĩ, giống như một lời trách cứ. Nếu tôi lao đến trước xe buýt và chết một cách ngu xuẩn và thương tâm – hay thậm chí là chết một cách vinh quang, đưa những đứa trẻ (và cả những nữ tu) lên một chiếc phao cứu sinh ở Easter River(1) – thì có lẽ những ý nghĩ cuối cùng trong tôi sẽ là: Tôi đã không chia sẻ với hai con gái nhỏ của tôi về tất cả những kinh nghiệm tôi đã trải qua mà chắc rằng, chúng sẽ có ích cho các con tôi trên đường đời sau này. Tôi sẽ cảm thấy nuối tiếc nếu không gửi gắm lại cho chúng những bài học quý giá mà tôi đã rút ra từ những sai lầm của mình, những điều mà tôi đã làm đúng, và những lời khuyên bổ ích mà tôi đã từng nhận được.

Tối hôm đó, sau khi ôm vợ và các con gái chặt hơn một chút, tôi thức dậy tự hỏi liệu có một cách nào đó để tránh trường hợp đáng tiếc ấy. Có lẽ, đó là lần đầu tiên từ khi trở thành một người cha, tôi suy nghĩ về cách thức và thời điểm tôi sẽ nói với các con gái của mình về những điều quan trọng. Liệu tôi có nên đợi cho đến khi những việc đó xảy ra, và lúc đó sẽ đưa ra những lời bình luận? Liệu tôi có nên im lặng cho đến khi các con hỏi tôi? Tôi có nên đọc những cuốn sách dày đến 548 trang của các nhà giáo dục học có bằng cấp về tâm lý trẻ em và ghi lại những điểm đáng lưu tâm? Điều gì sẽ xảy ra nếu các con không nghe lời tôi? Liệu chúng có nghĩ tôi quá tự đề cao/ phiền phức/ ngốc nghếch/ xa cách? Còn nếu tôi đưa ra những lời khuyên tệ hại? Khỏi phải nói, với những câu hỏi này thì làm sao mà ngủ cho được?

Những ngày sau đó, tôi đã nghĩ rất nhiều về lời khuyên tốt nhất mà mình từng nhận được và nguồn gốc của những lời khuyên đó. Tôi nhận ra ngay rằng những thứ giúp tôi rất nhiều trong cuộc sống tuy đến từ nhiều nguồn khác nhau nhưng lại theo một cách thức giống hệt nhau. Đầy khích lệ. Bằng Giao tiếp. Tôi không nghĩ rằng mình đã nghe theo bất cứ lời khuyên nào mang tính giáo điều, và cũng chẳng có điều gì được bắt đầu bằng những từ đại loại như “Hãy để thầy/bố/mẹ nói cho em/con biết rằng” hay “Con/em/cháu cần phải lắng nghe điều này. Tất cả những gì tốt đẹp đều đến từ những cuộc đối thoại, thường là với những người có kinh nghiệm”.

Làm cha mẹ mà không có sự chuẩn bị trước hóa ra không quá mệt mỏi. Có lẽ, tôi cũng không cần một loạt những bài thuyết giảng được chuẩn bị kĩ càng – bởi chúng sẽ chỉ như nước đổ lá khoai – thay vào đó tôi nên tập trung vào giải thích cho các con gái của tôi cách mà tôi tin là tốt nhất. Tôi cần nói cho các con hiểu là không chỉ tôi đã học những gì mà còn là tôi đã học điều đó như thế nào.

Tất nhiên, điều còn lại vẫn là vấn đề về chiếc xe buýt. Một cơ hội (rất hiếm hoi) là nếu chiếc Grim Reaper có chọn tôi vào một ngày nào đó, tôi nhận ra rằng sẽ tốt hơn nếu tôi viết tất cả những thứ mà tôi muốn con gái của tôi, Anna và Maggie biết. Vào lúc tôi bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về những gì mà tôi hi vọng có thể viết cho các cô con gái của tôi, thì tôi cũngthấy mình đang viết cho cả những bé gái của các bạn tôi nữa, để đánh dấu những sự kiện quan trọng trong cuộc đời họ, cả những sự kiện tốt và xấu. Những người bạn tốt nói cho tôi biết rằng họ sẽ dùng những lá thư này để bắt đầu trò chuyện với con gái họ và họ đã gợi ý tôi viết cuốn sách này.

Tôi chợt nhận ra rằng việc mình tự trải nghiệm bằng cách viết ra có một lợi ích, đó là khoảng cách. Lời khuyên hiệu quả nhất được đưa ra trong một số hoàn cảnh nhất định, chứ khi có vấn đề xảy ra thì lời khuyên sẽ chẳng còn cần thiết nữa.

Ví dụ: Nếu một ngày kia cô con gái rượu của bạn trở về từ trường đại học với một người bạn trai 40 tuổi, tôi không chắc là mình có thể bình tĩnh nhìn nhận sự việc và không tự hỏi tại sao anh ta lại là sự lựa chọn số một của con bé. (Thậm chí nếu có thể, tôi cũng ngờ rằng tôi không thể nào nhìn anh ta đầy thiện cảm và lắng nghe anh ta được).

Viết ra tất cả những điều này có thể loại bỏ được giới hạn do hoàn cảnh bó buộc, không chỉ là những giới hạn hạn chế khả năng của người cha đưa ra những lời khuyên hữu ích cho con, mà còn cả khả năng lắng nghe của cô con gái nữa. Hai vợ chồng tôi đang thực hành – một cách từ từ, là không để những cuộc tranh cãi về những vấn đề quan trọng kéo dài nếu một trong hai chúng tôi đang tức giận, nhất là với người kia. Những cái đầu nóng thì không sáng suốt và cởi mở, và tôi đồ rằng những cái đầu khổ đau hay sợ hãi cũng tương tự như vậy. Khoảng cách, khi được tiến tới bằng việc đi quanh một tòa nhà để thư giãn, hay dành thời gian viết ra những gì cảm nhận, là một công cụ quan trọng nhất giúp bạn đối mặt và giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Khoảng cách giảm nhẹ những cơn giận và xoa dịu nỗi sợ hãi, và nếu được áp dụng, nó sẽ rất hiệu quả với bạn.

Hãy coi tất cả những điều tôi viết dưới đây như lời khuyên của cha bạn, những điều mà ông ấy muốn bạn lắng nghe, những chỉ dẫn từ trái tim và khối óc chứ không vì tình thế bắt buộc. Đó là những bài học cuộc sống được truyền đi vì những hi vọng chứ không vì sự cấp bách hay giao phó. Đó là những chỉ dẫn đến từ một khoảng cách vừa phải.

Nhưng hãy hiểu rằng từ “khoảng cách” ở đây chỉ có ý nghĩa như cảm giác xa cách, khi tôi nghĩ cuốn sách này có những điều mà con gái tôi có thể muốn biết và những tình huống mà nó có thể gặp khi trưởng thành. Không có một chút khoảng cách nào giữa tình cảm của một người cha đối với con gái mình. Các chương tiếp sau chính là những điều tôi hiểu và chắt lọc về thế giới này với hi vọng, bạn sẽ áp dụng nếu thấy phù hợp. Nhưng trước hết, hãy để tôi nói về những điều mình hiểu khi làm cha:

Con gái là giấc mơ đã thành hiện thực của cha mẹ. Tôi luôn mơ ước có con gái, cũng như những người khác mơ ước được chơi ở vị trí trung vệ hay mơ ước được làm chủ các công ty lớn. Tôi thích có con gái. Giá mà tôi có thể giải thích rõ tại sao. Dù thế nào thì những điều tôi mong muốn chỉ là nhỏ nhoi, khiêm tốn, nó cho thấy tôi hơi thiếu mơ mộng, hoài bão một chút. Ngay cả trong mơ, tôi cũng chưa bao giờ tưởng tượng ra việc làm cha có thể mang lại những cảm xúc sâu sắc đến vậy.

Tôi nhận thấy việc viết lách chỉ mang lại sức sống nhất định, nhưng tôi vẫn say sưa với nó. Có lẽ, đó là món quà tuyệt vời nhất mà con gái có thể mang lại cho cha mình. Vì chúng chưa biết đến những vấn đề phức tạp của cuộc đời, hay bị ảnh hưởng bởi những quan điểm giới tính (hay bất cứ thứ gì từng làm những người ở New York phải mất đến 200 đôla trong vòng 45 phút tranh luận với các chuyên gia), các cô con gái tôi đã cho tôi thấy những điều bị bỏ lỡ khi cuộc sống trở nên thiếu xúc cảm. Chúng dạy cho tôi rằng chẳng có gì phải xấu hổ khi khóc vì con cái nói với mình một cách trang trọng rằng chúng yêu mình “còn nhiều hơn cả trăng sao” và cha mẹ sẽ phải xấu hổ khi không nhận ra những khoảnh khắc đó chính là những điều tuyệt vời nhất mà cuộc đời mang lại. Con gái đã giúp tôi hiểu rằng không chỉ trong những lúc riêng tư mới nói lời yêu thương mà nên được nói ra ở bất cứ đâu vào bất cứ thời điểm nào. Những điều tốt đẹp – tình yêu, hạnh phúc và lòng tự hào – cần phải được tôn vinh một cách thoải mái và thường xuyên. Tôi sẽ dành cả phần đời còn lại của mình để cảm ơn các con gái tôi về những điều đó.

Còn một điều khác tôi muốn nói trước khi chúng ta bắt đầu, đó là cái mà tôi gọi là “Hội chứng Chim chết”.

Một lần, tôi đi bộ cùng con gái nhỏ Maggie của tôi ra chỗ để xe. Con bé đang hát bài hát trong phim Titanic tệ hại phải đến lần thứ một triệu còn tôi thì nhận thấy con bé đã lớn đến nỗi tôi không còn phải cõng nữa. (Cái đầu gối và lưng của tôi vô cùng biết ơn vì điều này). Cả hai bố con tôi cùng cười đùa tíu tít… cho đến khi tôi nhìn thấy một con chim chết nằm trên lối đi. Thế là tôi đã làm như các bậc cha mẹ thường làm: tìm cách để con không chú ý đến chú chim khi bước qua. Còn con bé thì cũng như bao đứa trẻ khác: Nó cười vang khi được tôi nhấc bổng lên và vẫn không hay biết gì về lý do khiến tôi làm vậy.

Phải đến sau này tôi mới nhận ra là mình đã làm một việc sai lầm với Maggie. Ý định của tôi là tốt nhưng khi che dấu con bé về một sự thật cơ bản của cuộc sống, tôi đã làm nó mất đi khả năng nhận thức để có thể nói và hiểu đúng về chuyện đó. Tôi không thể nói quá về tầm quan trọng của một sự việc nào đó, chẳng hạn như nó sẽ xóa tan nỗi sợ hãi về cái chết hay bất cứ điều gì khác, nhưng tôi tin rằng sự bốc đồng của mình trong trường hợp này là sai. Chính những ví dụ nhỏ thường ngày về những điều khắc nghiệt như cái chết sẽ chuẩn bị cho các con những tình huống lớn, ít gặp phải hơn.

Vì vậy, tôi sẽ vẫn tiếp tục để con bé ra ngoài khi mà tin tức buổi tối đầy những chuyện bạo động, khủng hoảng, nhưng tôi sẽ cố gắng để không trở thành tấm vải che mắt con bé. Tôi sẽ cố gắng để nó thấy hết về thế giới, cả những mặt tiêu cực và tích cực.

Trong đó có cả những khiếm khuyết của tôi, và tôi sẽ nói rõ về chúng ở những trang tiếp theo đây. Tôi hi vọng khi biết những điều ngớ ngẩn và dại khờ của tôi suốt 42 năm qua, bạn sẽ không bối rối, bạn đọc thân mến. Hãy hiểu rằng tôi không ngại phải nói ra những chuyện đó. Giống như chú chim chết trên lối đi, hầu hết các bậc cha mẹ đều nghĩ rằng sai lầm của họ là những sự thật khó chịu tốt nhất nên được che giấu và quên đi. Nhưng tôi đã học được một điều: Sai lầm chính là thước đo chân thực nhất về bạn, về cả động cơ lẫn bài học rút ra từ sai lầm đó. Chúng định nghĩa về bạn và những điều bạn học được. Và có thể chúng là những thứ duy nhất trên đời thực sự là của bạn. Khi bạn thành công, mọi người sẽ tranh công với bạn còn khi thất bại thì lỗi lầm chỉ là của riêng bạn mà thôi. Vấn đề là làm sao để tận dụng được lỗi lầm đó.

Điều đó thật khó hiểu, tôi biết. Hãy thử xem ví dụ này nhé:

Có lần tôi và con gái lớn Anna thử làm một căn phòng từ ghế, khăn và chăn đệm. Căn phòng được dựng lên rất tỉ mỉ, chúng tôi thậm chí còn đặt một chiếc đèn chạy bằng pin để đọc cuốn Chú rùa Yertle. Chúng tôi phải mất nửa tiếng mới làm xong. Được 10 phút thì con bé muốn đặt những con búp bê Barbie dọc theo chăn cạnh bàn uống nước. Thế là mọi thứ đổ hết. Con bé nhăn nhó một phút, rồi nói: “Chờ nhé, con biết hãy làm” (Tôi cũng không thể hiểu hết những lời tự nói với mình khó hiểu của con bé bốn tuổi này). Rồi nó vào bếp, lấy ra một chiếc hộp, đặt lên bàn và phủ một cái chăn lên. Tất cả các con búp bê đã nằm gọn trong đó.

Khi bà nội đến, con bé chỉ cho bà xem mỗi cái hộp đó. Người cha ngốc nghếch của nó đang vui mừng về cái rèm cửa và chỗ đọc sách còn Anna thì chỉ cần cho bà xem cái hộp được sắp xếp khéo léo ra sao để chứa được cả chục con búp bê. Con bé đã nỗ lực để khắc phục nên nó tự hào nhất về cái hộp đó.

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng khi ta lớn lên, sai lầm sẽ lớn hơn và quan trọng hơn. Không hẳn đâu. Trừ những lỗi lầm lớn có thể huỷ hoại cuộc sống, còn đâu mọi lỗi lầm đều có những hậu quả giống như sự đổ xuống tạm thời của “căn phòng” đó. Khác biệt duy nhất là khi bạn càng lớn thì bạn càng thấy bối rối về những lỗi lầm của mình. Thế giới dường như cho bạn thấy rằng nếu làm điều ngu ngốc thì bạn sẽ trở nên thấp kém. Phải thừa nhận thất bại dù là nhỏ và có thể khắc phục được vẫn là một điểm yếu của bạn. Hoàn toàn ngốc nghếch. Nếu bạn sẵn sàng học hỏi thì mỗi bước khởi động sai lầm lại càng giúp bạn có thêm kinh nghiệm để tin tưởng vào con đường cuối cùng bạn sẽ tìm ra. Mỗi một sai lầm lại là một cơ hội để bạn tự thấy rằng những điều bạn muốn đạt được cần sự nỗ lực rất lớn.

Đó là lời khuyên thứ nhất của tôi dành cho bạn và có lẽ cũng là lời khuyên quan trọng nhất trong cuốn sách này: Hãy mắc những sai lầm vinh quang. Nếu được thì đừng mắc sai lầm vì sự lười biếng hay bất cần. Hãy mắc sai lầm vì bạn đi vượt quá khả năng của mình. Hãy mắc sai lầm vì bạn đã cắn một miếng to hơn mức bạn có thể nhai. Hãy mắc sai lầm vì nó chứng tỏ cho cả thế giới và nhất là cho bạn rằng bạn đang cố gắng chứ không phải là đang trượt dốc. Đừng quá nghiêm khắc với bản thân, không ai thực sự yêu quí bạn lại muốn bạn phải hoàn hảo cả. Hãy chấp nhận thất bại như những chuyện bình thường, để khi thành công đến, bạn biết là mình đã giành được nó.

À mà thỉnh thoảng hãy lắng nghe cha bạn nhé.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button